Tin chỉ đạo điều hành
 

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).


 
 

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 895/QĐ-TTg ngày 26/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Kết luận số 44-KL/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 19/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc".​

 
 

TTĐT - UBND tỉnh ban hành văn bản đính chính Nghị định số 82/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ theo Công văn số 508/CP-KSTT ngày 23/9/2024 của Chính phủ.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai Chiến dịch cao điểm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 137/QCPH-UBND-LĐLĐ về Quy chế Phối hợp công tác giữa UBND tỉnh và Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương (LĐLĐ tỉnh), giai đoạn 2024 - 2028.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 5490/KH-UBND tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn tỉnh năm 2024.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Quy định số 142-QĐ/TW về "Thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ" và Quy định số 148-QĐ/TW của Bộ Chính trị về "Thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước".

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2774/QĐ-UBND về việc tiết kiệm, cắt giảm 5% chi thường xuyên năm 2024 của các cơ quan, đơn vị khối tỉnh theo Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 07/8/2024 của Chính phủ.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 và Lễ hội Rằm tháng giêngBảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 và Lễ hội Rằm tháng giêng

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 và Lễ hội Rằm tháng giêng.

Theo đó, Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các ngành, địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, tiêu cực trong hoạt động vận tải như chèn ép, sang nhượng hành khách, tăng giá vé trái quy định. Yêu cầu Hợp tác xã vận tải, Trung tâm Quản lý và Điều hành Vận tải hành khách công cộng, các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe, bến khách ngang sông (bến đò) có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, an toàn; tăng cường năng lực vận tải; bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện, chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Đồng thời tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, cương quyết không để phương tiện vận tải, người điều khiển, nhân viên phục vụ và hành khách không tuân thủ quy định phòng dịch Covid-19 tham gia giao thông; đẩy mạnh bán vé qua mạng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo thuận lợi và đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại trong dịp cuối năm của nhân dân và công nhân lao động; không để hành khách không kịp về quê đón Tết do thiếu phương tiện.​

Song song đó, tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng dịch Covid-19 cho lực lượng thực thi công vụ và người dân. Tăng cường khai thác, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô để kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm, tập trung kiểm tra, xử lý đối với xe ô tô khách, ô tô chở hàng hóa. Xây dựng phương án tổ chức, phân luồng giao thông hợp lý trên các tuyến đường giao thông trọng điểm có lưu lượng phương tiện nhiều, đặc biệt trên các tuyến Quốc lộ 13, ĐT.743, đường Mỹ Phước - Tân Vạn... để phòng ngừa ùn tắc giao thông, đảm bảo giao thông được thông suốt.

Phối hợp với Công an tỉnh công bố số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận, kịp thời xử lý các phản ánh về vận tải, hành khách và trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh; niêm yết đầy đủ các thông tin về phòng, chống dịch Covid-19 tại các đầu mối giao thông như bến xe, bến khách ngang sông... và trên các phương tiện vận tải công cộng. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động làm việc, yêu cầu với các nhà thầu, đơn vị thi công khi duy tu, sửa chữa, thi công các công trình trên các tuyến đường đang khai thác cần thực hiện kịp thời, đảm bảo tiến độ; hạn chế thi công vào giờ cao điểm; không để vật liệu, phương tiện thi công cản trở lưu thông, gây ùn tắc cục bộ và mất an toàn cho người tham gia giao thông; đảm bảo hoàn trả lại lòng đường phục vụ giao thông trước ngày 30/01/2021.​

Văn bản ​

12/22/2020 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBảo đảm, trật tự, an toàn, giao thông, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Tân Sửu 2021, Lễ hội, Rằm tháng giêng743-bao-dam-trat-tu-an-toan-giao-thong-trong-dip-tet-duong-lich-tet-nguyen-dan-tan-suu-2021-va-le-hoi-ram-thang-gienThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
614.00
121,000
3,312.00
121000
0
/PublishingImages/2020-12/BoadamATGT.mp3
Triển khai đợt thi đua cao điểm hoàn thành các công trình giao thông quan trọng của Quốc giaTriển khai đợt thi đua cao điểm hoàn thành các công trình giao thông quan trọng của Quốc gia

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 19/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc".​

​Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao căn cứ các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản để tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cụ thể tổ chức triển khai thực hiện dự án xây dựng đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Bình Dương hoàn thành đúng tiến độ, vượt kế hoạch, đảm bảo chất lượng công trình, dự án (kể cả các hạng mục tái định cư) theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trong đó phải có các tiêu chí thi đua cụ thể và hình thức khen thưởng một cách xứng đáng, đồng thời đề xuất giải pháp xử lý các tồn tại, hạn chế tro​​​​​ng quá trình triển khai thực hiện (nếu có).

Về dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh và dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ, Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao căn cứ các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản để cập nhật lại tiến độ thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch số 1013/KH-UBND, 1014/KH-UBND ngày 07/3/2024 của UBND tỉnh; bổ sung các tiêu chí thi đua cụ thể và hình thức khen thưởng. Đồng thời đề xuất giải pháp xử lý các tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có) để hưởng ứng đợt thi đua thiết thực, hiệu quả, đúng quy định pháp luật.

Văn bản​

10/11/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 19/9/2024, 500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc980-trien-khai-dot-thi-dua-cao-diem-hoan-thanh-cac-cong-trinh-giao-thong-quan-trong-cua-quoc-giThông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
0
0.00
Phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viênPhòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3260/KH-UBND triển khai thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng, chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.

Theo đó, Kế hoạch được triển khai nhằm tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng, chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên; đảm bảo các điều kiện về vật chất và tinh thần trong các cơ sở giáo dục, trường học, xây dựng môi trường giáo dục bảo đảm an toàn, lành mạnh, thân thiện. Học sinh, sinh viên được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái, được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực.

Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến đời sống, học tập, việc làm cho học sinh, sinh viên; việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật; giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, kỹ năng sống trong học sinh, sinh viên.

Hình thức tuyên truyền cần đa dạng hóa, lồng ghép thông qua các môn học và hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục. Quản lý nội dung và khai thác hiệu quả hệ thống truyền thông, văn hóa, thể thao sẵn có và tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, Internet, mạng xã hội để phục vụ cho công tác tuyên truyền.​

Bên cạnh đó, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục trong các cơ sở giáo dục; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên, tăng cường kỹ năng xử lý các tình huống có liên quan tới việc phát sinh bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội. Đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm thiết chế tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho học sinh, sinh viên; tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự xã hội tại khu vực trường học…

Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong phòng, chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.

Văn bản ​​

6/27/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtbạo lực, học đường, phòng ngừa, tội phạm, tệ nạn, xã hội, học sinh, sinh viên391-phong-chong-bao-luc-hoc-duong-phong-ngua-toi-pham-va-te-nan-xa-hoi-trong-hoc-sinh-sinh-vieThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
498.00
121,000
0.00
121000
0
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2009Tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2009
Kinh tế-xã hội nước ta tháng 01/2009 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy giảm; trong nước thiên tai xảy ra bất thường với những đợt mưa lũ lớn kéo dài tại nhiều tỉnh vùng Trung bộ, mưa trái mùa và triều cường tại vùng đồng bằng sông Cửu Long; các đơn vị sản xuất kinh doanh nghỉ Tết Nguyên đán nên số ngày sản xuất ít hơn cùng kỳ năm 2008.
 Trước tình hình đó, Đảng, Chính phủ đã ban hành một số văn bản quan trọng, trong đó có Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 09/01/2009 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009. Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ tư, Quốc hội Khoá XII, trọng tâm là ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội. Do đó, mặc dù còn gặp khó khăn nhưng kết quả đạt được của một số ngành, lĩnh vực tháng 01/2009 vẫn tiếp tục giữ được mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2008, cụ thể như sau:
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Nông nghiệp
Trọng tâm của sản xuất nông nghiệp tháng Một là gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa đông xuân, cây màu vụ đông trên cả nước và thu hoạch lúa mùa tại các địa phương phía Nam.
Tính đến 15/01/2009, cả nước đã gieo cấy được 1799,8 nghìn ha lúa đông xuân, bằng 95% cùng kỳ năm trước, bao gồm các địa phương phía Bắc gieo cấy 107,3 nghìn ha, bằng 98,8%; các địa phương phía Nam gieo sạ 1692,5 nghìn ha, bằng 94,8%.
 Diện tích gieo sạ vùng đồng bằng sông Cửu Long ước tính đạt 1421,2 nghìn ha, bằng 95,7% cùng kỳ năm 2008. Do ảnh hưởng của mưa trái mùa, triều cường và thời tiết lạnh bất thường vào đầu tháng Một nên một số diện tích lúa đông xuân mới xuống giống của các địa phương trong vùng phải gieo sạ lại (Cần Thơ 1,3 nghìn ha, An Giang 4,9 nghìn ha, Đồng Tháp 5,6 nghìn ha) và cấy dặm lại trên 50 nghìn ha. Cơ cấu lúa đông xuân năm nay có sự chuyển dịch tích cực, một số giống lúa có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu được đưa vào sử dụng như: Jasmine 85; OM2517; OM1490; OM5930; OMCS2000.
Cùng với gieo cấy lúa đông xuân, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đã thu hoạch được 72,5 nghìn ha lúa đông xuân sớm, bằng 66,7% cùng kỳ năm trước và 329,9 nghìn ha lúa mùa, chiếm 74% diện tích xuống giống.
Tiến độ gieo trồng các loại cây màu vụ đông năm nay chậm hơn so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm trong những ngày cuối năm 2008. Tính đến ngày 15/01/2009, diện tích gieo trồng ngô cả nước đạt 179,7 nghìn ha, bằng 81% cùng kỳ năm trước; khoai lang 61,1 nghìn ha, bằng 82,2%; lạc 32,9 nghìn ha, bằng 99,6%; đỗ tương 57,6 nghìn ha, bằng 86,2%; rau, đậu 235,2 nghìn ha, bằng 102,3%.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm tháng Một năm nay nhìn chung ổn định, không có dịch bệnh bùng phát; dịch lở mồm, long móng và dịch bệnh tai xanh đã được khống chế. Các địa phương đang tập trung và tăng cường công tác kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh và kiểm dịch nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm cung cấp cho tiêu dùng trong dịp Tết. Hiện nay, cả nước chỉ còn 2 tỉnh có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày là Thái Nguyên và Thanh Hoá.
 
Lâm nghiệp
Sản xuất lâm nghiệp tháng Một tập trung chủ yếu vào bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng hiện có; nghiệm thu diện tích rừng đã trồng trong năm 2008 và chuẩn bị đất, giống cây trồng cho việc trồng rừng năm 2009. Sản lượng gỗ khai thác tháng 01/2009 ước tính đạt 193,8 nghìn m3, bằng 99,8% cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác đạt 2152,3 nghìn ste, tăng 0,3%.
Thuỷ sản
Sản lượng thuỷ sản tháng 01/2009 ước tính đạt 335,6 nghìn tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng cá đạt 255 nghìn tấn, tăng 1,3%; sản lượng tôm đạt 28 nghìn tấn, giảm 1,1%.
Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển theo hướng kết hợp đa dạng loài trên nhiều loại mặt nước như: Ao, ruộng trũng, hồ chứa, lồng bè trên sông và trên biển v.v. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 01/2009 ước tính đạt 144,5 nghìn tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó cá đạt 108 nghìn tấn, tăng 4%; tôm đạt 19 nghìn tấn, giảm 1,6% do phần lớn ao đầm tại các vùng nuôi tôm công nghiệp đang được nạo vét, cải tạo để chuẩn bị cho xuống giống vụ 1. Diện tích nuôi cá tra và tôm sú cũng bị ảnh hưởng do giá tiêu thụ đứng ở mức thấp, chi phí đầu vào tăng cao và thị trường xuất khẩu có xu hướng bị thu hẹp.
Sản lượng thuỷ sản khai thác tháng 01/2009 ước tính đạt 191,1 nghìn tấn, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó cá đạt 147 nghìn tấn, giảm 0,7%; tôm đạt 9 nghìn tấn, bằng cùng kỳ năm 2008. Sản lượng thủy sản khai thác biển đạt 178,4 nghìn tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân một mặt do ảnh hưởng của thời tiết lạnh tại các ngư trường phía Bắc và Trung bộ nên cá xuất hiện ít; mặt khác do phần lớn ngư dân nghỉ ra khơi để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.
Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp tháng 01/2009 một mặt tiếp tục bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, mặt khác do các cơ sở ngừng sản xuất trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán nên giá trị sản xuất công nghiệp tháng 01/2009 theo giá so sánh 1994 ước tính giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước (tháng 1/2008 chỉ là tháng áp Tết, sản xuất không bị ảnh hưởng), bao gồm khu vực kinh tế nhà nước giảm 8,5%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước giảm 2,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 3,2% (dầu mỏ và khí đốt tăng 14,6%, các sản phẩm khác giảm 4,8%).
Một số địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn vẫn duy trì được tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 13,9%; Khánh Hòa tăng 12,1%; Hải Phòng tăng 11,4%; Thanh Hóa tăng 11%. Một số địa phương khác đạt tốc độ tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm 2008 là: Đồng Nai tăng 1,9%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,3%; Cần Thơ tăng 0,2%; Vĩnh Phúc giảm 24,7%; Phú Thọ giảm 19,5%; Quảng Ninh giảm 7,4%; Hải Dương giảm 7,1%; Hà Nội giảm 6,4%; Đà Nẵng giảm 4,9%; Bình Dương giảm 4,3%.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh nhưng sản lượng nhiều sản phẩm vẫn tiếp tục duy trì được nhịp độ sản xuất và tăng so với cùng kỳ năm trước như: Dầu thô khai thác tăng 20,6%; biến thế điện tăng 15,2%; điện sản xuất tăng 13,8%; nước máy thương phẩm tăng 12,2%; xà phòng giặt tăng 11,6%; xi măng tăng 6,3%; thép tròn tăng 5%; thủy hải sản chế biến tăng 3,4%; gạch lát ceramic tăng 3,3%; điều hòa nhiệt độ tăng 2,6%. Tuy nhiên, một số sản phẩm phục vụ sản xuất, xây dựng và tiêu dùng của dân cư trong tháng giáp Tết tăng không đáng kể, thậm chí giảm như: Dầu thực vật tinh luyện tăng 1,1%; sữa bột tăng 0,5%; xe máy tăng 0,4%; than sạch giảm 25%; xe chở khách giảm 21%; xe tải giảm 12.9%; giấy bìa giảm 10,4%; bia giảm 6,7%; quần áo người lớn giảm 5,9%;
 
Đầu tư
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 01/2009 ước tính đạt 6,4 nghìn tỷ đồng, bằng 5,7% kế hoạch năm, bao gồm vốn Trung ương đạt 2 nghìn tỷ đồng, bằng 5,6%; vốn địa phương đạt 4,4 nghìn tỷ đồng, bằng 5,7%. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện tháng 01/2009 của một số Bộ, ngành như sau: Bộ Công thương ước tính đạt 17,9 tỷ đồng, bằng 7,5% kế hoạch năm; Bộ Xây dựng đạt 28 tỷ đồng, bằng 6,6%; Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 45,6 tỷ đồng, bằng 5,9%; Bộ Giao thông vận tải đạt 360 tỷ đồng, bằng 5,9%; Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch đạt 28,9 tỷ đồng, bằng 5,4%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đạt 158,5 tỷ đồng, bằng 5,4% kế hoạch năm; Bộ Y tế đạt 48,7 tỷ đồng, bằng 4,8%. Một số địa phương có tiến độ thực hiện nhanh là: Quảng Trị đạt 90 tỷ đồng, bằng 12,5% kế hoạch năm; Bắc Ninh đạt 99,2 tỷ đồng, bằng 12,4%; Hòa Bình đạt 96 tỷ đồng, bằng 9,9%; Nghệ An đạt 135,5 tỷ đồng, bằng 9,8%; Hà Nội đạt 949,1 tỷ đồng, bằng 8,2%; Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 190,5 tỷ đồng, bằng 7,3%; Thái Nguyên đạt 68,7 tỷ đồng, bằng 6,9%.
 
Thương mại, dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Mặc dù nhiều loại hàng hoá và dịch vụ có chất lượng tốt được các đơn vị kinh doanh chuẩn bị chu đáo với mức giá hợp lý để đáp ứng tiêu dùng của dân cư trong dịp Tết Nguyên đán, nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nên sức mua trong dân giảm sút. Hoạt động bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trong tháng Một của năm 2009 nhìn chung không sôi động hơn so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01/2009 theo giá thực tế ước tính đạt 98,5 nghìn tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2008, nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 01 năm nay tăng 8,2%, thấp hơn mức tăng 11,7% của cùng kỳ năm trước, trong đó kinh doanh thương nghiệp đạt 81,1 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6%; khách sạn, nhà hàng đạt 11,2 nghìn tỷ đồng, tăng 28,5%; dịch vụ đạt 5,2 nghìn tỷ đồng, tăng 36,9%. Riêng hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đạt 37,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 31,4% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước và tăng 22% so với tháng 01/2008.
Chỉ số giá
Giá tiêu dùng tháng 01/2009 tăng 0,32% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng lên trong dịp Tết Nguyên đán. Hầu hết giá các nhóm hàng hoá, dịch vụ đều tăng ở mức trên dưới 1%, trong đó nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,89%; văn hoá, thể thao, giải trí tăng 1,66%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,46%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,77%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,61%; dược phẩm, y tế tăng 0,47%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,39% (lương thực giảm 0,04%; thực phẩm tăng 0,55%). Riêng nhóm phương tiện đi lại, bưu điện giảm 3,51% do giá xăng dầu giảm mạnh. Giá tiêu dùng tháng 01/2009 so với tháng 01/2008 tăng 17,48%. Giá vàng tháng 01/2009 so với tháng 12/2008 tăng 3,64%, so với tháng 01/2008 tăng 5,38%. Giá đô la Mỹ tháng 01/2009 so với tháng 12/2008 tăng 1,48%, so với tháng 01/2008 tăng 8,16%.
 
Xuất, nhập khẩu hàng hoá
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 01/2009 ước tính đạt 3,8 tỷ USD, giảm 18,6% so với tháng 12/2008 và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do sự giảm giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng cũng như nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam của một số thị trường quan trọng giảm sút như: Mỹ, EU, Nhật Bản. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 1,7 tỷ USD, giảm 21,9% so với tháng 01/2008; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô đạt 1,7 tỷ USD, giảm 13,7%.
Kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong tháng Một của năm 2009 đều giảm so với cùng kỳ năm 2008, trong đó hàng dệt, may đạt 550 triệu USD, giảm 33,2%; dầu thô đạt 424 triệu USD, tương đương 1,4 triệu tấn, tuy tăng 12,4% về lượng nhưng giảm 52,4% về kim ngạch do giá xuất khẩu dầu thô giảm 57,7%; giày dép đạt 350 triệu USD, giảm 26%; thủy sản đạt 250 triệu USD, giảm 18,6%; cà phê đạt 217 triệu USD, giảm 30,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 200 triệu USD, giảm 31,8%. Bên cạnh những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 130 triệu USD, gấp 2,5 lần tháng 01/2008 (lượng gấp 2,3 lần).
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 01/2009 ước tính đạt 4,1 tỷ USD, giảm 27,6% so với tháng trước và giảm 44,8% so với cùng kỳ năm 2008, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 2,8 tỷ USD, giảm 46,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,3 tỷ USD, giảm 41,1%. Kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước của tháng Một năm 2009 nhìn chung đều giảm so với cùng kỳ năm 2008, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1 tỷ USD, giảm 19,5%; xăng dầu đạt 244 triệu USD, giảm 75,2%; vải đạt 230 triệu USD, giảm 20,6%; hàng điện tử, máy tính và linh kiện đạt 200 triệu USD, giảm 45,1%; sắt thép đạt 155 triệu USD, giảm 82,3%; chất dẻo đạt 130 triệu USD, giảm 53%; nguyên phụ liệu dệt, may, da đạt 110 triệu USD, giảm 35,9%. Nguyên nhân chủ yếu tác động đến kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tháng Một năm nay giảm là do giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2008, trong đó giá xăng dầu giảm 56,2%; giá chất dẻo giảm 33,7%; sợi dệt giảm 29,2%; sắt thép giảm 9,4%.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng mạnh đến kim ngạch hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu tháng Một của năm 2009. Do tốc độ giảm của kim ngạch hàng hoá nhập khẩu nhanh hơn tốc độ giảm của kim ngạch hàng hoá xuất khẩu nên mức nhập siêu tháng 01/2009 đã giảm nhiều, ước tính 300 triệu USD, bằng 7,9% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với mức nhập siêu 2,4 tỷ USD của cùng kỳ năm trước (bằng 48,3% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu).
 
Khách quốc tế đến Việt Nam
Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 01/2009 ước tính đạt 370 nghìn lượt người, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch đạt 231,5 nghìn lượt người, giảm 10,5%; đến vì công việc đạt 65 nghìn lượt người, giảm 17,6%; thăm thân nhân đạt 55 nghìn lượt người, giảm 1,2%.
Một số quốc gia mặc dù có số lượng lớn khách đến Việt Nam nhưng giảm so với cùng kỳ năm 2008 là: Trung Quốc đạt 60,7 nghìn lượt người, giảm 12,1%; Nhật Bản đạt 34,7 nghìn lượt người, giảm 1,5%; Hoa Kỳ đạt 33,4 nghìn lượt người, giảm 18,1%; Hàn Quốc đạt 33 nghìn lượt người, giảm 30,1%. Một số nước khác tuy lượng khách đến nước ta không lớn nhưng vẫn duy trì được mức tăng cao là: Pháp đạt 19,3 nghìn lượt người, tăng 51,1% so với tháng 01/2008; Ma-lai-xi-a đạt 19 nghìn lượt người, tăng 23,2%; Xin-ga-po đạt 18,3 nghìn lượt người, tăng 26,6%.
 
Vận tải
Vận chuyển hành khách tháng 01/2009 ước tính đạt 173,4 triệu lượt khách, tăng 7,8% và 7,3 tỷ lượt khách.km, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vận chuyển đường bộ đạt 157,4 triệu lượt khách, tăng 8,3% và 5,2 tỷ lượt khách.km, tăng 8,9%; đường sông đạt 13,7 triệu lượt khách, tăng 2,5% và 0,3 tỷ lượt khách.km, tăng 1,9%; đường hàng không đạt 0,9 triệu lượt khách, tăng 8,8% và 1,5 tỷ lượt khách.km, tăng 9,1%.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 01/2009 ước tính đạt 51,4 triệu tấn, tăng 1,9% và 13,4 tỷ tấn.km, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó vận tải đường bộ đạt 37,9 triệu tấn, tăng 4,7% và 2 tỷ tấn.km, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước; đường sông đạt 9,3 triệu tấn, tăng 2,3% và 0,5 tỷ tấn.km, tăng 2,7%; đường biển đạt 3,5 triệu tấn, giảm 17,7% và 10,6 tỷ tấn.km, giảm 10,5% do lượng xuất khẩu của một số mặt hàng tăng chậm hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước.
 
Bưu chính viễn thông
Số thuê bao điện thoại phát triển mới trong tháng 01/2009 ước tính đạt 3,2 triệu thuê bao, tăng 160,4% so với cùng kỳ năm 2008, nâng tổng số thuê bao điện thoại trên cả nước tính đến hết tháng 01/2009 lên 82,6 triệu thuê bao, trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 48,7 triệu thuê bao. Số thuê bao internet băng rộng trên cả nước tính đến hết tháng 01/2009 ước tính đạt 2,1 triệu thuê bao. Tổng doanh thu thuần bưu chính viễn thông tháng 01/2009 ước tính đạt 7,7 nghìn tỷ đồng, tăng 46,6% so với tháng 01/2008, trong đó doanh thu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đạt 5,8 nghìn tỷ đồng, tăng 52,7%.
Thu chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước 15 ngày đầu tháng 01/2009 ước tính bằng 2,4% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 2,9% (thu từ kinh tế Nhà nước bằng 2,9%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không kể dầu thô bằng 2,5%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 2,6%; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bằng 3,4%; thu phí xăng dầu bằng 3%; thu phí, lệ phí bằng 2,5%); thu từ dầu thô bằng 1,6%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 1,9%.
Cũng trong 15 ngày đầu tháng 01/2009, tổng chi ngân sách Nhà nước ước tính bằng 3,3% dự toán năm, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 2,7%; chi sự nghiệp kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (gồm cả chi cải cách tiền lương) bằng 3,5%; chi trả nợ và viện trợ bằng 4,3%.
Một số vấn đề xã hội
Thiếu đói trong nông dân
Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, tính đến 20/01/2009, cả nước có 45,9 nghìn hộ thiếu đói với 200,3 nghìn nhân khẩu bị thiếu đói, chiếm 0,4% tổng số hộ nông nghiệp và 0,4% tổng số nhân khẩu nông nghiệp. So với cùng kỳ năm 2008, số hộ thiếu đói giảm 26,8%, số nhân khẩu thiếu đói giảm 24,1%. Hộ thiếu đói tập trung chủ yếu tại các tỉnh thuộc vùng Trung du, miền núi phía Bắc; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm các cấp, các ngành và tổ chức đoàn thể từ trung ương đến địa phương đã hỗ trợ cho các hộ thiếu đói lương thực và tiền nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân.
Thiệt hại thiên tai
Mưa lũ lớn kéo dài tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân cư. Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, có trên 100 nghìn ha lúa đông xuân mới gieo sạ bị ngập nặng, trong đó hơn 40 nghìn ha phải gieo sạ lại; gần 17 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; 16 tàu, thuyền đánh cá bị chìm; trên 10 nghìn con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi. Để khắc phục hậu quả thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng các địa phương khẩn trương hỗ trợ giống lúa cho nông dân gieo cấy, đảm bảo đúng tiến độ thời vụ.
Tình hình dịch bệnh
Từ 21/12/2008 đến 20/01/2009 trên địa bàn cả nước có 1,6 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt rét; 5,4 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; hơn 300 trường hợp mắc bệnh viêm gan virút và 01 trường hợp nhiễm và tử vong do vi rút cúm A H5N1. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm mặc dù đã được các cấp, các ngành chú ý quan tâm, nhưng tình hình chưa được cải thiện rõ rệt. Trong tháng, cả nước đã xảy ra 6 vụ ngộ độc thực phẩm với 627 trường hợp bị ngộ độc tại các tỉnh: Nghệ An, Quảng Bình, Hải Dương, Cà Mau và thành phố Hồ Chí Minh. Để đảm bảo an toàn cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều biện pháp đề ra đang được các ngành chức năng thực hiện quyết liệt, đặc biệt tăng cường kiểm tra, giám sát và tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức cho người dân trong sản xuất và tiêu dùng các loại thực phẩm.
Cũng trong tháng Một của năm 2009, cả nước đã có 1,2 nghìn trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, nâng tổng số người nhiễm HIV tính đến 20/01/2009 lên 179,5 nghìn người, trong đó 71,5 nghìn trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 41,8 nghìn người đã tử vong do AIDS.
Tai nạn giao thông
Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong tháng 12/2008 trên địa bàn cả nước đã xảy ra 1113 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1019 người và làm bị thương 684 người. So với tháng 11/2008, số vụ tai nạn giao thông tăng 4,7%, số người chết tăng 8,3% và số người bị thương tăng 7,7%. So với cùng kỳ năm 2007, số vụ tai nạn giao thông giảm 8,2%, số người chết giảm 6,8% và số người bị thương giảm 14,4%.
Tính chung năm 2008, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 12,8 nghìn vụ tai nạn giao thông, làm chết 11,6 nghìn người và làm bị thương 8,1 nghìn người. So với năm 2007, số vụ tai nạn giao thông giảm 12,5%, số người chết giảm 11,9% và số người bị thương giảm 23,6%. Bình quân một ngày trong năm 2008, trên địa bàn cả nước xảy ra 35 vụ tai nạn giao thông, làm chết 32 người và làm bị thương 22 người. So với năm 2007, số vụ tai nạn giao thông bình quân một ngày giảm 5 vụ, số người chết giảm 4 người và số người bị thương giảm 7 người. Để đảm bảo an toàn giao thông trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, các lực lượng chức năng trên cả nước đã và đang phối hợp chặt chẽ, nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế tối đa những bất cập trên các tuyến giao thông.
Khái quát lại, kinh tế-xã hội nước ta tháng 01/2009 mặc dù tiếp tục gặp khó khăn nhưng một số ngành, lĩnh vực vẫn giữ được nhịp độ phát triển, do đó kết quả đạt được tăng so với cùng kỳ năm trước cũng như so với thời điểm kinh tế-xã hội trong nước bị ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế. Sản lượng dầu thô khai thác và sản lượng điện sản xuất tăng; hoạt động bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển; tình trạng thiếu đói trong nông dân giảm. Tuy nhiên, để từng bước vượt qua khó khăn, thách thức; ngăn chặn suy giảm kinh tế; thúc đẩy sản xuất phát triển; ổn định kinh tế vĩ mô và ngăn ngừa lạm phát, các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:
Một là, nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh sau Tết Nguyên đán để bù phần giảm sút của tháng Một. Muốn vậy phải tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển.
Hai là, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đặc biệt của sản phẩm sản xuất ra nhằm kích thích đầu tư, mở rộng quy mô, phát triển sản xuất.
Ba là, có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, linh hoạt giữa các Bộ, ngành liên quan trong thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ. Tổ chức triển khai nhanh chóng những nhiệm vụ đã được Thủ tướng giao, chỉ đạo và được nêu trong các Nghị quyết của Chính phủ.
Bốn là, khẩn trương hoàn thiện đề án sử dụng gói kích cầu đầu tư 1 tỷ USD, đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Năm là, làm tốt công tác phân tích, đánh giá tình hình và dự báo, từ đó chủ động đề ra những giải pháp, biện pháp khắc phục, phòng ngừa nhằm giảm tối đa thiệt hại và hạn chế tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống dân cư.
Sáu là, triển khai thực hiện khẩn trương, kịp thời, công bằng, đúng đối tượng các chủ trương, quyết định liên quan đến an sinh xã hội, đảm mỗi người dân đều được hưởng quyền lợi như đã quy định và nhận được sự trợ giúp khi gặp khó khăn do thiên tai, hoạn nạn.
 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
2/2/2009 11:06 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết2015-Tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-01-nam-2009Thông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương: Tiết kiệm, cắt giảm 5% chi thường xuyên năm 2024 của các cơ quan, đơn vị khối tỉnhBình Dương: Tiết kiệm, cắt giảm 5% chi thường xuyên năm 2024 của các cơ quan, đơn vị khối tỉnh

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2774/QĐ-UBND về việc tiết kiệm, cắt giảm 5% chi thường xuyên năm 2024 của các cơ quan, đơn vị khối tỉnh theo Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 07/8/2024 của Chính phủ.

Theo đó, tiết kiệm, cắt giảm 5% chi thường xuyên ngân sách Nhà nước; nguồn thu phí được khấu trừ để lại, nguồn thu sự nghiệp, thu khác được để lại theo chế độ được giao đầu năm 2024 để chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị khối tỉnh số tiền 43.520 triệu đồng.

Cụ thể, chi thường xuyên ngân sách Nhà nước 23.260 triệu đồng, gồm: Chi thường xuyên ngân sách địa phương 23.179 triệu đồng, trong đó, kinh phí thực hiện chế độ tự chủ/ nhiệm vụ thường xuyên: 7.449 triệu đồng. Kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ/ nhiệm vụ không thường xuyên: 15.730 triệu đồng.

Chi thường xuyên ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu (Kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ/nhiệm vụ không thường xuyên): 81 triệu đồng. 

Nguồn thu phí được khấu trừ để lại: 769 triệu đồng. 

Nguồn thu sự nghiệp: 19.491 triệu đồng.

Căn cứ Quyết định tiết kiệm, cắt giảm 5% chi thường xuyên năm 2024 của các cơ quan, đơn vị khối tỉnh, các cơ quan, đơn vị dự toán cấp I quyết định tiết kiệm, cắt giảm chi cho các đơn vị dự toán trực thuộc phải khớp đúng số kinh phí được UBND tỉnh quyết định về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh chi, gửi Sở Tài chính để theo dõi, gửi Kho bạc nhà nước để hạch toán và kiểm soát chi theo quy định.

Đối với kinh phí cắt giảm, tiết kiệm từ nguồn thu phí được khấu trừ để lại: thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 07/8/2024 của Chính phủ.

Đối với kinh phí cắt giảm, tiết kiệm từ nguồn thu sự nghiệp, thu khác được để lại: thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 07/8/2024 của Chính phủ.

Các cơ quan, đơn vị dự toán chủ động điều chỉnh phân bổ phần ngân sách còn lại để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng đã được giao.

Quyết định số 2774/QĐ-UBND​​

10/2/2024 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, tiết kiệm, cắt giảm 5% chi thường xuyên, Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 07/8/2024 của Chính phủ226-binh-duong-tiet-kiem-cat-giam-5-chi-thuong-xuyen-nam-2024-cua-cac-co-quan-don-vi-khoi-tinThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030Thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

​Theo đó, Cục Thuế tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 theo đúng lộ trình của Bộ Tài chính và Tổng Cục Thuế, phù hợp với chương trình cải cách hành chính và yêu cầu thực tế của tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương trong việc triển khai thực hiện các chương trình cải cách hiện đại hóa. 

Đồng thời tham gia hoàn thiện các chính sách, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả; thủ tục hành chính về thuế đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện; tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo nguồn thu cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh trên địa bàn.

Bên cạnh đó, phối hợp với các ngành, các cấp và các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật thuế, tuyên truyền sâu rộng Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 đến mọi tổ chức và các tầng lớp nhân dân, để nâng cao tính tuân thủ, tự giác chấp hành pháp luật thuế; thực hiện công khai các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ quản lý của cơ quan Thuế, tổ chức hiệu quả hoạt động của bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính về thuế. 

Cơ quan Thuế kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của người nộp thuế trên cơ sở đánh giá rủi ro, phân loại người nộp thuế và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế; triển khai thực hiện tốt các ứng dụng hiện đại hóa công tác quản lý thuế. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thuế có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt; có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu và chuyên nghiệp, có kỹ năng quản lý thuế tiên tiến, hiện đại.

Chỉ thị​

6/11/2024 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThực hiện, Chiến lược, cải cách, hệ thống, thuế, năm 2030705-thuc-hien-chien-luoc-cai-cach-he-thong-thue-den-nam-203Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
395.00
121,000
0.00
121000
0
Kế hoạch điều chỉnh đầu tư công năm 2018 (lần 2)Kế hoạch điều chỉnh đầu tư công năm 2018 (lần 2)

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch điều chỉnh đầu tư công năm 2018 (lần 2). Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 06/11/2018 và thay thế Quyết định số 2081/QĐ-UBND ngày 30/7/2018 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch điều chỉnh đầu tư công năm 2018.

​Theo đó, giao chỉ tiêu Kế hoạch điều chỉnh đầu tư công năm 2018 (lần 2) là 7.989 tỷ 534 triệu đồng. Trong đó: Vốn ngân sách Trung ương là 978 tỷ 578 triệu đồng; vốn trong cân đối ngân sách địa phương là 7.010 tỷ 956 triệu đồng.

Quyết định​ 

11/13/2018 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtđiều chỉnh, đầu tư công, lần 2Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
119.00
0
0.00
14,399,000
Triển khai thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về thi đua, khen thưởngTriển khai thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về thi đua, khen thưởng

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương.

Theo đó, giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương nghiên cứu các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Thông báo số 435/TB-VPCP ngày 25/9/2024 để tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm công tác thi đua, khen thưởng từ nay đến hết năm 2025.

Trong đó tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ: Tiếp tục quán triệt, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước; các chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng, trọng tâm là Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản quy định chi tiết thi hành; chủ động phát hiện, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, nhất là lao động trực tiếp, các tập thể, cá nhân ở cơ sở, những người yếu thế; tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm hồ sơ khen thưởng kháng chiến và việc cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng còn tồn đọng.

Tích cực triển khai thực hiện, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động; tiếp tục phát động các phong trào thi đua mới với phương châm: Thiết thực, bám sát các nhiệm vụ chính trị được giao, gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo đột phá hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng các cấp đề ra và kế hoạch 05 năm (2021 - 2025); tổ chức thành công Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp và Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Bình Dương lần thứ VI theo Kế hoạch số 4529/KH-UBND ngày 19/8/2024 của UBND tỉnh, tạo không khí thi đua sôi nổi, thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI vào năm 2025.

Văn bản

10/3/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 435/TB-VPCP875-trien-khai-thuc-hien-ket-luan-cua-thu-tuong-chinh-phu-ve-thi-dua-khen-thuonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Ban hành Sách Xanh tỉnh Bình Dương năm 2022Ban hành Sách Xanh tỉnh Bình Dương năm 2022

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Sách Xanh tỉnh Bình Dương năm 2022.

Theo đó, có 40 doanh nghiệp được công nhận Sách Xanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022.

Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức biên soạn Sách Xanh tỉnh Bình Dương năm 2022 và tổ chức tuyên truyền, công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng.

Danh sách doanh nghiệp được công nhận Sách Xanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022

TTĐơn vịĐịa chỉ
1Công ty Cổ phần Korea United Pharm Int'LSố 2A, Đại lộ Tự Do, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
2Công ty TNHH Showa Gloves Việt NamSố 23, Đại lộ Tự Do, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, phường Bình Hòa, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
3Công ty TNHH URC Việt Nam- Nhà máy 1: Số 26, đường số 6, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
- Nhà máy 2: Số 42, Đại lộ tự do, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
4Công ty TNHH Apparel Far Eastern (VietNam)Số 46, Đại lộ Tự Do, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, phường Bình Hòa, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
5Công ty TNHH Nitto Denko Việt NamSố 06, đường số 03, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
6Công ty TNHH ON Semiconductor Bình DươngSố 30, đường số 3, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
7Công ty TNHH Kaneka Medical Việt NamSố 35, đường số 6, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
8Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (Nhà máy xử lý nước thải VSIP I)Số 8, Đại lộ Hữu Nghị, Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore, phường Bình Hòa, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
9Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (Nhà máy xử lý nước thải VSIP II)Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
10Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (Nhà máy xử lý nước thải VSIP II-A)Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II-A, phường Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên, thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên và phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
11Công ty TNHH Sonova Operations Center Việt Nam29A VSIP, đường số 8, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
12Công ty Cổ phần Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hạnh Phúc18 Đại lộ Bình Dương, phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
13Công ty TNHH Columbia Asia Bình DươngĐường 22 tháng 12, khu Phố Hòa Lân 1, phường Thuận Giao, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
14Công ty TNHH PUNGKOOK Sài Gòn II (Nhà máy PUNGKOOK Sài Gòn III)Khu phố 1A, phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
15Công ty TNHH PUNGKOOK Sài Gòn II (Nhà máy PUNGKOOK Sài Gòn II)Số 2A, đường số 8 Khu công nghiệp Sóng Thần 1, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
16Chi nhánh 3 - Công ty Cổ phần dược phẩm Imexpharm tại Bình DươngSố 22, đường số 2, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
17Chi nhánh Công ty Cổ phần dược phẩm Imexpharm - Nhà máy công nghệ cao Bình DươngSố 21, đường số 4, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
18Công ty TNHH Hoya Lens Việt NamSố 20, đường số 4, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
19Công ty TNHH Sài Gòn STECSố 7, đường số 7, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
20Công ty TNHH CCL Label Việt NamSố 8, đường số 6, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
21Công ty TNHH Việt Nam OnambaSố 22, đường số 9, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
22Công ty TNHH MTV Modelleisenbahn Việt NamNhà xưởng số 1, 2, 3 và 4, đường Tiên Phong số 9, Khu công nghiệp Mapletree Bình Dương, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
23Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC tại Bình DươngSố 09/ĐX04-TH, tổ 7, Khu phố Tân Hóa, phường  Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
24Công ty TNHH Panasonic Electric Works Việt NamSố 1-3 VSIP II-A, đường số 12, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II-A, Phường Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, Việt Nam
25Công ty TNHH East - West Seed (Hai mũi tên đỏ)Số 1, đường số 14, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II-A, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
26Công ty TNHH Takigawa Việt NamSố 10, đường số 14, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II-A, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
27Công ty cổ phần Tetra Pak Bình DươngSố 12 VSIP II-A, đường số 30, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II-A, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
28Nhà máy Sữa đậu nành Vinasoy Bình Dương (VND) – Chi nhánh Công ty cổ phần đường Quảng NgãiSố 15, đường số 31, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II-A, phường Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
29Công ty TNHH Camso Việt NamSố 5, đường số 23, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II-A, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
30Chi nhánh Công ty TNHH Ever Tech Plastic Việt NamKhu phố Phước Hải, phường Thái Hòa, thị xã Tân Uyên, Bình Dương
31Công ty TNHH Điện Tử và Ngũ Kim Gem Việt NamLô D6, đường D1-N2, Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
32Công ty TNHH May mặc và giặt Thanh TàiĐường số 17, Khu công nghiệp Sóng Thần 2, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
33Công ty TNHH Triumph International Việt NamSố 2, đường số 3, Khu công nghiệp Sóng Thần 1, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương
34Công ty TNHH Kubota Việt NamLô B_3A2_CN, Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
35Công ty TNHH CF VinaLô M-2A-CN, đường DA5, Khu công nghiệp Mỹ Phước 2, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
36Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ và chế biến gỗ Khoa LâmSố 293/5, Khu phố 4, phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
37Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương paperKhu số 4, Khu công nghiệp Quốc tế Protrade, xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
38Công ty TNHH Colgate - Pamolive (Việt Nam) - Chi nhánh Mỹ PhướcLô D-9-CN, Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
39Công ty TNHH Thực phẩm Pepsico VNSố 3,4,5, lô CN2, đường số 2, Khu công nghiệp Sóng Thần 3, phường Phú Tân, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
40Công ty TNHH Procter & Gamble Đông Dương - Chi nhánh Bến CátSố 2, đường số 17, Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II-A, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

 Quyết định 

12/5/2022 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBan hành, Sách Xanh, Bình Dương, năm 2022146-ban-hanh-sach-xanh-tinh-binh-duong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
1,260.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương đẩy mạnh thực hiện công tác Quốc phòng địa phương năm 2014Bình Dương đẩy mạnh thực hiện công tác Quốc phòng địa phương năm 2014
     
TTĐT - Ngày 25/01/2014, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị 02/2014/CT-UBND về việc thực hiện công tác Quốc phòng địa phương năm 2014.
  
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 94-CTr/TU ngày 28/9/2009 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới.
 
Tập trung chỉ đạo sở, ngành, các huyện Bến Cát, Tân Uyên, thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An triển khai Nghị quyết 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, đảm bảo đến tháng 04/2014 phải chuẩn bị xong cơ sở vật chất hạ tầng, bộ máy hành chính Nhà nước đi vào hoạt động.
 
Tổ chức lực lượng dân quân tự vệ cấp tỉnh đạt 1,2%, cấp huyện đạt 1-1,7% so với dân số; tự vệ đạt 10 - 20% so với cán bộ, công chức, người lao động; chất lượng đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ đạt 20% trở lên, đảng viên trong dân quân đạt 16,5%, đảng viên tự vệ đạt 20%, đảng viên trong lực lượng dự bị động viên đạt 12% trở lên. Thực hiện đúng quy trình tuyển chọn, đảm bảo dân chủ công bằng, đúng luật trong việc tuyển chọn công dân nhập ngũ.
 
 
Năm 2014, Bình Dương đề ra chỉ tiêu tuyển gọi công dân nhập ngũ trong 02 đợt là 1.500 chỉ tiêu
 
Thực hiện tốt các Quy chế phối hợp giữa Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và các đơn vị đóng quân trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh Quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ Quốc phòng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động lực lượng dân quân thường trực cấp huyện, cấp xã và chốt dân quân thường trực trên địa bàn khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 1(VSIP 1), Sóng Thần 1, 2 và Mỹ phước 1.
 
Thực hiện việc mua sắm trang phục dân quân tự vệ, công cụ hỗ trợ theo quy định, đảm bảo lực lượng dân quân tự vệ hoạt động có hiệu quả. Bảo đảm các chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ và dân quân thường trực cấp huyện, cấp xã theo quy định của Luật Dân quân tự vệ, Quyết định 31/2011/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 của UBND tỉnh.
 
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và bãi bỏ Chỉ thị 01/2013/CT-UBND ngày 23/02/2013 của UBND tỉnh về việc thực hiện công tác Quốc phòng, quân sự địa phương năm 2013.
 
 
Hoàng Phạm
2/11/2014 8:45 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1010-Binh-Duong-day-manh-thuc-hien-cong-tac-Quoc-phong-dia-phuong-nam-2014Thông tin chỉ đạo, điều hành
Nhân rộng mô hình hay, cách làm sáng tạo trong hoạt động Hội Chữ thập đỏNhân rộng mô hình hay, cách làm sáng tạo trong hoạt động Hội Chữ thập đỏ

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 895/QĐ-TTg ngày 26/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Kết luận số 44-KL/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới.

​Theo đó, Kế hoạch được triển khai nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và phát huy hơn nữa vai trò các cấp hội, cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên chữ thập đỏ trong tình hình mới. 

Nội dung thực hiện cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác nhân đạo và vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới; tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ công tác nhân đạo; tiếp tục tạo điều kiện và tăng cường phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các cấp trong công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ; củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Giao Hội Chữ thập đỏ tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch. Chỉ đạo Hội Chữ thập đỏ các cấp tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào nhân đạo tại địa phương, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động thường xuyên báo cáo đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, những vấn đề mới phát sinh. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, duy trì và nhân rộng mô hình hay, cách làm sáng tạo trong hoạt động nhân đạo vào các phong trào thi đua thi đua yêu nước. Kịp thời ghi nhận, biểu dương, tôn vinh và đề xuất khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ.

Kế hoạch​​

10/12/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Hội Chữ thập đỏ439-nhan-rong-mo-hinh-hay-cach-lam-sang-tao-trong-hoat-dong-hoi-chu-thap-dThông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Công bố tài liệu lưu trữ phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình DươngCông bố tài liệu lưu trữ phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Chương trình "Công bố tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương".

 

Theo đó, Chương trình thực hiện nhằm mục đích triển khai thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 24/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình "Công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước". Đồng thời, công bố rộng rãi nhằm phát huy hiệu quả những giá trị của tài liệu lưu trữ, phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.

Chương trình có chủ đề: "Từ Bình An xưa đến Bình Dương nay qua tài liệu lưu trữ", các nội dung tài liệu lưu trữ gồm: Quá trình thay đổi địa giới hành chính, tổ chức bộ máy hành chính của tỉnh qua các thời kỳ; chính sách và kết quả thực hiện chính sách đô thị hóa, phát triển đô thị, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bình Dương; sưu tầm các hiện vật, tư liệu, tài liệu về các phong trào đấu tranh, các cuộc kháng chiến giành độc lập giải phóng tỉnh, các nhân vật và di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh qua các thời kỳ.

Hình thức công bố: Tổ chức triển lãm, trưng bày tài liệu lưu trữ (cố định); viết bài công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ đăng trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử; phóng sự tài liệu, tư liệu, video clip, phát sóng trên các kênh truyền hình, truyền thanh của tỉnh; tổ chức hội nghị, hội thảo, họp báo, tọa đàm về tài liệu lưu trữ.

Thời gian thực hiện: Năm 2023.

Bên cạnh đó, chương trình còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác công bố tài liệu lưu trữ với các hoạt động: Tổ chức, tham gia lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, đào tạo kỹ năng truyền thông, thuyết minh, biên tập bài viết, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc công bố tài liệu lưu trữ...; tổ chức hoặc tham gia các hội nghị, hội thảo, khảo sát, học tập kinh nghiệm về công bố tài liệu lưu trữ. Đồng thời, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động công bố tài liệu (xây dựng, cải tạo khu trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ; bố trí các trang thiết bị phù hợp với hình thức, mục đích công bố).

Quyết định ​

10/31/2022 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCông bố, tài liệu, lưu trữ, phục vụ, xây dựng, phát triển, kinh tế - xã hội, Bình Dương656-cong-bo-tai-lieu-luu-tru-phuc-vu-xay-dung-va-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
470.00
121,000
0.00
121000
0
Tổ chức tổng kết 05 năm thực hiện “Chính quyền thân thiện của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”Tổ chức tổng kết 05 năm thực hiện “Chính quyền thân thiện của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành văn bản về việc tổ chức tổng kết 05 năm thực hiện "Chính quyền thân thiện của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân", "Công sở thân thiện vì nhân dân phục vụ" và Chương trình số 1122/CTPH-UBND-BDV.

​Theo đó, dự kiến tổ chức hội nghị tổng kết cấp tỉnh vào tháng 12/2020. Đối với cấp huyện tùy tình hình thực tế, có thể tổ chức tổng kết riêng hoặc lồng ghép với các nội dung tương tự có liên quan và đảm bảo hoàn thành trước ngày 25/11/2020.

Về khen thưởng UBND tỉnh: Số lượng khen thưởng chung (dự kiến khoảng 60 trường hợp). Mỗi UBND cấp huyện tổ chức lựa chọn 02 tập thể, 02 cá nhân đề nghị UBND tỉnh khen thưởng (trong số 04 chỉ tiêu đề nghị tỉnh khen thưởng có 01 tập thể, 01 cá nhân thuộc UBND cấp xã có thành tích nổi bật nhất). Tập thể, cá nhân của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các đơn vị trực thuộc do Sở Nội vụ đề xuất trên cơ sở báo cáo của các sở, ban, ngành và thẩm định của Sở Nội vụ.

Khen thưởng UBND cấp huyện, số lượng cụ thể do UBND cấp huyện quyết định.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Ban Dân vận cùng cấp lựa chọn các mô hình hay, đạt hiệu quả để nhân rộng và đề nghị khen thưởng theo quy định. Báo cáo tổng kết và đề nghị khen thưởng của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện gửi về Sở Nội vụ trước ngày 25/11/2020.

Văn bản ​​ ​

11/6/2020 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếttổ chức, tổng kết 05 năm, thực hiện, Chính quyền thân thiện ,vì Nhân dân643-to-chuc-tong-ket-05-nam-thuc-hien-chinh-quyen-than-thien-cua-nhan-dan-do-nhan-dan-va-vi-nhan-danThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseYến Nhi
307.00
121,000
0.00
121000
0
Ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình DươngBan hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa có Quyết định ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) nâng cao tỉnh Bình Dương.

Theo đó, Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2020 được ban hành theo Quyết định số 1925/QĐ-UBND ngày 16/07/2018 của UBND tỉnh Bình Dương gồm 5 nhóm tiêu chí (quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa – xã hội – môi trường, hệ thống chính trị), 19 tiêu chí, 43 chỉ tiêu.

Bộ tiêu chí là căn cứ để thực hiện nội dung Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nâng cao, chuẩn mực để các xã lập kế hoạch đạt NTM nâng cao, căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM nâng cao của các xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Bộ tiêu chí nhằm cụ thể hóa nội dung định hướng và đặc trưng của xã nông thôn mới nâng cao; đánh giá công nhận xã đạt NTM nâng cao; đánh giá trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền xã trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã NTM nâng cao trên địa bàn; giúp cho cán bộ và nhân dân các địa phương hiểu rõ nội dung cụ thể để thực hiện đạt xã NTM nâng cao.

Quyết định 
9/16/2019 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtsổ tay, bộ tiêu chí, nông thôn mới155-ban-hanh-so-tay-huong-dan-thuc-hien-bo-tieu-chi-xa-nong-thon-moi-nang-cao-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
254.00
121,000
0.00
121000
30,734,000
Thống nhất kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025Thống nhất kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025

TTĐT - ​UBND tỉnh thống nhất kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2024-2025.

​Theo đó, thống nhất phê duyệt các nội dung liên quan đến kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2024-2025 theo như đề nghị tại Tờ trình số 224/TTr-SGDĐT ngày 22/01/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định hiện hành; hướng dẫn Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố, các trường THPT xây dựng kế hoạch tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025 đảm bảo đúng quy chế và thời gian quy định. 

Kết thúc đợt tuyển sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo khẩn trương tổng hợp, báo cáo kết quả về UBND tỉnh.

Văn bản ​​

2/1/2024 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtThống nhất, kế hoạch, phương thức, tuyển sinh, lớp 10, năm học, 2024-2025761-thong-nhat-ke-hoach-va-phuong-thuc-tuyen-sinh-lop-10-nam-hoc-2024-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
183.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương tiếp tục triển khai 26.552 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2024-2025Bình Dương tiếp tục triển khai 26.552 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2024-2025

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 4701/KH-UBND về việc thực hiện Đề án phát triển nhà ở xã hội (NOXH), nhà ở công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2024, năm 2025.​​​

​​Theo đó, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được Chính phủ giao và chỉ tiêu phát triển NOXH trong Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh. Đến nay toàn tỉnh đã thực hiện được 15.893 căn, từ nay đến năm 2025 sẽ tiếp tục triển khai 26.552 căn, đạt chỉ tiêu Chính phủ và Đề án được phê duyệt giai đoạn 2021-2025 là 42.000 căn.

Cụ thể, thành lập bộ phận chuyên trách/bán chuyên trách quản lý về NOXH, nhà ở công nhân tại Sở Xây dựng, UBND huyện, thành phố để tham mưu tổ chức thẩm định các dự án có liên quan đến phát triển NOXH và thực hiện; tổ chức quản lý, kiểm soát và phối hợp thẩm định dự án NOXH theo nội dung Đề án. Hàng năm, phối hợp cơ quan có thẩm quyền, các đơn vị, cá nhân đào tạo tổ chức ít nhất 01 khoá tập huấn, bồi dưỡng về lĩnh vực phát triển NOXH (quy hoạch bố trí đất NOXH; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng đầu tư NOXH; các Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về phát triển NOXH…)

Đồng thời, rà soát, xác định mục tiêu thực hiện của từng địa phương năm 2024-2025. Phấn đấu đạt số căn NOXH theo từng địa phương theo Đề án. Trong đó thành phố Thủ Dầu Một: 13.477 căn, quy mô diện tích đất 54 hecta; thành phố Thuận An: 6.130 căn, quy mô diện tích đất 13 hecta; thành phố Dĩ An: 6.121 căn, quy mô diện tích đất 12 hecta; thành phố Tân Uyên: 8.354 căn, quy mô diện tích đất 27 hecta; thành phố Bến Cát: 7.462 căn, quy mô diện tích đất 33 hecta; huyện Bắc Tân Uyên: 900 căn, quy mô diện tích đất 3 hecta.

Năm 2024: Tiếp tục ưu tiên phát triển NOXH tại các khu vực có sẵn quỹ đất sạch, quỹ đất công do địa phương quản lý; quỹ đất có sẵn trong các dự án, đồ án quy hoạch chi tiết; quỹ đất chưa sử dụng của các tổ chức, cá nhân đang quản lý… Tăng cường quản lý, đôn đốc, kiểm tra việc bố trí quỹ đất phát triển NOXH, nhà ở công nhân theo dự án và phù hợp với quy hoạch chi tiết khu đô thị, khu nhà ở đã được duyệt, theo các dự án các khu chức năng đô thị đã được duyệt.

Bố trí quỹ đất tối thiểu bằng 2% tổng diện tích của các khu công nghiệp trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh để xây dựng ký túc xá, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp. Mục tiêu hoàn thành và phát triển 13.276 căn NOXH trong năm 2024.

Năm 2025: Có kế hoạch, lộ trình để tạo lập quỹ đất và đầu tư xây dựng dự án NOXH (20% đất xây dựng NOXH trong dự án thương mại, đất xây dựng ký túc xá trong khu công nghiệp, đất do Nhà nước quản lý) theo quy hoạch được duyệt.

Mỗi năm, các địa phương là thành phố thuộc tỉnh phát triển mới tối thiểu 1-2 dự án NOXH; các huyện phát triển mới tối thiểu 02 dự án NOXH.

Kế hoạch số 4701/KH-UBND​​​​

8/31/2024 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân178-binh-duong-tiep-tuc-trien-khai-26-552-can-nha-o-xa-hoi-giai-doan-2024-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Công nhận xã Thạnh Hội, TP. Tân Uyên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về Giáo dục năm 2023Công nhận xã Thạnh Hội, TP. Tân Uyên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về Giáo dục năm 2023

TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2753/QĐ-UBND về việc công nhận xã Thạnh Hội, TP. Tân Uyên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về Giáo dục năm 2023.

Giao UBND thành phố Tân Uyên tổ chức công bố theo quy định; chỉ đạo UBND xã Thạnh Hội tiếp tục tổ chức thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Quyết định số 2753/QĐ-UBND 

9/24/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCông nhận, xã Thạnh Hội, TP. Tân Uyên, đạt chuẩn, nông thôn mới, kiểu mẫu, Giáo dục, năm 202396-cong-nhan-xa-thanh-hoi-tp-tan-uyen-dat-chuan-nong-thon-moi-kieu-mau-ve-giao-duc-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Tăng cường biện pháp xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao ápTăng cường biện pháp xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
TTĐT - Nhằm bảo vệ tính mạng cho người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, ngày 17 tháng 3, UBND tỉnh ra Chỉ thị số 03/2011/CT-UBND về việc tăng cường biện pháp xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.  
UBND tỉnh yêu cầu, các sở, ban ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị, xã, phường, thị trấn và các đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh dựa trên các chức năng, nhiệm vụ của mình thực hện các biện pháp xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh.
 
Cụ thể, UBND các huyện, thị, xã, phường, thị trấn quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; xử phạt hành chính các trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp theo thẩm quyền quy định; quản lý toàn diện về trật tự xây dựng trên địa bàn, có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý kịp thời và báo cáo cấp trên các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp xảy ra trên địa bàn; chịu trách nhiệm trong việc cho phép các tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cải tạo công trình làm vi phạm đến hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp…
 
Các sở, ban, ngành có liên quan tổng hợp tình hình vi phạm hành lang vảo vệ an toàn lưới điện cao áp, đề xuất các biện pháp khắc phục; tổ chức tập huấn nghiệp vụ, xử lý các vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo quy định pháp luật; kiểm tra việc lập biên bản, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trên địa bàn tỉnh…
 
Đối với các cơ quan quản lý vận hành lưới điện cao áp thường xuyên kiểm tra, rà soát các tuyến đường dây dẫn điện và trạm biến áp nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm và thông báo ngay đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý; tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp; chủ động phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý các vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp…
Chỉ thị thay thế Chỉ thị số 45/2007/CT-UBND ngày  31/12/2007 của UBND tỉnh về việc tăng cường biện pháp xử lý công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và có hiệu lực thi hành từ ngày 27/03/2011.
 
Mai Xuân
 
3/21/2011 3:52 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết851-Tang-cuong-bien-phap-xu-ly-vi-pham-hanh-lang-bao-ve-an-toan-cong-trinh-luoi-dien-cao-apThông tin chỉ đạo, điều hành
Hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng Bình Dương SốHướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng Bình Dương Số

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai cài đặt, sử dụng và tạo lập, xử lý dữ liệu kết nối về hệ thống IOC và ứng dụng Bình Dương Số.

​Theo đó, yêu cầu toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có điện thoại thông minh phải cài đặt ứng dụng Bình Dương Số cho mình và cho người thân.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và địa phương phát động phong trào cài đặt và hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài ứng dụng Bình Dương Số; đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp truyền thông, quảng cáo hỗ trợ tuyên truyền cho ứng dụng Bình Dương Số trên các màn hình quảng cáo và phổ biến, hướng dẫn cài đặt ứng dụng Bình Dương Số tại các khu vực công cộng (như nhà ga, bến xe, bến bãi, trường học, bệnh viện…).

UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện và chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các tổ chức đoàn thể, tổ dân phố, Tổ công nghệ số cộng đồng thông tin, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng Bình Dương Số.

Trung tâm Hành chính công tỉnh phối hợp với Trung tâm Phục vụ Hành chính công cấp huyện và Bộ phận một cửa cấp xã triển khai hình ảnh tuyên truyền bản in và bản điện tử chiếu trên các màn hình để hướng dẫn người dẫn cài đặt ứng dụng Bình Dương Số khi đến thực hiện các thủ tục hành chính.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Báo Bình Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, Cổng thông tin điện tử tỉnh, các Đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã và các phương tiện truyền thông khác tại địa phương vận động, hướng dẫn người dân thực hiện cài đặt ứng dụng Bình Dương Số trên điện thoại thông minh; chỉ đạo các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hiển thị thông báo đề nghị cài đặt ứng dụng Bình Dương Số; chỉ đạo tuyên truyền đến người dân thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở và định kỳ nhắc lại. 

Thủ trưởng các sở, ban, ngành cử đầu mối phối hợp cung cấp dữ liệu đảm bảo tính đúng, đủ, sạch, sống, có lộ trình cung cấp dữ liệu thời gian thực kết nối về hệ thống IOC và trên ứng dụng Bình Dương Số; lập kế hoạch nâng cấp, mở rộng chức năng nâng cao trải nghiệm cho người dùng trên ứng dụng Bình Dương Số; phối hợp IOC tỉnh hoàn thiện dashboard số liệu chuyên ngành (OC chuyên ngành) phục vụ công tác điều hành tại đơn vị và sử dụng thay thế báo cáo họp, hội nghị.

Công an tỉnh chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục triển khai cung cấp, chia sẻ dữ liệu camera giao thông của ngành Công an về IOC và cung cấp hình ảnh camera công khai trên ứng dụng Bình Dương Số để người dân và doanh nghiệp có thể xem hình ảnh giao thông tại các tuyến đường.

Văn bản ​

2/15/2023 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtHướng dẫn, hỗ trợ, người dân, cài đặt, ứng dụng, Bình Dương Số552-huong-dan-ho-tro-nguoi-dan-cai-dat-ung-dung-binh-duong-sThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Huy động lực lượng, phương tiện tập luyện, diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Huy động lực lượng, phương tiện tập luyện, diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

​TTĐT - Ban Chỉ đạo Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tỉnh ban hành Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện tập luyện, diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phối hợp nhiều lực lượng (cấp tỉnh) tại Tòa nhà E - Ký túc xá khu B Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

​Theo đó, tổ chức tập luyện từ ngày 18/10/2020 đến ngày 27/10/2020 (sáng từ 08 giờ đến 11 giờ 30 phút; chiều từ 14 giờ đến 16 giờ 30), kể cả thứ 7 và chủ nhật. Tổ chức tổng duyệt vào lúc 09 giờ ngày 28/10/2020 và diễn tập chính thức vào lúc 09 giờ ngày 30/10/2020.

Địa điểm tập kết: Đường Trần Đại Nghĩa, khu phố Tân Hòa, phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Địa điểm diễn tập: Tòa nhà E - Ký túc xá khu B Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, đường Mạc Đĩnh Chi - đường Vành đai Đại học Quốc gia, khu phố Tân Hòa, phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Lực lượng tham gia: 450 người từ UBND thành phố Dĩ An, UBND phường Đông Hòa, Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, Công an tỉnh Bình Dương, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Dương, Sở Y tế, Hội Chữ thập đỏ, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bình Dương, Công ty Điện lực Bình Dương, Công ty cổ phần Nước và Môi trường Bình Dương, Trung tâm Quản lý Ký túc xá, đội viên phòng cháy, chữa cháy cơ sở, sinh viên tham gia làm nạn nhân. 

10/16/2020 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtHuy động, lực lượng,  phương tiện, tập luyện, diễn tập, phương án, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ 404-huy-dong-luc-luong-phuong-tien-tap-luyen-dien-tap-phuong-an-chua-chay-va-cuu-nan-cuu-ho-tai-dai-hoc-quoc-gia-tp-ho-chi-minhThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
308.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương: 85% công nhân trở lại làm việcBình Dương: 85% công nhân trở lại làm việc

Theo thông báo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương chiều 4/2, sau thời gian nghỉ Tết Kỷ Sửu, khoảng 85% công nhân đã trở lại tỉnh làm việc trong không khí phấn khởi, lạc quan.

Tính đến thời điểm này, hầu hết doanh nghiệp đã hoạt động trở lại, nhiều doanh nghiệp đang treo băng rôn tuyển dụng lao động, nhằm mở rộng sản xuất.

Tại khu công nghiệp Sóng Thần, huyện Dĩ An, nhiều tấm băng rôn, bảng thông báo tuyển dụng đã được căng lên từ ngày 1/2. Bộ phận tuyển dụng của Công ty trách nhiệm hữu hạn FERFETTI cho biết hiện công ty đang tuyển thêm một số lượng lớn công nhân với nhiều chế độ, thu nhập hấp dẫn, thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, y tế. Cụ thể như mức thu nhập của công nhân từ 2,2 đến 3,5 triệu đồng/tháng, công nhân bảo trì cao nhất là 4,7 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó cũng có không ít công nhân đang tìm việc ở những công ty có thu nhập cao hơn. Anh Phạm Văn Minh cùng người em trai (quê Bắc Giang) đang đi tìm việc tại khu công nghiệp Sóng Thần cho biết hai anh em cùng làm công nhân tại một công ty gốm ở xã An Phú, huyện Thuận An, cả tháng trước, công ty chỉ có 2 đơn hàng, nên thu nhập của công nhân rất thấp, chỉ còn khoảng 1,3 triệu đồng/tháng. Trước kia, có tháng thu nhập lên tới hơn 4 triệu đồng.

Mọi năm, sau Tết, rất nhiều công ty tuyển dụng, nhưng năm nay, 10 công ty thì chỉ có khoảng 2-3 công ty tuyển, mà số lượng tuyển dụng lại ít, hơn nữa, nhiều công ty chỉ tuyển nữ. Do một bộ phận công nhân “đứng núi này trông núi nọ” với hiện tượng bỏ việc để tìm chỗ mới có lương hấp dẫn hơn, nên cứ sau Tết, thị trường lao động ở tỉnh Bình Dương trở nên biến động, gây khó cho doanh nghiệp.

Tại Trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh hiện đã có nhiều doanh nghiệp đến đăng ký tuyển dụng lao động với số lượng khoảng 1.500 lao động.

Ông Phạm Văn Thái, cán bộ Trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết thêm hiện có khoảng 12 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng khoảng 4.500 lao động. Do đó, Sơ yêu cầu sau Tết các cấp công đoàn cơ sở phối hợp với các ngành chức năng chủ động đón nhận những công nhân bị cắt giảm lao động để cung ứng cho những đơn vị có nhu cầu tuyển dụng trong tỉnh.

Anh Trần Trung Dũng, phòng kinh doanh, Công ty cổ phần thương mại Dầu khí Việt, thị xã Thủ Dầu Một đi đăng ký tuyển lao động cho công ty cho biết Công ty đã có nhiều đơn đặt hàng mới đảm bảo trong năm nay công nhân làm không hết việc, có lúc công ty còn không dám ký thêm đơn hàng mà chỉ ưu tiên những khách hàng “ruột”.

Ông Trần Hữu Quynh, Chủ tịch công đoàn Công ty trách nhiệm hữu hạn giày Thông Dụng khẳng định trong ngày làm việc đầu năm mới đã có trên 3.000 công nhân trở lại làm việc, công ty cùng Công đoàn đã có kế hoạch chăm lo chế độ chính sách, tiền lương, việc làm tốt hơn cho công nhân. Mức lương thử việc gần 1,1 triệu đồng/tháng, khi được ký hợp đồng mức lương sẽ hơn 1,2 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra công nhân được ký hợp đồng trước ngày 1/1/2009 sẽ được tăng thêm gần 200.000 đồng/tháng vào mức lương hiện hưởng của tháng 12/2008, các chế độ phụ cấp khác vẫn giữ nguyên./.
 
(TTXVN/Vietnam+)
2/6/2009 7:29 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết735-Binh-Duong-85-cong-nhan-tro-lai-lam-viecThông tin chỉ đạo, điều hành
Kế hoạch đầu tư công năm 2024 vốn ngân sách Nhà nướcKế hoạch đầu tư công năm 2024 vốn ngân sách Nhà nước

TTĐT - ​​HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 48/NQ-HĐND về Kế hoạch đầu tư công năm 2024 vốn ngân sách Nhà nước. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, Kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 08/12/2023 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

​Theo đó, phê chuẩn Kế hoạch đầu tư công năm 2024 vốn ngân sách Nhà nước là 22.000 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách Trung ương 3.183 tỷ 860 triệu đồng; vốn ngân sách địa phương 18.816 tỷ 140 triệu đồng, gồm vốn cân đối theo nguyên tắc, tiêu chí: 4.462 tỷ 719 triệu đồng; vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất 4.750 tỷ đồng; vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết 1.880 tỷ đồng; vốn bội chi ngân sách địa phương (vay từ nguồn cho vay lại của Chính phủ vay nước ngoài) 1.001 tỷ 800 triệu đồng; vốn từ nguồn thu Đề án khai thác nguồn lực từ đất 6.721 tỷ 621 triệu đồng.

Cho phép tiếp tục bố trí trong Kế hoạch đầu tư công năm 2024 cho 35 dự án quá thời gian bố trí vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Đầu tư công với tổng số vốn bố trí là 2.288 tỷ 130 triệu đồng.

Nghị quyết số 48/NQ-HĐND​​

12/18/2023 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, đầu tư công, năm 2024, vốn, ngân sách, Nhà nước5-ke-hoach-dau-tu-cong-nam-2024-von-ngan-sach-nha-nuoThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
231.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương cho học sinh, sinh viên nghỉ học tránh Bão số 16Bình Dương cho học sinh, sinh viên nghỉ học tránh Bão số 16

TTĐT - Trước diễn biến của cơn bão số 16 (Tembin), ngày 25/12/2017, UBND tỉnh Bình Dương có công văn hỏa tốc về việc cho học sinh, sinh viên tỉnh Bình Dương nghỉ học.

Theo đó, tất cả học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh được phép nghỉ học 01 ngày 26/12/2017 để đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên trong công tác phòng, tránh, ứng phó với bão trên địa bàn tỉnh.

Theo tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 04 giờ ngày 24/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,2 độ Vĩ Bắc; 115,4 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 340km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h) và có khả năng mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông quần đảo Trường Sa, cách Côn Đảo 380km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h). Đến 16 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,8 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h), đi vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau với sức gió mạnh nhất cấp 9-10, giật cấp 13 và yếu dần. Đến 04 giờ ngày 26/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,0 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh từ Cà Mau và Kiên Giang. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11, sóng biển cao 7-9m. Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ di chuyển nhanh (20-25km/h).


12/25/2017 10:30 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtbão số 16582-binh-duong-cho-hoc-sinh-sinh-vien-nghi-hoc-tranh-bao-so-1Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueMai Xuân
0.00
121,000
0.00
121000
Dời thời gian Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương sang ngày 26/9Dời thời gian Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương sang ngày 26/9

​TTĐT - UBND tỉnh thông báo dời thời gian Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt ​là Lễ công bố Quy hoạch tỉnh).

Theo Kế hoch s 5131/KH-UBND, L công b Quy hoch tnh đưc t chc vào lúc 9 gi 30 phút, ngày 25/9/2024 (th Tư), ti Trung tâm Hi ngh và Trin lãm tnh Bình Dương.

Tuy nhiên, do yêu cầu công tác đột xuất nên Lễ công bố Quy hoạch tỉnh được chuyển sang 9 giờ 30 phút, ngày 26/9/2024 (thứ Năm), tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.

Thông báo​

9/24/2024 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050402-doi-thoi-gian-le-cong-bo-quy-hoach-tinh-binh-duong-sang-ngay-26-Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương: Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 sẽ khai mạc ngày 25/4Bình Dương: Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 sẽ khai mạc ngày 25/4

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, năm 2024

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba tỉnh Bình Dương có thông điệp "Sách hay cần bạn đọc", "Sách quý tặng bạn", "Tặng sách hay".

Các hoạt động chính của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được tổ chức trọng tâm từ ngày 15/4/2024 đến ngày 01/5/2024.

Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 dự kiến diễn ra vào 18 giờ ngày 25/4/2024 tại Công viên Nguyễn Du, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (gần vòng xoay Ngã 6 thành phố Thủ Dầu Một), với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu. 

Theo đó, tổ chức trưng bày, triển lãm Tuần lễ Sách từ ngày 25/4/2024 đến ngày 01/5/2024 tại Công viên Nguyễn Du. Triển lãm sẽ có các gian hàng trưng bày, giới thiệu sách, bán sách giá ưu đãi… hướng dẫn kỹ năng đọc, chọn sách phù hợp cho từng đối tượng và các hình thức biểu diễn nghệ thuật lồng ghép nội dung tuyên truyền việc học, đọc sách trong cộng đồng…

Bên cạnh đó, tổ chức các chương trình phục vụ cho văn hóa đọc, sinh hoạt cho thiếu nhi; sinh hoạt câu lạc bộ của những người cùng sở thích, cùng niềm đam mê sưu tập sách; vẽ tranh, tô tượng, làm tò he, viết chữ thư pháp, sinh hoạt của các câu lạc bộ, trò chơi dân gian và biểu diễn văn nghệ hằng đêm.

Ngoài ra, còn có các hoạt động trưng bày, triển lãm sách từ ngày 17/4/2024 đến ngày 23/4/2024 tại sảnh Thư viện tỉnh; Ngày hội Sách vào sáng ngày 19/4/2024 tại phòng Thiếu nhi – Thư viện tỉnh với chương trình Ra mắt câu lạc bộ Gia đình đọc sách, sinh hoạt kỹ năng đọc sách hiệu quả, trò chơi tìm hiểu kiến thức chủ đề "Em yêu khoa học", vui học tiếng Anh, hoạt động trải nghiệm cùng STEM; Hội thi tuyên truyền, giới thiệu sách năm 2024 vào ngày 16/4/2024 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Dương (cơ sở 1); tổ chức xe sách lưu động phục vụ tại các trường học đến hết tháng 4/2024. ​

Kế​ hoạch ​

4/12/2024 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Ngày Sách, Văn hóa đọc, Việt Nam, năm 2024, khai mạc, 25/4906-binh-duong-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-nam-2024-se-khai-mac-ngay-25-Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
410.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tậtTăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, các cấp ủy, tổ chức Đảng chỉ đạo và tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chủ trương, chính sách, quy định của tỉnh về trợ giúp người khuyết tật, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân. Xác định rõ và nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và phối hợp trong việc thực hiện công tác trợ giúp người khuyết tật ở địa phương, ngành, đơn vị. 

UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn kịp thời cụ thể hoá và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Luật Người khuyết tật, các quy định pháp luật khác có liên quan, các văn bản chỉ đạo của Trung ương về công tác người khuyết tật. Tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách liên quan đối với người khuyết tật theo đúng quy định; quan tâm, chăm sóc người cao tuổi khuyết tật, trẻ em khuyết tật; tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người khuyết tật tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật tiếp cận các chính sách về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, học nghề, việc làm, tín dụng, bảo trợ xã hội, văn hóa, thể thao, du lịch, các công trình công cộng.

MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên, nhân dân, các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, chính sách của tỉnh về công tác người khuyết tật; tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào chăm lo, giúp đỡ người khuyết tật.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, các cơ quan, tổ chức, các đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật; nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội trong việc chăm lo, giúp đỡ người khuyết tật và các tổ chức của người khuyết tật; có cơ chế, chính sách khuyến khích sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước đầu tư cho các mô hình phi lợi nhuận chăm sóc người khuyết tật, nhất là người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng, phụ nữ, trẻ em khuyết tật, người khuyết tật cao tuổi. Song song đó, tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức của người khuyết tật theo phương châm "Tăng cường đoàn kết, chủ động vươn lên, bình đẳng, hoà nhập với cộng đồng".

Kế hoạch ​

9/23/2020 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết người khuyết tật549-tang-cuong-su-lanh-dao-cua-dang-doi-voi-cong-tac-nguoi-khuyet-taThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
588.00
121,000
0.00
121000
0
Đẩy mạnh tổ chức hội nghị truyền hình trực tuyến góp phần phòng, chống dịch Covid-19Đẩy mạnh tổ chức hội nghị truyền hình trực tuyến góp phần phòng, chống dịch Covid-19

​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh tổ chức hội nghị truyền hình trực tuyến góp phần phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, nhằm thực hiện các quy định phòng, chống dịch Covid-19 khi tổ chức các hội nghị, cuộc họp và tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố tập trung đẩy mạnh việc khai thác, tổ chức các cuộc họp, hội nghị trực tuyến thông qua Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh; nghiên cứu, tăng cường áp dụng các giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến (đáp ứng các quy định, yêu cầu về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin) vào việc điều hành tác nghiệp của cơ quan, đơn vị khi có nhu cu; đẩy mạnh làm việc trực tuyến trong nội bộ cơ quan, đơn vị, hạn chế việc tụ tập đông người theo các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

 Văn bản ​​

4/10/2020 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết hội nghị, truyền hình, trực tuyến, Covid-1992-day-manh-to-chuc-hoi-nghi-truyen-hinh-truc-tuyen-gop-phan-phong-chong-dich-covid-1Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
208.00
121,000
0.00
121000
0
Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng đến năm 2040Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng đến năm 2040

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2297/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị mới Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng đến năm 2040.

​Theo đó, đô thị mới Minh Hòa được xác định bao gồm toàn bộ ranh giới xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

Quy mô diện tích lập quy hoạch 9.526,71 hecta. 

Ranh giới tứ cận được xác định: Phía Bắc giáp xã Tân Hiệp thuộc huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước; phía Nam giáp xã Định An, xã Minh Tân thuộc huyện Dầu Tiếng; phía Đông giáp xã Minh Thạnh thuộc huyện Dầu Tiếng; phía Tây giáp hồ Dầu Tiếng.

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp: Toàn bộ xã Minh Hòa, ranh giới theo ranh hành chính xã Minh Hòa gồm có 5 ấp: Hòa Lộc, Hòa Thành, Hòa Cường, Hòa Phú, Hòa Hiệp.

Phạm vi nghiên cứu mở rộng: Huyện Dầu Tiếng và các khu vực lân cận (huyện Hớn Quản, thị xã Chơn Thành – tỉnh Bình Phước).

Minh Hòa là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, thương mại, dịch vụ, du lịch và đầu mối giao thông phía Bắc của huyện Dầu Tiếng, thuận lợi kết nối với các tuyến giao thông cấp tỉnh, các đô thị và khu công nghiệp lớn, định hướng là đô thị dịch vụ - du lịch gắn với vùng du lịch núi Cậu, lòng hồ Dầu Tiếng kết hợp sản xuất nông nghiệp đô thị được đầu tư xây dựng đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

Mục tiêu: Triển khai định hướng của quy hoạch vùng huyện Dầu Tiếng và các quy hoạch khác của các ngành liên quan tới huyện Dầu Tiếng đến năm 2040; xác định các định hướng phát triển cho đô thị Minh Hòa trên cơ sở khai thác tối đa các lợi thế hiện có, các tiềm năng phát triển trong tương lai sao cho phù hợp với tổng thể phát triển của toàn huyện Dầu Tiếng. 

Đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy tiến trình đô thị hoá, phát triển kinh tế theo hướng xanh, bền vững và nâng cao chất lượng sống của người dân; xây dựng các định hướng phù hợp làm cơ sở để đầu tư phát triển đô thị, tạo điều kiện cho Minh Hòa đạt tiêu chí đô thị loại V vào năm 2025; làm cơ sở để triển khai các quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư và thực hiện đầu tư theo quy hoạch.

Dự báo quy mô dân số: Đến năm 2030, dân số đô thị Minh Hòa khoảng 18.000 – 25.000 người; đến năm 2040, dân số đô thị Minh Hòa khoảng 27.000 - 30.000 người.

Đến năm 2025, xây dựng đô thị Minh Hòa hướng đến các tiêu chí đô thị loại V; giai đoạn 2026-2030, xây dựng đề án và thành lập thị trấn Minh Hòa; giai đoạn 2031-2040, xây dựng và nâng cao các tiêu chí phát triển bền vững và hướng đến đô thị hiện đại, văn minh, sạch đẹp, thân thiện với môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

UBND huyện Dầu Tiếng có trách nhiệm lập Đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Minh Hòa đến năm 2040 theo quy định.

Quyết định số 2297/QĐ-UBND​​

8/7/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtQuy hoạch chung, đô thị mới, Minh Hòa, năm 204066-nhiem-vu-quy-hoach-chung-do-thi-moi-minh-hoa-huyen-dau-tieng-den-nam-204Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
552.00
121,000
0.00
121000
0
Tổ chức kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 Tổ chức kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc tổ chức kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 (27/7/1947- 27/7/2023).

​Theo đó, các cơ quan Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội và các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với nước, về ý nghĩa ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 và sự hy sinh cao cả của thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; giới thiệu những điển hình thương binh, gia đình liệt sĩ tiêu biểu, vượt khó vươn lên trong cuộc sống và những cá nhân, đơn vị, địa phương đã tham gia thực hiện tốt phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" ở địa phương.

Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và thực hiện tốt các chính sách đã ban hành. Đồng thời, triển khai thực hiện các chính sách người có công, đảm bảo giải quyết đầy đủ, kịp thời quyền lợi cho đối tượng; tổ chức đoàn đưa người có công tiêu biểu đi tham quan Thủ đô Hà Nội, Viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm lại chiến trường xưa tại Côn Đảo.

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện tốt phong trào phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống; mở rộng việc vận động đỡ đầu chăm sóc đời sống cho thương binh, gia đình liệt sĩ khó khăn neo đơn; kiểm tra, rà soát những gia đình chính sách thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh để có kế hoạch xem xét, hỗ trợ giúp họ ổn định vươn lên trong cuộc sống. Tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác chính sách đối với người có công với nước ở các địa phương, nhất là công tác nâng cao đời sống của đối tượng chính sách nhằm giữ vững danh hiệu "Xã, phường làm tốt công tác Thương binh Liệt sĩ và Người có công", đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn (cấp xã) đạt danh hiệu này; bình xét thương binh, gia đình liệt sĩ tiêu biểu để đề nghị UBND huyện, thị xã, thành phố quyết định công nhận đạt danh hiệu "Người công dân kiểu mẫu", "Gia đình cách mạng gương mẫu" cũng như biểu dương những đơn vị, cá nhân có nhiều đóng góp cho phong trào "Đền ơn đáp nghĩa"…

Chỉ thị​

6/14/2023 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, kỷ niệm, 76, năm, Ngày, Thương binh, Liệt sĩ, 27/7 989-to-chuc-ky-niem-76-nam-ngay-thuong-binh-liet-si-27-7Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
490.00
121,000
0.00
121000
0
Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Đông An TâyChấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Đông An Tây

TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2062/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Đông An Tây tại phường An Tây và xã Phú An, thành phố Bến Cát.

Hình thức lựa chọn nhà đầu tư: Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định pháp luật về đấu thầu.

Đầu tư xây dựng khu đô thị mới dự kiến bao gồm các khu nhà ở liền kề, nhà ở biệt thự, nhà ở tái định cư dạng liền kề, nhà ở xã hội dạng liền kề (để bán, cho thuê, cho thuê mua) kết hợp với các công trình thương mại dịch vụ đơn vị ở, thương mại liền kề, thương mại dịch vụ (văn phòng làm việc, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng,...), các công trình giáo dục (trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT), công trình y tế đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật và hệ thống các công trình cây xanh, mặt nước; góp phần đưa quỹ đất khu vực vào khai thác có hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội phường An Tây, xã Phú An nói riêng và thành phố Bến Cát nói chung.

Diện tích đất dự kiến sử dụng khoảng 288,84 hecta; trong đó diện tích đất, mặt bằng dự kiến sử dụng khoảng 280,44 hecta, diện tích mặt nước dự kiến sử dụng khoảng 8,4 hecta.

Quy mô dân số: Dự kiến khoảng 14.300 người.

Tổng số căn hộ/căn nhà dự kiến khoảng 7.100 căn.

Vốn đầu tư của dự án dự kiến 13.564 tỷ đồng. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án theo quy định pháp luật về xây dựng, không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 9.913 tỷ 159 triệu đồng. Sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự kiến 3.650 tỷ 847 triệu đồng.

Thời hạn thực hiện dự án: 50 năm (được tính từ ngày nhà đầu tư được cấp văn bản chấp thuận nhà đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thì thời hạn hoạt động của dự án được tính từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất).

Tiến độ thực hiện dự án: Hoàn thành đầu tư xây dựng toàn bộ dự án trong thời gian không quá 12 năm kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc chấp thuận nhà đầu tư.

Nhà đầu tư được lựa chọn theo quy định của pháp luật có trách nhiệm lập phương án phân kỳ đầu tư hoặc phân chia dự án thành phần và được thể hiện tại đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đảm bảo hiệu quả đầu tư, tính khả thi, phù hợp quy hoạch các cấp và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.​​

Để mời gọi nhà đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện dự án, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 2112/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 về việc phê duyệt yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm nhà đầu tư đăng ký thực hiện Dự án khu đô thị Đông An Tây. Trong đó yêu cầu cụ thể về năng lực tài chính, kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự.

Quyết định 2062/QĐ-UBND​, Quyết định 2112/QĐ-UBND

7/19/2024 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChấp thuận, chủ trương, đầu tư, dự án, Khu đô thị, Đông An Tây, phường An Tây, xã Phú An, thành phố Bến Cát605-chap-thuan-chu-truong-dau-tu-du-an-khu-do-thi-dong-an-taThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
558.00
121,000
0.00
121000
0
1 - 30Next