| Bình Dương xuất siêu 10 tỷ đô la Mỹ | Bình Dương xuất siêu 10 tỷ đô la Mỹ | TTĐT - Cục Thống kê tỉnh Bình Dương vừa công bố các số liệu thống năm 2024. Theo đó, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục xu hướng tích cực, quý sau tốt hơn quý trước. Các ngành, lĩnh vực đạt được nhiều kết quả quan trọng, GRDP tăng trưởng 7,48%, xuất siêu ước đạt kỷ lục 10 tỷ đô la Mỹ... | Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2024 tăng 7,48% so với cùng kỳ năm 2023, tốc độ phát triển của các năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 5%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,97%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung (cùng kỳ năm 2023 tăng 4,08%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm). Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,71% so với cùng kỳ năm 2023, đóng góp 5,30 điểm phần trăm; riêng khu vực công nghiệp tăng 7,66%, đóng góp 5,07 điểm phần trăm (cùng kỳ năm 2023 khu vực công nghiệp tăng 4,61%, đóng góp 3,06 điểm phần trăm). Khu vực dịch vụ tăng 7,80% so với cùng kỳ năm 2023, đóng góp 1,61 điểm phần trăm (cùng kỳ năm 2023 tăng 5,81%, đóng góp 1,19 điểm phần trăm). Khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,26% so với cùng kỳ năm 2023, đóng góp 0,49 điểm phần trăm (cùng kỳ năm 2023 tăng 5,97%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm). Về cơ cấu nền kinh tế năm 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản) chiếm tỷ trọng 2,73%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 64,94%; khu vực dịch vụ chiếm 24,84%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,49%. Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2023 là 2,7%; 65,30%; 24,40%; 7,60%. GRDP bình quân đầu người đạt 181,2 triệu đồng/năm.
Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,71% so với cùng kỳ năm 2023
Về sản xuất nông nghiệp, diện tích các loại cây hàng năm cả năm 2024 thực hiện đạt 19.830,8 ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ. Diện tích gieo trồng cây lâu năm 2024 ước tính đạt 142.961,3 ha, tăng 0,4% so với cùng kỳ. Tổng đàn trâu hiện có 3.766 con, giảm 2,8% so với cùng kỳ; tổng đàn bò 18.228 con, giảm 1,2%; sản lượng thịt trâu, bò xuất chuồng đạt 2.904,5 tấn, tăng 0,1% so với cùng kỳ. Tổng đàn lợn có 759,9 ngàn con, tăng 3,4%, sản lượng thịt lợn hơi đạt 160,9 ngàn tấn, tăng 5%; tổng đàn gia cầm hiện có 16.559,6 ngàn con, tăng 4,9%; sản lượng thịt gia cầm đạt 85,5 ngàn tấn, tăng 7,8%. Hoạt động sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có sự phục hồi sau những khó khăn do đại dịch và tác động của kinh tế thế giới. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2024 ước tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2023 (năm 2020 tăng 8,02%, năm 2021 tăng 4,5%; 2022 tăng 8,8%, 2023 tăng 4,9%). Trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,5% (cùng kỳ 2023 tăng 5%). Một số ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm 2023 như: Dệt tăng 15,8% so với cùng kỳ; sản xuất trang phục tăng 10,5% so cùng; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 30,7% so với cùng kỳ; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) tăng 12% so cùng kỳ; in, sao chép bản ghi các loại tăng 15,9% so với cùng kỳ; sản xuất kim loại tăng 10,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 13,8%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 16,3%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2024 ước tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2023
Tình hình thu hút vốn đầu tư: Tính từ đầu năm đến ngày 31/12/2024, tỉnh thu hút được 8.637 doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh mới, tăng 23,3% so với cùng kỳ, với tổng số vốn là 53 ngàn tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ. Lũy kế đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh có 73.945 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số 812,4 ngàn tỷ đồng. Đầu từ nước ngoài thu hút 1,9 tỷ đô la Mỹ, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, số dự án cấp giấy chứng nhận đầu tư mới 206 dự án, tăng 47,1% so với cùng kỳ, với tổng số vốn đăng ký là 0,9 tỷ đô la Mỹ, tăng 40,4%; 164 dự án điều chỉnh vốn, tăng 113,5%, với tổng vốn điều chỉnh là 0,8 tỷ đô la Mỹ; số dự án góp vốn, mua cổ phần 127 dự án, giảm 9,3%, với tổng vốn 0,2 tỷ đô la Mỹ, giảm 77,5%. Lũy kế đến 31/12/2024, toàn tỉnh có 4.399 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn 42,5 tỷ đô la Mỹ. Trong đó: Các khu công nghiệp 2.887 dự án với tổng vốn 30,3 tỷ đô la Mỹ, ngoài khu công nghiệp 1.512 dự án với tổng vốn 12,2 tỷ đô la Mỹ. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội: Năm 2024 ước tính vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt 162 ngàn tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: nguồn vốn ngân sách nhà nước 22 ngàn tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 7,1% và chiếm 13,6% tổng nguồn vốn; nguồn vốn ngoài nhà nước 70,1 ngàn tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 9,9% và chiếm 43,3%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 69,9 ngàn tỷ đồng, tăng 13,5% và chiếm 43,1%. Tình hình giải ngân kế hoạch đầu tư công từ đầu năm đến ngày 15/12/2024 là 9.000 tỷ đồng, đạt 42,9% kế hoạch. Trong đó: vốn ngân sách cấp tỉnh 5,3 ngàn tỷ đồng, đạt 33,2%, ngân sách cấp huyện 1,3 ngàn tỷ đồng, đạt 72%. Trong năm, tỉnh đã đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường lớn, tạo sự thông thoáng, bảo đảm sự kết nối hạ tầng đồng bộ giữa Bình Dương và các tỉnh trong vùng kinh tế phía Nam, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, kết nối mạng lưới giao thông khu vực, phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, theo dõi, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công đường Vành đai 3, 4, Quốc lộ 13, đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng; tiếp tục phối hợp các địa phương, đơn vị có liên quan triển khai các thủ tục đầu tư các dự án đường Vành đai 4, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; tuyến đường sắt Bàu Bàng - Thị Vải - Cái Mép; xây dựng danh mục dự án giao thông ưu tiên thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công trong năm 2024 - 2025; đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới hạ tầng giao thông kết nối giữa tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh.
Dự án đường Vành đai 3 đang được triển khai thi công Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 ước đạt 352 ngàn tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 tăng 13,1%). Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 224,5 ngàn tỷ đồng, chiếm 63,8% tổng số, tăng 12,3% so với cùng kỳ; doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành đạt 32 ngàn tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ năm 2024 đạt 95,1 ngàn tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 của tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cán cân thương mại hàng hóa của tỉnh ước xuất siêu 10 tỷ đô la Mỹ; trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trong nước xuất siêu 2,7 tỷ đô la Mỹ, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất siêu 7,3 tỷ đô la Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 đạt 34,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 13,7% so cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 giảm 10,9%). Một số thị trường xuất khẩu hàng hóa chủ yếu của tỉnh tăng so với cùng kỳ: Thị trường Mỹ tăng 11,9%; EU tăng 16,4%; Nhật Bản tăng 12%; Trung Quốc tăng 11,4%; Hàn Quốc tăng 11,3%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2024 đạt 24,7 tỷ đô la Mỹ, tăng 13,3% so cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 giảm 12,1%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2024 tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2023. Có 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có chỉ số giá tăng so với cùng kỳ, tăng từ 0,1% - 7,27%.