Theo đó, Bình Dương đặt mục tiêu nằm trong nhóm khá của cả nước về Chỉ số Chuyển đổi số (DTI) vào năm 2025, tạo tiền đề vững chắc để Bình Dương trở thành địa phương tiên phong trong công tác chuyển đổi số quốc gia.
Mục tiêu cụ thể: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt tỷ lệ trung bình tối thiểu 95% TTHC có đủ điều kiện. Hồ sơ trực tuyến toàn trình của các dịch vụ công trực tuyến đạt tỷ lệ trung bình tối thiểu 75% trên tổng số hồ sơ TTHC. Tỷ lệ thanh toán trực tuyến so với hồ sơ TTHC có phí, lệ phí tối thiểu 70%. Tỷ lệ hài lòng của người dân và doanh nghiệp trong giải quyết TTHC đạt 90%. Tỷ lệ thực hiện quy trình số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đạt 100%.
Đến hết tháng 6/2025, hoàn thành việc gắn định danh cá nhân cho 100% hồ sơ giải quyết TTHC, tạo thuận lợi tối đa cho công dân và tổ chức trong giao dịch với cơ quan Nhà nước.
Tỷ trọng kinh tế số chiếm từ 20% GRDP của tỉnh; 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số; 70% người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản; trên 40% dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Các giải pháp trọng tâm thực hiện Kế hoạch: Phát huy, nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành chuyển đổi số; đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng số cho cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp; phát triển, thu hút nguồn nhân lực chuyển đổi số; nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ; tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nghiên cứu trong nước và quốc tế…
Giao Sở Khoa học và Công nghệ triển khai các giải pháp về hạ tầng số và ứng dụng công nghệ thông tin cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và nâng cấp hạ tầng mạng truyền số liệu, giúp kết nối hiệu quả các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh việc triển khai nền tảng số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính, hỗ trợ các cơ quan trong chuyển đổi số.
Kế hoạch số 1823/KH-UBND