Thông tin tuyên truyền
Thứ 2, Ngày 19/05/2014, 10:13
Thông tin về việc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 của Trung Quốc vào vùng biển của Việt Nam
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
19/05/2014
  
TTĐT - Ngày 02-5-2014 đến nay, Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 và đưa tàu quân sự, máy bay trinh thám vào khu vực Nam đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ngang nhiên khiêu khích, tấn công lực lượng chấp pháp của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, vi phạm Bản Quy tắc hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông, vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, phương hại quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, gây bức xúc, phản đối mạnh mẽ của dư luận trong nước và quốc tế.
  
Khoảng 05 giờ 22 phút ngày 01/5/2014, cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện giàn khoan Hải Dương-981 và 03 tàu dịch vụ dầu khí của phía Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16 giờ00 ngày 02/5/2014, giàn khoan Hải Dương-981 được thả trôi và hạ đặt tại tọa độ 15°29’58” vĩ Bắc - 111°12’06” kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn - sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cùng 27 tàu của phía Trung Quốc. Ngày 07/5, số tàu hộ tống của Trung Quốc tăng lên 83 tàu, trong đó, có 07 tàu quân sự, kèm theo nhiều máy bay trinh sát, quân sự bay tầm thấp theo dõi, uy hiếp tàu Việt Nam. Đồng thời, Trung Quốc thường xuyên huy động 03 - 04 tàu cá vũ trang hoạt động cách phía Đông Đà Nẵng 45 hải lý và 07 tàu cá vũ trang cách phía Đông đảo Lý Sơn 40 hải lý để trinh sát.
 
Khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thuộc khu vực phân lô dầu khí 143 của Việt Nam, cách đất liền Việt Nam 132 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý và cách phía Nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý.
 
Ngay khi phát hiện giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc di chuyển và hạ đặt trái phép tại vùng biển của Việt Nam, Việt Nam đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp đấu tranh trên thực địa, ngoại giao,...
 
Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tổ chức trực chỉ huy chặt chẽ, tăng cường tàu kiểm ngư, cảnh sát biển ra thực địa kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Với số lượng tàu của Trung Quốc tại giàn khoan HD-981 luôn duy trì gấp 2-3 lần số tàu của Việt Nam, Trung Quốc đã tiến hành vây ép, đâm va vào tàu, thậm chí sử dụng vòi phun nước áp lực cao phun thẳng đài chỉ huy, hầm máy, cửa kính vào tàu Việt Nam, gây một số kiểm ngư Việt Nam bị thương, hư hại thân tàu và thiết bị trên tàu. Dù vậy, nhưng lực lượng Việt Nam đã kiên cường bám trụ, dũng cảm trên thực địa, đấu tranh, ngăn cản việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981, cung cấp hình ảnh, tư liệu để đấu tranh trên báo chí, dư luận trong và ngoài nước.
   
 
 
    Tàu Trung Quốc hung hăng xịt vòi rồng vào tàu kiểm ngư Việt Nam (Ảnh: Báo Tuổi trẻ online)   
  
 
    
  Tàu Hải cảnh 44103 Trung Quốc chồm lên đâm thẳng mạn trái đuôi tàu Cảnh sát biển Việt Nam 2012 ( Ảnh: CSB - tại Báo Tiền Phong)
    
Những việc làm sai trái của phía Trung Quốc lộ rõ ý đồ từng bước độc chiếm Biển Đông, hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò”, bành trướng, bá quyền trong khu vực và thế giới.
  
Chủ trương, biện pháp đấu tranh của Việt Nam là ứng phó một cách kiên quyết, bền bỉ, linh hoạt, tuân thủ luật pháp quốc tế nhằm vừa giữ được chủ quyền của ta, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, vừa duy trì được cục diện quan hệ với Trung Quốc. Bên cạnh đó, tiếp tục chủ động, kiên trì đẩy mạnh đồng bộ đấu tranh trên thực địa, đấu tranh ngoại giao, tuyên truyền và đấu tranh dư luận, tăng cường sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng và trong nhân dân, tranh thủ cao nhất sự ủng hộ của quốc tế.
 
Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh ngoại giao quyết liệt. Tại các cuộc tiếp xúc, điện đàm, cũng như trong nội dung Công hàm của Bộ Ngoại giao, Việt Nam đã kiên quyết phản đối Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bác bỏ quan điểm, hành vi sai trái của phía Trung Quốc, khẳng định và nhấn mạnh:
 
Khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu của Trung Quốc hoạt động hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam được quy định bởi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002 (DOC), vi phạm Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, các thỏa thuận liên quan khác giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.
    
     
Trung Quốc huy động rất nhiều tàu lớn với chiến thuật dàn hàng ngang để bảo vệ việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển của Việt Nam. ( Ảnh: CSB - tại Báo Tiền Phong)
   
 Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa; quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay vô điều kiện giàn khoan Hải Dương-981 và tàu thuyền ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, chứng cứ lịch sử chủ quyền của Việt Nam.
 
Đề nghị hai bên giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. 
 
Việc phía Trung Quốc bất chấp giao thiệp và thiện chí của phía Việt Nam, không rút giàn khoan Hải Dương-981 cùng tàu ra khỏi khu vực lô 143 là hành động cố tình và có chủ ý xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm của Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn đến sự tin cậy chính trị giữa hai nước, ảnh hưởng tiêu cực đến các diễn đàn đàm phán về các vấn đề trên biển giữa hai nước và các nước khác trong khu vực.
  
Một số bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội của Việt Nam đã có các hình thức gặp mặt với đại diện tương ứng phía Trung Quốc bày tỏ thái độ, lên án các hành động phi pháp của Trung Quốc. Riêng Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại sứ quán các nước thông báo tình hình và lập trường của Việt Nam liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    
Nhiều nước trên thế giới đều tỏ vẻ quan ngại trước các diễn biến liên quan, mong muốn vụ việc sẽ được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế.
    
Nhiều nước trên thế giới và khu vực ASEAN đều tỏ rõ sự lo lắng về tình hình đang nóng lên ở Biển Đông:
 
Liên Hiệp Quốc : Ngày 09/5/2014, người phát ngôn Liên Hiệp Quốc Farhan Haq cho biết, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ quan ngại, đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình.
 
Hoa Kỳ: Ngày 07/5/2014,người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki cho biết, “Chúng tôi cực kỳ quan ngại về cách hành xử và hăm dọa nguy hiểm của các tàu tại các vùng biển có tranh chấp. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, hành xử một cách an toàn và thích hợp, giải quyết các yêu sách chủ quyền một cách hòa bình, thông qua ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế."
  
Liên minh Châu Âu (EU): Cơ quan phụ trách đối ngoại của Châu Âu ra tuyên bố kêu gọi các bên cần tuân thủ Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 , tránh những hành động đơn phương có thể ảnh hưởng đến tình hình an ninh khu vực.
  
ASEAN: Ngày 10/5/2014, tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN, các Bộ trưởng đã ra Tuyên bố, bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên Biển Đông làm gia tăng tình hình căng thẳng ở khu vực. Yêu cầu các bên liên quan, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, thực hiện kiềm chế và tránh có các hành động có thể làm phương hại đến hòa bình và ổn định ở khu vực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
   
Nhật Bản: Ngày 07/5/2014, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản phát biểu: “Nhật Bản quan ngại vụ việc sẽ làm gia tăng căng thẳng tại khu vực. Các bên liên quan cần tránh những hoạt động đơn phương làm gia tăng căng thẳng, tuân thủ luật pháp quốc tế, đồng thời, thông qua đối thoại giải quyết vấn đề một cách hòa bình”.
  
Hoài Hương
Lượt người xem:  Views:   2091
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền