Thông tin tuyên truyền
Thứ 2, Ngày 01/08/2022, 17:00
Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và xây dựng Chính quyền điện tử
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
01/08/2022 | Yến Nhi

TTĐT - ​Sáng 01-8, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì cuộc họp nghe báo cáo những công việc trọng tâm về cải cách hành chính (CCHC), chuyển đổi số (CĐS) và xây dựng Chính quyền điện tử (CQĐT) trong những tháng cuối năm 2022.

​​Tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành.

Từ khởi động đến chuyển động tích cực

Ông Nguyễn Văn Minh – Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, năm 2021, Bình Dương đạt 87,87/100 điểm, đứng hạng 13/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, dẫn đầu các tỉnh, thành khu vực Đông Nam bộ về Chỉ số CCHC; Chỉ số sự hài lòng của tổ chức và cá nhân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPA S) đạt 8,78/10 điểm. Nhiều điểm số thành phần của Bình Dương cũng đã tăng điểm so với năm 2020. Theo công bố kết quả Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2021, tỉnh đạt tổng điểm 47,178/80 điểm (năm 2020 là 40.762/80 điểm) xếp trong nhóm điểm cao nhất. Nếu tính theo điểm số từ cao xuống thấp, Bình Dương đứng thứ 2/63 tỉnh, thành (năm 2020 đứng thứ 57/63).

IMG_7364.JPG

Lãnh đạo Sở Nội vụ báo cáo tại cuộc họp

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Cổng Dịch vụ công tỉnh đã triển khai được 1.159 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3 và 4 cấp tỉnh, huyện, xã (trong tổng số 1.913 thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh); trong  đó có 1.015 DVCTT mức độ 4, 144 DVCTT mức độ 3;  100% DVCTT đã được xây dựng mẫu điện tử Eform. Tỷ lệ DVCTT mức độ 3, 4 được triển khai trên Cổng DVCTT đạt 60,58% trên tổng số TTHC của tỉnh. Tỷ lệ giải quyết đúng hạn tại Trung tâm Hành chính công đạt 98,97%, hồ sơ tiếp nhận và giải quyết mức độ 3 và 4 tăng 77,46% so với cùng kỳ năm 2021. Cung cấp DVCTT trên Cổng Dịch vụ công quốc gia là 1.266 TTHC.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, mức độ phát triển CQĐT của tỉnh hoàn thiện 04/04 mức độ phát triển so với mô hình hướng dẫn của Chính phủ và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn hình thành Chính quyền số (một mức độ phát triển cao hơn so với CQĐT, mô hình Chính quyền số này gồm 05 bước phát triển, kết thúc là chuyển đổi số hoàn toàn Chính quyền và hình thành đô thị thông minh).

Mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh đã được đầu tư hoàn thiện sớm hơn so với tình hình triển khai của các tỉnh, thành phố, hiện tại đã phủ được tới cấp xã. Trung tâm dữ liệu của tỉnh đã được đầu tư với mô hình Trung tâm dữ liệu chính và Trung tâm dữ liệu dự phòng đáp ứng nhu cầu triển khai các dữ liệu ứng dụng dùng chung cho chính quyền, đồng thời đảm bảo hạ tầng cho việc triển khai đô thị thông minh của tỉnh.

IMG_7365.JPG

Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo tại cuộc họp

Hệ thống một cửa, Cổng Dịch vụ công của tỉnh đang thực hiện quá trình hợp nhất, triển khai số hóa dữ liệu giải quyết TTHC theo các yêu cầu của Chính phủ tại Quyết định số 468/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ. Đối với các dịch vụ đô thị thông minh, ưu tiên phát triển các dịch vụ giải quyết các vấn đề bức thiết của xã hội tại các đô thị như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, phát triển du lịch, phát triển y tế, phát triển giáo dục, quản lý trật tự xây dựng. Đã triển khai thí điểm Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh Bình Dương (Trung tâm IOC) từ ngày 19/4/2022.

Về CĐS, đến nay đã có 18/19 sở, ban, ngành và 08/09 địa phương thành lập Ban Chỉ đạo CĐS; 14/19 sở, ban, ngành và 06/09 địa phương ban hành kế hoạch CĐS năm 2022. Bình Dương cũng đã hoàn thành cung cấp số liệu để đánh giá mức độ CĐS của Bộ, ngành, địa phương, Quốc gia (Chỉ số DTI) theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Dự kiến năm 2022 sẽ cải thiện về mặt xếp hạng so với năm 2021 (tỉnh Bình Dương xếp hạng 31/63 tỉnh, thành phố).

Về triển khai ứng dụng nền tảng địa chỉ số cho các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, đến cuối tháng 5/2022, Bưu điện tỉnh đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 việc thu thập, cập nhật và bổ sung dữ liệu thông tin địa chỉ số cho 286.947 đối tượng như hộ gia đình, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.

Từ tháng 9/2022, không nhận hồ sơ giấy

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác CCHC, CĐS và CQĐT vẫn còn tồn tại những hạn chế, vướng mắc. Cụ thể, CQS tiến độ cơ bản đáp ứng và vượt các yêu cầu tiến độ của Chính phủ, tuy nhiên, nguồn lực bố trí chưa đảm bảo, đặc biệt là nguồn lực tài chính nên dẫn đến việc hình thành cơ sở dữ liệu, các phần mềm chuyên ngành thực hiện tương đối chậm, chưa đồng bộ tiến trình chung cả tỉnh. Ngoài ra, cần triển khai nhanh chóng phần mềm hợp nhất để hiện đại hóa nền hành chính, đồng thời cần có quy trình thực hiện các TTHC thống nhất chung cho cấp huyện, xã để đảm bảo công tác xử lý, giải quyết nhanh chóng và cập nhật thường xuyên, kịp thời trên các phần mềm; cần triển khai công tác giám sát, theo dõi theo Bộ chỉ số điều hành và đánh giá chất lượng trong thực hiện TTHC, dịch vụ công tại Quyết định 766/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong việc triển khai dịch vụ công mức độ 3 và 4, người nộp hồ sơ chưa có trang thiết bị và chưa quen với việc nộp trực tuyến nên giai đoạn đầu cán bộ công chức, tình nguyện viên phải làm trực tiếp hồ sơ cho người dân. Chưa hoàn thành hợp nhất Cổng Dịch vụ công tỉnh với Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh để tạo lập Hệ thống thông tin giải quyết TTHC thống nhất. Một số quy định về thủ tục của pháp luật chưa thể thực hiện được mức độ 3, 4 khi còn quy định nộp bản chính. Khi sử dụng Eform người dân phải ký số nhưng chưa có thuê bao chữ ký số cá nhân với nhà mạng để ký số trên các thành phần hồ sơ cần giao dịch…

IMG_4241.JPG

Từ tháng 9/2022 sẽ không tiếp nhận hồ sơ giấy

Để giải quyết "bài toán" về liên thông dữ liệu giữa các ngành, các địa phương cũng như đưa các ứng dụng CĐS đi vào đời sống của người dân, theo ông Đặng Văn Nhiên - Giám đốc Viettel Bình Dương, hiện nay đã có Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh của tỉnh, tuy nhiên chưa có sự liên thông từ huyện đến tỉnh, người dân cũng chưa biết hết những giá trị CĐS mang lại như những tiện ích về Y tế, Giáo dục… Đây là vấn đề khá mới mẻ, không có một mô tip sẵn và cũng không có điểm kết thúc, do đó sắp tới sẽ còn rất nhiều việc phải làm, đòi hỏi sự thay đổi tư duy, quy trình và có sự quyết tâm cao giữa lãnh đạo các ngành. Ông cho rằng, trên cơ sở nhu cầu của người dân, nhiệm vụ của các ngành và mong muốn của tỉnh, các sở ngành cần lựa chọn những việc trọng tâm, trao đổi với các nhà mạng thống nhất hệ thống dữ liệu, từ đó xây dựng các nguồn vốn, thủ tục đi kèm, kế hoạch cụ thể. Trong năm nay, Viettel sẽ triển khai gói cước 5G; hiện Bình Dương có 83% người dân sử dụng điện thoại thông minh, đây là lợi thế rất tốt để triển khai CĐS; đáp ứng nhu cầu không toán tiền mặt trong giao dịch, hiện nay Viettel và các nhà mạng khác đã sẵn sàng và đã liên kết với ngân hàng đã triển khai các gói dịch vụ.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nộp thuế, lãnh đạo Cục Thuế Bình Dương cho biết, Cục thuế tỉnh đã triển khai thực hiện việc khai thuế, nộp thuế, quy hoạch điện tử. Đặc biệt ngành Thuế triển khai ứng dụng nộp thuế điện tử trên điện thoại. Nếu người dân còn những vướng mắc, thắc mắc có thể trao đổi trực tiếp với cơ quan Thuế sẽ có hướng dẫn. Số lượng doanh nghiệp tại Bình Dương nộp thuế rất lớn, cơ quan Thuế cũng đã thực hiện kê khai bằng điện tử, nộp thuế bằng điện tử, hoàn thuế bằng điện tử; tỷ lệ thực hiện đạt trên 99%.

IMG_7393.jpg

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu kết luận

Phát biểu kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh, năm 2021 Bình Dương được Vinh danh TOP 7 Cộng đồng thông minh thế giới; đây là một vinh dự đồng thời cũng đặt ra yêu cầu về công tác CCHC, CĐS, CQĐT phải thực chất hơn; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; người dân, doanh nghiệp phải được thụ hưởng thực chất từ những kết quả cải cách. Người đứng đầu phải luôn đổi mới, chủ động, đặt ra yêu cầu cho nhà mạng, nhà khoa học; chú trọng trong đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp…

Người đứng đầu cấp ủy xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, tự thân nâng cao nhiệm vụ, trước tiên là hoàn thành các chỉ tiêu của Trung ương giao. Bí thư yêu cầu các cấp, các ngành nhanh chóng rà soát bộ TTHC, chuẩn hóa quy trình xử lý, bổ sung hoặc cắt giảm, thống nhất quy trình từ cơ sở tới tỉnh tới Trung ương, từ tháng 9/2022 sẽ không tiếp nhận hồ sơ giấy; hướng tới thực hiện 3 không: Không dùng tiền mặt, không nhận hồ sơ giấy, không cần đến Trung tâm Hành chính công.

Đồng thời hoàn chỉnh cơ bản cơ sở dữ liệu của từng ngành, 23 lĩnh vực phải có cơ sở dữ liệu; liên thông dữ liệu giữa các ngành, các địa phương cho đến xã, phường phải thông suốt. Giao Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng dự án đào tạo công dân số, đào tạo cán bộ; phải có ít nhất 20-30% dân số của Bình Dương được đào tạo. 

Lượt người xem:  Views:   1434
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền