Theo đó, đến năm 2030, duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 đối với cấp tỉnh; phấn đấu đạt 99% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; nâng số lượt người học và chất lượng các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, tiếp tục cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao khoa học công nghệ, bồi dưỡng thường xuyên, phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại các trung tâm học tập cộng đồng cấp xã theo từng năm; phấn đấu thu hút khoảng 50% học sinh trung học vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục tại các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh qua từng năm.
Kế hoạch đề ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: là Ttập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đđảng, hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.
Đồng thời hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành; hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật, tạo sự đồng bộ, liên thông, nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và phân luồng học sinh sau trung học đáp ứng yêu cầu đề ra; thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; nâng cao vai trò chủ đạo, trách nhiệm quản lý Nhà nước.
Giao Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh các văn bản chỉ đạo thực hiện đảm bảo đúng quy định, phù hợp với nhiệm vụ đổi mới và phát triển giáo dục.
Đồng thời phối hợp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội triển khai hiệu quả kế hoạch tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp hàng năm của tỉnh, xây dựng các giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.