Tin chỉ đạo điều hành
 

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 04/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Chỉ thị tăng cường công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) năm 2024.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và trồng cây phân tán năm 2024.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định điều chỉnh nội bộ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 từ dự án thành phần 1: Giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn sang dự án giải phóng mặt bằng công trình đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng. ​​​​

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phối hợp tổ chức Chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" tại tỉnh Bình Dương.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai (PCTT) năm 2024.

 
 

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo Đề án ​Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương tham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trong năm 2024.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo Chương trình làm việc tháng 5/2024.

 
 

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo Đề án Văn phòng tư vấn, hỗ trợ phát triển thanh niên tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 3 (2022 - 2025) năm 2024.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024.​

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Kế hoạch điều chỉnh đầu tư công năm 2020Kế hoạch điều chỉnh đầu tư công năm 2020

​​TTĐT - UBND tỉnh giao chỉ tiêu Kế hoạch điều chỉnh đầu tư công năm 2020.

​Theo đó, giao chỉ tiêu Kế hoạch điều chỉnh đầu tư công năm 2020 là 14.909 tỷ 287 triệu đồng (Mười bốn ngàn chín trăm lẻ chín tỷ, hai trăm tám mươi bảy triệu đồng). Trong đó: Vốn ngân sách Trung ương là 546 tỷ 300 triệu đồng, bao gồm vốn ODA 505 tỷ 200 triệu đồng và vốn đầu tư theo các chương trình mục tiêu 41 tỷ 100 triệu đồng; vốn trong cân đối ngân sách địa phương là 14.362 tỷ 987 triệu đồng, bao gồm vốn ngân sách cấp tỉnh 10.411 tỷ 482 triệu đồng, vốn ngân sách cấp huyện 3.335 tỷ 505 triệu đồng; bội chi ngân sách địa phương 616 tỷ đồng.​

Quyết định ​

8/14/2020 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtđiều chỉnh, đầu tư công, năm 2020865-ke-hoach-dieu-chinh-dau-tu-cong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
140.00
121,000
0.00
121000
0
Điều chỉnh nội bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 Điều chỉnh nội bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định điều chỉnh nội bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 .

​Theo đó, điều chỉnh nội bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tỉnh và Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông như sau:

  ​Danh mụcKế hoạch vốn năm 2024 đã bố tríKế hoạch vốn năm 2024 điều chỉnhTăngGiảm
 TỔNG CỘNG6.493.6216.475.6214.2054.205
 Vốn tỉnh tập trung6.493.6216.475.6214.2054.205
 Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông6.192.1216.174.1212.1002.100
1Cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tại Bình Dương5982.6982.1000
2Dự án thành phần 1: Giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn6.191.523​6.171.42302.100
 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh301.500301.5002.1052.105
3Xây dựng hoàn chỉnh Khu vực văn hóa tưởng niệm Khu di tích lịch sử Chiến khu Long Nguyên1.5003.6052.1050
4Xây dựng Trường Chính trị chuẩn tỉnh Bình Dương300.000297.89502.105

 Các nội dung khác tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 3577/QĐ-UBND ngày 28/12/2023 của UBND tỉnh. 

Quyết định​

4/22/2024 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐiều chỉnh, nội bộ, kế hoạch, đầu tư, vốn, ngân sách, nhà nước, năm 2024 334-dieu-chinh-noi-bo-ke-hoach-dau-tu-von-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2024Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Hướng dẫn trình tự thực hiện xã hội hóa theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP, 59/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bình DươngHướng dẫn trình tự thực hiện xã hội hóa theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP, 59/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành văn bản về việc hướng dẫn trình tự thực hiện xã hội hóa theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP, 59/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, các cơ sở thực hiện xã hội hóa là các cơ sở ngoài công lập được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động trong các lĩnh vực khuyến khích xã hội hóa; các tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoạt động trong các lĩnh vực khuyến khích xã hội hóa có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khuyến khích xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải đáp ứng các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại các Quyết định số: 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008, 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013, 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 để được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa.

Trình tự thực hiện xã hội hóa như sau: Nhà đầu tư liên hệ sở quản lý chuyên ngành về dự án xã hội hóa mà nhà đầu tư quan tâm; đồng thời có văn bản nêu rõ nội dung đề nghị đầu tư dự án cụ thể. Sở quản lý chuyên ngành tham mưu UBND tỉnh lựa chọn nhà đầu tư. Sau khi UBND tỉnh quyết định chọn nhà đầu tư thực hiện xã hội hóa, nhà đầu tư liên hệ sở quản lý chuyên ngành thực hiện thủ tục xác nhận cơ sở thực hiện xã hội hóa đạt yêu cầu loại hình, quy mô, tiêu chuẩn do Thủ tướng Chính phủ quy định; nhà đầu tư liên hệ các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện dự án. Sau khi dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, cơ sở thực hiện xã hội hóa gửi văn bản thông báo dự án đã hoàn thành đưa vào hoạt động kèm theo hồ sơ, tài liệu có liên quan để cơ quan thuế xem xét, ra quyết định miễn, giảm tiền thuê đất chính thức và các chính sách thuế khác theo quy định.

Văn bả​n 

3/7/2019 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtxã hội hóa514-huong-dan-trinh-tu-thuc-hien-xa-hoi-hoa-theo-nghi-dinh-69-2008-nd-cp-59-2014-nd-cp-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
450.00
121,000
121,000.00
121000
54,450,000
/PublishingImages/2019-03/Huong dan trinh tu thuc hien XHH.mp3
Kế hoạch tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024Kế hoạch tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

TTĐT - ​Ban tổ chức các ngày lễ lớn tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Theo đó, Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 được tổ chức theo nghi thức truyền thống của dân tộc trên tinh thần trang trọng, tiết kiệm, thiết thực hướng về cội nguồn tổ tiên; có sức thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân và các tổ chức tín ngưỡng tôn giáo ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh về tham dự, thành kính dâng hương tri ân các Vua Hùng có công dựng nước và các bậc tiền nhân có công giữ nước.

Lễ dâng hương diễn ra từ 08 giờ - 09 giờ, ngày Mùng 10 tháng 3 Âm lịch (ngày 18/4/2024) tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương (Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).

Phần Hội sẽ diễn ra từ 09 giờ – 22giờ ngày Mùng 10 tháng 3 Âm lịch (ngày 18/4/2024) tại Công viên Thủ Dầu Một (Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) với các nội dung: Tổ chức thi gói bánh chưng, bánh dày; tổ chức các trò chơi dân gian; chương trình văn nghệ của học sinh, sinh viên, đoàn viên…

Kế hoạch ​

4/5/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, tổ chức, giỗ Tổ, Hùng Vương, năm 2024766-ke-hoach-to-chuc-le-gio-to-hung-vuong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
229.00
121,000
0.00
121000
0
Chỉ đạo của UBND tỉnh về việc kiểm soát việc sử dụng chất cấm nhóm Beta - agonist trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnhChỉ đạo của UBND tỉnh về việc kiểm soát việc sử dụng chất cấm nhóm Beta - agonist trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh
 TTĐT - Trước tình hình phát hiện sử dụng chất tạo nạc nhóm Beta - agonist trong chăn nuôi tại một số tỉnh trên cả nước, ngày 23/4/2012, UBND tỉnh đã ban hành công văn số 1067/UBND-VX về việc tăng cường các biện pháp kiểm soát việc sử dụng chất cấm nhóm Beta - agonist trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
 
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Y tế, Sở Công Thương và các ngành chức năng là thành viên Ban Chỉ đạo An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động giám sát nguy cơ sử dụng chất Beta - agonist trong suốt quá trình chăn nuôi (chế biến, kinh doanh thức ăn gia súc; kinh doanh, sử dụng chất cấm Beta - agonist trong chăn nuôi…); thực hiện lấy mẫu nghi ngờ gửi cơ quan kiểm nghiệm tồn dư hoá chất Beta - agonist đã được chỉ định.
 
Thành lập đoàn thanh tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phậm tỉnh, phối hợp với chính quyền địa phương thanh kiểm tra, truy nguyên nguồn gốc, phát hiện sớm các vi phạm về kinh doanh, sử dụng chất Beta - agonist ngay tại các cơ sở kinh doanh thuốc thú y; cơ sở chế biến, kinh doanh thức ăn gia chăn nuôi; các trang trại chăn nuôi; các cơ sở kinh doanh thịt đầu mối tại địa phương. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong việc sử dụng Beta - agonist.
 
UBND các huyện, thị và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh triển khai đồng bộ, thường xuyên các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh, sử dụng thuốc thú y, chế biến, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong các trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ và cơ sở kinh doanh thịt trên địa bàn.
 
Các cơ quan thông tấn báo chí thường xuyên đưa thông tin đầy đủ, xác thực và kịp thời về tình hình vi phạm quy định sử dụng chất Beta - agonist trong chăn nuôi để tránh tâm lý hoang mang, tẩy chay sản phẩm có chất chất lượng làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thịt. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức về tác hại của chất cấm và tự giác không sử dụng hoá chất nhóm Beta - agonist trong chăn nuôi của người sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và người chăn nuôi.
 
 
Hải Sư
4/25/2012 7:47 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1512-Chi-dao-cua-UBND-tinh-ve-viec-kiem-soat-viec-su-dung-chat-cam-nhom-Beta-agonist-trong-chan-nuoi-tren-dia-ban-tinhThông tin chỉ đạo, điều hành
Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo đến năm 2040Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo đến năm 2040

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đến năm 2040.

​Theo đó, phạm vi nghiên cứu theo địa giới hành chính huyện Phú Giáo, gồm thị trấn Phước Vĩnh và 10 xã (An Bình, An Linh, An Long, An Thái, Tân Long, Phước Hòa, Phước Sang, Vĩnh Hòa, Tân Hiệp, Tam Lập) với tứ cận tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú và huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; phía Nam giáp sông Bé và huyện Bắc Tân Uyên; phía Đông giáp sông Mã Đà và huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai; phía Tây giáp huyện Bàu Bàng.

Quy mô lập quy hoạch: Trên tổng diện tích tự nhiên huyện Phú Giáo 54.443,85 hecta.

Định hướng đến năm 2030 phát triển theo hướng nông nghiệp - công nghiệp - đô thị, dịch vụ.

Định hướng đến 2040 phát triển theo hướng công nghiệp - đô thị, dịch vụ - nông nghiệp.

Quan điểm, mục tiêu quy hoạch: Cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được định hướng trong Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;định hình sự phát triển không gian toàn huyện, bao gồm sự phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, định hướng sử dụng đất, các đô thị, các khu chức năng. Đây là cơ sở pháp lý để quản lý về hoạt động xây dựng trên toàn huyện, nhằm đảm bảo sự phát triển không gian của vùng đúng với các định hướng đã đề ra trong đồ án; đồng bộ quy hoạch xây dựng với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch kinh tế - xã hội; làm cơ sở để triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư và thực hiện đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt, trong giai đoạn 2020-2025, 2025-2030 và 2030-2040; 10/10 xã đạt nông thôn mới nâng cao và công nhận huyện nông thôn mới nâng cao vào năm 2025, trong đó có 03 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, bao gồm xã Tân Hiệp, xã Tân Long, xã Vĩnh Hòa.

Dự báo quy mô dân số huyện Phú Giáo đến năm 2030 khoảng 160.000 người, đến năm 2040 khoảng 240.000 người.​

Quyết định ​

4/5/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtQuy hoạch, xây dựng, vùng, huyện Phú Giáo, năm 204099-quy-hoach-xay-dung-vung-huyen-phu-giao-den-nam-204Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
406.00
121,000
0.00
121000
0
Kế hoạch thực hiện dự án Điều tra, đánh giá ô nhiễm đấtKế hoạch thực hiện dự án Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện dự án Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần đầu trên địa bàn tỉnh. 

Theo đó, mục đích Kế hoạch nhằm đánh giá được chính xác thực trạng đất đai, chất lượng đất đai; điều tra, đánh giá ô nhiễm đất làm cơ sở để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các cấp, nhất là việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Công tác điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần đầu cần phải đảm bảo nội dung, phương pháp, chỉ tiêu, biểu mẫu, bản đồ, trình tự thực hiện, kiểm tra, giao nộp, lưu trữ theo quy định tại Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 và Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT ngày 15/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thời gian lập, tổ chức thực hiện và trình phê duyệt dự án bắt đầu từ quý II/2021 đến quý III/2022.

Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần đầu trên địa bàn tỉnh về Bộ Tài nguyên và Môi trường ngay sau khi hoàn thành và trước ngày 30/12/2022.

Nội dung điều tra, đánh giá được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ để xác định các nguồn gây ô nhiễm đất, các khu vực có nguy cơ ô nhiễm đất; lập kế hoạch và điều tra lấy mẫu đất tại thực địa; phân tích mẫu đất, tổng hợp số liệu và cảnh báo các khu vực đất bị ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm (cận ô nhiễm); xây dựng bản đồ các khu vực đất bị ô nhiễm; đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững; xây dựng báo cáo đánh giá về thực trạng ô nhiễm đất.

Kế hoạch 

6/25/2021 2:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, thực hiện, dự án, Điều tra, đánh giá, ô nhiễm, đất99-ke-hoach-thuc-hien-du-an-dieu-tra-danh-gia-o-nhiem-daThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
377.00
121,000
0.00
121000
0
Thực hiện Nghị định số 92/2017/NĐ-CP và Thông tư số 02/2017/TT-VPCP về kiểm soát thủ tục hành chínhThực hiện Nghị định số 92/2017/NĐ-CP và Thông tư số 02/2017/TT-VPCP về kiểm soát thủ tục hành chính

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành văn bản​ về việc thực hiện hiện Nghị định số 92/2017/NĐ-CP và Thông tư số 02/2017/TT-VPCP.

Theo đó, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) cho hệ thống cán bộ, công chức làm đầu mối kiểm soát TTHC của đơn vị, địa phương; tham mưu UBND tỉnh triển khai đến các đơn vị, địa phương cải tiến hình thức báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC từ hình thức báo cáo bằng văn bản sang báo cáo điện tử tại Phân hệ Quản lý báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC trên Hệ thống quản lý và đánh giá về kiểm soát TTHC theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

Chủ tịch UBND cấp huyện tập trung hoàn thành các nhiệm vụ đã được UBND tỉnh giao về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC.

1/12/2018 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTTHC,  thủ tục hành chính280-thuc-hien-nghi-dinh-so-92-2017-nd-cp-va-thong-tu-so-02-2017-tt-vpcp-ve-kiem-soat-thu-tuc-hanh-chinThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
182.00
121,000
0.30
121000
22,058,300
Triển khai thực hiện dự án Nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháyTriển khai thực hiện dự án Nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành văn bản về việc triển khai thực hiện dự án Nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy (PCCC).

 

Theo đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị địa điểm (hội trường, sân tập thực hành) và gửi thư mời đại diện lãnh đạo UBND cấp xã, Công an cấp xã, trưởng ấp, khu phố, đội trưởng đội dân phòng, chủ hộ kinh doanh nhỏ lẻ,… đến tham gia tập huấn. Mỗi địa phương tổ chức 01 lớp, riêng thành phố Thủ Dầu Một tổ chức 02 lớp tập huấn.

Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore chuẩn bị địa điểm và gửi thư mời cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở trong các khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức 01 lớp tập huấn.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh chuẩn bị địa điểm; phối hợp với Công an tỉnh gửi thư mời cán bộ, đội viên đội PCCC cơ sở và chuyên ngành trong và ngoài các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến tham gia tập huấn (tổng số 02 lớp).

Công an tỉnh chủ động phối hợp với Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ - Bộ Công an để chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu, phương tiện, dụng cụ và bố trí cán bộ tập huấn; phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh thống nhất thời gian tập huấn đảm bảo đúng tiến độ.

Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình​ Dương chủ động phối hợp với Công an tỉnh đưa tin tuyên truyền về các nội dung liên quan đến công tác tập huấn trên địa bàn tỉnh.

Thời gian tổ chức tập huấn là từ ngày 01/12/2018 đến ngày 31/12/2018. Mỗi lớp tập huấn tối thiểu 100 người.​

Văn bản​ ​​​

11/29/2018 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtnăng lực, lực lượng, Cảnh sát, Phòng cháy chữa cháy726-trien-khai-thuc-hien-du-an-nang-cao-nang-luc-cho-luc-luong-canh-sat-phong-chay-va-chua-chaThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
361.00
121,000
0.00
121000
43,681,000
/PublishingImages/2018-12/PCCC.mp3
Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 (gọi tắt là Kế hoạch).

Theo đó, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách nhằm phát huy giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng; góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc. Khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.

Đồng thời, tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam trong đời sống xã hội tại Bình Dương; giúp bạn đọc tiếp cận sách với hình thức trực tuyến trên không gian mạng; từng bước giúp các đơn vị xuất bản, phát hành xuất bản phẩm chuyển đổi số trong tình hình mới.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay có thông điệp "Sách: Nhận thức-Đổi mới-Sáng tạo"; "Sách cho tôi, cho bạn".

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 trên địa bàn tỉnh Bình Dương được tổ chức trong tháng 3/2023 đến hết tháng 4/2023. Các hoạt động trọng tâm diễn ra từ ngày 15/4/2023 đến ngày 01/5/2023.

Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 sẽ dự kiến diễn ra vào 18 giờ, ngày 20/4/2023 tại Chợ đêm và Phố đi bộ Bạch Đằng (trong khuôn viên dự án Trung tâm thương mại Dịch vụ Bạch Đằng, đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Đồng thời, tổ chức trưng bày, triển lãm Tuần lễ Sách từ ngày 20/4/2023 đến ngày 24/4/2023.

