Thông tin tuyên truyền
Thứ 2, Ngày 02/08/2010, 11:23
Đẩy mạnh việc kiểm soát thủ tục hành chính
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/08/2010
TTĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát TTHC. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 14/10/2010. Nghị định này sẽ tạo lập khuôn khổ pháp lý đối với việc kiểm soát các quy định về TTHC ngay từ khâu ban hành, cho đến tổ chức thực hiện, cũng như rà soát và đánh giá TTHC đang được thực hiện.

Kiểm soát thủ tục hành chính ngay từ khâu soạn thảo

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của kiểm soát TTHC, nhằm kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa TTHC không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung TTHC cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định TTHC đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện TTHC.

Nghị định quy định rõ, TTHC được quy định phải bảo đảm các nguyên tắc: đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện; bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện TTHC; tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước; TTHC phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý...

Cơ quan kiểm soát TTHC trực thuộc Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm soát TTHC và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC trong phạm vi cả nước. Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm soát TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Văn phòng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Lấy ý kiến và đánh giá tác động của TTHC

Nghị định quy định, trước khi gửi thẩm định, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo phải gửi lấy ý kiến cơ quan, đơn vị kiểm soát TTHC.

Cơ quan, đơn vị kiểm soát TTHC có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan và đối tượng chịu sự tác động của quy định về TTHC thông qua việc tham vấn, hội nghị, hội thảo hoặc biểu mẫu lấy ý kiến do Cơ quan kiểm soát TTHC xây dựng và đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC để tổng hợp ý kiến tham gia gửi cơ quan chủ trì soạn thảo.

Cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC phải tổ chức đánh giá tác động của quy định về TTHC theo 4 tiêu chí: sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và các chi phí thực hiện TTHC.

Công khai TTHC rõ ràng, dễ tiếp cận, dễ khai thác, sử dụng

Theo Nghị định, tất cả các TTHC sau khi ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ phải được công bố công khai đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, dễ khai thác, sử dụng và phải được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC bao gồm các nội dung: TTHC hiện đang được thực hiện trên phạm vi toàn quốc hoặc trên địa bàn của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; TTHC đã bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ; các văn bản quy định về TTHC và các văn bản quy định có liên quan đến TTHC; cổng tham vấn về TTHC và việc thực hiện TTHC...

Hệ thống này sẽ bảo đảm dễ dàng, tiện lợi cho người sử dụng trong việc tìm kiếm, tra cứu, khai thác.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổ chức việc nhập các TTHC và văn bản quy định về TTHC đã được công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.

 M.Xuân

(Theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP)

Lượt người xem:  Views:   234
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền