Trong đó khu vực ngoài quốc doanh đạt gần 20.520 tỷ đồng và có mức tăng cao nhất, với 10,6%; còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt giá trị cao nhất gần 22.600 tỷ đồng, nhưng lại chỉ tăng 5,3%.
Như vậy, tính chung 5 tháng, sản xuất công nghiệp của cả nước đạt hơn 265.640 tỷ đồng, tăng 4,0% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khu vực ngoài quốc doanh vẫn có mức tăng cao nhất với 7,3%.
Theo số liệu thống kê, sản xuất công nghiệp cả nước có xu hướng phát triển và tốc độ tăng của tháng sau cao hơn tháng trước; đặc biệt, ở một số tỉnh, thành phố như Đà Nẵng, Hải Dương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc sản xuất công nghiệp liên tục giảm trong những tháng đầu năm, nhưng nay đã có sự tăng trưởng, tuy còn khiêm tốn.
Tuy sản xuất công nghiệp đã có tăng trưởng, nhưng Bộ Công Thương cũng khuyến cáo các doanh nghiệp nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu kế hoạch do tình hình sản xuất công nghiệp còn nhiều khó khăn, thị trường xuất khẩu thu hẹp, giá cả thế giới và trong nước vẫn còn có dấu hiệu biến động phức tạp.
Bộ Công Thương cũng đề nghị các đơn vị trong ngành tiếp tục tăng cường nắm bắt thông tin từ các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để chủ động xử lý, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Cùng với việc tăng cường xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, các ngành hàng tập trung khai thác tối đa thị trường trong nước, nhất là khu vực tiêu dùng có thu nhập thấp; chú trọng hơn nữa các hoạt động tiếp thị và quảng bá sản phẩm; đồng thời, xây dựng, điều chỉnh và thực hiện đồng bộ các giải pháp để kích cầu tiêu dùng./.
Theo TTXVN/Vietnam+