Kế hoạch ​​

4/6/2023 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, Ngày Sách, Văn hóa, đọc, Việt Nam, lần thứ 2, năm 202315-to-chuc-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-lan-thu-2-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
429.00
121,000
0.00
121000
0
Kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp thông qua nhiệm vụ KHCNKết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp thông qua nhiệm vụ KHCN
 
TTĐT - Ngày 26-6, UBND tỉnh ban hành Thông báo số 114 /TB-UBND về việc “Thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Thanh Liêm - Chủ tịch Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh tại cuộc họp thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2016”.
 
Theo đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Thanh Liêm - Chủ tịch Hội đồng KHCN tỉnh kết luận: thống nhất xác định thực hiện 08 NV theo đề nghị của các Hội đồng tư vấn chuyên ngành và Sở KHCN. Ngoài ra, Hội đồng KHCN tỉnh thống nhất bổ sung thực hiện 02 NV.
    
Sở KHCN bổ sung thời gian, khái toán kinh phí đối với các NV, đề tài được đề xuất thực hiện và hoàn thiện báo cáo. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức rà soát, thẩm định đối với từng đề tài, dự án cụ thể đảm bảo phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của tỉnh và nhu cầu của các đơn vị, địa phương.
      
     
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Thanh Liêm - Chủ tịch Hội đồng KHCN tỉnh kết luận tại cuộc họp ngày 23/6/2015
 
     
8 NV KHCN xác định thực hiện năm 2016
1. Nghiên cứu và triển khai thử nghiệm hệ thống đo chỉ số sinh tồn tích hợp qua mạng;
2. Nghiên cứu và triển khai giải pháp xác thực đa nhân tố nhằm tăng cường an toàn thông tin cho các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
3. Nghiên cứu đề xuất công cụ phục vụ kiểm toán nhanh năng lượng lồng ghép đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn cho một số ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh bình Dương;
4. Nghiên cứu xây dựng bộ giải pháp kỹ thuật nâng cao an toàn giao thông đường bộ tỉnh Bình Dương;
5. Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trên kênh, rạch là nguồn tiếp nhận nước thải công nghiệp và đô thị phía Nam tỉnh Bình Dương;
6. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ công tác phòng chống lụt bão và ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Bình Dương;
7. Phát triển đô thị bền vững tại tỉnh Bình Dương: hiện trạng và tương lai của một thành phố sống tốt (livable city);
8. Gian lận và sai sót báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Bình Dương.
2 NV bổ sung
1. Nghiên cứu xác định nguyên nhân sự bùng phát của cây lục bình trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề xuất giải pháp kiểm soát hiệu quả;
2. Nghiên cứu, thiết kế và sản xuất cảm biến đo mực nước, bộ lưu trữ dữ liệu và hệ thống thu thập dữ liệu tự động qua mạng 3G/GPRS cho trạm quan trắc thủy văn Tân Uyên; nghiên cứu và xây dựng Trung tâm lưu trữ và chia sẻ dữ liệu thủy văn tỉnh Bình Dương.
    
Phương Chi
6/30/2015 12:26 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết1310-Ket-luan-cua-Pho-Chu-tich-Thuong-truc-UBND-tinh-tai-cuoc-hop-thong-qua-nhiem-vu-KHCNThông tin chỉ đạo, điều hành
Phê duyệt tổng biên chế năm 2022 theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CPPhê duyệt tổng biên chế năm 2022 theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP

TTĐT - ​HĐND tỉnh Bình Dương vừa phê duyệt tổng biên chế công chức, số lượng người làm việc và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP trong các cơ quan của HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị sự nghiệp công lập và Hội có tính chất đặc thù năm 2022. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, Kỳ họp thứ ba thông qua ngày 08/12/2021 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.

Theo đó, phê duyệt tổng biên chế công chức và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP trong các cơ quan của HĐND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2022 là 1.711 biên chế; hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP là 118 chỉ tiêu; 69 chỉ tiêu HĐND tỉnh đã giao ngoài chỉ tiêu biên chế được Chính phủ giao.

Phê duyệt tổng số lượng người làm việc và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP trong các đơn vị sự nghiệp công lập và Hội có tính chất đặc thù năm 2022 là 24.955 chỉ tiêu, gồm 22.437 biên chế và 2.518 hợp đồng.

Đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và sự nghiệp y tế, kinh phí được cấp trên cơ sở biên chế và hợp đồng lao động thực hiện của ngành.

Số lượng người làm việc trong các Hội có tính chất đặc thù là 87 biên chế.

UBND tỉnh quyết định phân bổ biên chế công chức, số lượng người làm việc và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP trong các cơ quan của HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị sự nghiệp công lập và Hội có tính chất đặc thù năm 2022 trong tổng số biên chế đã được HĐND tỉnh phê duyệt; kịp thời thông báo Thường trực HĐND tỉnh về việc phân bổ biên chế.

Trong trường hợp cần điều chuyển, UBND tỉnh xem xét, quyết định trong tổng số biên chế và hợp đồng lao động đã được HĐND tỉnh phê duyệt, thông báo việc điều chuyển đến Thường trực HĐND tỉnh; báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp thường lệ cuối năm. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Nghị quyết 

12/23/2021 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPhê duyệt, tổng biên chế, năm 2022, Nghị định số 68/2000/NĐ-CP944-phe-duyet-tong-bien-che-nam-2022-theo-nghi-dinh-so-68-2000-nd-cThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
429.00
121,000
0.00
121000
0
Điều chỉnh nội bộ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024Điều chỉnh nội bộ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định điều chỉnh nội bộ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 từ dự án thành phần 1: Giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn sang dự án giải phóng mặt bằng công trình đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng. ​​​​

Theo đó, chấp thuận điều chỉnh bổ sung 14 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2024 cho dự án Giải phóng mặt bằng công trình đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng. Kế hoạch vốn năm 2024 của dự án sau khi điều chỉnh bổ sung là 39 tỷ đồng.

Nguồn vốn bổ sung từ cắt giảm 14 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2024 của dự án thành phần 1: Giải phóng mặt bằng đường vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn. Kế hoạch vốn năm 2024 của dự án trên sau khi điều chỉnh giảm còn 6.175 tỷ 423 triệu đồng.

Các nội dung khác tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 3577/QĐ-UBND ngày 28/12/2023 và Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 15/4/2024 của UBND tỉnh.

Căn cứ kế hoạch điều chỉnh được giao, chủ đầu tư tổ chức thực hiện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trong kế hoạch điều chỉnh đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 tham mưu UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh theo quy định.

Quyết định 

5/13/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐiều chỉnh, nội bộ, kế hoạch, vốn, đầu tư công, năm 2024330-dieu-chinh-noi-bo-ke-hoach-von-dau-tu-cong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
270.00
121,000
0.00
121000
0
Tin vui đầu năm cho người lao độngTin vui đầu năm cho người lao động
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngay những ngày đầu năm mới, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Nhiều lao động ngoài tỉnh khi đến Bình Dương đã tỏ ra rất hồ hỡi vì có được việc làm ngay sau nhiều ngày thất nghiệp.
Những ngày qua, ở Khu công nghiệp Sóng Thần II (Dĩ An) nhiều tấm băng rôn, bảng thông báo tuyển dụng lao động đã được dựng lên. Trước cổng Công ty TNHH FERFETTI mấy ngày gần đây, dù đã hơn 11 giờ trưa nhưng nhiều công nhân vẫn tụ tập ở cổng để tìm hiều thông tin tuyển dụng và những chế độ chính sách cho công nhân. Theo nhân viên bộ phận tuyển dụng ở đây, hiện nay công ty đang tuyển thêm một số lượng lớn công nhân với nhiều chế độ, thu nhập hấp dẫn, đồng thời thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, y tế... Cụ thể, mức thu nhập của công nhân từ 2,2 triệu đến 3,5 triệu đồng/tháng, công nhân bảo trì cao nhất là 4,7 triệu đồng/tháng.
Ông Phạm Văn Thái, Trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm (Liên đoàn Lao động tỉnh) cho biết, hiện có khoảng 12 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 4.500 lao động. Cùng với số lượng 1.500 lao động cần tuyển dụng của các doanh nghiệp tại Trung tâm giới thiệu việc làm (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), như vậy ngay những ngày đầu năm mới các doanh nghiệp cần khoảng 6.000 lao động. Đây là tin vui cho lao động ngoài tỉnh trong điều kiện cả nước đang gặp khó khăn chung về kinh tế do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Ông Trần Trung Dũng, phòng kinh doanh - Công ty cổ phần Thương mại dầu khí Việt (TX.TDM) cho biết, công ty đã có nhiều đơn đặt hàng mới nên trong năm nay công nhân sẽ có nhiều việc để làm, để bảo đảm sản xuất kinh doanh ổn định và “giữ chân” khách hàng, công ty còn có nhu cầu tuyển thêm nhiều lao động nữa ngay trong những ngày đầu năm. Ông Trần Hữu Quynh, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Giày Thông Dụng thì khẳng định: Trong ngày làm việc đầu năm mới đã có trên 3.000 công nhân trở lại làm việc, công ty cùng Ban chấp hành Công đoàn đã có kế hoạch chăm lo chế độ chính sách, tiền lương, việc làm tốt hơn cho người lao động. Mức lương thử việc là 1.080.500 đồng/tháng, khi được ký hợp đồng mức lương sẽ là 1.355.600 đồng, ngoài ra công nhân ký hợp đồng trước ngày 1-1-2009 sẽ được tăng thêm gần 200.000 đồng/tháng vào mức lương của tháng 12-2008, các chế độ phụ cấp khác vẫn giữ nguyên. Riêng Công ty TNHH Hài Mỹ (Bình Chuẩn, Thuận An) cũng đề ra chỉ tiêu xuất khẩu khoảng 6 triệu đôi giày trong năm 2009, hiện nay đơn đặt hàng mới đã được ký kết, trong khi đó doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục hoàn thành đơn đặt hàng của năm 2008.
Bên cạnh chăm lo đời sống, thu nhập cho người lao động, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, môi trường làm việc thân thiện cũng được các doanh nghiệp chú trọng. Người lao động yên tâm, kỳ vọng vào một năm mới đầy hứa hẹn.
Theo tinh thần chung của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao động tỉnh, ngay những ngày đầu năm, các cấp công đoàn cơ sở phối hợp với các ngành chức năng sẽ chủ động đón nhận những công nhân bị cắt giảm lao động để cung ứng cho những đơn vị có nhu cầu tuyển dụng trong tỉnh, bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đi vào ổn định ngay những ngày đầu năm, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động ngoài tỉnh.   
 
 Đỗ Trường
(Theo báo Bình Dương)
2/5/2009 9:57 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết2010-Tin-vui-dau-nam-cho-nguoi-lao-dongThông tin chỉ đạo, điều hành
Giao, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất đối với một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnhGiao, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất đối với một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
  
TTĐT - Ngày 17 và 18-8, UBND tỉnh Bình Dương ban hành các Quyết định về việc giao, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất đối với một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các Quyết định  có hiệu lực kể từ ngày ký.

  
Theo đó, tại Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 17-8-2015, UBND tỉnh quyết định về việc giao đất cho Công ty Cổ phần khoáng sản và Xây dựng Bình Dương để thực hiện dự án Khu Biệt thự Bình Đức Tiến với tổng diện tích 26.745,2m2. Trong đó, giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với đất ở tại đô thị (đất xây dựng nhà ở, đất sân vườn) là 16.458,22m2; giao đất không thu tiền sử dụng đất diện tích 10.286,98m2.
 
Tại Quyết định 2132/QĐ-UBND ngày 18-8, UBND tỉnh quyết định cho phép Công ty TNHH Phúc Tấn Phát được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ở, đất trồng cây lâu năm sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp với hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm tại xã Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên. Tổng diện tích là 17.597m2, trong đó có 861m2 đất thuộc hành lang an toàn đường bộ thực hiện theo quy định pháp luật về hành lang an toàn đường bộ.
 
Tại Quyết định 2134/QĐ-UBND ngày 18-8, UBND tỉnh cho Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp-TNHH Một thành viên thuê đất (đợt 5) với hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần để xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN Bàu Bàng tại xã Lai Uyên và xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng. Tổng diện tích đất được thuê là 237.877,5m2; trong đó thuê đất với hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê với diện tích 171.957,5m2, thuê đất với hình thức Nhà nước cho thuê đất không thu tiền với tổng diện tích 65.920m2.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh và các tổ chức được nêu trong quyết định chịu trách nhiệm thi hành.

Đình Lý

8/20/2015 12:27 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết1339-Giao-thu-hoi-va-chuyen-muc-dich-su-dung-dat-doi-voi-mot-so-doanh-nghiep-tren-dia-ban-tinhThông tin chỉ đạo, điều hành
Kế hoạch tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024Kế hoạch tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" năm 2024

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và trồng cây phân tán năm 2024.

Theo đó, tổ chức Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng và bảo vệ rừng. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần nâng cao chỉ tiêu đất cây xanh đô thị hướng đến xây dựng Bình Dương trở thành đô thị xanh, đô thị thông minh của vùng và cả nước.

Điểm phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" cấp tỉnh: Dự kiến bắt đầu từ 06 giờ 30 phút ngày 15/5/2024 tại Khu đất xây dựng công viên cây xanh, đường ĐT743B (đoạn ngã tư 550 đến Bệnh viện Quân đoàn 4), khu phố Thống nhất 1, phường Dĩ An, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Lễ phát động có khoảng 300 đại biểu tham dự.

Tại lễ phát động sẽ trồng khoảng 300 cây (3-4 năm tuổi) với các loài cây: Sao, dầu rái, chiêu liêu, lim xẹt, bàng Đài Loan, gõ đỏ, chuông vàng, giáng hương, sanh, đủng đỉnh.

Tại cấp huyện, thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần đại biểu tham dự và khối đông tham gia do UBND các huyện, thành phố chủ động thực hiện.

Số lượng cây trồng tại lễ phát động của các huyện, thành phố khoảng 1.786 cây 02 năm tuổi, gồm các loài cây: Dầu rái, sao, giáng hương, bằng lăng, sưa, cẩm lai.

Các đơn vị đăng ký cây giống năm 2024 từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước, chủ động tổ chức triển khai trồng cây phân tán phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Số lượng cây giống: Khoảng 4.220 cây 01 năm tuổi. Loài cây: Dầu rái, sao, giáng hương.

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ động huy động vốn từ xã hội hóa, tổ chức trồng cây xanh, trồng hoa, cây cảnh tại các khu vực công cộng...

Kế hoạch 

5/14/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, tổ chức, Lễ phát động, Tết trồng cây, đời đời, nhớ ơn, Bác Hồ, năm 2024665-ke-hoach-to-chuc-le-phat-dong-tet-trong-cay-doi-doi-nho-on-bac-ho-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
425.00
121,000
0.00
121000
0
Quản lý tài sản được hình thành thông qua triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nướcQuản lý tài sản được hình thành thông qua triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
   
TTĐT - Ngày 30-10, UBND tỉnh ban hành Công văn số 3813/UBND-VX về việc “Thực hiện Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BKHCN-BTC của Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) và Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng, xử lý tài sản được hình thành thông qua triển khai thực hiện nhiệm vụ KHCN sử dụng ngân sách nhà nước”.
  
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KHCN, các tổ chức, cá nhân thụ hưởng kết quả của việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KHCN cùng các đơn vị liên quan thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BKHCN-BTC.
    
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị chủ động liên hệ Sở KHCN để được hướng dẫn thực hiện.
  
Tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ KHCN sử dụng ngân sách nhà nước gồm:
1. Tài sản được trang bị để triển khai thực hiện nhiệm vụ KHCN;
2. Tài sản là kết quả của việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KHCN thể hiện dưới dạng tài sản hữu hình và tài sản vô hình;
3. Tài sản là vật tư thu được trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ KHCN.
   
Phương Chi
11/6/2015 9:38 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1393-Quan-ly-tai-san-duoc-hinh-thanh-thong-qua-trien-khai-thuc-hien-nhiem-vu-khoa-hoc-cong-nghe-su-dung-ngan-sach-nha-nuocThông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương: 100% cấp huyện, cấp xã đồng loạt tổ chức lễ phát động Chiến dịch diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trườngBình Dương: 100% cấp huyện, cấp xã đồng loạt tổ chức lễ phát động Chiến dịch diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chiến dịch diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM) trên địa bàn tỉnh năm 2022.

Theo đó, Kế hoạch nhằm mục tiêu huy động cộng đồng và các lực lượng xã hội tham gia tạo ra một phong trào rầm rộ, triệt để và toàn diện trong phạm vi toàn tỉnh nhằm hạ thấp mật độ muỗi vằn trong thời gian ngắn nhất để giảm nhanh sự lan truyền bệnh SXHồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người, làm chuyển đổi thói quen vệ sinh cá nhân và môi trường sống để hạn chế sự lây truyền bệnh TCM và các bệnh truyền nhiễm khác, hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ mắc và tử vong do bệnh SXH, bệnh TCM và khống chế không để dịch xảy ra tại địa phương.

Phấn đấu 100% phương tiện thông tin đại chúng tỉnh, huyện, xã đồng loạt tuyên truyền trước và trong Chiến dịch; 100% cấp huyện, cấp xã đồng loạt tổ chức lễ phát động Chiến dịch diệt lăng quăng – tổng vệ sinh môi trường. Sau lễ phát động cấp xã, 91/91 xã tổ chức vãng gia ít nhất 90% hộ gia đình, thực hiện các hoạt động: Kiểm tra lăng quăng trong các vật dụng chứa nước; cấp tờ rơi tuyên truyền; hướng dẫn cách triệt nơi sinh sản của muỗi để phòng bệnh SXH, hướng dẫn vệ sinh khi chăm sóc trẻ em để phòng bệnh TCM. Sau Chiến dịch, các chỉ số về côn trùng, số ca bệnh SXH, bệnh TCM giảm rõ rệt so với trước Chiến dịch.

Lễ phát động chiến dịch diệt lăng quăng – tổng vệ sinh môi trường sẽ tổ chức vào ngày 26/5/2022.

Chiến dịch gồm 01 đợt, được chia làm 2 vòng, cách nhau 1 tuần, mỗi vòng 2 ngày liên tiếp, tùy theo tình hình địa phương có thể kéo dài thêm 1-2 ngày. Cụ thể, vòng 1 từ ngày 26-27/5/2022; vòng 2 từ ngày 03-04/6/2022.

Địa bàn triển khai: Lấy tuyến xã làm đơn vị triển khai Chiến dịch; lấy khu phố, ấp, Tổ tự quản, Tổ dân phố là địa bàn trực tiếp thực hiện Chiến dịch.

Lực lượng chính của Chiến dịch được huy động tại xã gồm có chính quyền giữ vai trò nòng cốt, tổ chức chỉ đạo thực hiện Chiến dịch (lãnh đạo UBND xã, Trưởng ấp, Tổ trưởng Tổ dân phố); lãnh đạo Trạm Y tế, cán bộ chuyên trách vai trò tham mưu về kỹ thuật; các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương (giáo viên, học sinh các trường tiểu học, trung học; Hội Liên hiệp phụ nữ; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Chữ thập đỏ; Hội Nông dân; Hội Cựu chiến binh; Công an xã, Quân sự xã/ Đội dân phòng…); nhân viên y tế khu phố, ấp và cộng tác viên các chương trình y tế, các chương trình xã hội là lực lượng đóng vai trò chủ chốt, hướng dẫn về chuyên môn cho các thành viên tham gia vãng gia tuyên truyền phát tờ rơi phòng chống SXH, TCM và đồng thời diệt lăng quăng tại hộ gia đình.

Sau Chiến dịch, Trung tâm y tế tuyến huyện tổ chức điều tra côn trùng tại các điểm đã điều tra trước Chiến dịch; đồng thời giám sát, thống kê các ca bệnh thời điểm sau Chiến dịch. Ban Chỉ đạo cấp xã báo cáo kết quả từng đợt Chiến dịch cho Ban Chỉ đạo cấp huyện để tổng hợp báo cáo lên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh (cơ quan thường trực là Sở Y tế). 

​Kế hoạch 

5/24/2022 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, 100%, cấp huyện, cấp xã, đồng loạt, tổ chức, lễ phát động, Chiến dịch, diệt, lăng quăng, tổng vệ sinh, môi trường948-binh-duong-100-cap-huyen-cap-xa-dong-loat-to-chuc-le-phat-dong-chien-dich-diet-lang-quang-tong-ve-sinh-moi-truonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
655.00
121,000
0.00
121000
0
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin điện tửChức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin điện tử

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2024 và thay thế Quyết định số 163/QĐ-STTTT ngày 31/11/2018.

Theo đó, Trung tâm Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương (gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương.

Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước bảo đảm.

Trung tâm có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Binh Duong E-Goverment Information Center (Viết tắt: BEGIC).

Trung tâm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương thông qua Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương và các kênh thông tin chính thức khác trên môi trường mạng; quản trị, vận hành hệ thống thông tin, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thông tin và chuyển đổi số của tỉnh.

Nhiệm vụ và quyền hạn: Tham mưu giúp Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ Trưởng Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh theo Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thường trực Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh theo Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương. Thực hiện nghiệp vụ hỗ trợ công tác truyền thông chính sách; quản trị, vận hành hệ thống thông tin, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thông tin và chuyển đổi số của tỉnh. Thực hiện công tác quản trị nội bộ; thực hiện công tác hỗ trợ thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế số - xã hội số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc được Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông giao.

Trung tâm có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc. Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.

Trung tâm có 03 phòng, gồm: Phòng Biên tập, phòng Kỹ thuật, phòng Hành chính - Tổng hợp. Các phòng trực thuộc Trung tâm có Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng.

Biên chế của Trung tâm thuộc biên chế sự nghiệp do UBND tỉnh quyết định giao hàng năm và quy định của pháp luật. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, trên cơ sở vị trí việc làm, phạm vi hoạt động, khối lượng công việc và nhu cầu công việc thực tế, Trung tâm xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm, đề xuất Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Giám đốc Trung tâm thực hiện ký hợp đồng thuê, khoán công việc đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồng và các hình thức hợp tác với các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của đơn vị.

Quyết định 

4/3/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức, Trung tâm, Thông tin, điện tử, Bình Dương709-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-va-co-cau-to-chuc-cua-trung-tam-thong-tin-dien-tThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
615.00
121,000
0.00
121000
0
Triển khai Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050Triển khai Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 04/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, các sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công triển khai thực hiện hoặc tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 370/QĐ-TTg.

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối, theo dõi, tham mưu UBND tỉnh trong quá trình thực hiện Quyết định số 370/QĐ-TTg, định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.

Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định Đông Nam bộ là vùng đất bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của TP. Hồ Chí Minh và 05 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh; vùng biển ven bờ của TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Về kinh tế: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8 - 9%/năm, trong đó TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng khoảng 8,5 - 9%/năm; GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 380 - 420 triệu đồng, tương đương 14.500 - 16.000 đô la Mỹ; tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm khoảng 41 - 42% trong GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng 45 - 46% (riêng công nghiệp chế biến, chế tạo khoảng 33%); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2 - 3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp 10-11%; tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 35 - 40%; tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 70 - 75%; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Giai đoạn 2021 - 2030, tốc độ tăng năng suất lao động đạt khoảng 7%; đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 56%.​

Về xã hội: Phấn đấu chỉ số phát triển con người (HDI) đạt trên 0,8; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt khoảng 40 - 45%; tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức dưới 3%; tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống khoảng 5% trong tổng số lao động làm việc; phấn đấu đạt 35 giường bệnh và 19 bác sĩ trên 10.000 dân; tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt trên 95%; phấn đấu đạt 450 sinh viên đại học trên 10.000 dân; có 02 - 03 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 500 trường đại học tốt nhất thế giới…

Về phát triển kết cấu hạ tầng: Hoàn thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng khung kết nối vùng và liên vùng, bao gồm khoảng 850 km đường bộ cao tốc, các tuyến đường sắt kết nối vùng, đường sắt đô thị, các cảng biển cửa ngõ có chức năng tru​ng chuyển quốc tế, các cảng hàng không, đường thủy nội địa; phát triển hạ tầng năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng thủy lợi, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về quốc phòng, an ninh: Giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, nhất là tại khu vực biên giới, biển, đảo; bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa phát triền kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh…

Tầm nhìn đến năm 2050, Đông Nam bộ trở thành vùng phát triển, có thu nhập cao, tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm hàng đầu của khu vực và thế giới; có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; có chất lượng cuộc sống cao, có trình độ y tế, giáo dục thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á; môi trường sinh thái được bảo vệ, phát triển hiệu quả theo hướng kinh tế xanh, cacbon thấp. Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2031-2050 đạt khoảng 7,5%/năm, GRDP/người đến năm 2050 đạt khoảng 54.000 đô la Mỹ.

Văn bản ​​

5/16/2024 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTriển khai, Quy hoạch, vùng, Đông Nam bộ, thời kỳ, 2021-2030, tầm nhìn, năm 2050901-trien-khai-quy-hoach-vung-dong-nam-bo-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam-205Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
799.00
121,000
0.00
121000
0
Thực hiện kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19Thực hiện kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Thông báo số 309/TB-VPCP ngày 24/8/2020 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực tế của địa phương thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua để tổ chức triển khai thực hiện cho phù hợp, hiệu quả. Đồng thời tích cực truyền thông và thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang nơi công cộng, tại trường học, bệnh viện, nơi đông người, trên phương tiện công cộng; khuyến cáo mạnh mẽ về khai báo y tế điện tử, cài đặt và sử dụng phần mềm truy vết Bluezone; giám sát chặt chẽ, bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch trong việc cách ly phù hợp các chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao… nhập cảnh làm việc tại Bình Dương.

Sở Y tế theo dõi, đôn đốc, các đơn vị thực hiện nghiêm Thông báo này; kịp thời báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh theo đúng quy định.​

​Văn bản ​​

8/31/2020 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtkết luận, Thủ tướng, Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực, Chính phủ, dịch Covid-19892-thuc-hien-ket-luan-cua-thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-tai-cuoc-hop-thuong-truc-chinh-phu-ve-cong-tac-phong-chong-dich-covid-1Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
248.00
121,000
0.00
121000
0
Triển khai phần mềm khai báo y tế để quản lý di biến động của người dân ra vào vùng dịchTriển khai phần mềm khai báo y tế để quản lý di biến động của người dân ra vào vùng dịch

TTĐT - ​​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai phần mềm khai báo y tế để quản lý di biến động của người dân ra, vào vùng dịch và hỗ trợ nhập thông tin, quản lý đối tượng chính sách theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ.

​Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện công tác tuyên truyền để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trên địa bàn tỉnh hiểu và tham gia kê khai thông tin di biến động tại trang web https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn  nhằm đảm bảo giãn cách và kiểm soát khi qua các chốt kiểm dịch liên tỉnh; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp với lực lượng Công an trong việc triển khai thực hiện phần mềm quản lý di biến động người dân ra, vào vùng dịch tại địa phương. 

UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và huy động lực lượng để triển khai thực hiện tốt các phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định; chỉ đạo Tổ giám sát Covid-19 cộng đồng tiếp tục "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", nhất là phát hiện các trường hợp người từ các vùng dịch về địa phương không khai báo y tế; tuyệt đối không để sót, lọt các trường hợp có nguy cơ làm lây nhiễm trong cộng đồng.

Đồng thời chỉ đạo các lực lượng tham gia phòng, chống dịch sử dụng, ứng dụng phần mềm này để kiểm soát, theo dõi, quản lý di biến động công dân vùng dịch và quản lý tiêm chủng vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; chỉ đạo UBND cấp xã cung cấp, gửi danh sách công dân, đối tượng đề nghị hỗ trợ, hưởng chính sách theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg cho Công an cấp xã nơi công dân cư trú để thực hiện rà soát, đối sánh xác định đúng thông tin công dân, đối tượng hỗ trợ trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm cập nhật vào hệ thống phần mềm quản lý dân cư, phục vụ việc quản lý, tra cứu, xác minh thông tin công dân trên địa bàn, không để trục lợi chính sách trái pháp luật.

Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với lực lượng liên quan tại các chốt kiểm dịch kiểm tra, hướng dẫn, yêu cầu người dân kê khai đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân tại địa chỉ website khai báo trực tiếp để quản lý di biến động dân cư được kịp thời, chính xác. Phân công cán bộ, chiến sĩ thường trực 24/24 giờ để phối hợp với lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch kiểm tra thông tin công dân khai báo y tế bằng mã QR code tại địa chỉ https://kiemdich.dancuquocuia.gov.vn, đối chiếu, xác nhận thông tin với CMND, CCCD của người dân trên hệ thống. 

Trường hợp người dân không có điện thoại thông minh (smartphone) sẽ được phát phiếu khai báo y tế để kê khai; cán bộ Công an phối hợp cán bộ y tế thống nhất mẫu tờ khai để thuận tiện cho người dân. Sau khi kê khai, cán bộ Công an kiểm tra, đối chiếu thông tin với CMND, CCCD của người dân; chiến sĩ được phân công làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch nhập phiếu khai báo y tế của người dân ra, vào vùng dịch vào hệ thống phần mềm.

Tổ chức kiểm soát, phân luồng, điều tiết giao thông, đảm bảo giãn cách, tránh gây ra tình trạng ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm dịch.

Văn bản ​​

 

9/7/2021 2:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTriển khai, phần mềm, khai báo, y tế, quản lý, di, biến động, người dân, vùng dịch166-trien-khai-phan-mem-khai-bao-y-te-de-quan-ly-di-bien-dong-cua-nguoi-dan-ra-vao-vung-dicThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
6,748.00
121,000
0.00
121000
0
Tạm thu thuế cá nhân: Khó kích cầu tiêu dùngTạm thu thuế cá nhân: Khó kích cầu tiêu dùng
Nhà nước cần quyết đoán việc giãn nộp thuế TNCN càng sớm càng tốt để dân có thêm tiền tiêu dùng, doanh nghiệp có thể bán được hàng.
Xung quanh chủ trương giãn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ tháng 1 đến tháng 5-2009, Báo Tuổi Trẻ hôm qua (15-1) có đăng ý kiến của đại diện Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) là cá nhân vẫn bị khấu trừ tạm nộp thuế TNCN hàng tháng. Hôm qua, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ phó Vụ Chính sách thuế khẳng định giãn nộp thuế không phải là không thu thuế.
Tạm thu chờ Quốc hội quyết
Theo giải thích của ông Phụng, người dân phải nộp thuế cá nhân hàng tháng nhưng số tiền này chưa nộp ngay vào ngân sách để chờ quyết định cuối cùng của Quốc hội về thuế TNCN trong kỳ họp tháng 5-2009. Việc đăng ký mã số thuế, khấu trừ thuế, tạm kê khai thuế... vẫn thực hiện bình thường. Tinh thần là đến tháng 5, Quốc hội sẽ trả lời về việc có thu hay không hoặc miễn, giảm đối với các khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN.
Anh Nguyễn Văn Hùng - nhân viên một ngân hàng thương mại tại Hà Nội nói: “Tuần trước, thấy các phương tiện truyền thông nêu ý kiến của Bộ Tài chính thông báo việc giãn nộp thuế TNCN, tôi và các đồng nghiệp trong cơ quan rất mừng. Nhưng nay lại có ý kiến từ Bộ Tài chính nói là giãn nộp nhưng vẫn tạm thu ngay từ tháng 1 thì tôi rất băn khoăn. Ít nhất thì khoản thưởng Tết năm nay sẽ bị khấu trừ thuế luôn. Tính sơ sơ thưởng Tết, cộng lương của tháng 1 thì thu nhập tháng này của tôi sẽ bị hụt mất khoảng một triệu đồng cho tiền thuế. Nếu được giãn nộp thì tốt hơn”. Chị Phạm Ngọc Nga - nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Tân Việt nói: “Các nhà đầu tư thấy phấn chấn hơn khi có thông tin giãn nộp thuế TNCN. Nhưng nay nếu vẫn phải nộp thuế nữa thì e rằng các nhà đầu tư sẽ quay lưng với thị trường”.
Cho dân “vay” để tiêu dùng
Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Quang A, nếu chủ trương giãn nộp thuế mà vẫn phải thu thì còn gọi gì là kích cầu nữa. “Giãn nộp thuế nghĩa là chưa thu. Có thể vẫn tính thuế nhưng mà chưa thu rồi năm tháng sau sẽ tính để thu một lần. Tương tự như là một khoản tiền mà nhà nước cho những người nộp thuế “vay”. Còn nếu nói là giãn nộp mà vẫn tạm thu thì chủ trương này sẽ mất hết ý nghĩa, không góp phần kích cầu tiêu dùng, đồng thời sẽ gây bức xúc cho người dân khi mọi người đang phấn khởi là sẽ chưa phải nộp khoản đóng góp này” - ông Quang A thẳng thắn nói. Mặt khác, theo ông Quang A, nếu tạm thu rồi sau này được Quốc hội cho miễn thì thủ tục hoàn thuế sẽ rất phức tạp, rất dễ xảy ra cơ chế xin-cho.
Ông Quang A cũng thắc mắc nếu làm như dự kiến của Bộ Tài chính, khoản tiền tạm thu thuế TNCN mà không nộp ngân sách thì để vào đâu? Ông nhận định nếu không nộp ngân sách mà để ở đâu đó là vi phạm pháp luật. Nếu đã thu thì phải nộp kho bạc nhà nước rồi năm, sáu tháng sau Quốc hội đồng ý cho miễn thì số tiền thuế này mới được hoàn trả. Ông nói: “Hiện nay, người dân đang thực sự khó khăn, khi được chút tiền thưởng Tết thì lại phải tạm nộp thuế. Doanh nghiệp không bán được hàng vì sức mua giảm trong khi nhu cầu tiêu dùng rất lớn. Chính vì vậy, nhà nước cần quyết đoán việc giãn nộp thuế TNCN càng sớm càng tốt để người dân có thêm tiền tiêu dùng, doanh nghiệp có thể bán được hàng. Như thế mới góp phần thể hiện được mục đích tốt đẹp của giải pháp kích cầu”.
Theo phân tích của ông Quang A, kích cầu tiêu dùng phải có tiền mặt. Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu giãn nộp thuế TNCN thì mỗi tháng ngân sách sẽ hụt 1.000 tỷ đồng. Vậy nếu giãn nộp thực sự thì từ nay đến tháng 5, chúng ta dành 5.000 tỷ đồng cho dân vay tiêu dùng. Số tiền này không quá lớn so với tổng thu ngân sách nhưng là một khoản không nhỏ để hỗ trợ thị trường tiêu dùng. Số lượng người được hưởng chính sách này sẽ góp phần kích thích thị trường tiêu dùng một cách hiệu quả. Mặt khác, về mặt tinh thần, khi người dân khó khăn mà nhà nước ra tay hỗ trợ kịp thời cũng thể hiện sự chia sẻ, động viên của nhà nước với người dân.
Ông Hà Văn Hiền,Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội:
Quốc hội sẵn sàng chia sẻ, ủng hộ dân
Nếu tạm thu thì còn có ý nghĩa gì nữa. Quyền là Quốc hội quyết nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề xuất là giãn nộp thuế, tức là chưa thu. Còn việc triển khai Luật Thuế TNCN thì vẫn thực hiện bình thường, chỉ chưa thu thuế mà thôi. Đến tháng 5, khi Quốc hội họp, với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay thì hướng bàn sẽ theo cách chậm thực hiện Luật Thuế TNCN. Trong lúc mình thực hiện một loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để kích cầu thì việc giãn nộp thuế TNCN cho người dân là chính đáng. Ít nhất cũng tạo tâm lý cho người dân để hỗ trợ mọi người kịp thời trong lúc khó khăn này. Tôi nghĩ Quốc hội sẽ sẵn sàng chia sẻ, ủng hộ người dân thôi.
LÊ THANH
(Theo www.phapluattp.vn)
1/16/2009 12:56 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết693-Tam-thu-thue-ca-nhan-Kho-kich-cau-tieu-dungThông tin chỉ đạo, điều hành
Bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2022 và Tết Nguyên đán Nhâm DầnBình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2022 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn bình thường mới.

Theo đó, dự trữ hàng hóa thiết yếu và thực hiện bình ổn giá tập trung cho giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần (từ ngày 01/12/2021 đến ngày 01/3/2022), sau đó tiếp tục triển khai trong các tháng còn lại của năm 2022.

Các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân năm 2022 bao gồm: Lương thực; thực phẩm công nghệ; thực phẩm tươi sống; thực phẩm chế biến; mặt hàng xăng dầu; thuốc trị bệnh cho người và mặt hàng phòng, chống dịch bệnh (khẩu trang, thiết bị y tế phòng, chống dịch, sinh phẩm test nhanh…).

Tổng giá trị hàng hóa dự trữ khoảng 5.671 tỷ đồng (không tính xăng dầu, thuốc trị bệnh và khẩu trang, thiết bị y tế phòng, chống dịch, sinh phẩm test nhanh…); trong đó giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 khoảng 2.077 tỷ đồng.

Có 14 doanh nghiệp tham gia chương trình: Chi nhánh Liên Hiệp HTX TM TP.HCM Co.op Mart Bình Dương, Công ty TNHH TTTM Lotte VN - BD (Siêu thị Lotte), Công ty TNHH AEON Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương (Siêu thị Aeon – Bình Dương Canary), Công ty TNHH MTV Đông Hưng (Siêu thị Aeon Citimart Bình Dương), Công ty TNHH EB Bình Dương (Siêu thị BigC Bình Dương và Dĩ An), Chi nhánh Công ty TNHH Mega Market Việt Nam tại Bình Dương (Siêu thị MM Mega Market), Công ty CP DV TM Tổng hợp Wincommerce chi nhánh Bình Dương, Công ty CP Thương mại Du lịch Bình Dương, Chi nhánh Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Cửa hàng thực phẩm Vissan Bình Dương), Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Bình Dương, Chi nhánh Công ty CPTM Bách Hóa Xanh – CH Bách Hóa Xanh Bình Dương, Công ty TNHH Ba Huân (trứng gia cầm), Công ty TNHH MTV TP Saigon Co.op, Công ty TNHH Feddy.

Dự kiến số lượng gia súc, gia cầm sẽ cung ứng ra thị trường giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 tại địa phương: Thịt trâu, bò 2.340 tấn/tháng; thịt heo 7.800 tấn/tháng; thịt gia cầm 3.750 tấn/tháng; trứng gia cầm 41.600.000 quả/tháng.

Riêng mặt hàng xăng dầu, giao nhiệm vụ cho 2 doanh nghiệp xăng dầu là Tổng Công ty TM XNK Thanh Lễ - CTCP và Công ty xăng dầu Sông Bé TNHH MTV đảm nhận cung ứng đầy đủ cho toàn bộ hệ thống xăng dầu trên địa bàn tỉnh với số lượng dự kiến tăng thêm từ 10% – 12% so với cùng kỳ.

Thuốc trị bệnh cho người và mặt hàng phòng, chống dịch bệnh, giao Sở Y tế chỉ đạo nhà thuốc trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố thực hiện bình ổn thuốc trị bệnh cho người, các mặt hàng phòng, chống dịch bệnh và triển khai đến các trạm y tế xã, phường, thị trấn với giá bán lẻ do ngành Y tế quy định đảm bảo đủ số lượng phục vụ tại các bệnh viện và dân cư cộng đồng.

Sở Công Thương chỉ đạo các siêu thị và Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Bình Dương; Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Vissan) và Công ty TNHH Feddy tham gia thực hiện bình ổn thị trường mặt hàng thịt heo trên địa bàn tỉnh, cam kết đảm bảo số lượng và thực hiện bán theo đúng giá bình ổn đã đăng ký (thấp hơn giá thị trường 5 – 10%). Đồng thời, vận động các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn tăng cường việc đưa ra các sản phẩm thịt heo chế biến sẵn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người dân và thay thế một phần nhu cầu sử dụng thịt nóng trên thị trường. Đồng thời phối hợp cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các Phiên chợ vui của chương trình đưa hàng Việt về nông thôn để đưa hàng hóa đến vùng nông thôn và các khu, cụm công nghiệp.

Các doanh nghiệp tổ chức bán hàng bình ổn tại các siêu thị hiện hữu. Ngoài ra, giao nhiệm vụ cho Siêu thị Co.op mart I và II; Co.op Food và Siêu thị Vinmart Mỹ Phước, Dĩ An và Dĩ An 2 thực hiện bán hàng lưu động tại các chợ truyền thống, khu, cụm công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực nông thôn và các huyện phía Bắc trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp công tác bán hàng lưu động với các phiên chợ vui của chương trình đưa hàng Việt về nông thôn.

Kế hoạch 

12/3/2021 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình ổn, thị trường, hàng hóa, thiết yếu, năm 2022, Tết Nguyên đán, Nhâm Dần862-binh-on-thi-truong-hang-hoa-thiet-yeu-nam-2022-va-tet-nguyen-dan-nham-daThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
848.00
121,000
0.00
121000
0
Tán thành chủ trương thành lập thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình DươngTán thành chủ trương thành lập thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​​HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương. Nghị quyết này được HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, Kỳ họp thứ tư (chuyên đề) thông qua ngày 25/4/2022 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

 

Theo đó, tán thành chủ trương thành lập thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương trên cơ sở chuyển đổi nguyên trạng diện tích, địa giới hành chính, dân số của thị xã Tân Uyên.

Giao UBND tỉnh hoàn chỉnh các thủ tục, hồ sơ, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

 Nghị quyết ​06​/NQ-HĐND​

4/27/2022 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTán thành, chủ trương, thành lập, thành phố, Tân Uyên, tỉnh Bình Dương494-tan-thanh-chu-truong-thanh-lap-thanh-pho-tan-uyen-thuoc-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
191.00
121,000
0.00
121000
0
Bình ổn thị trường sách giáo khoa, tập và dụng cụ học sinh năm học  2021 - 2022Bình ổn thị trường sách giáo khoa, tập và dụng cụ học sinh năm học  2021 - 2022

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bình ổn thị trường sách giáo khoa, tập và dụng cụ học sinh năm học 2021 - 2022.

Theo đó, tổng giá trị dự trữ hàng hoá bình ổn từ tháng 6/2021 đến hết ngày 25/12/2021 (kể cả học kỳ 2 năm học 2021 - 2022)  108,3 tỷ đồng, trong đó có 04 doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường, gồm: Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị giáo dục Bình Dương 55 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Văn hóa và Thương mại Bình Dương 33,6 tỷ đồng; Công ty Cổ phần phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh – Fahasa 17,5 tỷ đồng; Bưu điện tỉnh Bình Dương 2,2 tỷ đồng 

Hỗ trợ cho 02 doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi lãi suất 0% số tiền 40 tỷ đồng, trong đó, Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị giáo dục Bình Dương 20 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Văn hóa và Thương mại Bình Dương 20 tỷ đồng.

Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Sở Công Thương, sở ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo thống nhất cùng doanh nghiệp tham gia bình ổn chọn các trường học trên địa bàn để bán hàng phục vụ nhân dân.

Tổng số điểm bán đăng ký là 331 điểm, gồm: Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị giáo dục Bình Dương 146 điểm;Công ty Cổ phần Văn hóa và Thương mại Bình Dương 31 điểm; Công ty Cổ phần phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh – Fahasa 04 điểm và Bưu điện tỉnh Bình Dương 150 điểm.

Khi tiến hành đưa hàng về các điểm này, doanh nghiệp tham gia bình ổn phải lên kế hoạch thông báo đến các cơ quan hữu quan để tuyên truyền cho nhân dân biết và mua hàng.

Các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện của chương trình bình ổn thị trường được UBND tỉnh hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi để chuẩn bị nguồn hàng. Doanh nghiệp phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả vốn vay đúng hạn,trường hợp doanh nghiệp trả vốn vay không đúng hạn sẽ không được tham gia vào chương trình bình ổn trong những năm tiếp theo và phải trả lãi vay quá hạn theo quy định; đảm bảo đủ số lượng, chất lượng mặt hàng tham gia bình ổn thị trường thường xuyên. 

Các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường thực hiện việc đăng ký giá, niêm yết giá và bán theo giá bình ổn doSở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo quy định và luôn đảm bảo giá bán thấp hơn giá thị trường từ 10% - 15%; các điểm bán hàng cố định và lưu động phải treo băng rôn, khẩu hiệu với nội dung "Điểm bán hàngbình ổn thị trường sách giáo khoa, tập và dụng cụ học sinh" để người dân được biết và tham gia mua hàng. 

Kế hoạch​ 

6/7/2021 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình ổn, thị trường, sách giáo khoa, tập, dụng cụ, học sinh, năm học  2021 - 2022761-binh-on-thi-truong-sach-giao-khoa-tap-va-dung-cu-hoc-sinh-nam-hoc-2021-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
540.00
121,000
0.00
121000
0
Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong 06 tháng cuối năm 2015Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong 06 tháng cuối năm 2015
  TTĐT - Ngày 6-7, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2234/KH-UBND tổ chức thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong 06 tháng cuối năm 2015.
 
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, lực lượng chức năng tổ chức quán triệt những quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
 
Cụ thể, tăng cường công tác điều tra, xử lý buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tập trung vào các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Quản lý chặt giá tính thuế, kiểm tra sau thông quan, hoàn thuế giá trị gia tăng, thị trường nội địa, các loại hình kinh doanh, dịch vụ dễ dẫn đến buôn lậu, gian lận thương mại. Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, thanh tra về đo lường chất lượng hàng hóa, điều kiện sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành.
 
Củng cố lực lượng chức năng và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; xử lý kịp thời, nghiêm minh những công chức tiếp tay, dung túng hoặc có biểu hiện tiêu cực khác trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ Quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức.
 
Tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp. Công khai kết quả điều tra, xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng những vụ việc nổi cộm, điển hình nhằm răn đe, phòng ngừa chung.
  

Trong những tháng cuối năm, Bình Dương tăng cường kiểm tra hàng hóa buôn bán trên thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
 
Làm tốt công tác phối hợp lực lượng, phân định cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp; triển khai thực hiện tốt các quy chế phối hợp liên ngành đã xây dựng, mở rộng nhiều hình thức phối hợp khác như phối hợp giữa lực lượng chức năng và chính quyền địa phương; phối hợp giữa lực lượng chức năng và các tổ chức đoàn thể… để triển khai thực hiện tốt các nội dung chính của Kế hoạch (Xem nội dung chi tiết).   
 
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng phân công nhiệm vụ thực hiện cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố thực hiện trong thời gian tới (Xem nội dung chi tiết).
   
Đình Lý
7/7/2015 9:05 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1608-Day-manh-cong-tac-dau-tranh-chong-buon-lau-gian-lan-thuong-mai-va-hang-gia-trong-06-thang-cuoi-nam-2015Thông tin chỉ đạo, điều hành
Chương trình truyền thông dân số đến năm 2030 của tỉnh Bình DươngChương trình truyền thông dân số đến năm 2030 của tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình truyền thông dân số đến năm 2030 của tỉnh Bình Dương (gọi tắt là Kế hoạch).

Theo đó, Kế hoạch được ban hành với mục tiêu tập trung nâng cao chất lượng các hoạt động truyền thông, vận động về dân số nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ tích cực của toàn xã hội trong việc giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Nâng mức sinh và duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, tận dụng cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.

Kế hoạch được thực hiện từ năm 2021 - 2030, chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 (2021 – 2025), tỉnh chú trọng đổi mới về nội dung, đa dạng các hình thức, phương pháp truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhằm nâng mức sinh và duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số. Giai đoạn 2 (2026 – 2030), tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về dân số; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tập trung khai thác, phát triển những lợi thế của công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông khác.

Chương trình truyền thông vận động đến các nhóm đối tượng là cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở; những người có uy tín trong cộng đồng, dòng họ, gia đình, các chức sắc tôn giáo.; cán bộ truyền thông, phóng viên báo chí, cán bộ y tế dân số cung cấp dịch vụ; các nhóm đối tượng chuyển đổi hành vi: Vị thành niên (10-19 tuổi); thanh niên (16-30 tuổi); các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi); người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên); nhóm đối tượng đặc thù, khó tiếp cận (người lao động tại các khu công nghiệp, nhà trọ).

Sở Y tế phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và các hoạt động cụ thể: Tăng cường cung cấp thông tin về dân số và phát triển đến cấp ủy, chính quyền, sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Huy động các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội tham gia truyền thông về dân số và phát triển; tiếp tục xây dựng, triển khai các chương trình phối hợp, tập trung xây dựng các mô hình, hoạt động truyền thông toàn diện các nội dung về dân số và phát triển. Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm truyền thông về dân số và phát triển; bảo đảm về chất lượng, đổi mới về hình thức, nội dung.

Kế hoạch ​

12/29/2020 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChương trình, truyền thông, dân số, năm 2030 485-chuong-trinh-truyen-thong-dan-so-den-nam-2030-cua-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
546.00
121,000
2,938.00
121000
0
/PublishingImages/2020-12/Chuongtrinhtrueynthongdanso.mp3
Thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình DươngThực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Bình Dương thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam (gọi tắt là Kế hoạch).

​Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, Kế hoạch đạt được 7 mục tiêu: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 1,8 con, kể cả thành thị và nông thôn), quy mô dân số khoảng 3 triệu người. Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, phòng tránh vô sinh và hỗ trợ sinh sản; giảm 1/3 số vị thành niên mang thai ngoài ý muốn. Tỉ số giới tính khi sinh từ 103-107 bé trai/100 bé gái sinh ra sống; tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 20%, tỉ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 10%, tỉ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 40%. Có 50% tỉ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn (mỗi năm tăng 10%) đến năm 2025 đạt 90%; 42% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất (mỗi năm tăng 7%) đến năm 2025 đạt 70%; 50% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất "mỗi năm tăng 10%" đến năm 2025 đạt 90%; tuổi thọ bình quân đạt 77 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm. Thúc đẩy đô thị hóa, đưa tỉ lệ dân số đô thị đạt trên 80%; tiếp tục thực hiện bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng nông thôn, thành thị và khu công nghiệp phát triển; bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. Đạt 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thống nhất, dùng chung trên quy mô toàn quốc; 100% ngành, lĩnh vực và địa phương sử dụng dữ liệu chuyên ngành dân số vào xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững; 70% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, khám, chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung (mỗi năm tăng 5%) đến năm 2025 đạt 95%.

Giao Sở Y tế phối hợp với các sở, ban ngành liên quan, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra của Kế hoạch theo từng giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 2019-2020 triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, hoạt động của công tác dân số; tập trung vào chuẩn bị cơ sở triển khai toàn diện Kế hoạch thông qua ban hành các chính sách, phát luật về dân số; phê duyệt các chương trình, kế hoạch, các đề án nâng cao chất lượng về dân số; hoàn thành việc kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác dân số; hoàn thành xây dựng một số mô hình thí điểm chính sách, biện pháp hỗ trợ khuyến khích sinh đủ 2 con, hỗ trợ sinh sản. Giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030: Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện của giai đoạn trước, điều chỉnh các chính sách, biện pháp và mở rộng các mô hình can thiệp; triển khai toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ để đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi toàn tỉnh, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số.

Các sở, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện có hiệu quả; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, báo cáo kết quả và đúc kết kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác dân số trong tình hình mới. Định kỳ hàng năm (trước ngày 01/12) báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.​

Kế hoạch ​​

9/29/2020 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết Chiến lược, Dân số, Việt Nam211-thuc-hien-chien-luoc-dan-so-viet-nam-den-nam-2030-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
819.00
121,000
0.00
121000
0
Giảm 500 đồng một lít dầu dieselGiảm 500 đồng một lít dầu diesel
(Chinhphu.vn) - Từ 22h tối ngày 9/2, giá dầu diesel chỉ còn 10.500 đồng/lít, giảm 500 đồng/lít. Phương án này vừa được Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính phê duyệt.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Thanh Hương cho biết, đợt giảm giá mặt hàng dầu diesel này là nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất và vận tải. Hiện dầu diezel đang chiếm chi phí cao trong hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp.
Các mặt hàng khác là xăng A92, dầu hỏa và dầu mazut vẫn giữ nguyên giá bán như hiện nay. Trong đó, xăng A92 có giá 11.000 đồng/lít, dầu hỏa giá 12.000 đồng/lít.
Trước đó, Bộ Tài chính cũng đã có thông tư hướng dẫn quyết toán bù lỗ kinh doanh các mặt hàng dầu năm 2008 nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp.
Giang Oanh
(Theo www.chinhphu.vn)
2/10/2009 8:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết742-Giam-500-dong-mot-lit-dau-dieselThông tin chỉ đạo, điều hành
1 - 30Next