Tin chỉ đạo điều hành
 

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 55/NQ-HĐND về việc đặt tên một số tuyến đường trên địa bàn TP.Tân Uyên.

 
 

TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 56/NQ-HĐND về việc đặt tên một số tuyến đường trên địa bàn huyện Phú Giáo.

 
 

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3688/QĐ-UBND về việc công bố công khai quyết toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn, quyết toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2023. 

 
 

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 53/NQ-HĐND về việc phê duyệt tổng biên chế công chức trong các cơ quan của HĐND, UBND tỉnh, các huyện, thành phố; số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Bình Dương năm 2025.

 
 

TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 51/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Nghị quyết này được HĐND tỉnh khoá X, Kỳ họp thứ 19 thông qua ngày 10/12/2024 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.

 
 

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 48/NQ-HĐND thông qua Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh.

 
 

​TTĐT - HĐND tỉnh ban ban hành Nghị quyết số 45/NQ-HĐND về việc cho ý kiến dự kiến Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 19 thông qua ngày 09/12/2024 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

 
 

​TTĐT - ​​HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 43/NQ-HĐND về dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; thu, chi và phân bổ ngân sách địa phương năm 2025. Nghị quyết này đã được HĐND khóa X, Kỳ họp thứ 19 thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025. ​

 
 

​TTĐT - HĐND tỉnh ban ban hành Nghị quyết số 44/NQ-HĐND về Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vốn ngân sách Nhà nước. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 19 thông qua ngày 09/12/2024 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

 
 

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 40/NQ-HĐND về việc sửa đổi Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 28/10/2024 của HĐND tỉnh về dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; thu, chi và phân bổ ngân sách địa phương năm 2024.

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Chấn chỉnh công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh Bình DươngChấn chỉnh công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh Bình Dương
TTĐT - Để công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, từng bước hiện đại hóa, hoạt động và đi vào nề nếp, ngày 30/6/2011, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-UBND về việc chấn chỉnh công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, doanh nghiệp Nhà nước tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ để cán bộ, công chức, viên chức nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ để thực hiện đúng quy định. Rà soát, điều chỉnh ban hành các văn bản liên quan đến công tác văn thư, lưu trữ; bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về văn thư, lưu trữ; tập huấn về nghiệp vụ văn thư, lưu trữ, phấn đấu đến cuối năm 2015 không còn cơ quan, tổ chức nào bố trí công chức có trình độ sơ cấp hoặc trung cấp các chuyên ngành khác thực hiện công tác văn thư, lưu trữ.
 
Đồng thời chỉ đạo công tác quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức theo đúng quy định hiện hành, thực hiện nghiêm túc việc đóng dấu vào bản gốc lưu tại bộ phận văn thư; chỉnh lý dứt điểm hồ sơ, tài liệu còn tồn đọng tại cơ quan, tổ chức; thực hiện thu thập hồ sơ, tài liệu đã giải quyết xong vào lưu trữ hiện hành và lưu trữ lịch sử đúng thời hạn quy định pháp luật…
 
UBND các huyện, thị chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn cấp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm túc các công việc được quy định. Chỉ đạo các cơ quan lưu trữ huyện, thị xã tiến hành thu thập, chỉnh lý hồ sơ, tài liệu của các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp vào Lưu trữ lịch sử.
 
Sở Nội vụ phối hợp với các đơn vị đào tạo chuyên ngành thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các lớp nghiệp vụ về kỹ năng quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp văn thư, lưu trữ cho cán bộ, công chức, viên chức. Tổ chức đưa ứng dụng CNTT vào công tác văn thư, lưu trữ để quản lý, sử dụng tài liệu lưu trữ khoa học, hiện đại đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay…
 
Mai Xuân
7/6/2011 10:01 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết882-Chan-chinh-cong-tac-van-thu-luu-tru-tren-dia-ban-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Triển khai các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão YagiTriển khai các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Công điện số 03/CĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 13/9/2024 về việc đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi.​

Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ nội dung chỉ đạo của Bộ Tài chính để tổ chức triển khai thực hiện.

Công điện số 03/CĐ-BTC ngày 13/9/2024 của Bộ Tài chính nêu rõ: Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Công điện số 61/CĐ-TTg ngày 22/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ gửi các Bộ, UBND các tỉnh về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; thực hiện nghiêm túc, quyết liệt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại các văn bản: Thông báo số 193/TB-VPCP ngày 03/5/2024, Thông báo số 274/TB-VPCP ngày 24/6/2024; trong phạm vi, lĩnh vực quản lý đẩy mạnh tổ chức triển khai theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.

Sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường. Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nắm bắt sát diễn biến giá cả thị trường, cung cầu hàng hóa trên địa bàn nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu của người dân, giám sát thị trường hàng hóa tại các chợ đầu mối, trung tâm mua sắm, siêu thị, không để xảy ra tình trạng tạo khan hiếm, đầu cơ nâng giá, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý nhằm trục lợi; đảm bảo và tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa nhất là đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng chịu thiệt hại của bão lũ; tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và báo cáo giá thị trường trên địa bàn theo đúng quy định.

Sở Tài chính chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành để kịp thời tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá, căn cứ điều kiện, tình hình thực tế tại địa phương để xem xét quyết định việc thực hiện chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn khi có biến động bất thường xảy ra theo thẩm quyền và quy định pháp luật.

Văn bản số 5177/UBND-KT

9/19/2024 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtquản lý, điều hành giá sau bão Yagi124-trien-khai-cac-bien-phap-quan-ly-dieu-hanh-gia-sau-bao-yagThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương tạm dừng thêm một số hoạt động không thiết yếuBình Dương tạm dừng thêm một số hoạt động không thiết yếu

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

​Theo đó, tạm dừng một số hoạt động dịch vụ không cần thiết như: Vũ trường, karaoke, quán bar, phòng game, massage, phòng tập thể hình (gym), nhà hàng tiệc cưới, phòng tập yoga, tụ điểm vui chơi, giải trí, hát với nhau, rạp phim, các cơ sở làm đẹp, thẩm mỹ, vật lý trị liệu trên toàn tỉnh.

Các cấp, các ngành, đơn vị phải quán triệt ngay và thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành Trung ương, Tỉnh ủy và Công văn số 1804/UBND-VX ngày 04/5/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh thật hiệu quả, phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 đang lây lan diện rộng trong cộng đồng; không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác hay hốt hoảng, mất bình tĩnh trước các diễn biến phức tạp của dịch.

Phải chủ động đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch đến từng tổ chức, từng cá nhân, yêu cầu mọi người dân thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế; nhất là phải đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng. Không tổ chức các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, dừng tổ chức các sự kiện tập trung đông người như tiệc cưới, lễ hội, các điểm tham quan du lịch.

Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án phòng, chống dịch và tổ chức tốt các kỳ thi (tuyển sinh các cấp, tốt nghiệp Trung học phổ thông) năm 2021 trên địa bàn tỉnh bảo đảm an toàn. Trường hợp có dịch bệnh xảy ra đề nghị Sở khẩn trương tham mưu cho UBND tỉnh các phương án tổ chức các hoạt động giảng dạy nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn. Đối với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động tổ chức thực hiện chương trình giảng dạy, công tác phòng, chống dịch Covid-19 của đơn vị cho phù hợp, đảm bảo an toàn cho giảng viên, sinh viên và các đối tượng liên quan.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với các đơn vị có liên quan thường xuyên tuyên truyền và hướng dẫn các tổ chức tôn giáo tạm dừng các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo tập trung đông người; trường hợp thật sự cần thiết tổ chức thì phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan chức năng (Công văn số 1988/BNV-TGCP ngày 07/5/2021 của Bộ Nội vụ); khuyến cáo 5K của Bộ Y tế: Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, khử khuẩn, hạn chế tối đa số lượng người tham dự, nghiêm túc khai báo y theo quy định.

Sở Y tế chịu trách nhiệm, chủ động phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện mua sắm các trang thiết bị y tế, thuốc, sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm… đầy đủ nhằm phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 được kịp thời, hiệu quả; chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực theo quy định Bộ Y tế nhằm chủ động xét nghiệm đối với các đối tượng có nguy cơ cao, tiềm ẩn phát sinh dịch bệnh, tiến tới xét nghiệm diện rộng cho các đối tượng trên địa bàn được kịp thời.

Đẩy nhanh việc tiêm vắc xin phòng dịch, đặc biệt cho các đối tượng tuyến đầu, thuộc diện ưu tiên theo đúng chỉ đạo của Chính phủ theo lộ trình kế hoạch của tỉnh đề ra, đồng thời khẩn trương xây dựng Kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho tất cả các đối tượng trên địa bàn tỉnh; tiếp tục bổ sung hoàn thiện các kịch bản chi tiết phòng, chống dịch Covd-19 của tỉnh cho từng tình huống cụ thể để đáp ứng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới.

Văn phòng UBND tỉnh tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong Tòa nhà Trung tâm Hành chính tỉnh triển khai làm việc theo hướng hạn chế các cuộc họp, hội nghị, giảm số lượng người làm việc, làm việc trực tuyến, hạn chế người ngoài vào trong tòa nhà. Đồng thời chỉ đạo Ban Quản lý Tòa nhà thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ ngành Trung ương.

Người đứng đầu cấp ủy, cơ quan đơn vị phải chịu trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch bảo đảm hiệu lực, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp trên đối với cấp dưới; kiểm tra các cơ sở cách ly, đơn vị, doanh nghiệp; đến tận hộ gia đình để kiểm tra, phát hiện, khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý địa bàn, người nhập cảnh trái phép, người tự cách ly theo đúng quy định; xử phạt nghiêm người không đeo khẩu trang, cá nhân, tổ chức không chấp hành đúng các biện pháp phòng, chống dịch; đồng thời xử lý nghiêm theo đúng quy định, kể cả xem xét xử lý hình sự các trường hợp vi phạm, lơ là, thiếu trách nhiệm dẫn đến hậu quả để bùng phát dịch.​

Văn bản

5/11/2021 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếttạm dừng, hoạt động, không thiết yếu331-binh-duong-tam-dung-them-mot-so-hoat-dong-khong-thiet-yeThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
950.00
121,000
0.00
121000
0
Công nhận "Đơn vị học tập" cấp tỉnh năm 2023Công nhận "Đơn vị học tập" cấp tỉnh năm 2023

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định ​về việc công nhận "Đơn vị học tập" cấp tỉnh năm 2023.

Theo đó, ​công nhận kết quả đánh giá, xếp loại “Đơn vị học tập” cấp tỉnh năm 2023 CHO 53 cơ quan, đơn vị:

TT​Tên cơ quan, đơn vị Điểm tự đánh giáXếp loại
1Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh100Tốt
2Liên đoàn Lao động tỉnh100Tốt
3Hội Nông dân tỉnh100Tốt
4Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh100Tốt
5Hội Cựu chiến binh tỉnh99Tốt
6Sở Công Thương100Tốt
7Sở Khoa học và Công nghệ93Tốt
8Sở Lao động - Thương binh và Xã hội99Tốt
9Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn98Tốt
10Sở Tài chính85Tốt
11Sở Thông tin và Truyền thông100Tốt
12Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch97Tốt
13Sở Giáo dục và Đào tạo95Tốt
14Sở Nội vụ99Tốt
15Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tỉnh93Tốt
16Trường THPT Bình An95Tốt
17Trường THPT Dĩ An100Tốt
18Trường THPT Nguyễn An Ninh97Tốt
19Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai96Tốt
20Trường Trung Tiểu học Phan Chu Trinh100Tốt
21Trường THPT Trịnh Hoài Đức94Tốt
22Trường THPT Trần Văn Ơn 96Tốt
23Trường THPT Nguyễn Trãi100Tốt
24Trường THPT Lý Thái Tổ 100Tốt
25Trường Trung Tiểu học Đức Trí75Khá
26Trường THPT Bàu Bàng99Tốt
27Trường THPT Bến Cát93Tốt
28Trường THPT Tây Nam93Tốt
29Trường THPT Phước Hòa94Tốt
30Trường THCS và THPT Nguyễn Huệ94Tốt
31Trường THCS và THPT Tây Sơn 94Tốt
32Trường THPT Phước Vĩnh86Tốt
33Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu91Tốt
34Trường THPT Võ Minh Đức 93Tốt
35Trường THPT An Mỹ100Tốt
36Trường THPT Bình Phú90Tốt
37Trường THPT Chuyên Hùng Vương 100Tốt
38Trường Trung Tiểu học Petrus Ký87Tốt
39Trường Trung Tiểu học Marie Curie90Tốt
40Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến95Tốt
41Trường THCS-THPT Ngô Thời Nhiệm95Tốt
42Trường THCS-THPT Minh Hòa100Tốt
43Trường THPT Long Hòa95Tốt
44Trường THPT Dầu Tiếng86Tốt
45Trường THPT Thanh Tuyền95Tốt
46Trường THPT Tân Bình 86Tốt
47Trường THPT Lê Lợi 90Tốt
48Trường THPT Thường Tân95Tốt
49Trường THPT Thái Hòa93Tốt
50Trường THPT Tân Phước Khánh98Tốt
51Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ96Tốt
52Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh92Tốt
53Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương99Tốt​

​Quyết định 

4/10/2024 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtCông nhận, đơn vị,học tập, cấp tỉnh, năm 2023656-cong-nhan-don-vi-hoc-tap-cap-tinh-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
0
0.00
Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.​

​Theo đó, Sở Ngoại vụ phối hợp với Công an tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết 36-NQ/TW, Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị khóa IX và Nghị quyết 27/NQ-CP của Chính phủ; thực hiện đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ kiều bào ổn định cuộc sống, hội nhập vào đời sống xã hội nước sở tại; bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về người Việt Nam ở nước ngoài; huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tăng cường thông tin tuyên truyền đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; hỗ trợ cộng đồng người Việt giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả các hình thức tập hợp, vận động kiều bào; kiện toàn bộ máy tổ chức, cơ chế phối hợp làm công tác về người Việt Nam ở nước ngoài.

8/21/2017 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết588-cong-tac-doi-voi-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-giai-doan-2016-2020-tren-dia-ban-tinh-binh-duongThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
258.00
121,000
0.40
121000
31,266,399
Triển lãm Xá Lợi Phật và chư thánh Tăng ở Châu Thới Sơn TựTriển lãm Xá Lợi Phật và chư thánh Tăng ở Châu Thới Sơn Tự
(TTĐT) - Sáng 27-3 (nhằm mùng 02 tháng 3 năm Kỷ Sửu), tại Châu Thới Sơn Tự thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã long trọng diễn ra buổi triển lãm Xá Lợi Phật và chư thánh Tăng thuộc Phật giáo Tây Tạng Trung Quốc.
Tới tham dự và chứng minh có Hòa thượng Thích Minh Thiện - Trưởng Ban Trị sự Hội Phật giáo tỉnh Bình Dương, Hòa thượng Thích Huệ Thông chủ trì Châu Thới Sơn Tự và gần 400 Tăng Ni Phật tử của các Tự viện ở Bình Dương, Đồng Nai và Tp.HCM về tham dự lễ.
 
Buỗi lễ diễn ra long trọng và trang nghiêm với lễ bái Đạo tràng và an vị Xá Lợi theo nghi lễ và cách thức cúng dường Xá Lợi Phật.  Các Tăng Ni Phật tử đã kính cẩn nghiêm trang chiêm bái trước hơn 500 viên Xá Lợi Phật và chư thánh Tăng. Ngay sau buổi lễ, các Xá Lợi Phật và chư thánh Tăng được trưng bày triển lãm tại chánh điện chùa Châu Thới Sơn từ ngày 27 đến ngày 29-3.

CTV.Quốc Vũ

3/27/2009 3:49 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết2112-Trien-lam-Xa-Loi-Phat-va-chu-thanh-Tang-o-Chau-Thoi-Son-TuThông tin chỉ đạo, điều hành
Triển khai Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050Triển khai Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

​​TTĐT - UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 04/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện hoặc tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 04/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ.​

Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 04/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ đề ra các nhóm nhiệm vụ trọng tâm: Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng hiện đại, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm; đi đầu trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ cao cấp, chất lượng cao. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Xây dựng và phát triển hệ thống đô thị. Phát triển các lĩnh vực xã hội. Quản lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển kinh tế đối ngoại và hợp tác liên kết vùng, nội vùng…

Cụ thể, phát triển mạnh một số ngành công nghiệp: cơ khí chế tạo, hóa dầu, sản phẩm hạ nguồn của ngành công nghiệp hóa dầu, chế biến sản phẩm từ dầu, hóa chất.

Phát triển các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị hiện đại và các khu công nghiệp công nghệ cao. Xây dựng mới một số khu công nghệ thông tin tập trung tại TP.Hồ Chí Minh và hình thành vùng động lực công nghiệp công nghệ thông tin, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, các sản phẩm Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Về xây dựng và phát triển hệ thống đô thị: Nâng cao chất lượng đô thị, bảo đảm hiện đại, thông minh và kết nối với các đô thị lớn trong khu vực và trên thế giới; thực hiện đồng bộ các chính sách giải nén, giảm tải cho các đô thị lớn, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh; thực hiện hiệu quả mô hình thành phố trực thuộc thành phố; phát triển các khu kinh tế gắn với các đô thị trọng điểm và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở khu vực đô thị động lực. Nghiên cứu chuyển đổi chức năng các khu công nghiệp, khu chế xuất khi hết thời hạn sử dụng đất, không phù hợp với quy hoạch. Tập trung xây dựng nhà ở để bảo đảm điều kiện sống cho người lao động có thu nhập thấp và lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Về quốc phòng, an ninh: Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh; quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh; quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trên địa bàn vùng….

Văn bản

11/18/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Quy hoạch vùng Đông Nam bộ321-trien-khai-quy-hoach-vung-dong-nam-bo-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam-205Thông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bàu Bàng đến năm 2040Phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bàu Bàng đến năm 2040

​TTĐT - UB​​​ND tỉnh ban hành Quyết định số 2972/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bàu Bàng đến năm 2040.

​Theo đó, phạm vi nghiên cứu là toàn bộ ranh giới hành chính huyện Bàu Bàng với diện tích 34.002,11 hecta, gồm thị trấn Lai Uyên và 06 xã (Cây Trường II, Hưng Hòa, Lai Hưng, Long Nguyên, Tân Hưng, Trừ Văn Thố); phía Bắc giáp thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; phía Nam giáp thành phố Bến Cát; phía Đông giáp huyện Phú Giáo; phía Tây giáp huyện Dầu Tiếng.

Thời hạn lập quy hoạch: Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030, giai đoạn dài hạn đến năm 2040.

Quy mô dân số: Đến năm 2030 khoảng 320.000 - 350.000 người; đến năm 2040 khoảng 480.000 - 500.000 người.

Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bàu Bàng đến năm 2040 nhằm cụ thể hóa quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Bàu Bàng và mục tiêu xây dựng các huyện nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có huyện Bàu Bàng với định hướng hoàn thành tiêu chí huyện nông thôn mới làm tiền đề phấn đấu các giai đoạn tiếp theo đạt các chỉ tiêu đô thị loại III, trở thành thị xã thuộc tỉnh.

Song song đó, nghiên cứu định hướng phát triển không gian vùng huyện, phân vùng kinh tế, hệ thống điểm dân cư đô thị và nông thôn, bố trí cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật phù hợp với các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của huyện đề ra trong mối quan hệ với Vùng tỉnh và các khu vực xung quanh. Làm cơ sở triển khai các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, xác định các dự án ưu tiên đầu tư, phát triển đô thị quản lý đô thị và các khu vực dân cư nông thôn, khu vực phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch,… và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành đảm bảo sự phát triển hài hòa, đồng bộ.

Định hướng phát triển huyện Bàu Bàng theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp dịch vụ, trong tương lai trở thành "Trung tâm đổi mới sáng tạo - công nghiệp" phía Bắc của tỉnh Bình Dương.

Bàu Bàng đóng vai trò huyện cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Bình Dương, kết nối với tỉnh Bình Phước và khu vực Tây Nguyên thông qua tuyến Quốc lộ 13; là vùng Kinh tế phía Bắc của tỉnh, có sự tác động tương hỗ và gắn kết với không gian kinh tế của huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo và thành phố Bến Cát; là khu vực phát triển công nghiệp (đa ngành, chế biến nông lâm sản), phát triển khu phức hợp Văn hóa - Thể thao, Y tế, Giáo dục đào tạo cấp vùng, trung tâm dịch vụ - thương mại cấp vùng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử. Đô thị Bàu Bàng đạt tiêu chí đô thị loại III, trở thành thị xã thuộc tỉnh Bình Dương.

Quyết định số 2972/QĐ-UBND​

10/28/2024 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bàu Bàng đến năm 2040243-phe-duyet-do-an-quy-hoach-xay-dung-vung-huyen-bau-bang-den-nam-204Thông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Công khai quyết toán thu ngân sách Nhà nước, quyết toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2023Công khai quyết toán thu ngân sách Nhà nước, quyết toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2023

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3688/QĐ-UBND về việc công bố công khai quyết toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn, quyết toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2023. 

Theo đó, tổng thu NSNN từ kinh tế - xã hội trên địa bàn được quyết toán là 69.500 tỷ đồng, đạt 118% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 112% dự toán HĐND tỉnh thông qua, bao gồm: Thu nội địa 53.275 tỷ đồng; thu từ lĩnh vực xuất, nhập khẩu 16.225 tỷ đồng, bằng 80% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và dự toán HĐND tỉnh thông qua; thu ngân sách địa phương được hưởng 28.809 tỷ đồng.

Chi ngân sách địa phương 61.115 tỷ đồng. Trong đó, chi cân đối ngân sách 36.268 tỷ đồng; chi chuyển nguồn cải cách tiền lương, chuyển nguồn tăng thu, tiết kiệm chi 24.840 tỷ đồng; chi nộp ngân sách cấp trên 7 tỷ đồng.

Kết dư ngân sách địa phương 1.004 tỷ đồng, bao gồm: Kết dư ngân sách cấp tỉnh 835 tỷ đồng (trong đó các khoản tạm ứng là 834 tỷ đồng), kết dư ngân sách cấp huyện 77 tỷ đồng, kết dư ngân sách cấp xã 92 tỷ đồng. 

Năm 2023, mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, Trung ương áp dụng nhiều chính sách miễn, giảm thuế đã ảnh hưởng lớn đến nguồn thu NSNN của tỉnh.

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương nên thu ngân sách Nhà nước năm 2023 vượt dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

Quyết định số 3688/QĐ-UBND

12/31/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, quyết toán thu ngân sách Nhà nước, quyết toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2023619-cong-khai-quyet-toan-thu-ngan-sach-nha-nuoc-quyet-toan-thu-chi-ngan-sach-dia-phuong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 30 của Chính phủBình Dương đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 30 của Chính phủ
(TTĐT) - Năm 2008, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, giá cả tăng cao, lạm phát diễn ra trên quy mô toàn cầu. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp đến kinh tế nước ta, làm cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu giảm sút, ảnh hưởng đến việc làm và đời sống nhân dân.
Năm 2009, dự báo tình hình quốc tế và trong nước sẽ tiếp tục có những biến động khó lường, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu và tạo ra những thách thức lớn.
 
Trước tình hình đó, Chính phủ đã  ban hành  Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
 
Bình Dương, bên cạnh những thuận lợi cơ bản về tốc độ phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của những năm qua, nền kinh tế của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và tập trung chỉ đạo quyết liệt các nhóm giải pháp của Chính phủ đề ra. Dựa trên Nghị quyết 30 của Chính phủ, Ủy ban Nhân dân Tỉnh đã đề ra một số giải pháp và nhiệm vụ cấp bách sau đây:
 
Một là Thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, khuyến khích vốn đầu tư từ nước ngoài, xây dựng các khu công nghiệp nhất là các khu công nghiệp mới thành lập có quy mô lớn. Tiến hành  khảo sát và nắm chắc tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và triển khai có hiệu quả các chương trình chuyển giao khoa học, công nghệ cho nông dân. Chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu…
 
Hai là Thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Tập trung các biện pháp để tiến hành thực hiện các dự án, công trình xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (theo kế hoạch là 2.422 tỷ đồng); huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư hạ tầng quan trọng của tỉnh. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế; phấn đấu năm 2009 thu hút đầu tư nước ngoài trên 1 tỷ đô la Mỹ. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, nâng giá, gian lận thương mại, hàng giả.
 
Ba là Thực hiện chính sách tài chính. Tập trung mọi biện pháp hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách năm 2009 là 11.834 tỷ đồng. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế về chính sách giảm, gia hạn thuế, điều chỉnh thuế suất của Chính phủ. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng cho doanh nghiệp. Nghiên cứu trình Bộ Tài chính cơ chế tài chính để huy động nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển dự kiến từ 1.500 đến 1.700 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu nhà nước, trái phiếu công trình và các hình thức khác.
 
Bốn là Thực hiện chính sách tiền tệ. Ngân hàng nhà nước tỉnh triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn sản xuất, kinh doanh, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn theo quy định của Chính phủ. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tiếp tục phát triển mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Tiếp tục thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính trong hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng vay vốn.
 
Năm là Bảm đảm an sinh xã hội. Thực hiện các chính sách đối với các hộ thuộc diện chính sách xã hội, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc, hộ cận nghèo. Thực hiện tốt mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Triển khai xây dựng nhà ở cho công nhân và người có thu nhập thấp. Phối hợp với các doanh nghiệp có biện pháp hỗ trợ việc tuyển dụng, đào tạo nghề cho lao động mất việc làm ở các doanh nghiệp gặp khó khăn, thu hẹp sản xuất, ngưng hoạt động, giải thế phá sản. Hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn vay vốn để thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và trợ cấp mất việc làm.
 
Ngay từ đầu năm 2009, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã thường xuyên tổ chức làm việc trực tiếp với các ngành để chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ. 
Mai Xuân
5/6/2009 10:15 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết780-Binh-Duong-day-manh-thuc-hien-Nghi-quyet-30-cua-Chinh-phuThông tin chỉ đạo, điều hành
Mở đợt cao điểm đấu tranh, phòng chống mua bán ngườiMở đợt cao điểm đấu tranh, phòng chống mua bán người

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch mở đợt cao điểm đấu tranh, phòng chống mua bán người trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Công an tỉnh triển khai quyết liệt các kế hoạch, phương án phòng, chống mua bán người; chủ động nắm chắc tình hình, dự báo sát, giải quyết tình hình từ sớm, từ xa, từ cơ sở, khẩn trương điều tra, khám phá các vụ án, đường dây tội phạm mua bán người và các tội phạm có liên quan. Mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi​​ toàn quốc, thời gian từ ngày 01/7/2024 đến 30/9/2024.

Song song đó, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, UBND các huyện, thành phố, sở, ngành liên quan tổ chức Lễ phát động chung tay phòng, chống mua bán người, hưởng ứng "Ngày thế giới phòng, chống mua bán người" và "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7"; công bố chủ đề của "Ngày thế giới phòng, chống mua bán người" năm 2024 là "Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người".

Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tham mưu cấp ủy, chính quyền làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người, nhất là tuyên truyền trên các nền tảng mạng xã hội. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi mua bán người; làm tốt công tác quản lý xuất, nhập cảnh, quản lý người nước ngoài.

Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người, nhất là đối với các nước có chung đường biên giới, quốc gia có nhiều người Việt Nam đến lao động, học tập, du lịch...

Kế hoạch 

8/8/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtđợt cao điểm, đấu tranh, mua bán, người842-mo-dot-cao-diem-dau-tranh-phong-chong-mua-ban-nguoThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
358.00
121,000
0.00
121000
0
Liên thông văn bản, dữ liệu điện tử từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xãLiên thông văn bản, dữ liệu điện tử từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác văn thư, lưu trữ năm 2024.

Theo đó, các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức xã hội, doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Trong đó, tập trung tuyên truyền về các nội dung của Luật Lưu trữ, Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ, quản lý tài liệu lưu trữ điện tử. Tổ chức rà soát xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về văn thư, lưu trữ theo quy định hiện hành và phù hợp với tình hình thực tế; nghiêm túc triển khai thực hiện quản lý tài liệu điện tử, chữ ký số và ứng dụng phần mềm quản lý văn bản của UBND tỉnh, đảm bảo thống nhất, liên thông văn bản, dữ liệu điện tử từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Các cơ quan, tổ chức tuyển dụng, bố trí công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ đảm bảo tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ đào tạo theo vị trí việc làm; tập huấn và cử công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về văn thư, lưu trữ phù hợp với từng đối tượng.

Sở Nội vụ thanh tra việc thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức; kiểm tra hoạt động dịch vụ lưu trữ, nghiệp vụ, kết quả chỉnh lý tài liệu lưu trữ, công tác quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức khi thực hiện chia tách, sáp nhập, nâng cấp đơn vị hành chính…

Kế hoạch 

3/14/2024 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtLiên thông, văn bản, dữ liệu, điện tử, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã47-lien-thong-van-ban-du-lieu-dien-tu-tu-cap-tinh-cap-huyen-cap-xThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
361.00
121,000
0.00
121000
0
Sử dụng mã QR để kiểm tra, quản lý người ra, vào tỉnhSử dụng mã QR để kiểm tra, quản lý người ra, vào tỉnh

TTĐT - ​UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung chỉ đạo tại Thông báo số 222-TB/TU ngày 24/9/2021 khẩn trương, nghiêm túc thực hiện ngay các nhiệm vụ được giao đảm bảo kịp thời, hiệu quả và chất lượng.

Theo đó, tiếp tục khoanh vùng nhỏ, hẹp nhất có thể đối với các ổ dịch cũ, thực hiện phương án xét nghiệm ngày "1,2,3" để nhanh chóng bóc tách F0 khỏi cộng đồng, bố trí đủ lực lượng xét nghiệm làm cả ngày thứ 7, chủ nhật để dập dịch kịp thời theo kế hoạch chung của tỉnh.

Đối với ổ dịch mới, thực hiện đồng bộ, bài bản các biện pháp phòng chống dịch (phong tỏa, khoanh vùng nhỏ, điều tra dịch tễ, cách ly F1 theo quy định, phân công lực lượng Quân đội, Công an tham gia các Tổ Covid-19 cộng đồng, Tổ điều tra, truy vết để điều tra dịch tễ…) để nhanh chóng dập dịch; phân loại điều trị tại nhà các F0 đủ điều kiện theo quy định của ngành Y tế, các trường hợp còn lại kịp thời chuyển cơ sở điều trị không để lây lan dịch bệnh. Đồng thời, kịp thời khen thưởng, động viên lực lượng xét nghiệm.

Các địa phương, đơn vị tổ chức lại hệ thống phòng, chống dịch để phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của Tổ Covid-19 cộng đồng, Tổ điều tra, truy vết dịch tễ, Tổ an toàn Covid-19 trong doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị; chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đơn vị mình thực hiện tự xét nghiệm Covid-19, ký xác nhận kết quả sau xét nghiệm để phục vụ các cuộc họp, hội nghị và các hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn của ngành Y tế và chịu trách nhiệm trước cấp trên nếu để lây lan dịch bệnh.

Sở Y tế và các ngành liên quan tham mưu ban hành cơ chế chính sách đối với Trạm y tế lưu động và Phòng khám tư nhân trong các khu cụm, công nghiệp, khẩn trương có phương án, kế hoạch tập huấn cho Trạm Y tế lưu động về quy trình xử lý, điều trị F0 tại nhà…

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch, giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp địa phương và các ngành liên quan hướng dẫn người dân, công nhân lao động biết sử dụng mã QR để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch.

Tiếp tục giữ nguyên các chốt giáp ranh vào tỉnh, khi cho vào tỉnh phải tuân thủ đảm bảo đúng các quy định về phòng, chống dịch (sử dụng mã QR tại các chốt để kiểm tra, quản lý). Tăng cường tuần tra, kiểm tra xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch.

Các ngành liên quan rà soát các đối tượng chưa được hưởng chính sách hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 theo quy định của Trung ương và của tỉnh để khẩn trương hỗ trợ cho người dân; tập trung chăm lo cho người dân, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn; phát huy Tổng đài 1022 để kịp thời đảm bảo an sinh xã hội và nhu cầu chăm sóc y tế cho người dân.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 các huyện, thị, thành phố rà soát báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh phương án cụ thể bố trí bệnh viện, cơ sở điều trị để chuyên thu dung bệnh bệnh nhân Covid-19 tầng 1, 2 để cho ý kiến chỉ đạo.

Văn bản ​​​

9/29/2021 8:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtSử dụng, mã QR, kiểm tra, quản lý, ra, vào853-su-dung-ma-qr-de-kiem-tra-quan-ly-nguoi-ra-vao-tinThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
646.00
121,000
0.00
121000
0
Đầu tư nước ngoài 2 tháng đầu năm 2009Đầu tư nước ngoài 2 tháng đầu năm 2009
Trong 02 tháng đầu năm 2009, các địa phương có báo cáo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp phép cho 67 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,513 tỷ USD; bằng 35% về số dự án và 31% về tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2008.
Trong số các dự án cấp mới trong hai tháng đầu năm 2009, đáng chú ý có 3 dự án lớn được cấp phép tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là Dự án xây dựng vườn thú hoang dã Safari và khu nghỉ dưỡng Bình Châu-Việt Nam với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD, Dự án Khu đô thị mới Tóc Tiên với vốn đầu tư 600 triệu USD và Dự án đầu tư The Vietstar Mixed-Use Complex Project với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD.

Trong 02 tháng đầu năm 2009 các địa phương trên đã điều chỉnh tăng vốn cho 10 lượt dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 3,815 tỷ USD, giảm 80% về số lượt dự án tăng vốn nhưng tăng 41% về tổng vốn đầu tư tăng thêm so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, có dự án Khu Du lịch nghỉ mát giải trí đa năng Saigon Atlantis Hotel của tập đoàn Winvest LLC (Hoa Kỳ) điều chỉnh tăng vốn đầu tư từ 300 triệu USD lên thành 4,1 tỷ USD).

Tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm trong 02 tháng đầu năm 2009, các địa phương đã thu hút thêm 5,328 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, bằng 70% so với cùng kỳ năm trước.

Song song với việc thu hút các dự án mới, trọng tâm của công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài trong năm 2009 chính là việc tháo gỡ các vướng mắc, hỗ trợ các dự án đã được cấp GCNĐT đi vào triển khai và giải ngân.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi công văn số 901/BKH-ĐTNN ngày 16/2/2009 tới các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị các địa phương rà soát, nêu rõ các dự án FDI gặp khó khăn và các vướng mắc cụ thể. Trên cơ sở này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ làm việc với các Bộ, ngành, địa phương, hoặc các dự án cụ thể để có biện pháp hỗ trợ hữu hiệu, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giải ngân FDI năm 2009.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ dự thảo nghị quyết về định hướng, giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới, trong đó, giao nhiệm vụ và thời hạn hoàn thành cụ thể cho các Bộ, ngành.
Bảng tổng hợp tình hình đầu tư nước ngoài 2 tháng đầu năm 2009

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2 tháng 2009

So cùng kỳ

 

 

 

 

 

1

Số dự án cấp mới

dự án

67

35%

2

Vốn đăng ký cấp mới

triệu USD

1,513

31%

3

Lượt dự án tăng vốn

lượt dự án

10

18%

4

Vốn đăng ký tăng thêm

triệu USD

3,815

142%

5

Vốn cấp mới và tăng thêm

triệu USD

5,328

70%

Ghi chú: Số liệu cập nhật theo 07 báo cáo nhận được tới thời điểm báo cáo gồm có TP HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hải Phòng.

                                                                     Song Phúc (Nguồn Vneconomy)

4/1/2009 9:44 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1603-Dau-tu-nuoc-ngoai-2-thang-dau-nam-2009Thông tin chỉ đạo, điều hành
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022

TTĐT - ​​UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022.

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đoàn thể và các đơn vị có liên quan, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các kế hoạch, chương trình, tình hình thực tế và diễn biến dịch Covid-19 của địa phương, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022 cho phù hợp và đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng tổ chức hoạt động "tắt đèn và tắt các thiết bị điện không cần thiết" từ 20 giờ 30 đến 21 giờ 30 ngày 26/3/2022 nhằm thiết thực hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022. Đồng thời, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về thực hiện lối sống xanh, lành mạnh, nói không với việc tiêu thụ, sử dụng động vật hoang dã trái phép, hướng tới tiêu chí "thực phẩm bền vững và tiêu dùng có trách nhiệm". Các cơ sở giáo dục, trường học xây dựng các tiết học giáo dục môi trường, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, phát động phong trào thi đua hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất. Tổng kết và ghi lại hình ảnh, video, clip các hoạt động hưởng ứng; đăng tải trên các phương tiện mạng xã hội.

Thực hiện báo cáo kết quả tổ chức Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022 về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường) trước ngày 25/4/2022 để tổng hợp chung.

Thông tin, tài liệu tuyên truyền Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022 được cập nhật tại Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường http://monre.gov.vn; Cục Quản lý tài nguyên nước http://dwrm.gov.vn; Tổng cục Khí tượng thủy văn http://tckttv.gov.vn/; Cục Biến đổi khí hậu http://www.dcc.gov.vn/ và Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường https://tainguyenmoitruong.gov.vn/. Truy cập, tuyên truyền, chia sẻ Triển lãm Giờ Trái đất 2022 được thực hiện dưới hình thức trực tuyến tại http://trienlamgiotraidat.vn.​

Ngày Nước thế giới 22/3/2022 được Liên hợp quốc phát động với chủ đề là “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình” (Groundwater - Making the invisible visible), nhấn mạnh vai trò quan trọng của nước ngầm trong hệ thống nước và điều kiện vệ sinh, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu; hướng đến kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng cần có những hành động khai thác, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước ngầm; thích ứng với biến đổi khí hậu và đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng.

Ngày Khí tượng thế giới 23/3/2022 được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) phát động với chủ đề “Cảnh báo sớm đ hành động sớm - Thông tin khí tượng thủy văn và khí hậu phục vụ hiệu quả giảm nhẹ rủi ro thiên tai” (Early Warning and Early Action. Hydrometeorological and Climate Information for Disaster Risk Reduction). Thông điệp này nhấn mạnh vai trò công tác thông tin, dự báo, cảnh báo sớm, đồng thời cần phải phối hợp, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia, cơ quan quản lý thiên tai và chính quyền các địa phương. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm phòng, chống hiệu quả với thiên tai, góp phần bảo vệ sinh mạng, sinh kế cho người dân, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Giờ Trái đất năm 2022 được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động với chủ đề “Kiến tạo Tương lai - Bây giờ hoặc không bao giờ” (Shape the Future), mong muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng và người dân về vai trò quan trọng trong các hoạt động thích ứng với biến đi khí hậu, ngăn chặn và đảo ngược sự mất mát của đa dạng sinh học trên toàn cầu. Tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra cam kết giảm phát thải khí nhà kính hướng tới phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, giảm phát thải mê-tan toàn cầu đến năm 2030, tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu và tham gia nhiều sáng kiến khác. Cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP26 để khẳng định với cộng đồng quốc tế quyết tâm cao của Việt Nam trong thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững.​

Văn bản ​

 

3/22/2022 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, hoạt động, hưởng ứng, Nước, thế giới, Ngày, Khí tượng , Chiến dịch, Giờ Trái đất, năm 202221-to-chuc-cac-hoat-dong-huong-ung-ngay-nuoc-the-gioi-ngay-khi-tuong-the-gioi-chien-dich-gio-trai-dat-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
880.00
121,000
0.00
121000
0
Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình DươngQuy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương
TTĐT - Ngày 26/4/2011, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương (gọi tắt là Hội đồng) tại Quyết định số 1301/QĐ-UBND.
(Ảnh minh họa) 
 
Theo đó, chức năng của Hội đồng là tổ chức tư vấn giúp UBND tỉnh xác định phương hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ trọng tâm về công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tỉnh.
 
Hội đồng có nhiệm vụ tham gia và đóng góp ý kiến về các vấn đề: Các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách của nhà nước về khoa học và công nghệ, được cụ thể hoá vào điều kiện của địa phương; phương hướng phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh và các ngành; nhiệm vụ, nội dung chủ yếu của kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm và hàng năm của tỉnh, đặc biệt là việc chuyển giao công nghệ và áp dụng các thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; phương hướng và biện pháp đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ của tỉnh; xác minh, đánh giá và kiến nghị khen thưởng các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có giá trị và những kỹ thuật tiến bộ được áp dụng có hiệu quả vào sản xuất và đời sống trên địa bàn tỉnh.
 
Thành phần của Hội đồng gồm có: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng, các ủy viên, Ủy viên thư ký; Ban thường trực Hội đồng gồm có: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng và Ủy viên thư ký.
 
Phương thức làm việc của Hội đồng là nêu vấn đề thảo luận, góp ý kiến và biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín để lấy ý kiến đa số. Việc biểu quyết công khai hay bỏ phiếu kín sẽ do toàn thể Hội đồng quyết định. Mọi ý kiến phát biểu và kiến nghị của từng thành viên Hội đồng phải được ghi chép đầy đủ trong biên bản phiên họp. Trường hợp kết quả biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín ngang nhau, thì ý kiến quyết định của Hội đồng thuộc bên có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
 
Chi phí cho hoạt động của Hội đồng được lấy từ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh, do Sở Khoa học và Công nghệ dự toán.
 
Mai Xuân
5/5/2011 9:18 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết866-Quy-che-to-chuc-va-hoat-dong-cua-Hoi-dong-Khoa-hoc-va-Cong-nghe-tinh-Binh-DuongThông tin chỉ đạo, điều hành
Tình hình KT-XH, QP-AN tháng 02 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 3/2009Tình hình KT-XH, QP-AN tháng 02 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 3/2009

(TTĐT)-Nhìn chung sau Tết, các doanh nghiệp đã tập trung khắc phục khó khăn để đẩy mạnh sản xuất. Giá trị sản xuất ước đạt 5.690 tỉ đồng, tăng 41,3% so với cùng kỳ 2008; trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 72,7%, kinh tế ngoài nhà nước tăng 42,8%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 39,6% so với cùng kỳ.

I. Tình hình tháng 2:
   1. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp:
          a/ Nhìn chung sau Tết các doanh nghiệp đã tập trung khắc phục khó khăn để đẩy mạnh sản xuất. Giá trị sản xuất ước đạt 5.690 tỉ đồng, tăng 41,3% so với cùng kỳ 2008; trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 72,7%, kinh tế ngoài nhà nước tăng 42,8%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 39,6% so với cùng kỳ.

           Tuy nhiên, lũy kế 2 tháng đầu năm giá trị sản xuất chỉ tăng 8,3% so với cùng kỳ (
2 tháng 2008 tăng 22,3%); ảnh hưởng của suy thoái kinh tế chung đã làm cho đơn đặt hàng và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các sản phẩm xuất khẩu.
        
           Tập trung chỉ đạo giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh và việc làm cho lao động. Sau Tết Nguyên đán, tình hình lao động trở lại làm việc gần như ổn định, đạt từ 90-100%. Số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn đến nay có khoảng 200 doanh nghiệp, tập trung ở các ngành nghề: sản xuất phụ tùng ô tô, điện tử, may mặc, giầy da,..; có 20 doanh nghiệp ngưng hoạt động, với khoảng 3.000 lao động mất việc làm, trong đó có 5 doanh nghiệp chủ bỏ trốn. Số lao động mất việc làm được các Trung tâm giới thiệu sang làm cho các doanh nghiệp khác hoặc được Nhà nước hỗ trợ đào tạo lại để tìm việc làm phù hợp. Đối với các doanh nghiệp chủ bỏ trốn, các ngành chức năng có biện pháp để đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ của người lao động và tổ chức bảo vệ tài sản, máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp này.
          b/ Sản xuất nông, lâm nghiệp:
          Tính đến ngày 15/02/2009, diện tích gieo trồng vụ Đông xuân đạt 8.901 ha, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Trên cây lúa có 210 ha xuất hiện rầy nâu mật độ thấp; chưa phát hiện bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Tỉnh đã chỉ đạo tập trung triển khai thực hiện các biện pháp phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và đạo ôn trên lúa Đông xuân.
          Trước tình hình dịch bệnh cúm gia cầm tái phát ở các tỉnh phía nam, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện chặt chẽ tiêm phòng, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Không có dịch bệnh cúm gia cầm, lỡ mồm long móng, tai xanh ở gia súc xảy ra trên địa bàn. Tổ chức tổng kết chương trình phát triển đàn bò sinh sản của tỉnh năm 2008.
          Triển khai thực hiện phương án phòng chống cháy rừng; xây dựng kế hoạch phát động trồng cây, phương án phòng chống hạn trong mùa khô năm 2009.

2. Lĩnh vực dịch vụ:
          Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh đã làm việc trực tiếp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã về định hướng phát triển các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ và xây dựng trên địa bàn huyện. Chỉ đạo hoàn chỉnh Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2010.

a/ Tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 2 ước đạt 2.079 tỷ đồng, giảm 8,2% so tháng 01/2009, tăng 14,8 so với cùng kỳ; nhu cầu mua sắm sau Tết đã đi vào ổn định, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống cơ bản.
Lũy kế 2 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 4.343 tỷ đồng, tăng 19,3% so với cùng kỳ.

b/ Hoạt động vận tải hàng hoá và hành khách cơ bản đáp ứng được nhu cầu của xã hội: đã vận chuyển được 1,7 triệu tấn hàng hóa (tăng 14,7% so với cùng kỳ 2008), luân chuyển 66,9 triệu tấn.km (tăng 10,6% so với cùng kỳ); và 3,8 triệu hành khách (tăng 61,6% so với cùng kỳ).

c/ Hoạt động du lịch của tỉnh có chuyển biến tích cực, Khu du lịch Lạc cảnh Đại nam Văn hiến đã thu hút nhiều lượt khách đến tham quan du lịch. Tháng 02/2009, có 344.389 lượt khách đến tham quan, doanh thu đạt 32,024 tỷ đồng.

3. Xuất, nhập khẩu:
           Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 443,7 triệu USD, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2008. Lũy kế 2 tháng kim ngạch xuất khẩu đạt 879 triệu USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ. Kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm, sức mua của các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản đều giảm mạnh, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước và tỉnh.
            Kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 355,7 triệu USD, tăng 0,2% so tháng 02/2008. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy móc, thiết bị, phụ tùng; chiếm tỷ trọng 58%, tăng 23,4% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế 2 tháng kim ngạch nhập khẩu đạt 698 triệu USD, giảm 16,2% so với cùng kỳ.

4. Vốn đầu tư phát triển:
a/ Đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước:
          Chỉ đạo tiếp tục tập trung thực hiện khối lượng và giải ngân kế hoạch vốn năm 2008 theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính Phủ, tính đến ngày 20/02/2009 khối lượng cấp phát 1.356 tỷ đồng, đạt 85,9%.
Triển khai thực hiện kế hoạch năm 2009, trong 2 tháng đầu năm, đã cấp phát 12,4 tỷ đồng, đạt 0,55% kế hoạch.
b/ Thu hút đầu tư:
         - Đầu tư trong nước: có thêm 96 doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh với vốn là 509 tỷ 719 triệu đồng; trong đó có 2 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong khu công nghiệp với số vốn là 270 tỷ đồng. Lũy kế 2 tháng, có 183 doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh với tổng vốn đăng ký là 675,3 tỷ đồng.
        - Đầu tư nước ngoài: thu hút được 172,6 triệu đô la Mỹ, trong đó có 8 dự án mới vốn 155 triệu USD và 9 dự án tăng vốn, vốn tăng thêm 17,5 triệu USD (có 2 dự án lớn: 1 đầu tư tại Khu công nghiệp Việt Hương 2, tổng vốn đầu tư 80 triệu USD và dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, khách sạn vốn 58 triệu USD). Các khu công nghiệp thu hút được 97 triệu 761 ngàn đô la Mỹ, trong đó có 2 dự án mới vốn 80 triệu USD và 9 dự án tăng vốn, vốn tăng thêm 17,5 triệu USD.
        
Lũy kế 2 tháng thu hút 16 dự án mới và 17 dự án bổ sung vốn với tổng vốn là 219 triệu 559 ngàn đô la Mỹ.

5. Tài chính, tiền tệ, giá cả:
         Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh đã làm việc trực tiếp với Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam – Singapore và các ngành kế hoạch - đầu tư, ngân hàng, thuế về tình hình hoạt động và phương hướng nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới. 
        - Ước thu mới ngân sách đạt 586 tỷ 818 triệu đồng. Lũy kế 2 tháng thực hiện thu 1.386 tỷ 776 triệu đồng, đạt 12% dự toán của tỉnh; trong đó: thu từ sản xuất kinh doanh trong nước là 1.007 tỷ 122 triệu đồng, đạt 12% dự toán; thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu 379 tỷ 654 triệu đồng, đạt 10% dự toán năm.
Chi ngân sách địa phương là 300 tỷ đồng. Lũy kế 2 tháng đạt 640 tỷ 341 triệu đồng, đạt 19% dự toán năm; trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản 245 tỷ 586 triệu đồng, đạt 16% dự toán năm.
        - Hoạt động ngân hàng: tập trung tăng cường công tác an toàn kho quỹ, thực hiện tốt việc cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng xã hội. Uỷ ban nhân dân chỉ đạo Chi nhánh ngân hàng nhà nước xem xét triển khai đến các Chi nhánh ngân hàng thương mại thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính Phủ.
        Chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2009 ước tăng 0,96% so tháng 01/2009 (tháng 2 so tháng 1/2008 là 3,41%). Một số nhóm hàng như nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng và vàng có mức tăng cao, dao động từ 4-5%. So với tháng 2/2008, chỉ số giá tiêu dùng tăng 14,1%; tăng cao nhất là nhóm hàng ăn uống với mức tăng 24,3%; trong đó hàng lương thực tăng 40% và hàng thực phẩm tăng 16,7%.

6. Văn hóa – xã hội
          - Xảy ra 04 vụ đình công với 1.010/1.598 công nhân ở 04 Công ty có vốn đầu tư nước ngoài ngành nghề may mặc, đồ gỗ, sản xuất dây kéo. Nguyên nhân: công nhân yêu cầu Công ty thanh toán lương tháng 01/2009. Các ngành chức năng đã làm việc với Ban Giám đốc của các Công ty để giải quyết yêu cầu của công nhân. Đến nay công nhân đã trở lại làm việc bình thường,…..
         - Tiếp tục thực hiện kịp thời các chế độ cho các đối tượng chính sách, xã hội. Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với quân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên xuất ngũ về địa phương; triển khai chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
          - Sau Tết Nguyên đán, các trường đã đi vào dạy và học ổn định, đảm bảo đúng chương trình, kế hoạch năm học. Chỉ đạo rà soát chất lượng dạy và học ở các trường đạt thành tích thấp trong học kỳ I; xử lý vi phạm trong liên kết đào tạo tại một số trường và trung tâm dạy nghề theo kết luận kết quả kiểm tra của Đoàn Thanh tra liên ngành; tăng cường công tác xã hội hóa trong giáo dục.
          - Trước tình hình bệnh sốt phát ban dạng sởi đang lan rộng ở một số tỉnh, thành phố, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống, không để bệnh lây lan thành dịch; hiện trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh xảy ra. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện nâng cấp bệnh viện tuyến huyện; liên kết với trường Đại học Y Dược Cần Thơ để đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế cho tỉnh.
         - Tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Đề án "Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh" và chỉ đạo các đơn vị chưa xây dựng hệ thống quản lý chất lượng khẩn trương thực hiện, phấn đấu hoàn thành đề án vào năm 2010.
         - Chấp thuận chủ trương cho Đài Phát thanh và Truyền hình truyền dẫn tín hiệu truyền hình Bình Dương lên vệ tinh Vinasat – 1 theo hình thức thuê từ năm 2009 – 2011.

II. Nhiệm vụ trọng tâm tháng 3 năm 2009
        - Triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, biện pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ.

       - Tiếp tục hoàn thành các nội dung trình kỳ họp Hội đồng nhân dân lần thứ 13.

       - Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, trước mắt tại thị trường nội địa nhằm kích cầu tiêu dùng trong nước; đồng thời xúc tiến tại các thị trường tiềm năng, không nên chú trọng quá nhiều vào các thị trường lớn đang bị ảnh hưởng mạnh của suy thoái kinh tế.

      - Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh chỉ đạo các Ngân hàng thương mại tập trung đẩy mạnh và thực hiện kịp thời các giải pháp hỗ trợ lãi suất, đảm bảo nguồn vốn cho vay,... nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

      - Triển khai thực hiện các Thông tư số 03/2009/TT-BTC, số 04/2009/TT-BTC, số 05/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế; về một số thủ tục về thuế, hải quan; về hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ.

       - Thực hiện kiên quyết công tác giải tỏa đền bù, tái định cư,... tạo điều kiện thuận lợi tối đa về đất đai, mặt bằng cho các dự án, công trình trọng điểm, có quy mô lớn như: đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, cầu Thủ Biên, đường Nguyễn Chí Thanh,...

      - Triển khai các công trình đầu tư xây dựng cơ bản (các công trình xây dựng và mua sắm trang thiết bị) do hiện nay giá vật liệu, vật tư đã bình ổn và có chiều hướng giảm.

     - Đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký hợp đồng với đơn vị tư vấn nước ngoài thực hiện quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương và đô thị Thủ Dầu Một; lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án BT và tổ chức thi thiết kế Trung tâm chính trị hành chính tập trung tỉnh; hoàn thành lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án BOT đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn.

     - Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch đề ra của các tổ công tác kiểm tra, giải quyết khó khăn của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tổ công tác rà soát, giải quyết vướng mắc, khó khăn trong thủ tục đất đai và tổ công tác rà soát, giải quyết vướng mắc, khó khăn trong thủ tục xây dựng.
Nguồn Báo cáo tình hình KT-XH, QPAN tháng 2/2009
3/31/2009 3:05 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết822-Tinh-hinh-KT-XH-QP-AN-thang-02-va-nhiem-vu-trong-tam-thang-32009Thông tin chỉ đạo, điều hành
Tình hình KT-XH, QP-AN tháng 02 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 3/2009Tình hình KT-XH, QP-AN tháng 02 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 3/2009
(TTĐT)-Nhìn chung sau Tết, các doanh nghiệp đã tập trung khắc phục khó khăn để đẩy mạnh sản xuất. Giá trị sản xuất ước đạt 5.690 tỉ đồng, tăng 41,3% so với cùng kỳ 2008; trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 72,7%, kinh tế ngoài nhà nước tăng 42,8%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 39,6% so với cùng kỳ.
I. Tình hình tháng 2:
   1. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp:
          a/ Nhìn chung sau Tết các doanh nghiệp đã tập trung khắc phục khó khăn để đẩy mạnh sản xuất. Giá trị sản xuất ước đạt 5.690 tỉ đồng, tăng 41,3% so với cùng kỳ 2008; trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 72,7%, kinh tế ngoài nhà nước tăng 42,8%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 39,6% so với cùng kỳ.

           Tuy nhiên, lũy kế 2 tháng đầu năm giá trị sản xuất chỉ tăng 8,3% so với cùng kỳ (
2 tháng 2008 tăng 22,3%); ảnh hưởng của suy thoái kinh tế chung đã làm cho đơn đặt hàng và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các sản phẩm xuất khẩu.
        
           Tập trung chỉ đạo giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh và việc làm cho lao động. Sau Tết Nguyên đán, tình hình lao động trở lại làm việc gần như ổn định, đạt từ 90-100%. Số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn đến nay có khoảng 200 doanh nghiệp, tập trung ở các ngành nghề: sản xuất phụ tùng ô tô, điện tử, may mặc, giầy da,..; có 20 doanh nghiệp ngưng hoạt động, với khoảng 3.000 lao động mất việc làm, trong đó có 5 doanh nghiệp chủ bỏ trốn. Số lao động mất việc làm được các Trung tâm giới thiệu sang làm cho các doanh nghiệp khác hoặc được Nhà nước hỗ trợ đào tạo lại để tìm việc làm phù hợp. Đối với các doanh nghiệp chủ bỏ trốn, các ngành chức năng có biện pháp để đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ của người lao động và tổ chức bảo vệ tài sản, máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp này.
          b/ Sản xuất nông, lâm nghiệp:
          Tính đến ngày 15/02/2009, diện tích gieo trồng vụ Đông xuân đạt 8.901 ha, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Trên cây lúa có 210 ha xuất hiện rầy nâu mật độ thấp; chưa phát hiện bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Tỉnh đã chỉ đạo tập trung triển khai thực hiện các biện pháp phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và đạo ôn trên lúa Đông xuân.
          Trước tình hình dịch bệnh cúm gia cầm tái phát ở các tỉnh phía nam, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện chặt chẽ tiêm phòng, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Không có dịch bệnh cúm gia cầm, lỡ mồm long móng, tai xanh ở gia súc xảy ra trên địa bàn. Tổ chức tổng kết chương trình phát triển đàn bò sinh sản của tỉnh năm 2008.
          Triển khai thực hiện phương án phòng chống cháy rừng; xây dựng kế hoạch phát động trồng cây, phương án phòng chống hạn trong mùa khô năm 2009.

2. Lĩnh vực dịch vụ:
          Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh đã làm việc trực tiếp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã về định hướng phát triển các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ và xây dựng trên địa bàn huyện. Chỉ đạo hoàn chỉnh Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2010.

a/ Tổng mức bán lẻ hàng hoá tháng 2 ước đạt 2.079 tỷ đồng, giảm 8,2% so tháng 01/2009, tăng 14,8 so với cùng kỳ; nhu cầu mua sắm sau Tết đã đi vào ổn định, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống cơ bản.
Lũy kế 2 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 4.343 tỷ đồng, tăng 19,3% so với cùng kỳ.

b/ Hoạt động vận tải hàng hoá và hành khách cơ bản đáp ứng được nhu cầu của xã hội: đã vận chuyển được 1,7 triệu tấn hàng hóa (tăng 14,7% so với cùng kỳ 2008), luân chuyển 66,9 triệu tấn.km (tăng 10,6% so với cùng kỳ); và 3,8 triệu hành khách (tăng 61,6% so với cùng kỳ).

c/ Hoạt động du lịch của tỉnh có chuyển biến tích cực, Khu du lịch Lạc cảnh Đại nam Văn hiến đã thu hút nhiều lượt khách đến tham quan du lịch. Tháng 02/2009, có 344.389 lượt khách đến tham quan, doanh thu đạt 32,024 tỷ đồng.

3. Xuất, nhập khẩu:
           Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 443,7 triệu USD, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2008. Lũy kế 2 tháng kim ngạch xuất khẩu đạt 879 triệu USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ. Kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm, sức mua của các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản đều giảm mạnh, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước và tỉnh.
            Kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 355,7 triệu USD, tăng 0,2% so tháng 02/2008. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy móc, thiết bị, phụ tùng; chiếm tỷ trọng 58%, tăng 23,4% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế 2 tháng kim ngạch nhập khẩu đạt 698 triệu USD, giảm 16,2% so với cùng kỳ.

4. Vốn đầu tư phát triển:
a/ Đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước:
          Chỉ đạo tiếp tục tập trung thực hiện khối lượng và giải ngân kế hoạch vốn năm 2008 theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính Phủ, tính đến ngày 20/02/2009 khối lượng cấp phát 1.356 tỷ đồng, đạt 85,9%.
Triển khai thực hiện kế hoạch năm 2009, trong 2 tháng đầu năm, đã cấp phát 12,4 tỷ đồng, đạt 0,55% kế hoạch.
b/ Thu hút đầu tư:
         - Đầu tư trong nước: có thêm 96 doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh với vốn là 509 tỷ 719 triệu đồng; trong đó có 2 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong khu công nghiệp với số vốn là 270 tỷ đồng. Lũy kế 2 tháng, có 183 doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh với tổng vốn đăng ký là 675,3 tỷ đồng.
        - Đầu tư nước ngoài: thu hút được 172,6 triệu đô la Mỹ, trong đó có 8 dự án mới vốn 155 triệu USD và 9 dự án tăng vốn, vốn tăng thêm 17,5 triệu USD (có 2 dự án lớn: 1 đầu tư tại Khu công nghiệp Việt Hương 2, tổng vốn đầu tư 80 triệu USD và dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, khách sạn vốn 58 triệu USD). Các khu công nghiệp thu hút được 97 triệu 761 ngàn đô la Mỹ, trong đó có 2 dự án mới vốn 80 triệu USD và 9 dự án tăng vốn, vốn tăng thêm 17,5 triệu USD.
        
Lũy kế 2 tháng thu hút 16 dự án mới và 17 dự án bổ sung vốn với tổng vốn là 219 triệu 559 ngàn đô la Mỹ.

5. Tài chính, tiền tệ, giá cả:
         Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh đã làm việc trực tiếp với Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam – Singapore và các ngành kế hoạch - đầu tư, ngân hàng, thuế về tình hình hoạt động và phương hướng nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới. 
        - Ước thu mới ngân sách đạt 586 tỷ 818 triệu đồng. Lũy kế 2 tháng thực hiện thu 1.386 tỷ 776 triệu đồng, đạt 12% dự toán của tỉnh; trong đó: thu từ sản xuất kinh doanh trong nước là 1.007 tỷ 122 triệu đồng, đạt 12% dự toán; thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu 379 tỷ 654 triệu đồng, đạt 10% dự toán năm.
Chi ngân sách địa phương là 300 tỷ đồng. Lũy kế 2 tháng đạt 640 tỷ 341 triệu đồng, đạt 19% dự toán năm; trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản 245 tỷ 586 triệu đồng, đạt 16% dự toán năm.
        - Hoạt động ngân hàng: tập trung tăng cường công tác an toàn kho quỹ, thực hiện tốt việc cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng xã hội. Uỷ ban nhân dân chỉ đạo Chi nhánh ngân hàng nhà nước xem xét triển khai đến các Chi nhánh ngân hàng thương mại thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính Phủ.
        Chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2009 ước tăng 0,96% so tháng 01/2009 (tháng 2 so tháng 1/2008 là 3,41%). Một số nhóm hàng như nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng và vàng có mức tăng cao, dao động từ 4-5%. So với tháng 2/2008, chỉ số giá tiêu dùng tăng 14,1%; tăng cao nhất là nhóm hàng ăn uống với mức tăng 24,3%; trong đó hàng lương thực tăng 40% và hàng thực phẩm tăng 16,7%.

6. Văn hóa – xã hội
          - Xảy ra 04 vụ đình công với 1.010/1.598 công nhân ở 04 Công ty có vốn đầu tư nước ngoài ngành nghề may mặc, đồ gỗ, sản xuất dây kéo. Nguyên nhân: công nhân yêu cầu Công ty thanh toán lương tháng 01/2009. Các ngành chức năng đã làm việc với Ban Giám đốc của các Công ty để giải quyết yêu cầu của công nhân. Đến nay công nhân đã trở lại làm việc bình thường,…..
         - Tiếp tục thực hiện kịp thời các chế độ cho các đối tượng chính sách, xã hội. Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với quân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên xuất ngũ về địa phương; triển khai chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
          - Sau Tết Nguyên đán, các trường đã đi vào dạy và học ổn định, đảm bảo đúng chương trình, kế hoạch năm học. Chỉ đạo rà soát chất lượng dạy và học ở các trường đạt thành tích thấp trong học kỳ I; xử lý vi phạm trong liên kết đào tạo tại một số trường và trung tâm dạy nghề theo kết luận kết quả kiểm tra của Đoàn Thanh tra liên ngành; tăng cường công tác xã hội hóa trong giáo dục.
          - Trước tình hình bệnh sốt phát ban dạng sởi đang lan rộng ở một số tỉnh, thành phố, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống, không để bệnh lây lan thành dịch; hiện trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh xảy ra. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện nâng cấp bệnh viện tuyến huyện; liên kết với trường Đại học Y Dược Cần Thơ để đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế cho tỉnh.
         - Tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Đề án "Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh" và chỉ đạo các đơn vị chưa xây dựng hệ thống quản lý chất lượng khẩn trương thực hiện, phấn đấu hoàn thành đề án vào năm 2010.
         - Chấp thuận chủ trương cho Đài Phát thanh và Truyền hình truyền dẫn tín hiệu truyền hình Bình Dương lên vệ tinh Vinasat – 1 theo hình thức thuê từ năm 2009 – 2011.

II. Nhiệm vụ trọng tâm tháng 3 năm 2009
        - Triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, biện pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ.

       - Tiếp tục hoàn thành các nội dung trình kỳ họp Hội đồng nhân dân lần thứ 13.

       - Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, trước mắt tại thị trường nội địa nhằm kích cầu tiêu dùng trong nước; đồng thời xúc tiến tại các thị trường tiềm năng, không nên chú trọng quá nhiều vào các thị trường lớn đang bị ảnh hưởng mạnh của suy thoái kinh tế.

      - Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh chỉ đạo các Ngân hàng thương mại tập trung đẩy mạnh và thực hiện kịp thời các giải pháp hỗ trợ lãi suất, đảm bảo nguồn vốn cho vay,... nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

      - Triển khai thực hiện các Thông tư số 03/2009/TT-BTC, số 04/2009/TT-BTC, số 05/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế; về một số thủ tục về thuế, hải quan; về hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ.

       - Thực hiện kiên quyết công tác giải tỏa đền bù, tái định cư,... tạo điều kiện thuận lợi tối đa về đất đai, mặt bằng cho các dự án, công trình trọng điểm, có quy mô lớn như: đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, cầu Thủ Biên, đường Nguyễn Chí Thanh,...

      - Triển khai các công trình đầu tư xây dựng cơ bản (các công trình xây dựng và mua sắm trang thiết bị) do hiện nay giá vật liệu, vật tư đã bình ổn và có chiều hướng giảm.

     - Đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký hợp đồng với đơn vị tư vấn nước ngoài thực hiện quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương và đô thị Thủ Dầu Một; lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án BT và tổ chức thi thiết kế Trung tâm chính trị hành chính tập trung tỉnh; hoàn thành lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án BOT đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn.

     - Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch đề ra của các tổ công tác kiểm tra, giải quyết khó khăn của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tổ công tác rà soát, giải quyết vướng mắc, khó khăn trong thủ tục đất đai và tổ công tác rà soát, giải quyết vướng mắc, khó khăn trong thủ tục xây dựng.
Nguồn Báo cáo tình hình KT-XH, QPAN tháng 2/2009
3/31/2009 3:05 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết2024-Tinh-hinh-KT-XH-QP-AN-thang-02-va-nhiem-vu-trong-tam-thang-32009Thông tin chỉ đạo, điều hành
Tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nướcTổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
 
TTĐT- Ngày 09-4, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 1075/KH-UBND về việc “Tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2015)”.
 
Theo đó, Lễ kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước được tổ chức theo hình thức kết hợp diễu binh, diễu hành, mít tinh và chương trình sân khấu hóa. Lễ kỷ niệm được tổ chức tại Quảng trường Trung tâm hành chính tỉnh từ 19 giờ00 đến 21 giờ 30 ngày 27/4/2015.
 
Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết chương trình lễ kỷ niệm, sân khấu hóa và diễu hành của khối đông; điều hành chương trình lễ kỷ niệm, đôn đốc các đơn vị được phân công chuẩn bị có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
 
Sở Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ viếng nghĩa trang liệt sĩ tỉnh. Đón đưa mẹ Việt Nam anh hùng về dự lễ kỷ niệm.
 
Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương chịu trách nhiệm đưa tin tuyên truyền trước, trong và sau lễ kỷ niệm, tổ chức truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm.
 
 
MỤC ĐÍCH CỦA LỄ KỶ NIỆM
 
Khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam; tôn vinh tinh thần yêu nước và ý chí độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, khát vọng hòa bình của dân tộc ta.
 
Thông qua lễ kỷ niệm nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do, vì hòa bình và thống nhất Tổ quốc.
 
Chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ X và Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII.
 
 
Hoài Hương
4/11/2015 5:34 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1229-To-chuc-le-ky-niem-40-nam-Ngay-giai-phong-mien-Nam-thong-nhat-dat-nuocThông tin chỉ đạo, điều hành
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai sau khi Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lựcTiếp tục thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai sau khi Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai (PCTT) sau khi Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

​Theo đó, chấp thuận cho Ban Chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) các cấp tiếp tục thực hiện nhiệm vụ PCTT trên địa bàn tỉnh sau khi Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, cụ thể: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp tiếp tục tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện nhiệm vụ PCTT theo quy định Luật PCTT; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTT và Luật Đê điều; Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; Chi cục Thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh. Phòng Kinh tế cấp huyện tiếp tục thực hiện nhiệm vụ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện; UBND cấp xã tiếp tục sử dụng một số cán bộ chuyên môn làm nhiệm vụ thường trực công tác PCTTvà TKCN.

Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, cấp huyện và UBND cấp xã được sử dụng cán bộ, con dấu của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ được giao. 

Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, cấp huyện và Bộ phận thường trực cấp xã; các chế độ chính sách cho lực lượng làm nhiệm vụ PCTT và TKCN thực hiện theo quy định hiện hành. 

Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/7/2024 đến khi thành lập Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Văn bản ​​

7/17/2024 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTiếp tục, thực hiện, nhiệm vụ, thiên tai, Luật, Phòng thủ, dân sự, hiệu lực527-tiep-tuc-thuc-hien-nhiem-vu-phong-chong-thien-tai-sau-khi-luat-phong-thu-dan-su-co-hieu-luThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
390.00
121,000
0.00
121000
0
Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩTổ chức các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3264/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024).​

Theo đó, các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt công tác tuyên truyền từ ngày 31/5/2024 và tháng cao điểm thực hiện là tháng 7/2024 với các nội dung về lịch sử hình thành và ý nghĩa của Ngày 27/7; lãnh đạo tỉnh thăm tặng quà, trao tặng nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng; các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa; tuyên dương các gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ tiêu biểu, gương mẫu vượt khó và làm giàu; đẩy mạnh các hoạt động tiêu điểm về tình hình thực hiện công tác chính sách người có công tỉnh Bình Dương…

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các huyện, thành phố tổ chức công tác tuyên truyền cổ động trực quan trên các tuyến đường, khu Trung tâm Hành chính, khu vực đông dân cư; tổ chức trưng bày triển lãm ảnh, sách, thông tin chuyên đề, bản tin điện tử, chương trình văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, chiếu phim,…tại địa bàn trung tâm của các đơn vị chủ trì và trụ sở của các xã, phường, thị trấn.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục vận động Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" để xây dựng, sửa chữa nhà ở, chăm lo cho gia đình Người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh; tu bổ, chỉnh trang Nghĩa trang liệt sĩ, Đài tưởng niệm liệt sĩ, Đền thờ liệt sĩ, Nhà bia ghi tên liệt sĩ; chi hỗ trợ quà tặng cho người có công với cách mạng nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh Liệt sĩ; thăm, tặng quà cho gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh; tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh; thắp nến tri ân cho các anh hùng liệt sĩ; tổ chức Đoàn đưa người có công tiêu biểu đi tham quan thủ đô Hà Nội, Viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (100 người), tham quan Phú Quốc (50 người).​​

​Kế hoạch ​

6/28/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, hoạt động, kỷ niệm, 77 năm, Thương binh, Liệt sĩ534-to-chuc-cac-hoat-dong-ky-niem-77-nam-ngay-thuong-binh-liet-sThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
403.00
121,000
0.00
121000
0
Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Đông An TâyChấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Đông An Tây

TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2062/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Đông An Tây tại phường An Tây và xã Phú An, thành phố Bến Cát.

Hình thức lựa chọn nhà đầu tư: Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định pháp luật về đấu thầu.

Đầu tư xây dựng khu đô thị mới dự kiến bao gồm các khu nhà ở liền kề, nhà ở biệt thự, nhà ở tái định cư dạng liền kề, nhà ở xã hội dạng liền kề (để bán, cho thuê, cho thuê mua) kết hợp với các công trình thương mại dịch vụ đơn vị ở, thương mại liền kề, thương mại dịch vụ (văn phòng làm việc, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng,...), các công trình giáo dục (trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT), công trình y tế đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật và hệ thống các công trình cây xanh, mặt nước; góp phần đưa quỹ đất khu vực vào khai thác có hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội phường An Tây, xã Phú An nói riêng và thành phố Bến Cát nói chung.

Diện tích đất dự kiến sử dụng khoảng 288,84 hecta; trong đó diện tích đất, mặt bằng dự kiến sử dụng khoảng 280,44 hecta, diện tích mặt nước dự kiến sử dụng khoảng 8,4 hecta.

Quy mô dân số: Dự kiến khoảng 14.300 người.

Tổng số căn hộ/căn nhà dự kiến khoảng 7.100 căn.

Vốn đầu tư của dự án dự kiến 13.564 tỷ đồng. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án theo quy định pháp luật về xây dựng, không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 9.913 tỷ 159 triệu đồng. Sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự kiến 3.650 tỷ 847 triệu đồng.

Thời hạn thực hiện dự án: 50 năm (được tính từ ngày nhà đầu tư được cấp văn bản chấp thuận nhà đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thì thời hạn hoạt động của dự án được tính từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất).

Tiến độ thực hiện dự án: Hoàn thành đầu tư xây dựng toàn bộ dự án trong thời gian không quá 12 năm kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc chấp thuận nhà đầu tư.

Nhà đầu tư được lựa chọn theo quy định của pháp luật có trách nhiệm lập phương án phân kỳ đầu tư hoặc phân chia dự án thành phần và được thể hiện tại đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đảm bảo hiệu quả đầu tư, tính khả thi, phù hợp quy hoạch các cấp và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.​​

Để mời gọi nhà đầu tư có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện dự án, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 2112/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 về việc phê duyệt yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm nhà đầu tư đăng ký thực hiện Dự án khu đô thị Đông An Tây. Trong đó yêu cầu cụ thể về năng lực tài chính, kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự.

Quyết định 2062/QĐ-UBND​, Quyết định 2112/QĐ-UBND

7/19/2024 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChấp thuận, chủ trương, đầu tư, dự án, Khu đô thị, Đông An Tây, phường An Tây, xã Phú An, thành phố Bến Cát605-chap-thuan-chu-truong-dau-tu-du-an-khu-do-thi-dong-an-taThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
558.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương: Quy định chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuậtBình Dương: Quy định chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3001/QĐ-UBND quy định các khu vực chủ đầu tư dự án nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh.​

Theo đó, đối tượng áp dụng là các cơ quan, đơn vị Nhà nước có thẩm quyền và các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Các khu vực chủ đầu tư dự án nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh Bình Dương, trừ các khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; các khu vực thuộc địa giới hành chính các thành phố: Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát; các dự án thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai; các khu vực tiếp giáp các tuyến đường chính khu vực (với chiều rộng đường ≥ 23m) được xác định trong các đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt.

Đối với các khu vực khác ngoài các khu vực được nêu trong Quyết định này do UBND tỉnh quyết định từng trường hợp cụ thể theo quy định.

Giao Sở Xây dựng tổ chức công bố công khai các khu vực chủ đầu tư dự án nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh theo các nội dung được quy định trong Quyết định này. Định kỳ hàng quý chủ trì tổ chức rà soát, tổng hợp và công bố công khai điều chỉnh, bổ sung các tuyến đường, khu vực được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở trên cơ sở căn cứ các Đồ án quy hoạch được duyệt.

Quyết định số 3001/QĐ-UBND

10/28/2024 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật867-binh-duong-quy-dinh-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat-da-co-ha-tang-ky-thuaThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Viếng Nghĩa trang Liệt sĩ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và nghỉ Tết dương lịch 2024Viếng Nghĩa trang Liệt sĩ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và nghỉ Tết dương lịch 2024

​TTĐT - UBND tỉnh thông báo viếng Nghĩa trang Liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và nghỉ Tết dương lịch 01/01/2025.​

Theo đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 19/12/2024 (thứ Năm).

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh phối hợp cùng các ngành có liên quan tổ chức Lễ viếng thật chu đáo, trang nghiêm và đảm bảo an toàn.

Tại các huyện, thị xã, thành phố khác, thời gian viếng Nghĩa trang Liệt sĩ do UBND huyện, thị xã, thành phố bố trí.

Các công sở, trụ sở cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và hộ dân phải treo Quốc kỳ trong ngày 01/01/2025 (thứ Tư).

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ 01 ngày, ngày 01/01/2025.

Các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, UBND các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các doanh nghiệp phải bố trí lực lượng trực gác bảo vệ cơ quan đơn vị và khu phố, ấp; chủ động xử lý mọi diễn biến bất thường xảy ra trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Tết dương lịch năm 2025, đồng thời báo cáo tình hình kịp thời về UBND tỉnh.

Trước ngày Tết dương lịch, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp tổ chức làm vệ sinh sạch, gọn ở khu vực cơ quan, đơn vị mình (kể cả trụ sở cũ chưa giao đơn vị khác quản lý), các tuyến đường giao thông, nơi công cộng và các khu phố, ấp.

Thông báo​

12/11/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, viếng Nghĩa trang Liệt sĩ, nghỉ Tết dương lịch560-vieng-nghia-trang-liet-si-ky-niem-80-nam-ngay-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-nam-va-nghi-tet-duong-lich-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Triển lãm Xá Lợi Phật và chư thánh Tăng ở Châu Thới Sơn TựTriển lãm Xá Lợi Phật và chư thánh Tăng ở Châu Thới Sơn Tự

(TTĐT) - Sáng 27-3 (nhằm mùng 02 tháng 3 năm Kỷ Sửu), tại Châu Thới Sơn Tự thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã long trọng diễn ra buổi triển lãm Xá Lợi Phật và chư thánh Tăng thuộc Phật giáo Tây Tạng Trung Quốc.

Tới tham dự và chứng minh có Hòa thượng Thích Minh Thiện - Trưởng Ban Trị sự Hội Phật giáo tỉnh Bình Dương, Hòa thượng Thích Huệ Thông chủ trì Châu Thới Sơn Tự và gần 400 Tăng Ni Phật tử của các Tự viện ở Bình Dương, Đồng Nai và Tp.HCM về tham dự lễ.
 
Buỗi lễ diễn ra long trọng và trang nghiêm với lễ bái Đạo tràng và an vị Xá Lợi theo nghi lễ và cách thức cúng dường Xá Lợi Phật.  Các Tăng Ni Phật tử đã kính cẩn nghiêm trang chiêm bái trước hơn 500 viên Xá Lợi Phật và chư thánh Tăng. Ngay sau buổi lễ, các Xá Lợi Phật và chư thánh Tăng được trưng bày triển lãm tại chánh điện chùa Châu Thới Sơn từ ngày 27 đến ngày 29-3.

CTV.Quốc Vũ

3/27/2009 3:49 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết821-Trien-lam-Xa-Loi-Phat-va-chu-thanh-Tang-o-Chau-Thoi-Son-TuThông tin chỉ đạo, điều hành
Từ Khu liên hợp đến thành phố mới Bình Dương: Thời gian không xa nữaTừ Khu liên hợp đến thành phố mới Bình Dương: Thời gian không xa nữa
Mùa xuân Kỷ Sửu, mùa xuân thứ 34 kể từ ngày đất nước im tiếng súng và gần một phần tư thế kỷ kiên trì thực hiện đường lối của Đảng, Bình Dương đã tạo dựng nên biết bao thành quả kỳ diệu.
Từ một địa phương thuần nông, hôm nay Bình Dương đã trở thành một trong những địa phương năng động có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất và mạnh mẽ nhất nước.

Đây không chỉ là một minh chứng cho sự đoàn kết một lòng, dám nghĩ dám làm, quyết tâm nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thách thức của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Dương mà còn là động lực quan trọng nhất, cơ bản nhất để Bình Dương vuơn xa hơn nữa. Trong những thành quả rực rỡ đó có một công trình thể hiện đầy đủ lòng quyết tâm, sự nỗ lực lao động, sự nhất trí cao và khát vọng đưa Bình Dương phát triển mạnh mẽ của cán bộ và nhân dân trong tỉnh, đó là Khu liên hợp (KLH) công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương, nơi đây không lâu nữa sẽ là trung tâm của thành phố mới Bình Dương.
Ngược thời gian 6 năm về trước, dù là người có niềm lạc quan vô tận cũng không thể tin rằng: Một phần diện tích đất các xã Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi (huyện Bến Cát), Định Hòa, Phú Mỹ (TX.TDM), Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp (Tân Uyên)... vốn đất đai không màu mỡ, chỉ thích hợp cho việc trồng trọt các loại cây công nghiệp dài ngày; còn các loại rau màu chỉ trồng được vào mùa mưa, năng suất không cao, lại trở thành một điểm nhấn hết sức quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ của Bình Dương mà còn là một công trình có tầm vóc của quốc gia. Đó là KLH công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương.

Diện mạo mới của KLH
Trong sắc nắng vàng tươi xuân mới, đến KLH công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương, mọi nguời đều vui mừng trước tốc độ đầu tư hạ tầng nhanh chóng và mạnh mẽ của một KLH có quy mô hàng đầu đất nước. Càng vui hơn khi được biết sau những ngày đón tết cổ truyền dân tộc - Tết Kỷ Sửu 2009, Bình Dương sẽ tập trung mọi nguồn lực bắt tay triển khai xây dựng khu hành chính tập trung, một hạng mục quan trọng của thành phố mới Bình Dương và như vậy thành phố mới Bình Dương sẽ hiện hữu ở tương lai gần. Theo kiến trúc sư Nguyễn Hồng Hải, kiến trúc sư trưởng Công ty Đầu tư - Phát triển công nghiệp (Becamex IDC), thành phố mới Bình Dương có quy mô 1.000 ha và 1 triệu dân, đây sẽ là một thành phố được thiết kế chưa từng có ở Việt Nam với các tiêu chí hiện đại nhất.
Thành phố mới Bình Dương chính là bộ não và trái tim của toàn bộ KLH, do vậy quá trình đi lên nhanh chóng của khu này là điều kiện quan trọng nhất để thành phố phát triển. Cùng với đó, khi thành phố hoàn thành sẽ đáp ứng tất cả các nhu cầu của KLH. Trong mối quan hệ đó đòi hỏi cán bộ và nhân dân trong tỉnh cần đồng cam cộng khổ, vượt qua mọi khó khăn thách thức, phấn đấu vì mục tiêu chung về một công trình có tầm vóc rất lớn.
Trở lại khoảng thời gian 5 năm về trước, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững và tạo ra bước đột phá phát triển ngành công nghiệp - dịch vụ và đô thị theo hướng tập trung hiện đại, đầu năm 2004, Bình Dương đã triển khai dự án KLH công nghiệp - dịch vụ - đô thị trên vùng đất nông nghiệp, có quy mô 4.196 ha. Trong đó diện tích quy hoạch dành cho lĩnh vực phát triển công nghiệp sạch là 2.000 ha, đô thị cao cấp là 1.000 ha và còn lại là các lĩnh vực dịch vụ, thương mại cao cấp. Để triển khai dự án có ý nghĩa quan trọng này, tỉnh Bình Dương đã xác định nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là công tác bồi thường giải tỏa, bảo đảm cuộc sống ổn định cho hơn 6.000 hộ dân vùng quy hoạch.
Công nghiệp, dịch vụ phát triển
Song song với công tác ổn định đời sống cho nhân dân, tỉnh đã tập trung đầu tư hoàn thiện cơ bản hạ tầng cơ sở theo hướng hiện đại và liên kết với các vùng kinh tế trong toàn khu vực. Ngay trong giai đoạn đầu xây dựng, dự án phát triển KLH đã thu hút được nhiều nhà đầu tư giàu tiềm năng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Trong đó các chủ đầu tư Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II (KCN VSIP II), Đồng An II, Sóng Thần III đã cơ bản hoàn thành hạ tầng đầu tư sau một năm triển khai. Nhờ vậy thu hút ngay được nhiều nguồn vốn đầu tư đưa vào sản xuất. Tính đến nay, chỉ riêng các KCN VSIP II, KCN Đồng An III đã thu hút gần 200 dự án đầu tư với số vốn khoảng 1 tỷ USD, số dự án này hiện đã đi vào hoạt động.
Ở lĩnh vực dịch vụ, có dự án xây dựng sân golf 27 lỗ Twin Doves trên diện tích rộng 165 ha với tổng số vốn đầu tư hơn 250 triệu đô la Mỹ. Điều này cho thấy xu thế phát triển của KLH là hoàn toàn phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế công nghiệp và KLH cũng là nơi tiếp tục thể hiện môi trường đầu tư thông thoáng, cởi mở của Bình Dương và là cơ sở để KLH hoàn thành nhanh chóng. Ông Phạm Văn Hiện, Giám đốc Công ty East - West (Hoa Kỳ) cho rằng, thành công của Bình Dương chính là tỉnh đã tạo môi trường đầu tư thông thoáng cởi mở, đem lại sự an tâm cho nhà đầu tư mà KLH là một sự kế thừa các thành công ấy...
Phát triển thành phố mới Bình Dương
Cùng với việc đẩy nhanh đầu tư hạ tầng toàn KLH, tỉnh Bình Dương và chủ đầu tư cũng đã hoàn thành quy hoạch thành phố mới Bình Dương. Đây là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của toàn tỉnh có quy mô 1.000 ha và dân số 1 triệu người; là một thành phố hiện đại, năng động và bền vững với đầy đủ các loại hình phục vụ và hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết nối chặt chẽ với các tỉnh, thành lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Để xác lập đề án quy hoạch cho thành phố mới, trong khoảng thời gian 1 năm các kiến trúc sư của Công ty Becamex IDC đã phối hợp chặt chẽ với chuyên gia quy hoạch kiến trúc hàng đầu của Singapore và nhiều cơ quan chức năng tiến hành nghiên cứu từ chi tiết đến tổng thể khu vực quy hoạch, xem xét toàn bộ các yếu tố cấu thành đô thị hiện đại từ cơ sở hạ tầng đến các nhu cầu xã hội cũng như xu thế phát triển của đất nước và trên thế giới. Trên cơ sở đó đưa ra các tiêu chí xây dựng thành phố mới phải đáp ứng 3 yêu cầu: Hiện đại, năng động và bền vững.
Đối với cơ sở hạ tầng của thành phố mới, tất cả đều được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại nhất trên thế giới. Trong đó các công trình giao thông, bao gồm phố đi bộ tách biệt hoàn toàn phương tiện giao thông, nhà ga xe điện ngầm và phương tiện giao thông công cộng, được bố trí hợp lý giữa các phân khu chức năng nên sẽ tạo cho cư dân và du khách một tiện ích cao nhất, an toàn nhất khi tham gia giao thông và sẽ loại bỏ hoàn toàn tình trạng trễ giờ, kẹt xe đang xảy ra phổ biến ở nhiều đô thị của nước ta cũng như các thành phố ở châu Á. Bên cạnh đó, trung tâm văn hóa có sức chứa lớn, gắn với quảng trường sẽ là nơi tổ chức các hoạt động giao lưu, gặp gỡ cộng đồng, hệ thống khách sạn được bố trí dọc theo quảng trường lớn cũng là một nét độc đáo trong quy hoạch tiện ích của khu.
Thành phố mới Bình Dương cũng là nơi tổ chức khu công viên công nghệ kỹ thuật cao với diện tích lên đến 75 ha; trường đại học quy mô 24.000 sinh viên; bệnh viện quốc tế quy mô 1.000 giường; trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, văn phòng, khách sạn; khu sinh hoạt thể thao, trường đua ngựa... sẽ là nơi làm việc, học tập, giải trí và chăm sóc sức khỏe cho cư dân trong thành phố. Các khu vực dân cư sẽ được bố trí hài hòa trong một không gian xanh và thuận tiện giao thông, đầy đủ các tiện ích, sẽ là môi trường sống lý tưởng, đáp ứng mọi nhu cầu của người dân.
Như vậy, khoảng thời gian từ KLH đến thành phố mới Bình Dương cũng không còn xa nữa. Song để quá trình này hoàn thành, đòi hỏi cán bộ và nhân dân trong tỉnh cần nỗ lực nhiều hơn, tiếp tục đồng cam cộng khổ, vượt qua thách thức vì một công trình bền vững mãi với thời gian. Điều ấy sẽ trở thành hiện thực trong tương lai gần, bởi Bình Dương đã hội đủ tất cả các điều kiện trong quá trình vươn lên của mình.
Đặc biệt điểm nhấn hết sức quan trọng của thành phố mới là khu hành chính tập trung vừa thuận tiện cho nhân dân giao dịch hành chính vừa đáp ứng sự hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan công quyền, hướng tới nền hành chính hiện đại, tập trung chuyên nghiệp. Theo kiến trúc sư Nguyễn Hồng Hải, trong năm 2009, chủ đầu tư sẽ tổ chức mời gọi các chuyên gia tư vấn hàng đầu trên thế giới tham gia thiết kế trung tâm hành chính, tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình xây dựng thành phố mới Bình Dương.
T. Cầu - T. Bình - X. Lộc
(Theo báo Bình Dương)
2/2/2009 11:39 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết2121-Tu-Khu-lien-hop-den-thanh-pho-moi-Binh-Duong-Thoi-gian-khong-xa-nuaThông tin chỉ đạo, điều hành
Tình hình kinh tế-xã hội quý I năm 2009Tình hình kinh tế-xã hội quý I năm 2009
(TTĐT)-Kinh tế-xã hội nước ta quý I/2009 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Sản xuất công nghiệp có xu hướng chững lại; mức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên thị trường trong nước chậm; xuất, nhập khẩu hàng hoá bị giảm nhiều và thị trường xuất khẩu bị thu hẹp; tình trạng thiếu việc làm xảy ra tại một số khu công nghiệp và doanh nghiệp lớn.
Tuy nhiên, chúng ta có thuận lợi cơ bản là sự ổn định chính trị, sự đoàn kết và nhất trí cao trong Đảng, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị nên nhiều chính sách và các nhóm giải pháp của Chính phủ đã phát huy tác dụng tích cực, kinh tế tăng trưởng khá, an ninh xã hội được bảo đảm, tạo tiền đề vật chất và tinh thần cũng như kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cho những tháng tiếp theo của năm 2009.
Trên cơ sở kết quả đã đạt được trong quý I/2009 và tính tới những thuận lợi, khó khăn của nền kinh tế từ nay đến cuối năm, có thể dự báo một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu cả năm 2009 như sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 4,8 -5,6%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 4,6-6,1%; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,5-4,5%; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế tăng 15-18%; kim ngạch hàng hoá xuất khẩu đạt 56-58 tỷ USD; kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 63-65 tỷ USD; tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm là 7,7%; tỷ lệ hộ nghèo 12,2-12,4%.

Để đạt được các chỉ tiêu kinh tế-xã hội nêu trên, đồng thời chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, các ngành, các cấp, các địa phương cần tập trung mọi nỗ lực làm tốt một số vấn đề chủ yếu sau đây:

Một là
, các Bộ/ngành khẩn trương, tích cực xây dựng và triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp trọng tâm có liên quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhằm phát triển sản xuất, duy trì và tạo việc làm cho người lao động theo tinh thần Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; tập trung chỉ đạo quyết liệt để các đơn vị, nhất là các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty lớn thực hiện nghiêm những cam kết về chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2009, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của cả nước.
Có cơ chế chính sách tiền tệ, tài chính linh hoạt nhằm chủ động ngăn chặn nguy cơ lạm phát tăng sau giai đoạn kích cầu. Tăng quyền chủ động cho các cấp, các ngành trong điều hành hoạt động kinh tế-xã hội của cả nước; 

Hai là
, tăng cường hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại nhằm khai thác, giữ vững thị trường đã có và mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là những thị trường không yêu cầu quá cao về chất lượng hàng hoá; nghiên cứu kỹ các hiệp định, quy định của WTO để thực thi và xây dựng các chính sách phù hợp nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu, nhất là xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản mà nước ta có thế mạnh.

Ba là
, đặc biệt quan tâm thị trường nội địa nhằm tạo ra cân đối cung, cầu hàng hóa với nhiều sản phẩm phù hợp về giá cả và chất lượng cho người tiêu dùng trong nước; khuyến khích các đơn vị sản xuất kinh doanh khẩn trương xây dựng và thực hiện chương trình đưa hàng hoá về nông thôn. Xây dựng và tổ chức tốt hoạt động màng lưới thương nghiệp để thu mua và cung cấp hàng hóa trên thị trường trong nước với giá hợp lý, không để hàng hoá tồn đọng.
Đẩy mạnh công tác quản lý thị trường nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng buôn lậu, chống hàng gian, hàng giả; bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người tiêu dùng và nhà sản xuất; chống đầu cơ và lợi dụng các yếu tố không thuận để nâng giá;

Bốn là
, triển khai thực hiện khẩn trương, hiệu quả, đảm bảo sự minh bạch, có kiểm tra, kiểm soát và kịp thời báo cáo đầy đủ kết quả các gói kích cầu tiêu dùng và kích cầu đầu tư; tận dụng thời cơ giảm giá của thế giới và trong nước để tăng cường đầu tư giao thông, thuỷ lợi, thay đổi thiết bị máy móc, đổi mới công nghệ;

Năm là,
khẩn trương xây dựng chính sách, đề án nhằm phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Thực hiện triệt để chủ trương thu mua, dự trữ các sản phẩm nông sản gặp khó khăn trong xuất khẩu để người sản xuất yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất. Triển khai các biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, trọng tâm là sản phẩm thức ăn chăn nuôi và giống cây, con. Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch, bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Tăng cường công tác dự báo và phòng, chống thiên tai trong 9 tháng tiếp theo, đặc biệt là khi mùa mưa, bão sắp đến gần.
Sáu là, công tác an sinh xã hội phải được các cấp, các ngành và cả xã hội đặc biệt quan tâm; tổ chức triển khai thực hiện các chế độ, chính sách kịp thời, đúng đối tượng. Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo; khẩn trương triển khai đồng bộ đề án phát triển kinh tế-xã hội tại 61 huyện nghèo nhất của cả nước. Xây dựng chương trình kế hoạch tạo thêm việc làm, nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm đang có xu hướng gia tăng hiện nay.   
Kinh tế thế giới vẫn đang trong tình trạng suy thoái. Kinh tế nước ta đã hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế toàn cầu nên sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp và khó lường. Tuy nhiên, bên cạnh khó khăn và thách thức, kinh tế nước ta còn có thuận lợi và thời cơ, nhất là tiềm năng nội lực về sự ổn định chính trị-xã hội, về tài nguyên, đất đai, lao động và thị trường nội địa lớn 86 triệu dân chưa được khai thác đầy đủ. Với tinh thần quyết tâm phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, chắc chắn khó khăn sẽ từng bước được khắc phục, cả năm 2009 kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng với tốc độ tăng dự báo như trên. Từ đó cho thấy nền kinh tế nước ta sẽ là một trong những nền kinh tế sớm thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu.
Song Phúc (Nguồn Tổng cục Thống kê)
4/3/2009 4:56 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết2020-Tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-I-nam-2009Thông tin chỉ đạo, điều hành
Tổng kết việc thi hành Luật phòng, chống ma túy năm 2000 Tổng kết việc thi hành Luật phòng, chống ma túy năm 2000

​TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổng kết việc thi hành Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008).

Phạm vi Kế hoạch là tổng kết việc thi hành Luật Phòng, chống ma túy từ khi Luật sửa đổi, bổ sung năm 2008 có hiệu lực đến ngày 30/6/2017. Qua đó, phân tích rõ kết quả, đánh giá những thành công, hạn chế trong quy định và tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống ma túy; chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong quy định và thực tiễn tổ chức của Luật Phòng, chống ma túy, từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung phù hợp; rà soát, đánh giá những mối quan hệ giữa các quy định của Luật Phòng, chống ma túy đối với Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chương XX của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động thực hiện việc tổng kết và xây dựng báo cáo theo đề cương hướng dẫn gửi về Công an tỉnh trước ngày 31/10/2017 để tổng kết, báo cáo.

10/19/2017 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtphòng, chống ma tuý610-tong-ket-viec-thi-hanh-luat-phong-chong-ma-tuy-nam-2000Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
223.00
121,000
0.40
121000
27,031,400
Các khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đấtCác khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 35/NQ-HĐND về Danh mục các khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.​

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, Kỳ họp thứ 18 (chuyên đề) thông qua và có hiệu lực từ ngày 25/10/2024.

Theo đó, thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với 02 khu đất, tổng diện tích 108,4 hecta, cụ thể: 01 khu đất với diện tích 8,4 hecta trên địa bàn thành phố Tân Uyên; 01 khu đất với diện tích 100 hecta trên địa bàn thành phố Bến Cát.




Nghị quyết số 35/NQ-HĐND​

11/1/2024 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất907-cac-khu-dat-dau-thau-lua-chon-nha-dau-tu-thuc-hien-du-an-dau-tu-co-su-dung-daThông tin chỉ đạo, điều hànhTruePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
Bình Dương: Kế hoạch Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025Bình Dương: Kế hoạch Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

​TTĐT - Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện tổng điều tra trên địa bàn tỉnh.


Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 (viết tắt là TĐTNN 2025) thu thập thông tin cơ bản về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (viết tắt là NLTS) và nông thôn nhằm biên soạn các chỉ tiêu thống kê liên quan thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; biên soạn các chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ việc đánh giá thực trạng, phân tích xu hướng biến đổi, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển nông thôn, khu vực NLTS và cải thiện mức sống dân cư nông thôn trên phạm vi cả nước cũng như của từng địa phương.

Theo đó, đối tượng điều tra gồm lao động tham gia hoạt động NLTS; hộ dân cư tham gia hoạt động NLTS; trang trại; doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia hoạt động NLTS; UBND xã.
Đơn vị điều tra của cuộc TĐTNN 2025 gồm: Hộ tham gia hoạt động NLTS; trang trại; doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia hoạt động NLTS; UBND xã.
TĐTNN 2025 được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh đối với tất cả các đơn vị điều tra, theo phương pháp điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu.
Thời gian thu thập thông tin tại địa bàn điều tra tối đa 30 ngày, từ ngày 01/7/2025 đến ngày 30/7/2025.
TĐTNN 2025 thực hiện đồng thời 02 phương pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn trực tiếp và thu thập thông tin gián tiếp từ các đơn vị điều tra.
TĐTNN 2025 tập trung vào một số nội dung như: Thực trạng nền sản xuất NLTS; số lượng đơn vị sản xuất; số lao động và cơ cấu lao động; thời gian lao động; quy mô sản xuất; năng lực sản xuất; tình hình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, ứng dụng kinh tế số; thực trạng tiếp cận thông tin của các đơn vị sản xuất; thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tác động của sản xuất NLTS tới môi trường; thông tin về ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng... 
Thực trạng nông thôn: Thực trạng và những chuyển biến về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó có thông tin gắn với tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; các hình thức hỗ trợ kinh tế nông thôn (hệ thống khuyến nông, lâm, ngư; tiếp cận thị trường...); vệ sinh môi trường nông thôn; phát triển sản xuất NLTS gắn với chế biến, dịch vụ và du lịch...
Thông tin về cư dân nông thôn: Khả năng huy động vốn, tình hình vay vốn, khả năng tiếp cận tín dụng của hộ sản xuất NLTS; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và kết quả thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về cư dân nông thôn; tình hình sử dụng điện, nước sạch của cư dân nông thôn; khám chữa bệnh
và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Kế hoạch​ 

12/9/2024 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 797-binh-duong-ke-hoach-tong-dieu-tra-nong-thon-nong-nghiep-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhượng Châu
0.00
121,000
0.00
121000
1 - 30Next