Thông tin tuyên truyền
Chủ Nhật, Ngày 25/09/2022, 23:00
Đổi mới sáng tạo để vượt “bẫy thu nhập trung bình”
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
25/09/2022 | Phương Chi

TTĐT - Làm thế nào để vượt qua "bẫy thu nhập trung bình", khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và giáo dục đào tạo có vai trò gì trong quá trình này… là những nội dung được tập trung thảo luận ở Phiên đối thoại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Ấn Độ 2022 với chủ đề "Tránh bẫy thu nhập trung bình" diễn ra chiều 25-9 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.

Chủ trì phiên đối thoại có ông Pieter Perrett - Giáo sư Đại học Khoa học ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ, ông Nguyễn Việt Long - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương, ông Ashwani Arora - Giám đốc Điều hành MarketXcel (Ấn Độ), ông Inderdeep Singh - Giám đốc Quản lý, Continental Device India (Ấn Độ).

Tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủ​y, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đại diện một số sở, ban ngành tỉnh Bình Dương, các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp của Ấn Độ và Bình Dương.​


Toàn cảnh phiên đối thoại​​​

Tăng trưởng dựa trên đổi mới công nghệ

Mở đầu phiên đối thoại, Giáo sư Pieter Perrett - Đại học Khoa học ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ cho biết, bẫy thu nhập trung bình là tình trạng trong phát triển kinh tế khi mà một quốc gia đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định (do những lợi thế sẵn có) và  bị "mắc kẹt" tại mức thu nhập ấy mà không thể vượt qua ngưỡng đó để trở nên giàu có hơn. Sự "mắc kẹt" này do các yếu tố như: Không còn lợi thế về giá nhân công rẻ như những nước có thu nhập thấp; cũng không có ưu thế về cơ sở hạ tầng, về nguồn nhân lực trình độ cao và kỹ thuật - công nghệ hiện đại như những nước có thu nhập cao. 

Theo các chuyên gia, với một nước đang phát triển như Việt Nam thì nguy cơ rơi vào "bẫy thu nhập trung bình" là hiện hữu. Từ khoá được các đại biểu và chuyên gia nhấn mạnh tại phiên đối thoại để giúp các quốc gia đang phát triển thoát khỏi "bẫy thu nhập trung bình" trong xu thế phát triển hiện nay của thế giới chính là "khoa học công nghệ" và "đổi mới sáng tạo". Đổi mới sáng tạo tạo ra cơ hội để thiết kế các chính sách, đề ra các giải pháp về mô hình tăng trưởng, quản lý, kinh doanh... góp phần tăng năng suất lao động, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người. 

Ông Inderdeep Singh - Giám đốc Quản lý, Continental Device India (Ấn Độ) chia sẻ, khó khăn lớn nhất là việc chuyển từ tăng trưởng dựa trên tài nguyên sang sự tăng trưởng dựa vào sự đổi mới kỹ thuật sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất và tạo ra sản phẩm mới mang tính cạnh tranh. Để làm được điều này cần phải đầu tư vào nền giáo dục và phát triển khoa học công nghệ, đồng thời khuyến khích việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nền kinh tế. Đối với Việt Nam, cần chú trọng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn.


Ông Ashwani Arora - Giám đốc Điều hành MarketXcel (Ấn Độ) phát biểu

Còn ông Ashwani Arora - Giám đốc Điều hành MarketXcel (Ấn Độ) lấy Hàn Quốc là một minh chứng cho việc vượt thành công "bẫy thu nhập trung bình". Ông cho rằng quốc gia này đã phát triển một hệ thống giáo dục chất lượng cao đồng thời khuyến khích sự sáng tạo và hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, phát triển trong khoa học và kỹ thuật. Nhờ đó đưa đất nước phát triển trở thành quốc gia có thu nhập cao. 

Ông Nguyễn Việt Long - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, Bình Dương hiện là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Việt Nam. Để có kết quả đó, cùng với phát triển công nghiệp và dịch vụ, tỉnh đã có những giải pháp toàn diện, kêu gọi, thu hút nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao đến đầu tư và sản xuất kinh doanh rất hiệu quả tại tỉnh. Nhờ vậy, mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế nhưng chất lượng nông nghiệp tại tỉnh được chú trọng và nâng tầm góp phần cải thiện mức thu nhập của người dân nông thôn. 

Ông Long cũng đồng tình với dẫn chứng Hàn Quốc là quốc gia tiêu biểu đã vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" nhờ ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo. Bình Dương đã tích cực hợp tác với các bên đối tác nước ngoài xây dựng và triển khai Đề án Thành phố thông minh và Vùng đổi mới sáng tạo, trong đó có TP.Deajeon của Hàn Quốc nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng, vượt qua "bẫy thu nhập trung bình".

Không chỉ tăng trưởng mà cần tăng trưởng bền vững

Tại phiên đối thoại, các chuyên gia và đại biểu cho rằng, trong quá trình vượt "bẫy thu nhập trung bình", các quốc gia, địa phương đẩy mạnh tăng trưởng nhưng cần đặc biệt quan tâm đến các vấn đề xã hội và môi trường nhằm đảm bảo sự tăng trưởng bền vững. 

Ông Inderdeep Singh - Giám đốc Quản lý, Continental Device India (Ấn Độ) cho rằng, khoa học và công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững nhất là các vấn đề về môi trường. Ứng dụng được khoa học công nghệ trong sản xuất tại các nhà máy sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường, nhất là các nhà máy dệt may, nhuộm phải đảm bảo hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn. 

Ông Nguyễn Việt Long chia sẻ, Bình Dương đổi mới sáng tạo, tránh "bẫy thu nhập trung bình" một cách toàn diện, tổng thể không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội và môi trường với những mô hình kinh doanh mới thích ứng với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bình Dương ưu tiên thu hút đầu tư các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động, tạo ra giá trị gia tăng cao; dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại khác; các ngành công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao và đặc biệt là thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Khoa học Công nghệ trên nền tảng công nghiệp 4.0. Tỉnh cũng thực hiện đa dạng hóa thu hút đầu tư nước ngoài từ các thị trường và đối tác tiềm năng, chú trọng các nước phát triển hàng đầu thế giới, các tập đoàn xuyên quốc gia nắm giữ công nghệ tiên tiến và trình độ quản trị hiện đại.​



Các đại biểu trao đổi​

Các đại biểu đánh giá cao định hướng phát triển của tỉnh Bình Dương và cho rằng đây là những bước đi đúng đắn sẽ giúp tỉnh không chỉ tăng trưởng mà còn tăng trưởng bền vững trong tương lai. Đồng thời, các đại biểu cũng nhấn mạnh vai trò của giáo dục và đào tạo trong hệ thống các giải pháp đồng bộ để vượt qua "bẫy thu nhập trung bình". Theo đó, cần chú trọng đầu tư cho con người, tạo tương tác hiệu quả hơn giữa giới học thuật và doanh nghiệp, huy động các nguồn lực tham gia vào giáo dục và đào tạo để khoa học và công nghệ thực sự được ứng dụng hiệu quả và là động lực tăng trưởng của nền kinh tế. 

Lượt người xem:  Views:   3630
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền