Thông tin tuyên truyền
Thứ 3, Ngày 16/07/2024, 21:00
Thúc đẩy doanh nghiệp "Chuyển đổi kép" để phát triển bền vững
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
16/07/2024 | Đoan Trang

TTĐT - ​Sáng 16-7, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tổ chức Hội nghị xu hướng "Chuyển đổi kép" và vai trò của công nghệ trong sứ mệnh phát triển kinh tế số tỉnh Bình Dương.

​Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng đại diện hơn 150 doanh nghiệp và nhà đầu tư.

"Chuyển đổi kép" đã trở thành xu hướng

Hội nghị là dịp để cộng đồng doanh nghiệp Bình Dương tiếp xúc, trao đổi, tiếp cận thêm thông tin và xu hướng về chuyển đổi số (CĐS), chuyển đổi xanh tại Việt Nam và toàn cầu; đồng thời cập nhật các chính sách hỗ trợ và định hướng tương lai của tỉnh trong cuộc Cách mạng công nghệ 4.0.

cdk.jpg

Toàn cảnh hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành nhấn mạnh, xác định sự phát triển của doanh nghiệp là "sức khỏe" của nền kinh tế, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo đẩy nhanh việc CĐS trong hệ thống chính quyền từ cấp tỉnh đến cơ sở; đồng thời tăng cường khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó tập trung nâng cao nhận thức và năng lực CĐS của các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, thông qua quy hoạch tỉnh và các chính sách hỗ trợ, Bình Dương đang vận động, khuyến khích các doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam chuyển đổi công năng, di dời vào các khu, cụm công nghiệp ở phía Bắc của tỉnh, trong đó ưu tiên thu hút những ngành công nghiệp công nghệ cao, ít thâm dụng lao động và sở hữu các công nghệ tự động hóa, thông minh hóa cao...

Trong giai đoạn tiếp theo, cùng với xu thế CĐS và cam kết của Việt Nam về sự phát triển bền vững của thế giới (Net zero) đòi hỏi cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng xanh ở các doanh nghiệp. 

Lãnh đạo tỉnh mong rằng, thông qua hội nghị, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có thêm góc nhìn đa chiều và sâu sắc về xu hướng "Chuyển đổi kép". Qua đó, doanh nghiệp có thêm các thông tin hữu ích để thúc đẩy quá trình chuyển đổi nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh.

Tỉnh Bình Dương mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, doanh nhân để tỉnh kịp thời điều chỉnh, bổ sung các quyết sách nhằm hỗ trợ thiết thực hơn nữa công tác CĐS trong bối cảnh kinh tế chính trị toàn cầu đang còn nhiều khó khăn như hiện nay, vì mục tiêu phát triển bền vững - góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung.

cdk 1.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dành phát biểu tại hội nghị

Chia sẻ về xu hướng "Chuyển đổi kép", ông Nguyễn Đức Trung - Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ KHĐT cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các mục tiêu về CĐS, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. CĐS, đổi mới sáng tạo, chuyển giao và ứng dụng công nghệ đã được Đảng và Chính phủ xác định là ưu tiên hàng đầu, là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phấn đấu mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số chiếm 20% GDP và đạt 30% GDP vào năm 2030.

Trong thời gian vừa qua, các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và tài nguyên môi trường cũng tạo ra những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam và trên toàn thế giới. Để thích ứng với những yêu cầu mới này, các doanh nghiệp cần tiến hành chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mang tính bền vững hơn. Việc kết hợp CĐS với chuyển đổi xanh, hay còn gọi là "Chuyển đổi kép" là giải pháp đối với xu thế phát triển đó, giúp doanh nghiệp không chỉ đảm bảo mục tiêu kinh doanh mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của mình.

cdk 2.jpg

Ông Nguyễn Xuân Thơ - Cố vấn cấp cao của Digiwin Software chia sẻ tại hội nghị

Theo ông Nguyễn Xuân Thơ - Cố vấn cấp cao của Digiwin Software, "Chuyển đổi kép" đã trở nên ngày càng quan trọng với các sáng kiến xoay quanh 03 trụ cột chính: Tăng năng suất và hiệu quả kinh tế một cách bền vững; tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu; giảm thiểu hoặcloại bỏ tối đa lượng khí thải nhà kính. Tương tự các quốc gia khác, tại Việt Nam, công nghệ số và CĐS cũng được kỳ vọng là động lực thúc đẩy sự thành công của việc chuyển đổi mô hình kinh tế xanh, hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược về tăng trưởng xanh. "Chuyển đổi kép" là xu hướng tất yếu mà cộng đồng doanh nghiệp cần nắm bắt để tận dụng các cơ hội kinh doanh mới cũng như mang lại lợi ích bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng cường hỗ trợ "Chuyển đổi kép" cho doanh nghiệp

Việt Nam đã nhìn nhận, đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của quốc gia để phát triển nhanh, bền vững. Do đó đã ban hành rất nhiều chính sách và chương trình hỗ trợ để các doanh nghiệp tiếp cận và tăng cường CĐS. 

Chia sẻ về các chính sách và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp CĐS, ông Lê Minh Chiến - Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ KHĐT cho biết, tổng kinh phí ngân sách Trung ương bố trí hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2024 là 140 tỷ đồng theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự kiến hỗ trợ đào tạo cho hơn 8.000 doanh nghiệp bao gồm cả hình thức đào tạo trực tiếp và trực tuyến, tư vấn và hỗ trợ ứng dụng các giải pháp CĐS cho hơn 800 doanh nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn CĐS, tối đa 50 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ; 100 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa; hỗ trợ 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp CĐS, tối đa 20 triệu đồng/năm/doanh nghiệp siêu nhỏ, 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp nhỏ và 100 triệu đồng/năm/doanh nghiệp vừa.

Picture1.png

 Bộ KHĐT đã phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp CĐS giai đoạn 2021-2025 

Ngày 07/01/2021, Bộ trưởng Bộ KHĐT đã phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp CĐS giai đoạn 2021-2025 nhằm hỗ trợ thúc đẩy CĐS trong doanh nghiệp thông qua tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp. Qua đó, phấn đấu đạt 100% doanh nghiệp tiếp cận thông tin từ Chương trình và nâng cao kiến thức về CĐS; 100 doanh nghiệp thành công điển hình về CĐS từ "doing digital" đến "being digital"; 100.000 doanh nghiệp được nhận các hỗ trợ từ Chương trình hình thành mạng lưới chuyên gia gồm các tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp giải pháp CĐS…

Xoay quanh giải pháp thúc đẩy "Chuyển đổi kép" nhằm thúc đẩy kinh tế số tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Tuấn Huy - Trưởng Ban CĐS, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone đã chia sẻ giải pháp về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số với các dịch vụ 5G để phát triển nông nghiệp thông minh (5G MobiFone – MobiAgri) và nhà máy thông minh (5G MobiFone - Smart Factory).

cdk 3.jpg

Ông Nguyễn Tuấn Huy - Trưởng Ban CĐS, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone chia sẻ tại hội nghị

Theo đó, MobiAgri là nền tảng cung cấp giải pháp trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng chuyển đổi số, nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng các công nghệ Big data, AI, Blockchain, AR, VR,… Ứng dụng tích hợp 400 cảm biến, cơ bản cung cấp các thông tin thời tiết, môi trường với khả năng dự báo tin cậy cao, có thể phát hiện 60 dịch bệnh của hơn 30 loại cây trồng với tỷ lệ nhận diện và chuẩn đoán đạt hơn 90% mức độ chính xác.

smart.png

Giải pháp quản trị sản xuất của MobiFone

Ngoài ra, 5G MobiFone - Smart Factory cũng được đánh giá mang lại giải pháp tối ưu trong việc số hóa quy trình sản xuất; kết nối tổng thể, toàn diện trong quy trình sản xuất của nhà máy, đơn vị sản xuất. Máy móc có thể truy xuất và xử lý dữ liệu liên tục về hiện trạng và giúp dự đoán các yêu cầu bảo trì. Việc sử dụng nguyên liệu thô có thể được theo dõi trong thời gian thực, cho phép hệ thống ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt và dừng dây chuyền. Luồng dữ liệu cũng cho phép nhà sản xuất thực hiện các thay đổi nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hệ thống giúp quản trị quá trình sản xuất từ khâu đặt hàng tới khâu xuất hàng, có thể áp dụng tại các nhà máy dệt may, lắp ráp công nghiệp… tại các khu, cụm công nghiệp tại tỉnh Bình Dương.​

Lượt người xem:  Views:   684
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền