Tin chỉ đạo điều hành
 

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 5044/KH-UBND hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2024 trên địa bàn tỉnh. ​

 
 

TTĐT - ​Trong tháng 8​/2024, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, điều hành, xem xét cho ý kiến và thông qua nhiều nội dung quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã h​ội của tỉnh. 

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án "Đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN)" trên địa bàn tỉnh. 

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường triển khai công tác phòng, chống bệnh sởi.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2588/QĐ-UBND về việc điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024 vốn ngân sách Nhà nước.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 4935/KH-UBND về phối hợp tổ chức "Liên hoan ca, múa, nhạc toàn quốc - 2024" đợt 2 (gọi tắt là Liên hoan) tại tỉnh Bình Dương.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 4815/KH-UBND về xúc tiến và thu hút đầu tư tỉnh Bình Dương năm 2024. 

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Công điện số 85/CĐ-TTg ngày 02/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành dự toán ngân sách Nhà nước.​

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 4895/KH-UBND hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) năm 2024.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh đính chính phần diện tích ​giao đất tại Quyết định số 2378/QĐ-UBND ngày 20/8/2024.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin điện tử tỉnh Bình DươngChức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1612/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/6/2024 và thay thế Quyết định số 810/QĐ-UBND ngày 01/4/2024 của UBND tỉnh.

​Theo đó, Trung tâm Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

Trung tâm có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Binh Duong E-Goverment Information Center (Viết tắt: BEGIC).

Trung tâm thực hiện việc tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thông qua Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương và các kênh thông tin chính thức khác trên môi trường mạng; quản trị, vận hành hệ thống thông tin, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thông tin và chuyển đổi số của tỉnh.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm: Tham mưu giúp Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ Trưởng Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh theo Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thường trực Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh theo Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương; thực hiện nghiệp vụ hỗ trợ công tác truyền thông chính sách; quản trị, vận hành hệ thống thông tin, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thông tin và chuyển đổi số của tỉnh; thực hiện công tác quản trị nội bộ; thực hiện công tác hỗ trợ thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế số - xã hội số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc được Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông giao.

Trung tâm có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông quyết định theo đúng tiêu chuẩn và quy trình quy định.

Trung tâm có 03 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, gồm: Phòng Biên tập, Phòng Kỹ thuật, Phòng Hành chính - Tổng hợp. Mỗi phòng có 01 Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng. 

Trung tâm chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Thông tin và Truyền thông về tổ chức bộ máy và hoạt của Trung tâm. Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm báo cáo theo quy định và tham mưu, đề xuất với Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông về lĩnh vực công tác do Trung tâm phụ trách.

Đối với các phòng chuyên môn thuộc Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm có quan hệ hợp tác bình đẳng; được chủ trì mời các phòng chuyên môn thuộc Sở họp để giải quyết những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 

Đối với các sở, ngành, huyện, thành phố thuộc tỉnh, Trung tâm phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ truyền thông chính sách của tỉnh Bình Dương. Quản trị, vận hành, hỗ trợ kỹ thuật hệ thống thông tin, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thông tin và chuyển đổi số của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Quyết định ​​​

6/11/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức, Trung tâm, Thông tin, điện tử, Bình Dương913-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-va-co-cau-to-chuc-cua-trung-tam-thong-tin-dien-tu-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
506.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộTăng cường kiểm tra, hướng dẫn an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục tổ chức thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) trong tình hình mới.

​Theo đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung rà soát, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các nội dung được phân công, đảm bảo lộ trình, chỉ tiêu được giao.

Sở Xây dựng tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng, nhất là hoạt động quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ nhiều căn hộ có nhiều tầng; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm có liên quan đến lĩnh vực xây dựng, nhất là các công trình đang xây dựng theo thẩm quyền, tuyệt đối không để phát sinh công trình xây dựng trái phép, sai phép và kiên quyết không nghiệm thu hoàn công đưa vào sử dụng đối với các công trình không bảo đảm các điều kiện về an toàn PCCC và CNCH theo quy định.

Sở Công Thương tiếp tục phối hợp với UBND các địa phương rà soát các cơ sở kinh doanh, bảo quản hóa chất có nguy cơ cháy, nổ cao ở khu dân cư, nơi tập trung đông người để có kế hoạch di dời, bảo đảm các điều kiện về an toàn PCCC.

Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về PCCC cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ​ trường theo thẩm quyền; thực hiện cấp phép, tạm dừng, thu hồi giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường theo quy định.

Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị, địa phương liên quan thực hiện hiệu quả Quy hoạch hạ tầng về PCCC thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm phù hợp với thực tiễn địa phương và thống nhất, đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất tại các khu công nghiệp chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH; củng cố, kiện toàn lực lượng PCCC chuyên ngành; thực hiện thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC đối với hạ tầng khu công nghiệp bảo đảm theo quy định.

UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ nâng cao công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng; chỉ đạo giải quyết hiệu quả về nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy và CNCH tại địa phương; tiếp tục rà soát, xây dựng mô hình "Tổ liên gia an toàn PCCC", "Điểm chữa cháy công cộng" bảo đảm phủ kín địa bàn và xây dựng, nhân rộng các mô hình PCCC hoạt động hiệu quả tại địa phương…

Văn bản ​​​​

6/13/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTăng cường, kiểm tra, hướng dẫn, an toàn, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ79-tang-cuong-kiem-tra-huong-dan-an-toan-phong-chay-chua-chay-va-cuu-nan-cuu-hThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
582.00
121,000
0.00
121000
0
Triển khai phần mềm khai báo y tế để quản lý di biến động của người dân ra vào vùng dịchTriển khai phần mềm khai báo y tế để quản lý di biến động của người dân ra vào vùng dịch

TTĐT - ​​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai phần mềm khai báo y tế để quản lý di biến động của người dân ra, vào vùng dịch và hỗ trợ nhập thông tin, quản lý đối tượng chính sách theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ.

​Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện công tác tuyên truyền để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trên địa bàn tỉnh hiểu và tham gia kê khai thông tin di biến động tại trang web https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn  nhằm đảm bảo giãn cách và kiểm soát khi qua các chốt kiểm dịch liên tỉnh; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp với lực lượng Công an trong việc triển khai thực hiện phần mềm quản lý di biến động người dân ra, vào vùng dịch tại địa phương. 

UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và huy động lực lượng để triển khai thực hiện tốt các phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định; chỉ đạo Tổ giám sát Covid-19 cộng đồng tiếp tục "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", nhất là phát hiện các trường hợp người từ các vùng dịch về địa phương không khai báo y tế; tuyệt đối không để sót, lọt các trường hợp có nguy cơ làm lây nhiễm trong cộng đồng.

Đồng thời chỉ đạo các lực lượng tham gia phòng, chống dịch sử dụng, ứng dụng phần mềm này để kiểm soát, theo dõi, quản lý di biến động công dân vùng dịch và quản lý tiêm chủng vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; chỉ đạo UBND cấp xã cung cấp, gửi danh sách công dân, đối tượng đề nghị hỗ trợ, hưởng chính sách theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg cho Công an cấp xã nơi công dân cư trú để thực hiện rà soát, đối sánh xác định đúng thông tin công dân, đối tượng hỗ trợ trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm cập nhật vào hệ thống phần mềm quản lý dân cư, phục vụ việc quản lý, tra cứu, xác minh thông tin công dân trên địa bàn, không để trục lợi chính sách trái pháp luật.

Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với lực lượng liên quan tại các chốt kiểm dịch kiểm tra, hướng dẫn, yêu cầu người dân kê khai đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân tại địa chỉ website khai báo trực tiếp để quản lý di biến động dân cư được kịp thời, chính xác. Phân công cán bộ, chiến sĩ thường trực 24/24 giờ để phối hợp với lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch kiểm tra thông tin công dân khai báo y tế bằng mã QR code tại địa chỉ https://kiemdich.dancuquocuia.gov.vn, đối chiếu, xác nhận thông tin với CMND, CCCD của người dân trên hệ thống. 

Trường hợp người dân không có điện thoại thông minh (smartphone) sẽ được phát phiếu khai báo y tế để kê khai; cán bộ Công an phối hợp cán bộ y tế thống nhất mẫu tờ khai để thuận tiện cho người dân. Sau khi kê khai, cán bộ Công an kiểm tra, đối chiếu thông tin với CMND, CCCD của người dân; chiến sĩ được phân công làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch nhập phiếu khai báo y tế của người dân ra, vào vùng dịch vào hệ thống phần mềm.

Tổ chức kiểm soát, phân luồng, điều tiết giao thông, đảm bảo giãn cách, tránh gây ra tình trạng ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm dịch.

Văn bản ​​

 

9/7/2021 2:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTriển khai, phần mềm, khai báo, y tế, quản lý, di, biến động, người dân, vùng dịch166-trien-khai-phan-mem-khai-bao-y-te-de-quan-ly-di-bien-dong-cua-nguoi-dan-ra-vao-vung-dicThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
6,748.00
121,000
0.00
121000
0
Lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 năm 2024Lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 năm 2024

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo viếng Nghĩa trang Liệt sĩ, treo Quốc kỳ và nghỉ Lễ kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh 02/9.

                                                                

Theo đó, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 30/8/2024.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh phối hợp cùng các ngành có liên quan tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh thật chu đáo, trang nghiêm và an toàn.

Các sở, ngành, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể trong tỉnh, UBND thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Thuận An tổ chức cho cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và nhân dân tham gia Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh vào cùng thời gian nêu trên.

Đối với các huyện, thành phố còn lại, thời gian viếng Nghĩa trang Liệt sĩ do UBND huyện, thành phố bố trí.

Các công sở, trụ sở các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và các hộ nhân dân phải treo Quốc kỳ từ ngày 31/8/2024 đến hết ngày 03/9/2024.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2024 từ ngày 31/8/2024 (thứ Bảy) đến hết ngày 03/9/2024 (thứ Ba).

Các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, UBND các huyện, thành phố, lãnh đạo các doanh nghiệp phải bố trí lực lượng trực gác, bảo vệ cơ quan đơn vị và khu phố, ấp; chủ động xử lý mọi diễn biến bất thường xảy ra trước, trong và sau các ngày lễ kỷ niệm, đồng thời báo cáo kịp thời các vấn đề đột xuất xảy ra về UBND tỉnh.

Trước các ngày lễ kỷ niệm, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp tổ chức cho cán bộ, công chức, chiến sĩ, công nhân và nhân dân làm vệ sinh tại khu vực cơ quan, đơn vị mình, các đường giao thông, nơi công cộng và các khu phố, ấp.

Các sở, ban, ngành, đơn vị tổ chức vệ sinh, treo cờ tại trụ sở làm việc đơn vị mình đang quản lý để đảm bảo trang trọng.

Thông báo 

8/21/2024 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtLịch nghỉ, Lễ Quốc khánh, 02/9, năm 2024595-lich-nghi-le-quoc-khanh-02-9-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
421.00
121,000
0.00
121000
0
Thực hiện liên thông phần mềm quản lý văn bản và đôn đốc thực hiện chữ ký số Thực hiện liên thông phần mềm quản lý văn bản và đôn đốc thực hiện chữ ký số
​TTĐT - Ngày 9/12/2015, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 4386/UBND – VX về việc thực hiện liên thông phần mềm quản lý văn bản và đôn đốc thực hiện chữ ký số.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, nghiêm túc thực hiện liên thông phần mềm quản lý văn bản và chữ ký số để việc thực hiện liên thông văn bản điện tử đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, đạt hiệu quả, phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành, tra cứu thông tin và tiết kiệm chi phí hành chính một số nội dung.
 
Cụ thể, tổ chức quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện đúng, nghiêm túc nội dung của Chỉ thị 14/CT-UBND ngày 30/5/2014 của UBND tỉnh về việc “Tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh”, Quyết định 69/2014/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh về việc “Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng chứng thư số của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, Công văn 891/SNV-VTLT ngày 04/7/2014 của Sở Nội vụ về việc “Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 14/CT-UBND”.
 
Từ ngày 20/12/2015, 29 cơ quan, đơn vị sử dụng chức năng liên thông của phần mềm quản lý văn bản để gửi, nhận chính thức các loại văn bản điện tử theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Chỉ thị 14/CT-UBND. Trong đó, gửi, nhận văn bản giữa các cơ quan trong hệ thống được thực hiện trực tiếp trên phần mềm quản lý văn bản, không sử dụng thư điện tử để gửi. Gửi, nhận văn bản với các cơ quan, đơn vị ngoài hệ thống được thực hiện thông qua thư điện tử như trước đây. Tất cả các văn bản chính thức được trao đổi dưới dạng điện tử giữa các cơ quan, với các cá nhân, tổ chức đều phải được ký số theo quy định tại Điều 10, Chương III, Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số ban hành kèm theo Quyết định số 69/2014/QĐ-UBND.
 
Các cơ quan, đơn vị căn cứ theo quy định hiện hành, chủ động xây dựng quy trình ký số văn bản điện tử trong nội bộ cơ quan, đơn vị mình theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông.
 
Đối với các loại văn bản được quy định trao đổi dưới dạng điện tử, yêu cầu Văn phòng UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng thực hiện việc gửi nhận văn bản điện tử qua hệ thống liên thông văn bản từ chối tiếp nhận, xử lý văn bản khi không nhận được bản điện tử từ cơ quan khác gửi đến.
 
Các đơn vị, địa phương có trách nhiệm theo dõi, cấu hình hệ thống, đảm bảo hạ tầng mạng, máy chủ hoạt động ổn định phục vụ nhu cầu liên thông của phần mềm quản lý văn bản. Trong quá trình trao đổi văn bản, các cơ quan, đơn vị phải nhập đầy đủ, chính xác (không nhập tắt) nội dung trích yếu và các nội dung khác của văn bản vào phần mềm quản lý văn bản. Bên cạnh văn bản chính thức (dạng .PDF), gửi kèm văn bản dự thảo (dạng .DOC, .DOCX, .ODT, .XLS,…). Đối với trường hợp gửi kèm văn bản giấy, đảm bảo văn bản điện tử được gửi trước khi gửi văn bản giấy.
 
Trong trường hợp có sự cố kỹ thuật dẫn đến không thể gửi văn bản trên hệ thống, các cơ quan thông báo ngay đến Trung tâm Công nghệ thông tin – Truyền thông (Điện thoại: 0650 3897 558) và thực hiện gửi văn bản trên hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh theo quy định hiện hành.
 
Phản hồi các khó khăn, vướng mắc và thực hiện thống kê, báo cáo tình hình gửi, nhận văn bản điện tử theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông tại Văn bản 304/STTTT-CNTT ngày 02/07/2015 về “Báo cáo định kỳ tình hình sử dụng văn bản điện tử” để Sở xử lý, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

Giao Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, hướng dẫn các đơn vị, địa phương quy trình thực hiện ký số văn bản điện tử cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của từng cơ quan, đơn vị. Đồng thời, tổng hợp, đánh giá, báo cáo định kỳ (02 quý/lần) hoặc đột xuất kết quả thực hiện những nhiệm vụ nêu trên cho UBND tỉnh.

12/16/2015 5:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtliên thông, phần mềm quản lý văn bản1993-Thuc-hien-lien-thong-phan-mem-quan-ly-van-ban-va-don-doc-thuc-hien-chu-ky-soThông tin chỉ đạo, điều hành
Tăng cường triển khai công tác phòng, chống bệnh sởiTăng cường triển khai công tác phòng, chống bệnh sởi

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường triển khai công tác phòng, chống bệnh sởi.

Theo đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Công văn số 4847/BYT-DP ngày 19/8/2024 của Bộ Y tế về việc chủ động triển khai phòng, chống dịch mùa tựu trường; Công văn số 4992/BYT-DP ngày 23/8/2024 của Bộ Y tế về việc triển khai tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi và các hướng dẫn, khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh sởi.

Sở Y tế và chính quyền địa phương các cấp tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh; chủ động giám sát, phát hiện sớm, cách ly điều trị, phòng chống lây nhiễm, xử lý ổ dịch kịp thời; thường xuyên đánh giá nguy cơ, phân tích tình hình và đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, chủ động phối hợp với TP. Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận để chia sẻ, cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh; triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trên địa bàn.

Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo, đài, truyền thông cơ sở trên địa bàn phối hợp với ngành Y tế thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh để người dân chủ động các biện pháp phòng bệnh và không để tình trạng hoang mang lo lắng trong dư luận. Tăng cường truyền thông, tuyên truyền vận động đưa trẻ em đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch và khuyến cáo, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng bệnh như hạn chế tụ tập đông người, thường xuyên rửa tay với xà phòng và sử dụng khẩu trang khi đến các địa điểm công cộng, các khu vực tập trung đông người.

Văn bản ​

9/12/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTăng cường, triển khai, công tác, bệnh sởi332-tang-cuong-trien-khai-cong-tac-phong-chong-benh-soThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
334.00
121,000
0.00
121000
0
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 và tháng cao điểm cho học sinh đến trườngBảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 và tháng cao điểm cho học sinh đến trường

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 và tháng cao điểm cho học sinh đến trường.

​Theo đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tiếp tục quán triệt, tuyên truyền cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, hội viên, đoàn viên và nhân dân chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

Sở Giao thông vận tải tăng cường chỉ đạo công tác quản lý đối với các hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 02/9 và hoạt động đi lại của học sinh, sinh viên khi bước vào năm học mới; yêu cầu các Hợp tác xã vận tải, Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng, các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe, bến khách ngang sông (bến đò) có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đảm bảo an ninh trật tự, thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa lái xe vi phạm quy định về tốc độ, nồng độ cồn, sử dụng ma túy, chở quá số người, tăng giá vé trái quy định.

Đồng thời phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo rà soát các trường học có hoạt động sử dụng xe ô tô hợp đồng đưa, đón học sinh, yêu cầu các đơn vị vận tải thực hiện đúng quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trong đưa đón học sinh.

Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải xây dựng kế hoạch, phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thành phố, các Đội Cơ động xử lý sự cố giao thông, chính quyền địa phương tập trung triển khai tổ chức, điều tiết giao thông hợp lý, bố trí đầy đủ phương tiện, kịp thời giải quyết các sự cố, các điểm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, nhất là trên các trục đường có các cơ sở giáo dục, trường học; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. 

Tăng cường công tác kiểm tra an toàn giao thông đường thủy nội địa, bến khách ngang sông, tại các điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ, các tuyến đường có trường học trong ngày khai giảng năm học mới, các đầu mối giao thông trọng điểm, các địa điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, các điểm thi công công trình giao thông...

Phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ theo phân cấp khẩn trương xử lý "điểm đen" về tai nạn giao thông mới phát sinh; rà soát, bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ, thực hiện nghiêm việc tổ chức giao thông, hướng dẫn bảo đảm giao thông trên các đoạn, tuyến, công trình có hoạt động thi công, ưu tiên lòng đường cho nhân dân đi lại trong thời gian nghỉ Lễ. 

Yêu cầu các nhà đầu tư B.O.T cầu, đường bộ tăng cường hướng dẫn bảo đảm giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố, không để xảy ra ùn tắc giao thông tại các trạm thu phí cầu, đường bộ.

Văn bản 


8/30/2024 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBảo đảm, trật tự, an toàn, giao thông, Lễ Quốc khánh, 02/9, tháng, cao điểm, học sinh, đến trường559-bao-dam-trat-tu-an-toan-giao-thong-trong-dip-nghi-le-quoc-khanh-02-9-va-thang-cao-diem-cho-hoc-sinh-den-truonThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
638.00
121,000
0.00
121000
0
INFOGRAPHIC: Chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Bình Dương tháng 8/2024INFOGRAPHIC: Chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Bình Dương tháng 8/2024

TTĐT - ​Trong tháng 8​/2024, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, điều hành, xem xét cho ý kiến và thông qua nhiều nội dung quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã h​ội của tỉnh. 



9/13/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết587-infographic-chi-dao-dieu-hanh-cua-ubnd-tinh-binh-duong-thang-8-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseThảo Lam
0.00
121,000
0.00
121000
Phòng, chống và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễmPhòng, chống và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Công văn số 2197/BYT-DP ngày 26/4/2024 của Bộ Y tế về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.​​

Theo đó, giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan căn cứ các quy định hiện hành và tình hình thực tế để xem xét, xử lý, triển khai thực hiện theo thẩm quyền hoặc báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Cụ thể, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ngay từ cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở Y tế; phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur chủ động phân tích tình hình và đánh giá nguy cơ để đề xuất, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, kịp thời.

Đồng thời, xây dựng, triển khai phương án cụ thể sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn; tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại tất cả các tuyến; đảm bảo hoạt động của các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động để sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết; triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát hoặc phát sinh mới các ổ dịch, nhất là các bệnh truyền nhiễm có số mắc, tử vong cao.

Thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, kịp thời điều trị, cấp cứu người bệnh, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế. Tng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật.

Chủ động, phối hợp cung cấp và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo phòng bệnh cho người dân; xây dựng các tài liệu, sản phẩm, thông điệp truyền thông về phòng, chống dịch bệnh và tiêm chủng vắc xin phòng bệnh phù hợp với phong tục, tập quán, ngôn ngữ của từng địa phương. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở để khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi để bảo vệ sức khỏe.

Thường xuyên rà soát, đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực... đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.

Văn bản​ ​​

6/13/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtxử lý, triệt để, ổ dịch, bệnh, truyền nhiễm149-phong-chong-va-xu-ly-triet-de-cac-o-dich-benh-truyen-nhieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
526.00
121,000
0.00
121000
0
Thông báo viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh và nghỉ Tết Dương lịch 2022Thông báo viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh và nghỉ Tết Dương lịch 2022

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo viếng Nghĩa trang Liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2021) và nghỉ Tết Dương lịch 01/01/2022.

​ 

Theo đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 22/12/2021.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh phối hợp cùng các ngành liên quan tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh thật chu đáo, trang nghiêm và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Y tế chuẩn bị thiết bị đo thân nhiệt, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang và bố trí lực lượng để thực hiện phòng, chống dịch cho các đại biểu dự lễ viếng cho phù hợp.

Vào lúc 16 giờ ngày 22/12/2021, các đại biểu dự họp mặt tại căn cứ Hố Lang, TP. Dĩ An.

Tại các huyện, thị xã, thành phố khác, thời gian viếng Nghĩa trang Liệt sĩ do UBND huyện, thị xã, thành phố bố trí.

Các công sở, trụ sở các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và các hộ nhân dân phải treo Quốc kỳ trong ngày 01/01/2022.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ 01 ngày, ngày 01/01/2022. Do ngày nghỉ Tết Dương lịch trùng vào ngày thứ bảy nên công chức, viên chức được nghỉ bù vào ngày thứ hai 03/01/2022.

Các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, UBND các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một, lãnh đạo các doanh nghiệp phải bố trí lực lượng trực gác bảo vệ cơ quan đơn vị và khu phố, ấp; chủ động xử lý mọi diễn biến bất thường xảy ra trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Tết Dương lịch năm 2022, đồng thời báo cáo tình hình kịp thời về UBND tỉnh.

Trước ngày Tết Dương lịch, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp tổ chức cho cán bộ, công chức, chiến sĩ, công nhân và nhân dân làm vệ sinh sạch, gọn ở khu vực cơ quan, đơn vị mình (kể cả trụ sở cũ chưa giao đơn vị khác quản lý), các tuyến đường giao thông, nơi công cộng và các khu phố, ấp.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt nội dung thông báo này và đến ngày 04/01/2022 báo cáo tình hình về UBND tỉnh.

Thông báo ​​​

12/20/2021 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtViếng, Nghĩa trang liệt sĩ, kỷ niệm, 77 năm, thành lập, Quân đội nhân dân, Việt Nam, Tết dương lịch, 01/01/2022331-thong-bao-vieng-nghia-trang-liet-si-tinh-va-nghi-tet-duong-lich-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
521.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương tiếp tục triển khai 26.552 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2024-2025Bình Dương tiếp tục triển khai 26.552 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2024-2025

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 4701/KH-UBND về việc thực hiện Đề án phát triển nhà ở xã hội (NOXH), nhà ở công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2024, năm 2025.​​​

​​Theo đó, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được Chính phủ giao và chỉ tiêu phát triển NOXH trong Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh. Đến nay toàn tỉnh đã thực hiện được 15.893 căn, từ nay đến năm 2025 sẽ tiếp tục triển khai 26.552 căn, đạt chỉ tiêu Chính phủ và Đề án được phê duyệt giai đoạn 2021-2025 là 42.000 căn.

Cụ thể, thành lập bộ phận chuyên trách/bán chuyên trách quản lý về NOXH, nhà ở công nhân tại Sở Xây dựng, UBND huyện, thành phố để tham mưu tổ chức thẩm định các dự án có liên quan đến phát triển NOXH và thực hiện; tổ chức quản lý, kiểm soát và phối hợp thẩm định dự án NOXH theo nội dung Đề án. Hàng năm, phối hợp cơ quan có thẩm quyền, các đơn vị, cá nhân đào tạo tổ chức ít nhất 01 khoá tập huấn, bồi dưỡng về lĩnh vực phát triển NOXH (quy hoạch bố trí đất NOXH; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đầu tư NOXH; các Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về phát triển NOXH…)

Đồng thời, rà soát, xác định mục tiêu thực hiện của từng địa phương năm 2024-2025. Phấn đấu đạt số căn NOXH theo từng địa phương theo Đề án. Trong đó thành phố Thủ Dầu Một: 13.477 căn, quy mô diện tích đất 54 hecta; thành phố Thuận An: 6.130 căn, quy mô diện tích đất 13 hecta; thành phố Dĩ An: 6.121 căn, quy mô diện tích đất 12 hecta; thành phố Tân Uyên: 8.354 căn, quy mô diện tích đất 27 hecta; thành phố Bến Cát: 7.462 căn, quy mô diện tích đất 33 hecta; huyện Bắc Tân Uyên: 900 căn, quy mô diện tích đất 3 hecta.

Năm 2024: Tiếp tục ưu tiên phát triển NOXH tại các khu vực có sẵn quỹ đất sạch, quỹ đất công do địa phương quản lý; quỹ đất có sẵn trong các dự án, đồ án quy hoạch chi tiết; quỹ đất chưa sử dụng của các tổ chức, cá nhân đang quản lý… Tăng cường quản lý, đôn đốc, kiểm tra việc bố trí quỹ đất phát triển NOXH, nhà ở công nhân theo dự án và phù hợp với quy hoạch chi tiết khu đô thị, khu nhà ở đã được duyệt, theo các dự án các khu chức năng đô thị đã được duyệt.

Bố trí quỹ đất tối thiểu bằng 2% tổng diện tích của các khu công nghiệp trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh để xây dựng ký túc xá, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp. Mục tiêu hoàn thành và phát triển 13.276 căn NOXH trong năm 2024.

Năm 2025: Có kế hoạch, lộ trình để tạo lập quỹ đất và đầu tư xây dựng dự án NOXH (20% đất xây dựng NOXH trong dự án thương mại, đất xây dựng ký túc xá trong khu công nghiệp, đất do Nhà nước quản lý) theo quy hoạch được duyệt.

Mỗi năm, các địa phương là thành phố thuộc tỉnh phát triển mới tối thiểu 1-2 dự án NOXH; các huyện phát triển mới tối thiểu 02 dự án NOXH.

Kế hoạch số 4701/KH-UBND​​​​

8/31/2024 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân178-binh-duong-tiep-tuc-trien-khai-26-552-can-nha-o-xa-hoi-giai-doan-2024-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Lễ hội chùa Bà (Bình Dương): Giữ xe “chặt, chém”, móc túi vào mùaLễ hội chùa Bà (Bình Dương): Giữ xe “chặt, chém”, móc túi vào mùa
Hôm nay (2-2), cơ quan chức năng ra quân giữ gìn an ninh trật tự lễ hội chùa Bà.Dù một tuần nữa mới đến rằm tháng Giêng nhưng sáng 1-2, hàng ngàn khách thập phương đã về viếng chùa Bà.
Từ sáng sớm, khu vực chùa đã nhộn nhịp, xe du lịch đậu kín các tuyến đường gần chùa. Hàng loạt điểm giữ xe hai bánh mọc lên cùng nhân viên ra đường níu kéo khách gửi xe. Nhân viên giữ xe ra giá: “Mỗi chiếc 10 ngàn đồng, gửi thêm mũ bảo hiểm xin thêm hai ngàn đồng nữa”. Điều dễ nhận thấy là các bãi giữ xe có treo băng rôn “hoành tráng” nhưng không niêm yết giá.
Dịch vụ giữ xe ôtô cũng lấy giá cao. Ông Võ Văn Quang - lái xe cho Công ty Saigontourist gửi xe trên đường Yersin phân bua: “Tôi đậu 30 phút bị lấy giá 20 ngàn đồng, đắt gấp bốn lần đường Nguyễn Huệ ở TP.HCM trong ngày Tết”. Nhân viên thu phí giữ xe ôtô nói phí được nộp về UBND phường Phú Cường, sau đó nộp kho bạc và hóa đơn do Cục Thuế Bình Dương phát hành hẳn hoi.
Đối với dịch vụ nhà nghỉ, vào ngày bình thường chỉ 50 ngàn đến 80 ngàn đồng/phòng nghỉ qua đêm nhưng hiện tại, các chủ dịch vụ đã “đôn” lên 100 ngàn đến 150 ngàn đồng.
Công an phường Phú Cường cho biết các ngành chức năng như công an, quản lý thị trường, Sở VH-TT&DL sẽ kiểm tra các dịch vụ quanh chùa Bà và yêu cầu phải niêm yết giá cả, không được “chặt, chém” khách thập phương.
Trung tá Nguyễn Văn Hiếu - Phó Công an phường Hiệp An (thị xã Thủ Dầu Một) cho biết mấy ngày nay, các nhóm hành nghề “hai ngón” (móc túi) đang rậm rịch đổ về chùa Bà. Trước đó, dân “hai ngón” trà trộn vào du khách tại khu du lịch Đại Nam cách chùa chừng 2 km, thực hiện hàng trăm vụ móc túi. Công an tỉnh Bình Dương kết hợp bảo vệ khu du lịch Đại Nam đã bắt được một băng móc túi chuyên nghiệp, cầm đầu là Nguyễn Trọng Đạt (48 tuổi, ngụ Xóm Chiếu, quận 4, TP.HCM) và Lê Toàn Thắng (53 tuổi, quê Hà Nội).
Cũng sáng 1-2, khoảng 20 người mang theo “đồ nghề” gồm loa phóng thanh cùng các loại thuốc “Sơn Đông mãi võ” tụ tập ven đại lộ Bình Dương đón đầu khách hành hương lên chùa Bà. Đến 9 giờ sáng cùng ngày, gần 200 người đi lễ ghé xem biểu diễn và được các “thầy” khám chữa bệnh ngay tại chỗ. Thuốc rẻ nhất có giá 10 ngàn đồng, cao nhất là một triệu đồng. Các “thầy” cho biết thuốc do “bác sĩ, dược sĩ” có tiếng ở TP.HCM bào chế, tuy nhiên bao bì thuốc không có nhãn mác, địa chỉ sản xuất.
Ngoài những lộn xộn trên, khu vực quanh chùa Bà còn phải đối diện với nạn khất thực giả. Mới đây, UBND phường Phú Cường ra quân thu gom 24 đối tượng hành nghề ăn xin, giả dạng nhà sư khất thực ở khu vực chùa Bà.
Theo Pháp luật TPHCM
2/2/2009 10:48 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1764-Tin-chi-dao-dieu-hanhThông tin chỉ đạo, điều hành
Xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 và kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm 2025-2027Xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 và kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm 2025-2027

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2025 và kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm 2025-2027.

Theo đó, yêu cầu Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thành phố khẩn trương cung cấp thông tin về xây dựng dự toán ngân sách năm 2025 và kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm 2025-2027 về Sở Tài chính để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Kiểm toán Nhà nước khu vực IV.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan căn cứ nội dung yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước khu vực IV tại Công văn số 344/KV IV-TH ngày 05/8/2024 về việc đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu về lập dự toán NSNN năm 2025 để tham mưu UBND tỉnh cung cấp thông tin, tài liệu cho Kiểm toán Nhà nước khu vực IV trước ngày 15/8/2024.

V​ăn bản ​​

8/13/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtXây dựng, dự toán, ngân sách, Nhà nước, năm 2025, kế hoạch, tài chính, ngân sách, 03 năm, 2025-2027341-xay-dung-du-toan-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2025-va-ke-hoach-tai-chinh-ngan-sach-03-nam-2025-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
180.00
121,000
0.00
121000
0
Phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch Phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch đến năm 2030 của Bộ Y tế.

​Theo đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố nghiên cứu nội dung, đề nghị của Bộ Y tế tại Quyết định số 2951/QĐ-BYT ngày 21/7/2023, căn cứ các quy định hiện hành và tình hình thực tế để xem xét, triển khai thực hiện theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Cụ thể, tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch; xây dựng 05 dòng cung ứng dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền (du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch thẩm mỹ, du lịch dược liệu và thuốc cổ truyền, du lịch khám phá y dược cổ truyền và văn hóa bản địa, du lịch học thuật y dược cổ truyền).

Bên cạnh đó, xây dựng mô hình nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền; xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao; ứng dụng công nghệ thông tin về quản lý dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền; truyền thông, quảng bá về y dược cổ truyền, tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng và các sự kiện.

Sở Y tế phối hợp các cơ quan, đơn vị tham mưu báo cáo của UBND tỉnh định kỳ về kết quả thực hiện Đề án gửi Bộ Y tế theo quy định.

Văn bản ​​​

8/30/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPhát triển, loại hình, dịch vụ, sản phẩm, y dược, cổ truyền, phục vụ, khách du lịch 407-phat-trien-cac-loai-hinh-dich-vu-san-pham-y-duoc-co-truyen-phuc-vu-khach-du-lichThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
296.00
121,000
0.00
121000
0
Cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phíCán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch số 150-KH/TU ngày 17/4/2024 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP).

Theo đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương và doanh nghiệp có vốn Nhà nước tiếp tục thực hiện nghiêm Chương trình THTK, CLP năm 2024; khắc phục những hạn chế, yếu kém, chủ động giải quyết dứt điểm các trường hợp một số cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chưa gương mẫu trong THTK, CLP.

Đồng thời tổ chức triển khai, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật về THTK, CLP gắn với việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý về tầm quan trọng của công tác THTK, CLP.

Song song đó, tiếp tục rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung, hoàn thiện pháp luật về THTK, CLP theo hướng lấy tiết kiệm là mục tiêu, CLP là nhiệm vụ, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi; chú trọng các lĩnh vực dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực như đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, tín dụng, quản lý tài sản công, đầu tư công, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm quy định về mua sắm công, xây dựng và sử dụng trụ sở, tổ chức hội nghị, lễ kỷ niệm, tiếp khách, đi công tác, đi nước ngoài bảo đảm thiết thực, hiệu quả, không lãng phí, phô trương.

Quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác THTK, CLP; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội, là văn hoá ứng xử của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý. Ngoài ra cần có phương án giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh, sớm đưa các tài sản này vào phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội…

Văn bản ​​

6/6/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCán bộ, công chức, viên chức, gương mẫu, thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí143-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-phai-guong-mau-trong-thuc-hanh-tiet-kiem-chong-lang-phThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
465.00
121,000
0.00
121000
0
Gia hạn thời gian thực hiện dự án đầu tư công Gia hạn thời gian thực hiện dự án đầu tư công

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo gia hạn thời gian thực hiện dự án đầu tư công.

Theo đó, t ngày 01/9/2024, giao các  quan thm đnh báo cáo nghiên cu kh thi theo Quyết đnh s 03/2022/QĐ-UBND ngày 13/1/2022 ca UBND tnh ch trì, phi hp vi  quan Kế hoch  Đu  thc hin thm đnh đi vi trưng hp điu chnh thi gian thc hin d án.

Các chủ đầu tư gửi kiến nghị (trong đó cần nêu rõ: nguyên nhân xin gia hạn; các mốc thời gian cụ thể, phù hợp với thực tế để thực hiện các công việc còn lại nhằm hạn chế việc đề nghị gia hạn nhiều lần) cho các cơ quan thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo từng ngành, lĩnh vực để thẩm định, tham mưu điều chỉnh đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định.

Đối với các trường hợp điều chỉnh thời gian thực hiện dự án các chủ đầu tư đã đề nghị trước ngày 01/9/2024, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thẩm định, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh theo Thông báo số 249/TB-UBND ngày 17/12/2019.

Các chủ đầu tư chịu trách nhiệm rà soát các dự án cần phải điều chỉnh thời gian thực hiện và điều chỉnh các nội dung khác của chủ trương đầu tư (nếu có) thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, phối hợp với địa phương nắm bắt tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng, báo cáo cụ thể nguyên nhân điều chỉnh, các mốc thời gian hoàn thành đền bù giải tỏa, thi công, kiểm toán quyết toán để thẩm định, gửi về cơ quan chuyên môn để tham mưu UBND tỉnh quyết định theo thẩm quyền; rà soát, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp kéo dài thời gian thực hiện do nhà thầu yếu kém, chây ỳ, thiếu năng lực, không hợp tác.

Văn bản số 4707/UBND-KT​

8/31/2024 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, đầu tư công127-gia-han-thoi-gian-thuc-hien-du-an-dau-tu-congThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 (gọi tắt là Kế hoạch).

Theo đó, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách nhằm phát huy giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng; góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc. Khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.

Đồng thời, tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam trong đời sống xã hội tại Bình Dương; giúp bạn đọc tiếp cận sách với hình thức trực tuyến trên không gian mạng; từng bước giúp các đơn vị xuất bản, phát hành xuất bản phẩm chuyển đổi số trong tình hình mới.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay có thông điệp "Sách: Nhận thức-Đổi mới-Sáng tạo"; "Sách cho tôi, cho bạn".

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 trên địa bàn tỉnh Bình Dương được tổ chức trong tháng 3/2023 đến hết tháng 4/2023. Các hoạt động trọng tâm diễn ra từ ngày 15/4/2023 đến ngày 01/5/2023.

Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 sẽ dự kiến diễn ra vào 18 giờ, ngày 20/4/2023 tại Chợ đêm và Phố đi bộ Bạch Đằng (trong khuôn viên dự án Trung tâm thương mại Dịch vụ Bạch Đằng, đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Đồng thời, tổ chức trưng bày, triển lãm Tuần lễ Sách từ ngày 20/4/2023 đến ngày 24/4/2023.

Kế hoạch ​​

4/6/2023 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, Ngày Sách, Văn hóa, đọc, Việt Nam, lần thứ 2, năm 202315-to-chuc-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-lan-thu-2-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
429.00
121,000
0.00
121000
0
Hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết 100 triệu đồng/cănHỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết 100 triệu đồng/căn

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Quyết định về định mức kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 03/6/2022 và thay thế cho Quyết định 338/QĐ-UBND ngày 02/02/2018 của UBND tỉnh.

​Theo đó, kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết là 100 triệu đồng/căn; trường hợp nhà Đại đoàn kết được xây dựng trên nền đất yếu, mức kinh phí hỗ trợ thêm tối đa không quá 20 triệu đồng/căn.

Kinh phí sửa chữa nhà Đại đoàn kết: Tùy vào tình hình thực tế Quỹ "Vì người nghèo" của địa phương và tình trạng hư hỏng của căn nhà mà có mức hỗ trợ hợp lý nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/căn.

y ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các nội dung trên theo các quy định hiện hành, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, không lãng phí; phối hợp với Sở Tài chính để hướng dẫn UBND các huyện, thị xã và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện theo mức kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết như trên; đồng thời đảm bảo việc thanh, quyết toán theo đúng quy định hiện hành.

Quyết định ​​

6/29/2022 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtHỗ trợ, xây dựng, nhà, Đại đoàn kết, 100 triệu đồng/căn765-ho-tro-xay-dung-nha-dai-doan-ket-100-trieu-dong-caThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
245.00
121,000
0.00
121000
0
Hỗ trợ tiền Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 cho 25 nhóm đối tượngHỗ trợ tiền Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 cho 25 nhóm đối tượng

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc hỗ trợ tiền Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh.​

​Theo đó, hỗ trợ tiền Tết Nguyên đán Giáp Thìn​ năm 2024 từ nguồn ngân sách địa phương cho 25 nhóm đối tượng trên địa bàn tỉnh. Các mức chi cơ bản giữ nguyên so với năm 2023.  

Đồng thời, hỗ trợ thêm cho đối tượng là gia đình quân nhân đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa, Nhà giàn DK và địa bàn có phụ cấp đặc biệt khó khăn với mức chi 2 triệu đồng/định suất.

Các đơn vị cấp phát tiền Tết có trách nhiệm kiểm tra, xem xét và thẩm định đúng theo đối tượng và trình tự thủ tục quy định hiện hành, trường hợp cần thiết sẽ tổ chức kiểm tra xác minh để đảm bảo tiền Tết được cấp đúng đối tượng và mức chi được hưởng. Việc cấp phát tiền Tết phải thực hiện khẩn trương, kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng.

Quyết định ​​

1/22/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtHỗ trợ, tiền, Tết Nguyên đán, Giáp Thìn, 2024, 25, nhóm, đối tượng427-ho-tro-tien-tet-nguyen-dan-giap-thin-nam-2024-cho-25-nhom-doi-tuonThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
193.00
121,000
0.00
121000
0
Giá gas tăng 30.000 đồng/bìnhGiá gas tăng 30.000 đồng/bình
TT - Từ hôm nay 2-2, giá bán lẻ gas của nhiều công ty tăng thêm 30.000 đồng/bình 12kg so với tháng trước. Một số công ty có mức tăng 25.000 đồng/bình 12kg là do hai tuần trước đã tăng 5.000 đồng/bình. Như vậy, giá gas bán lẻ hiện nay đứng ở mức 215.000 đồng/bình 12kg.
Trước đó, trong ngày 1-2 một số cửa hàng gas do đoán trước giá sẽ tăng nên đã “tranh thủ” nâng giá để kiếm lợi dù những công ty này chưa thông báo tăng giá.
Giá bán lẻ gas tăng là do giá gas tháng hai trên thị trường thế giới tăng thêm 125 USD, đứng ở ngưỡng 505 USD/tấn.
L.N.Minh
(Theo báo Tuổi trẻ)
2/2/2009 4:02 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết715-Gia-gas-tang-30000-dongbinhThông tin chỉ đạo, điều hành
Tăng cường quản lý, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, kinh doanh trái phép vàngTăng cường quản lý, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, kinh doanh trái phép vàng

TTĐT - ​UBND tỉnh yêu cầu triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính tại Công điện số 01/CĐ-BTC ngày 14/5/2024 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, kinh doanh trái phép vàng.

Theo đó, Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan, Công an tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được phân công căn cứ nội dung chỉ đạo của Bộ Tài chính tại Công điện số 01/CĐ-BTC để tổ chức triển khai thực hiện.

Cụ thể, Cục Hải quan chủ động, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Công an, Biên phòng, Quản lý thị trường; đẩy mạnh kiểm tra, điều tra, tổ chức đấu tranh kịp thời ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên bộ, trên biển và các địa điểm khác thuộc địa bàn hoạt động hải quan, trong đó tập trung đấu tranh đối với các chuyên án buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng vàng, ngoại tệ; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, nhất là các hành vi buôn lậu vàng qua biên giới.

Cục Thuế chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh kiểm tra việc chấp hành quy định áp dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp, cửa hàng, địa điểm kinh doanh vàng; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an, Quản lý thị trường kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định đối với các vi phạm về thuế, hóa đơn; chuyển ngay hồ sơ sang cơ quan Công an xử lý vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Các đơn vị khẩn trương, nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ Bộ Tài chính đã giao tại Công văn số 4579/BTC-VP ngày 04/05/2024 về việc tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, nhằm góp phần quản lý tốt hoạt động xuất, nhập khẩu và kinh doanh vàng.

Văn bản 

5/28/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTăng cường, quản lý, đấu tranh, buôn lậu, kinh doanh, trái phép, vàng683-tang-cuong-quan-ly-dau-tranh-phong-chong-buon-lau-kinh-doanh-trai-phep-vanThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
395.00
121,000
0.00
121000
0
Chương trình làm việc tháng 6/2024 của UBND tỉnh Bình DươngChương trình làm việc tháng 6/2024 của UBND tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo Chương trình làm việc tháng 6/2024.

Theo đó, trong tuần thứ III (từ ngày 17 – 21/6/2024), UBND tỉnh sẽ thông qua 03 dự thảo Báo cáo: Tình hình và kết quả công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân 6 tháng đầu năm 2024; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật 6 tháng đầu năm 2024.

Đồng thời, thông qua 05 dự thảo Tờ trình và Nghị quyết quy phạm pháp luật (QPPL); 02 dự thảo Tờ trình và Nghị quyết cá biệt: Phê duyệt, giao hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP thuộc sự nghiệp giáo dục - đào tạo năm học 2024-2025 tỉnh Bình Dương; sửa đổi Nghị quyết số 55/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh về việc phê duyệt tổng biên chế công chức trong các cơ quan của HĐND, UBND tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố, phê duyệt số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Bình Dương năm 2024.

Trong tuần thứ IV (từ ngày 24 - 28/6/2024), UBND tỉnh sẽ thông qua 07 dự thảo Báo cáo; 07 dự thảo Tờ trình và Nghị quyết QPPL; dự thảo Quyết định điều chỉnh Chương trình làm việc 6 tháng cuối năm 2024 của UBND tỉnh; Báo cáo chuyên đề kết quả năm học 2023 – 2024. 

Thông báo ​

6/7/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChương trình, làm việc, tháng 6/2024, UBND tỉnh, Bình Dương445-chuong-trinh-lam-viec-thang-6-2024-cua-ubnd-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
267.00
121,000
0.00
121000
0
Tiếp tục chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng người có công, bảo trợ xã hộiTiếp tục chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục thực hiện chi trả chính sách không dùng tiền mặt cho các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh và UBND các địa phương tiếp tục lập danh sách các đối tượng nhận trợ cấp hàng tháng để mở tài khoản ngân hàng và thẻ ATM; cập nhật báo cáo tiến độ cho UBND tỉnh hàng tháng.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Dương chỉ đạo hệ thống các ngân hàng tiếp tục phối hợp với UBND các địa phương mở tài khoản và phát hành thẻ cho các đối tượng chưa được cấp thẻ ATM và tiếp tục cấp mới khi có biến động phát sinh. Đồng thời có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng là người có công và bảo trợ xã hội để tạo điều kiện mở thẻ cho các đối tượng theo quy định. 

UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các phòng, ban có liên quan; chỉ đạo UBND cấp xã tiếp tục rà soát các đối tượng chưa xác thực mã định danh, chưa cấp Căn cước công dân để phối hợp với Công an cấp xã thực hiện, đồng thời tiếp tục đề nghị cấp tài khoản, thẻ ATM.

Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hàng tháng đối chiếu cập nhật danh sách các đối tượng để ký hợp đồng với ngân hàng chi trả phí chuyển tiền qua tài khoản và ký hợp đồng với bưu điện để trả phí chi tiền mặt cho nhóm đối tượng không đủ điều kiện mở tài khoản, thẻ ATM trên địa bàn.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân, các đối tượng thụ hưởng về chủ trương thực hiện chi trả không dùng tiền mặt, có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho những đối tượng đi lại khó khăn trong việc đi rút tiền, góp phần tạo sự đồng thuận trong nhân dân, sự chấp nhận của các đối tượng tiến tới thực hiện tốt chủ trương chuyển đổi số và chi trả không dùng tiền mặt cho các nhóm đối tượng khác trong thời gian tới trên phạm vi toàn tỉnh.

4/3/2023 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTiếp tục, chi trả, tiền mặt, đối tượng, công, bảo trợ, xã hội284-tiep-tuc-chi-tra-khong-dung-tien-mat-cho-cac-doi-tuong-nguoi-co-cong-bao-tro-xa-hoThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
435.00
121,000
0.00
121000
0
Cải tạo, chỉnh trang cảnh quan đô thị, trồng cây xanh dọc hai bên tuyến đường Quốc lộ 13Cải tạo, chỉnh trang cảnh quan đô thị, trồng cây xanh dọc hai bên tuyến đường Quốc lộ 13

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện cải tạo, chỉnh trang cảnh quan đô thị, trồng cây xanh dọc hai bên tuyến đường Quốc lộ 13.

​Theo đó, Sở Xây dựng phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện sớm các nhiệm vụ: Tuyên truyền và vận động cộng đồng tăng cường ý thức chấp hành quy định trật tự xây dựng và đô thị, khuyến khích tự khắc phục sai phạm hoặc áp dụng biện pháp hành chính; phát động trồng cây xanh và tạo mảng xanh tại khu vực và dọc theo tuyến đường; nâng cao nhận thức về lợi ích của cải tạo đô thị và cây xanh, hình thành thói quen sống sạch đẹp và thân thiện với môi trường.

Cải tạo mỹ quan đô thị và trồng cây xanh tại các khu vực cửa ngõ, cổng chào, trạm thu phívà dọc tuyến đường; tăng cường trồng, thay thế và bảo vệ cây xanh; thiết kế, quản lý mảng xanh dọc vỉa hè và đất trống; đầu tư bảng thông tin, tín hiệu và trang trí mỹ quan dọc tuyến đường; thực hiện nạo vét, khơi thông các kênh, rạch, mương, cống; xử lý nghiêm các vi phạm và chống tái lấn chiếm.

Đồng thời, thiết lập quản lý trật tự đô thị, xây dựng, an toàn giao thông; bảo vệ hành lang, vỉa hè và khôi phục không gian đường dây thông tin; duy trì vệ sinh và khắc phục các khu vực bị ngập, đọng nước trên tuyến đường.

Các cơ quan, đơn vị cần phối hợp triển khai một số nhiệm vụ theo lộ trình: Cắm mốc chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng dọc Quốc lộ 13 theo quy hoạch phê duyệt; bảo vệ hành lang và chỉ giới đã lập; xem xét, bổ sung quy hoạch cho đất công, chuẩn bị đầu tư công viên cây xanh; điều chỉnh quy hoạch tại các nút giao để mở rộng không gian và cảnh quan xanh; đẩy nhanh tiến độ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 từ nút giao Tự do đến ngã tư Lê Hồng Phong; cụ thể hóa và tổ chức quản lý theo quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang và quản lý không gian, cây xanh dọc tuyến đường.

Kế hoạch ​​

8/30/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCải tạo, chỉnh trang, cảnh quan, đô thị, cây xanh, hai bên, tuyến đường, Quốc lộ 13708-cai-tao-chinh-trang-canh-quan-do-thi-trong-cay-xanh-doc-hai-ben-tuyen-duong-quoc-lo-1Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
414.00
121,000
0.00
121000
0
Phối hợp thực hiện Dự án nâng cao năng lực quản lý hệ thống giao thông tập trung chủ đạo vào giao thông công cộng tỉnh Bình DươngPhối hợp thực hiện Dự án nâng cao năng lực quản lý hệ thống giao thông tập trung chủ đạo vào giao thông công cộng tỉnh Bình Dương
  TTĐT - Ngày 17-6, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1949/UBND-KTN về việc “Phối hợp triển khai thực hiện Dự án nâng cao năng lực quản lý hệ thống giao thông tập trung chủ đạo vào giao thông công cộng của tỉnh (Dự án)”.
 
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì cùng các sở, ngành, tổ chức đoàn thể (có trụ sở trong Trung tâm hành chính tỉnh) phối hợp, hỗ trợ Đoàn chuyên gia dự án JICA và nhóm công tác phía Việt Nam thực hiện khảo sát nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức tại thành phố mới Bình Dương để phục vụ cho việc triển khai Dự án.
     
Cử 5 cán bộ của Ban điều hành Dự án tham dự khóa tập huấn tại Nhật Bản (thời gian dự kiến từ ngày 12/09/2015 đến ngày 19/09/2015).
    
Sở Giao thông Vận tải làm việc cụ thể với Văn phòng dự án JICA và các đơn vị liên quan về thư mời để chuyên gia Nhật Bản thực hiện dự án, làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam cho theo đúng quy định.
   
Phương Chi
6/19/2015 12:18 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết1814-Phoi-hop-thuc-hien-Du-an-nang-cao-nang-luc-quan-ly-he-thong-giao-thong-tap-trung-chu-dao-vao-giao-thong-cong-cong-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Ban hành Đề án hoạt động chăm sóc người cao tuổi tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2025Ban hành Đề án hoạt động chăm sóc người cao tuổi tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2025

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Đề án​ hoạt động chăm​​ sóc người cao tuổi (NCT) tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017  - 2025.

Theo đó, mục tiêu của Đề án nhằm nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận và phát động phong trào toàn xã hội tham gia chăm sóc sức khỏe NCT; nâng cao sức khỏe của NCT trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe ban đầu của NCT; đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của NCT với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp; đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe dài hạn của NCT tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung. Mục tiêu đến năm 2025, 80% NCT có khả năng tự chăm sóc, được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe, 90% NCT khi bị bệnh được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, 100% NCT không có khả năng tự chăm sóc được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình và cộng đồng...

Đối tượng thụ hưởng là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên đang sống và làm việc tại Bình Dương và gia đình có NCT.

Đề án thực hiện trong 02 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ năm 2016-2020 (xây dựng kế hoạch kinh phí chi tiết); giai đoạn 2, từ năm 2021-2025.

Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính, các đơn vị thành viên Ban quản lý Đề án thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe NCT; xây dựng, triển khai phong trào xã, phường, thị trấn phù hợp với NCT; nâng cao năng lực cho y tế cơ sở trong thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NCT và các khoa Lão khoa của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trong hoạt động khám, chữa bệnh cho NCT; xây dựng và duy trì hoạt động của đội ngũ chăm sóc sức khỏe NCT tại gia đình các câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe NCT, câu lạc bộ "NCT giúp NCT", "Liên thế hệ tự giúp nhau"; thực hiện xã hội hóa chăm sóc y tế cho NCT tại các cơ sở chăm sóc tập trung…​

11/15/2017 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtngười cao tuổi599-ban-hanh-de-an-hoat-dong-cham-soc-nguoi-cao-tuoi-tinh-binh-duong-giai-doan-2017-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
420.00
121,000
0.50
121000
50,880,500
Bình Dương: Long trọng tổ chức lễ hội đón giao thừaBình Dương: Long trọng tổ chức lễ hội đón giao thừa

Đêm 25-1 (30 tết), tại Sân vận động tỉnh, tỉnh Bình Dương đã long trọng tổ chức lễ hội đón giao thừa Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009 với các hoạt động biểu diễn lân sư rồng, biểu diễn nghệ thuật của 4 bang người Hoa, của đoàn ca múa nhạc tỉnh và TP.HCM; nghi lễ dâng hương, khai chiêng- khai trống mừng năm mới của các vị lãnh đạo tỉnh.

Phát biểu chúc tết trước thời khắc giao thừa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Mai Thế Trung phấn khởi thông báo những thành quả to lớn về phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh tỉnh đạt được năm 2008; trân trọng ghi nhận, chân thành cám ơn và nhiệt liệt biểu dương toàn thể đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, các doanh nghiệp với những cố gắng, nỗ lực đầy trách nhiệm và tâm huyết đã có những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà trong năm qua. Bí thư Tỉnh ủy Mai Thế Trung khẳng định, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, năm 2009 tỉnh vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu đã và đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế đất nước. Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 đòi hỏi các cấp, các ngành trong tỉnh cần nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách với quyết tâm cao hơn nữa; tiếp tục khai thác có hiệu quả hơn mọi tiềm năng, lợi thế, phát huy sức mạnh tổng hợp, nỗ lực phấn đấu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội gắn với giữ vững quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh hơn nữa tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà. Bí thư Tỉnh ủy Mai Thế Trung kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí, cán bộ và chiến sĩ trong tỉnh tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được, truyền thống cách mạng của quê hương; siết chặt hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thống nhất ý chí và hành động, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, tạo ra bước đột phá mới, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm (2006- 2010). Tin tưởng, tỉnh nhất định sẽ dành được những thành tựu mới, đưa tỉnh nhà phát triển nhanh, toàn diện và bền vững hơn, làm cho cuộc sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng sung túc, đẩy đủ hơn theo hướng văn minh, hiện đại.
 
Nhân dịp năm mới, Bí thư Tỉnh ủy Mai Thế Trung gửi lời chúc dồi dào sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc đến toàn thể đồng bào, đồng chí và tất cả bạn bè gần xa.
Lễ hội đón giao thừa kết thúc bằng màn trình diễn pháo hoa hoành tráng.
Trước đó, thăm và chúc tết Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Mai Thế Trung gửi tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ, các đồng chí công tác trong quân đội đã nghỉ hưu, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ trong tỉnh lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, lập nhiều thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Tin tưởng, năm 2009, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh cùng toàn thể lực lượng vũ trang tỉnh sẽ ra sức thi đua, rèn đức, luyện tài, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"; xây dựng lực lượng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Thăm và chúc tết Công an tỉnh trong đêm cùng ngày, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Sơn ân cần thăm hỏi, động viên, chúc tết  tập thể cán bộ, chiến sĩ của ngành; đồng thời mong muốn sang năm mới, Công an tỉnh sẽ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần đem lại sự bình yên cho nhân dân và hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh năm 2009.
 N. Tùng - Đ. Hậu - M. Duy
(Theo báo Bình Dương)
1/30/2009 10:22 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết711-Binh-Duong-Long-trong-to-chuc-le-hoi-don-giao-thuaThông tin chỉ đạo, điều hành
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2009Tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2009

Kinh tế-xã hội nước ta tháng 01/2009 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy giảm; trong nước thiên tai xảy ra bất thường với những đợt mưa lũ lớn kéo dài tại nhiều tỉnh vùng Trung bộ, mưa trái mùa và triều cường tại vùng đồng bằng sông Cửu Long; các đơn vị sản xuất kinh doanh nghỉ Tết Nguyên đán nên số ngày sản xuất ít hơn cùng kỳ năm 2008.

 Trước tình hình đó, Đảng, Chính phủ đã ban hành một số văn bản quan trọng, trong đó có Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 09/01/2009 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009. Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ tư, Quốc hội Khoá XII, trọng tâm là ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội. Do đó, mặc dù còn gặp khó khăn nhưng kết quả đạt được của một số ngành, lĩnh vực tháng 01/2009 vẫn tiếp tục giữ được mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2008, cụ thể như sau:
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Nông nghiệp
Trọng tâm của sản xuất nông nghiệp tháng Một là gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa đông xuân, cây màu vụ đông trên cả nước và thu hoạch lúa mùa tại các địa phương phía Nam.
Tính đến 15/01/2009, cả nước đã gieo cấy được 1799,8 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 95% cùng kỳ năm trước, bao gồm các địa phương phía Bắc gieo cấy 107,3 nghìn ha, bằng 98,8%; các địa phương phía Nam gieo sạ 1692,5 nghìn ha, bằng 94,8%.
 Diện tích gieo sạ vùng đồng bằng sông Cửu Long ước tính đạt 1421,2 nghìn ha, bằng 95,7% cùng kỳ năm 2008. Do ảnh hưởng của mưa trái mùa, triều cường và thời tiết lạnh bất thường vào đầu tháng Một nên một số diện tích lúa đông xuân mới xuống giống của các địa phương trong vùng phải gieo sạ lại (Cần Thơ 1,3 nghìn ha, An Giang 4,9 nghìn ha, Đồng Tháp 5,6 nghìn ha) và cấy dặm lại trên 50 nghìn ha. Cơ cấu lúa đông xuân năm nay có sự chuyển dịch tích cực, một số giống lúa có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu được đưa vào sử dụng như: Jasmine 85; OM2517; OM1490; OM5930; OMCS2000.
Cùng với gieo cấy lúa đông xuân, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đã thu hoạch được 72,5 nghìn ha lúa đông xuân sớm, bằng 66,7% cùng kỳ năm trước và 329,9 nghìn ha lúa mùa, chiếm 74% diện tích xuống giống.
Tiến độ gieo trồng các loại cây màu vụ đông năm nay chậm hơn so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm trong những ngày cuối năm 2008. Tính đến ngày 15/01/2009, diện tích gieo trồng ngô cả nước đạt 179,7 nghìn ha, bằng 81% cùng kỳ năm trước; khoai lang 61,1 nghìn ha, bằng 82,2%; lạc 32,9 nghìn ha, bằng 99,6%; đỗ tương 57,6 nghìn ha, bằng 86,2%; rau, đậu 235,2 nghìn ha, bằng 102,3%.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm tháng Một năm nay nhìn chung ổn định, không có dịch bệnh bùng phát; dịch lở mồm, long móng và dịch bệnh tai xanh đã được khống chế. Các địa phương đang tập trung và tăng cường công tác kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh và kiểm dịch nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm cung cấp cho tiêu dùng trong dịp Tết. Hiện nay, cả nước chỉ còn 2 tỉnh có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày là Thái Nguyên và Thanh Hoá.
 
Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp tháng Một tập trung chủ yếu vào bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng hiện có; nghiệm thu diện tích rừng đã trồng trong năm 2008 và chuẩn bị đất, giống cây trồng cho việc trồng rừng năm 2009. Sản lượng gỗ khai thác tháng 01/2009 ước tính đạt 193,8 nghìn m3, bằng 99,8% cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác đạt 2152,3 nghìn ste, tăng 0,3%.
Thuỷ sản
Sản lượng thuỷ sản tháng 01/2009 ước tính đạt 335,6 nghìn tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng cá đạt 255 nghìn tấn, tăng 1,3%; sản lượng tôm đạt 28 nghìn tấn, giảm 1,1%.
Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển theo hướng kết hợp đa dạng loài trên nhiều loại mặt nước như: Ao, ruộng trũng, hồ chứa, lồng bè trên sông và trên biển v.v. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 01/2009 ước tính đạt 144,5 nghìn tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó cá đạt 108 nghìn tấn, tăng 4%; tôm đạt 19 nghìn tấn, giảm 1,6% do phần lớn ao đầm tại các vùng nuôi tôm công nghiệp đang được nạo vét, cải tạo để chuẩn bị cho xuống giống vụ 1. Diện tích nuôi cá tra và tôm sú cũng bị ảnh hưởng do giá tiêu thụ đứng ở mức thấp, chi phí đầu vào tăng cao và thị trường xuất khẩu có xu hướng bị thu hẹp.
Sản lượng thuỷ sản khai thác tháng 01/2009 ước tính đạt 191,1 nghìn tấn, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó cá đạt 147 nghìn tấn, giảm 0,7%; tôm đạt 9 nghìn tấn, bằng cùng kỳ năm 2008. Sản lượng thủy sản khai thác biển đạt 178,4 nghìn tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân một mặt do ảnh hưởng của thời tiết lạnh tại các ngư trường phía Bắc và Trung bộ nên cá xuất hiện ít; mặt khác do phần lớn ngư dân nghỉ ra khơi để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.
Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp tháng 01/2009 một mặt tiếp tục bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, mặt khác do các cơ sở ngừng sản xuất trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán nên giá trị sản xuất công nghiệp tháng 01/2009 theo giá so sánh 1994 ước tính giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước (tháng 1/2008 chỉ là tháng áp Tết, sản xuất không bị ảnh hưởng), bao gồm khu vực kinh tế nhà nước giảm 8,5%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước giảm 2,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 3,2% (dầu mỏ và khí đốt tăng 14,6%, các sản phẩm khác giảm 4,8%).
Một số địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn vẫn duy trì được tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 13,9%; Khánh Hòa tăng 12,1%; Hải Phòng tăng 11,4%; Thanh Hóa tăng 11%. Một số địa phương khác đạt tốc độ tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm 2008 là: Đồng Nai tăng 1,9%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,3%; Cần Thơ tăng 0,2%; Vĩnh Phúc giảm 24,7%; Phú Thọ giảm 19,5%; Quảng Ninh giảm 7,4%; Hải Dương giảm 7,1%; Hà Nội giảm 6,4%; Đà Nẵng giảm 4,9%; Bình Dương giảm 4,3%.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh nhưng sản lượng nhiều sản phẩm vẫn tiếp tục duy trì được nhịp độ sản xuất và tăng so với cùng kỳ năm trước như: Dầu thô khai thác tăng 20,6%; biến thế điện tăng 15,2%; điện sản xuất tăng 13,8%; nước máy thương phẩm tăng 12,2%; xà phòng giặt tăng 11,6%; xi măng tăng 6,3%; thép tròn tăng 5%; thủy hải sản chế biến tăng 3,4%; gạch lát ceramic tăng 3,3%; điều hòa nhiệt độ tăng 2,6%. Tuy nhiên, một số sản phẩm phục vụ sản xuất, xây dựng và tiêu dùng của dân cư trong tháng giáp Tết tăng không đáng kể, thậm chí giảm như: Dầu thực vật tinh luyện tăng 1,1%; sữa bột tăng 0,5%; xe máy tăng 0,4%; than sạch giảm 25%; xe chở khách giảm 21%; xe tải giảm 12.9%; giấy bìa giảm 10,4%; bia giảm 6,7%; quần áo người lớn giảm 5,9%;
 
Đầu tư
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 01/2009 ước tính đạt 6,4 nghìn tỷ đồng, bằng 5,7% kế hoạch năm, bao gồm vốn Trung ương đạt 2 nghìn tỷ đồng, bằng 5,6%; vốn địa phương đạt 4,4 nghìn tỷ đồng, bằng 5,7%. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 01/2009 của một số Bộ, ngành như sau: Bộ Công thương ước tính đạt 17,9 tỷ đồng, bằng 7,5% kế hoạch năm; Bộ Xây dựng đạt 28 tỷ đồng, bằng 6,6%; Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 45,6 tỷ đồng, bằng 5,9%; Bộ Giao thông vận tải đạt 360 tỷ đồng, bằng 5,9%; Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch đạt 28,9 tỷ đồng, bằng 5,4%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đạt 158,5 tỷ đồng, bằng 5,4% kế hoạch năm; Bộ Y tế đạt 48,7 tỷ đồng, bằng 4,8%. Một số địa phương có tiến độ thực hiện nhanh là: Quảng Trị đạt 90 tỷ đồng, bằng 12,5% kế hoạch năm; Bắc Ninh đạt 99,2 tỷ đồng, bằng 12,4%; Hòa Bình đạt 96 tỷ đồng, bằng 9,9%; Nghệ An đạt 135,5 tỷ đồng, bằng 9,8%; Hà Nội đạt 949,1 tỷ đồng, bằng 8,2%; Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 190,5 tỷ đồng, bằng 7,3%; Thái Nguyên đạt 68,7 tỷ đồng, bằng 6,9%.
 
Thương mại, dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Mặc dù nhiều loại hàng hoá và dịch vụ có chất lượng tốt được các đơn vị kinh doanh chuẩn bị chu đáo với mức giá hợp lý để đáp ứng tiêu dùng của dân cư trong dịp Tết Nguyên đán, nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nên sức mua trong dân giảm sút. Hoạt động bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trong tháng Một của năm 2009 nhìn chung không sôi động hơn so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01/2009 theo giá thực tế ước tính đạt 98,5 nghìn tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2008, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01 năm nay tăng 8,2%, thấp hơn mức tăng 11,7% của cùng kỳ năm trước, trong đó kinh doanh thương nghiệp đạt 81,1 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6%; khách sạn, nhà hàng đạt 11,2 nghìn tỷ đồng, tăng 28,5%; dịch vụ đạt 5,2 nghìn tỷ đồng, tăng 36,9%. Riêng hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đạt 37,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 31,4% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước và tăng 22% so với tháng 01/2008.
Chỉ số giá
Giá tiêu dùng tháng 01/2009 tăng 0,32% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng lên trong dịp Tết Nguyên đán. Hầu hết giá các nhóm hàng hoá, dịch vụ đều tăng ở mức trên dưới 1%, trong đó nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,89%; văn hoá, thể thao, giải trí tăng 1,66%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,46%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,77%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,61%; dược phẩm, y tế tăng 0,47%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,39% (lương thực giảm 0,04%; thực phẩm tăng 0,55%). Riêng nhóm phương tiện đi lại, bưu điện giảm 3,51% do giá xăng dầu giảm mạnh. Giá tiêu dùng tháng 01/2009 so với tháng 01/2008 tăng 17,48%. Giá vàng tháng 01/2009 so với tháng 12/2008 tăng 3,64%, so với tháng 01/2008 tăng 5,38%. Giá đô la Mỹ tháng 01/2009 so với tháng 12/2008 tăng 1,48%, so với tháng 01/2008 tăng 8,16%.
 
Xuất, nhập khẩu hàng hoá
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 01/2009 ước tính đạt 3,8 tỷ USD, giảm 18,6% so với tháng 12/2008 và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do sự giảm giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng cũng như nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam của một số thị trường quan trọng giảm sút như: Mỹ, EU, Nhật Bản. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 1,7 tỷ USD, giảm 21,9% so với tháng 01/2008; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô đạt 1,7 tỷ USD, giảm 13,7%.
Kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong tháng Một của năm 2009 đều giảm so với cùng kỳ năm 2008, trong đó hàng dệt, may đạt 550 triệu USD, giảm 33,2%; dầu thô đạt 424 triệu USD, tương đương 1,4 triệu tấn, tuy tăng 12,4% về lượng nhưng giảm 52,4% về kim ngạch do giá xuất khẩu dầu thô giảm 57,7%; giày dép đạt 350 triệu USD, giảm 26%; thủy sản đạt 250 triệu USD, giảm 18,6%; cà phê đạt 217 triệu USD, giảm 30,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 200 triệu USD, giảm 31,8%. Bên cạnh những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 130 triệu USD, gấp 2,5 lần tháng 01/2008 (lượng gấp 2,3 lần).
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 01/2009 ước tính đạt 4,1 tỷ USD, giảm 27,6% so với tháng trước và giảm 44,8% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 2,8 tỷ USD, giảm 46,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,3 tỷ USD, giảm 41,1%. Kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước của tháng Một năm 2009 nhìn chung đều giảm so với cùng kỳ năm 2008, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1 tỷ USD, giảm 19,5%; xăng dầu đạt 244 triệu USD, giảm 75,2%; vải đạt 230 triệu USD, giảm 20,6%; hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 200 triệu USD, giảm 45,1%; sắt thép đạt 155 triệu USD, giảm 82,3%; chất dẻo đạt 130 triệu USD, giảm 53%; nguyên phụ liệu dệt, may, da đạt 110 triệu USD, giảm 35,9%. Nguyên nhân chủ yếu tác động đến kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tháng Một năm nay giảm là do giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2008, trong đó giá xăng dầu giảm 56,2%; giá chất dẻo giảm 33,7%; sợi dệt giảm 29,2%; sắt thép giảm 9,4%.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng mạnh đến kim ngạch hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu tháng Một của năm 2009. Do tốc độ giảm của kim ngạch hàng hoá nhập khẩu nhanh hơn tốc độ giảm của kim ngạch hàng hoá xuất khẩu nên mức nhập siêu tháng 01/2009 đã giảm nhiều, ước tính 300 triệu USD, bằng 7,9% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với mức nhập siêu 2,4 tỷ USD của cùng kỳ năm trước (bằng 48,3% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu).
 
Khách quốc tế đến Việt Nam
Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 01/2009 ước tính đạt 370 nghìn lượt người, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch đạt 231,5 nghìn lượt người, giảm 10,5%; đến vì công việc đạt 65 nghìn lượt người, giảm 17,6%; thăm thân nhân đạt 55 nghìn lượt người, giảm 1,2%.
Một số quốc gia mặc dù có số lượng lớn khách đến Việt Nam nhưng giảm so với cùng kỳ năm 2008 là: Trung Quốc đạt 60,7 nghìn lượt người, giảm 12,1%; Nhật Bản đạt 34,7 nghìn lượt người, giảm 1,5%; Hoa Kỳ đạt 33,4 nghìn lượt người, giảm 18,1%; Hàn Quốc đạt 33 nghìn lượt người, giảm 30,1%. Một số nước khác tuy lượng khách đến nước ta không lớn nhưng vẫn duy trì được mức tăng cao là: Pháp đạt 19,3 nghìn lượt người, tăng 51,1% so với tháng 01/2008; Ma-lai-xi-a đạt 19 nghìn lượt người, tăng 23,2%; Xin-ga-po đạt 18,3 nghìn lượt người, tăng 26,6%.
 
Vận tải
Vận chuyển hành khách tháng 01/2009 ước tính đạt 173,4 triệu lượt khách, tăng 7,8% và 7,3 tỷ lượt khách.km, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vận chuyển đường bộ đạt 157,4 triệu lượt khách, tăng 8,3% và 5,2 tỷ lượt khách.km, tăng 8,9%; đường sông đạt 13,7 triệu lượt khách, tăng 2,5% và 0,3 tỷ lượt khách.km, tăng 1,9%; đường hàng không đạt 0,9 triệu lượt khách, tăng 8,8% và 1,5 tỷ lượt khách.km, tăng 9,1%.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 01/2009 ước tính đạt 51,4 triệu tấn, tăng 1,9% và 13,4 tỷ tấn.km, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó vận tải đường bộ đạt 37,9 triệu tấn, tăng 4,7% và 2 tỷ tấn.km, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước; đường sông đạt 9,3 triệu tấn, tăng 2,3% và 0,5 tỷ tấn.km, tăng 2,7%; đường biển đạt 3,5 triệu tấn, giảm 17,7% và 10,6 tỷ tấn.km, giảm 10,5% do lượng xuất khẩu của một số mặt hàng tăng chậm hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước.
 
Bưu chính viễn thông
Số thuê bao điện thoại phát triển mới trong tháng 01/2009 ước tính đạt 3,2 triệu thuê bao, tăng 160,4% so với cùng kỳ năm 2008, nâng tổng số thuê bao điện thoại trên cả nước tính đến hết tháng 01/2009 lên 82,6 triệu thuê bao, trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 48,7 triệu thuê bao. Số thuê bao internet băng rộng trên cả nước tính đến hết tháng 01/2009 ước tính đạt 2,1 triệu thuê bao. Tổng doanh thu thuần bưu chính viễn thông tháng 01/2009 ước tính đạt 7,7 nghìn tỷ đồng, tăng 46,6% so với tháng 01/2008, trong đó doanh thu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 5,8 nghìn tỷ đồng, tăng 52,7%.
Thu chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước 15 ngày đầu tháng 01/2009 ước tính bằng 2,4% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 2,9% (thu từ kinh tế Nhà nước bằng 2,9%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không kể dầu thô bằng 2,5%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 2,6%; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bằng 3,4%; thu phí xăng dầu bằng 3%; thu phí, lệ phí bằng 2,5%); thu từ dầu thô bằng 1,6%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 1,9%.
Cũng trong 15 ngày đầu tháng 01/2009, tổng chi ngân sách Nhà nước ước tính bằng 3,3% dự toán năm, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 2,7%; chi sự nghiệp kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (gồm cả chi cải cách tiền lương) bằng 3,5%; chi trả nợ và viện trợ bằng 4,3%.
Một số vấn đề xã hội
Thiếu đói trong nông dân
Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, tính đến 20/01/2009, cả nước có 45,9 nghìn hộ thiếu đói với 200,3 nghìn nhân khẩu bị thiếu đói, chiếm 0,4% tổng số hộ nông nghiệp và 0,4% tổng số nhân khẩu nông nghiệp. So với cùng kỳ năm 2008, số hộ thiếu đói giảm 26,8%, số nhân khẩu thiếu đói giảm 24,1%. Hộ thiếu đói tập trung chủ yếu tại các tỉnh thuộc vùng Trung du, miền núi phía Bắc; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm các cấp, các ngành và tổ chức đoàn thể từ trung ương đến địa phương đã hỗ trợ cho các hộ thiếu đói lương thực và tiền nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân.
Thiệt hại thiên tai
Mưa lũ lớn kéo dài tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân cư. Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, có trên 100 nghìn ha lúa đông xuân mới gieo sạ bị ngập nặng, trong đó hơn 40 nghìn ha phải gieo sạ lại; gần 17 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; 16 tàu, thuyền đánh cá bị chìm; trên 10 nghìn con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi. Để khắc phục hậu quả thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng các địa phương khẩn trương hỗ trợ giống lúa cho nông dân gieo cấy, đảm bảo đúng tiến độ thời vụ.
Tình hình dịch bệnh
Từ 21/12/2008 đến 20/01/2009 trên địa bàn cả nước có 1,6 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt rét; 5,4 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; hơn 300 trường hợp mắc bệnh viêm gan virút và 01 trường hợp nhiễm và tử vong do vi rút cúm A H5N1. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm mặc dù đã được các cấp, các ngành chú ý quan tâm, nhưng tình hình chưa được cải thiện rõ rệt. Trong tháng, cả nước đã xảy ra 6 vụ ngộ độc thực phẩm với 627 trường hợp bị ngộ độc tại các tỉnh: Nghệ An, Quảng Bình, Hải Dương, Cà Mau và thành phố Hồ Chí Minh. Để đảm bảo an toàn cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều biện pháp đề ra đang được các ngành chức năng thực hiện quyết liệt, đặc biệt tăng cường kiểm tra, giám sát và tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức cho người dân trong sản xuất và tiêu dùng các loại thực phẩm.
Cũng trong tháng Một của năm 2009, cả nước đã có 1,2 nghìn trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, nâng tổng số người nhiễm HIV tính đến 20/01/2009 lên 179,5 nghìn người, trong đó 71,5 nghìn trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 41,8 nghìn người đã tử vong do AIDS.
Tai nạn giao thông
Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong tháng 12/2008 trên địa bàn cả nước đã xảy ra 1113 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1019 người và làm bị thương 684 người. So với tháng 11/2008, số vụ tai nạn giao thông tăng 4,7%, số người chết tăng 8,3% và số người bị thương tăng 7,7%. So với cùng kỳ năm 2007, số vụ tai nạn giao thông giảm 8,2%, số người chết giảm 6,8% và số người bị thương giảm 14,4%.
Tính chung năm 2008, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 12,8 nghìn vụ tai nạn giao thông, làm chết 11,6 nghìn người và làm bị thương 8,1 nghìn người. So với năm 2007, số vụ tai nạn giao thông giảm 12,5%, số người chết giảm 11,9% và số người bị thương giảm 23,6%. Bình quân một ngày trong năm 2008, trên địa bàn cả nước xảy ra 35 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người và làm bị thương 22 người. So với năm 2007, số vụ tai nạn giao thông bình quân một ngày giảm 5 vụ, số người chết giảm 4 người và số người bị thương giảm 7 người. Để đảm bảo an toàn giao thông trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, các lực lượng chức năng trên cả nước đã và đang phối hợp chặt chẽ, nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế tối đa những bất cập trên các tuyến giao thông.
Khái quát lại, kinh tế-xã hội nước ta tháng 01/2009 mặc dù tiếp tục gặp khó khăn nhưng một số ngành, lĩnh vực vẫn giữ được nhịp độ phát triển, do đó kết quả đạt được tăng so với cùng kỳ năm trước cũng như so với thời điểm kinh tế-xã hội trong nước bị ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế. Sản lượng dầu thô khai thác và sản lượng điện sản xuất tăng; hoạt động bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển; tình trạng thiếu đói trong nông dân giảm. Tuy nhiên, để từng bước vượt qua khó khăn, thách thức; ngăn chặn suy giảm kinh tế; thúc đẩy sản xuất phát triển; ổn định kinh tế vĩ mô và ngăn ngừa lạm phát, các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:
Một là, nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh sau Tết Nguyên đán để bù phần giảm sút của tháng Một. Muốn vậy phải tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển.
Hai là, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đặc biệt của sản phẩm sản xuất ra nhằm kích thích đầu tư, mở rộng quy mô, phát triển sản xuất.
Ba là, có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, linh hoạt giữa các Bộ, ngành liên quan trong thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ. Tổ chức triển khai nhanh chóng những nhiệm vụ đã được Thủ tướng giao, chỉ đạo và được nêu trong các Nghị quyết của Chính phủ.
Bốn là, khẩn trương hoàn thiện đề án sử dụng gói kích cầu đầu tư 1 tỷ USD, đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Năm là, làm tốt công tác phân tích, đánh giá tình hình và dự báo, từ đó chủ động đề ra những giải pháp, biện pháp khắc phục, phòng ngừa nhằm giảm tối đa thiệt hại và hạn chế tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống dân cư.
Sáu là, triển khai thực hiện khẩn trương, kịp thời, công bằng, đúng đối tượng các chủ trương, quyết định liên quan đến an sinh xã hội, đảm mỗi người dân đều được hưởng quyền lợi như đã quy định và nhận được sự trợ giúp khi gặp khó khăn do thiên tai, hoạn nạn.
 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
2/2/2009 11:06 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết713-Tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-01-nam-2009Thông tin chỉ đạo, điều hành
Phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vữngPhát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2696/KH-UBND triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhan​​h và bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, giá trị, hiệu quả và tính lan tỏa của ngành Du lịch để phát huy tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của các chủ thể liên quan với cách tiếp cận toàn diện, toàn cầu, toàn dân theo tinh thần "Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy - Động lực bắt nguồn từ sự đổi mới - Sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, doanh nghiệp"; tranh thủ thời cơ, khai thác tốt nguồn tài nguyên để phát triển du lịch nhanh, toàn diện, bền vững, tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực khác.

Kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và tích cực kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh du lịch đã được cắt giảm, đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tham gia phát triển du lịch.

Đồng thời, triển khai hiệu quả các mô hình quản trị, hợp tác công - tư trong phát triển du lịch trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"; kịp thời tuyên truyền đến doanh nghiệp các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm huy động hiệu quả nguồn lực của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn đầu tư cho phát triển du lịch.

Các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ du lịch và các doanh nghiệp du lịch phát huy tính năng động, sáng tạo, vai trò động lực, chủ động trong phục hồi du lịch; đẩy mạnh kết nối, hợp tác hỗ trợ, cùng nhau vượt qua khó khăn; đổi mới mô hình kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số và đổi mới, sáng tạo; bảo đảm chất lượng dịch vụ, tôn trọng quyền lợi của khách hàng, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh; chủ động nâng cao năng lực quản trị, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tích cực tham gia các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch để du lịch Bình Dương phát triển nhanh và bền vững.

Các doanh nghiệp du lịch, người dân tham gia kinh doanh các dịch vụ có liên quan đến du lịch (dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm và các dịch vụ khác) phải niêm yết giá công khai và bán đúng giá theo quy định, có trách nhiệm trong thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước và các quy định của pháp luật, của ngành, đảm bảo an toàn cho khách du lịch, nâng cao thương hiệu du lịch Bình Dương.

Kế hoạch 2696/KH-UBND

6/12/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPhát triển, du lịch, toàn diện, nhanh, bền vững632-phat-trien-du-lich-toan-dien-nhanh-va-ben-vunThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
512.00
121,000
0.00
121000
0
Đến năm 2025, phấn đấu tỷ trọng dịch vụ chiếm 28% trong cơ cấu kinh tếĐến năm 2025, phấn đấu tỷ trọng dịch vụ chiếm 28% trong cơ cấu kinh tế

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình số 20/CTr-TU ngày 31/5/2021 của Tỉnh ủy về tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, đô thị theo hướng văn minh, hiện đại giai đoạn 2021-2025, định hướng 2025-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Kế hoạch).​

​Theo đó, mục tiêu cụ thể của Kế hoạch là trong giai đoạn 2021-2025, phấn đấu tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng, đến năm 2025 chiếm 28%. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành dịch vụ bình quân hàng năm khoảng 11%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân khoảng 14 – 15%/năm. Xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông, khoa học công nghệ đáp ứng phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, tạo động lực cho phát triển chung của tỉnh, góp phần rút ngắn thời gian hoàn thành mục tiêu xây dựng thành phố thông minh, triển khai thí điểm mạng 5G trên địa bàn tỉnh…

Định hướng giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bình Dương tiếp tục là địa phương điển hình về phát triển kinh tế tri thức với hệ thống các trung tâm thương mại cao cấp, trung tâm tài chính hiện đại, trung tâm hậu cần dịch vụ kho vận logistics, các dịch vụ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo mang tầm khu vực, các dịch vụ an sinh xã hội đáp ứng tốt nhu cầu của địa phương và cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngành dịch vụ được hiện đại hóa với cơ cấu cân đối, hợp lý, có hệ thống phân phối phát triển đồng bộ, chuyên nghiệp, vừa mở rộng về quy mô và phạm vi, vừa tham gia có chiều sâu vào phát triển sản xuất và tiêu dùng. Khuyến khích chuyển đổi công năng các khu, cụm công nghiệp và các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp ở các đô thị phía Nam của tỉnh thành các Khu công nghiệp công nghệ cao, các khu đô thị, thương mại, dịch vụ cao cấp, hiện đại.

Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai thực hiện các nội dung cụ thể của Kế hoạch, trong đó tập trung vào 05 nhiệm vụ và giải pháp: Rà soát, quy hoạch không gian, quỹ đất nhằm phục vụ phát triển dịch vụ chất lượng cao; tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ phục vụ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của tỉnh; phát triển dịch vụ khoa học công nghệ, thông tin truyền thông làm nền tảng cho phát triển chính quyền số, kinh tế số gắn với Vùng đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh; phát triển các dịch vụ an sinh xã hội theo hướng chuyên sâu và chất lượng cao và một số nhiệm vụ giải pháp khác cần tập trung thực hiện.

Kế hoạch ​

8/23/2021 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐến năm 2025, phấn đấu, tỷ trọng, dịch vụ, chiếm, 28%, cơ cấu. kinh tế322-den-nam-2025-phan-dau-ty-trong-dich-vu-chiem-28-trong-co-cau-kinh-tThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
552.00
121,000
0.00
121000
0
1 - 30Next