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh tăng trưởng mạnh mẽ Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2024 đạt 76,2 ngàn tỷ đồng, đạt 117% dự toán Thủ tướng Chính phủ (TTCP) giao và đạt 106% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: thu nội địa 57,9 ngàn tỷ đồng, đạt 120% dự toán TTCP giao và đạt 119% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 8,8% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2024 thực hiện 32,2 ngàn tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Công tác an sinh, phúc lợi xã hội, đền ơn đáp nghĩa, cho các đối tượng được triển khai thực hiện chu đáo. Tỉnh đã thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, lao động có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách người có công trong dịp Tết, các ngày lễ, kỷ niệm. Trong năm, có 7.287 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 79.412 lao động; đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho 120.855 người; tạo việc làm tăng thêm cho 36.000 người (đạt 102,8% kế hoạch năm); xây dựng và sửa chữa 45 căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết; cấp 18.803 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và cận nghèo; cuối năm 2024 hiện có 4.270 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,06%. Đã hoàn thành chương trình năm học 2023-2024; chất lượng đào tạo, trình độ cán bộ quản lý và giáo viên các cấp học được quan tâm nâng cao; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học và học sinh xếp loại khá, giỏi đều tăng so với năm học 2022-2023. Bình Dương được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dẫn đầu cả nước về tỷ lệ học sinh trúng tuyển, nhập học vào đại học, cao đẳng với tỷ lệ 80,61% (thành tích liên tiếp 2 năm liền) và tặng Cờ thi đua có thành tích tiêu biểu xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập năm học 2022-2023". Các cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo tốt việc trực khám và điều trị bệnh cho người dân; thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh, các bệnh truyền nhiễm. Tiếp tục phát triển Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, đến nay tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,34%. Các hoạt động tuyên truyền, văn hóa nghệ thuật tiếp tục có sự đổi mới về nội dung và hình thức. Các đội thể thao tham dự các giải quốc tế, quốc gia; cụm, khu vực mở rộng, đạt 635 huy chương các loại (178 HCV, 182 HCB và 275 HCĐ). Từ ngày 15/12/2023 đến ngày 15/12/2024 toàn tỉnh xảy ra 876 vụ tai nạn giao thông, giảm 41 vụ so với cùng kỳ; làm thiệt mạng 430 người, giảm 91 người so với cùng kỳ; bị thương 593 người, giảm 68 người so với cùng kỳ. Đã xảy ra 111 vụ cháy nổ, tăng 87 vụ so với cùng kỳ. | 1/8/2025 10:00 AM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Tin | | Xem chi tiết | | 802-binh-duong-xuat-sieu-10-ty-do-la-m | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 0 | 1 | | Tỉnh ủy Bình Dương: Chuyển giao tổ chức Đảng và đảng viên | Tỉnh ủy Bình Dương: Chuyển giao tổ chức Đảng và đảng viên | TTĐT - Chiều 13-01, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Bí thư Tỉnh ủy và bà Nguyễn Minh Thủy - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã chủ trì Hội nghị công bố Quyết định chuyển giao tổ chức Đảng và đảng viên về các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Dương. | Theo đó, chuyển giao 32 tổ chức cơ sở Đảng và 881 đảng viên từ Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh về các Đảng bộ huyện, thành phố gồm: TP.Thủ Dầu Một, TP.Dĩ An, TP.Thuận An, TP.Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên và huyện Bàu Bàng quản lý. Toàn cảnh hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Lộc Hà nhấn mạnh, các tổ chức Đảng được chuyển giao lần này đều là những chi, Đảng bộ quan trọng, có nhiều đóng góp tích cực cho hoạt động của Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh nói riêng và Đảng bộ tỉnh nói chung. Việc chuyển giao nhằm bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong lãnh đạo, quản lý tổ chức Đảng, góp phần củng cố, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn, hoạt động "hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả". Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Lộc Hà phát biểu tại hội nghị
Để các tổ chức Đảng sớm ổn định, đi vào hoạt động, ông đề nghị Ban Thường vụ, nhất là Bí thư các Huyện, Thành ủy khẩn trương chỉ đạo việc sắp xếp, ổn định tổ chức Đảng theo đúng quy định; phân công Ban Thường vụ hoặc Ban Chấp hành trực tiếp phụ trách, theo dõi và cùng cấp ủy tổ chức Đảng được chuyển giao lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đảng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoạt động, sản xuất, kinh doanh; gắn với thực hiện tốt công tác quản lý, kết nạp đảng viên; tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đảng viên trong giai đoạn mới.
Trao Quyết định chuyển giao tổ chức Đảng và đảng viên cho các Đảng bộ huyện, thành phố
Các tổ chức Đảng được chuyển giao về sinh hoạt tại các địa phương tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân chính trị, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; tiếp tục quan tâm chăm lo chu đáo cho người lao động và tích cực cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương tham gia công tác an sinh xã hội. Đối với Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh, đề nghị các đồng chí tiếp tục phối hợp với Ban Thường vụ các Huyện, Thành ủy nhanh chóng hoàn thành chuyển giao, tiếp nhận tài liệu, hồ sơ liên quan đến các tổ chức Đảng, đảng viên về địa phương quản lý trước Tết Nguyên đán 2025. Ban Tổ chức Tỉnh ủy tiếp tục theo dõi, hướng dẫn các đơn vị, địa phương sắp xếp, ổn định các tổ chức Đảng đi vào hoạt động, đảm bảo vững mạnh toàn diện. Đồng thời, khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn cho các chi, Đảng bộ cơ sở hoàn thành việc tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong quý I/2025. | 1/13/2025 6:00 PM | Đã ban hành | Tin nội chính | Tin | | Xem chi tiết | Tỉnh ủy, Bình Dương, chuyển giao, tổ chức Đảng, đảng viên | 169-tinh-uy-binh-duong-chuyen-giao-to-chuc-dang-va-dang-vie | True | 121000 | 5.00 | 121,000 | 0.00 | 0 | False | 2.75 | 2 | | Bình Dương phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 11/2025 | Bình Dương phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 11/2025 | TTĐT - Sáng 14-01, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Bình Dương. | Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có 31 người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở và 577 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở. Bên cạnh đó, Bình Dương được giao hỗ trợ 2 tỉnh Nghệ An và Bạc Liêu thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát với tổng kinh phí 90 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ tỉnh Bạc Liêu 34 tỷ đồng và tỉnh Nghệ An 56 tỷ đồng. Dự kiến mức hỗ trợ 100 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở; trường hợp xây dựng trên nền đất yếu, mức hỗ trợ thêm tối đa không quá 20 triệu đồng/căn. Hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Toàn cảnh cuộc họp
Việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và 02 địa phương Bạc Liêu, Nghệ An nhằm giúp người dân sớm có nhà ở an toàn, ổn định cuộc sống, an tâm lao động, sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và toàn xã hội đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có khó khăn về nhà ở. Thể hiện tính nhân sâu sắc, tinh thần tương thân tương ái, không để ai bị bỏ lại phía sau. Theo kế hoạch, tỉnh phấn đấu hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ 02 tỉnh trước ngày 30/11/2025.
Các đại biểu báo cáo, thảo luận tại cuộc họp
Tại cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo đã thảo luận về phương án bố trí kinh phí (từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn vận động) để thực hiện xây mới, sửa nhà cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ 02 tỉnh bạn triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh kết luận cuộc họp
Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đề nghị Sở Lao động, Thương binh và Xã hội bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch thực hiện, phân công rõ trách nhiệm cho các sở ngành, hội, đoàn thể, nhất là trong công tác huy động các nguồn lực thực hiện. MTTQ, Hội Chữ thập đỏ, các hội đoàn thể và các địa phương cùng chia sẻ trách nhiệm, tổ chức các hoạt động vận động kinh phí hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh và 02 tỉnh Bạc Liêu, Nghệ An. Phối hợp chuẩn bị chu đáo để tổ chức Lễ phát động vận động kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, đây là chủ trương lớn nhằm chăm lo cho các đối tượng yếu thế, đảm bảo an sinh xã hội, bên cạnh sự hỗ trợ của tỉnh, các huyện, thành phố phải chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công, hộ nghèo. | 1/14/2025 3:00 PM | Đã ban hành | Tin văn hóa - xã hội | Tin | | Xem chi tiết | Bình Dương, chương trình xóa nhà tạm nhà dột nát | 150-binh-duong-phan-dau-hoan-thanh-xoa-nha-tam-nha-dot-nat-trong-thang-11-202 | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | | | Chương trình Tết Nhân ái – Xuân Ất Tỵ tỉnh Bình Dương 2025: Lan tỏa giá trị nhân đạo trong cộng đồng | Chương trình Tết Nhân ái – Xuân Ất Tỵ tỉnh Bình Dương 2025: Lan tỏa giá trị nhân đạo trong cộng đồng | TTĐT - Sáng 14-01, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức Chương trình Tết Nhân ái - Xuân Ất Tỵ năm 2025. | Tham dự có ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; ông Vũ Thanh Lưu - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành.
Đại biểu tham dự Chương trình
Ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước trao tặng lẵng hoa chúc mừng Hội Chữ thập đỏ tỉnh
Tại Chương trình, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã trao 300 suất học bổng (mỗi suất 5 triệu đồng) cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh với tổng trị giá 1,5 tỷ đồng. Đồng thời trao tặng 200 phần quà cho hộ nghèo, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Lãnh đạo tỉnh trao học bổng cho học sinh khó khăn trên địa bàn tỉnh
Ban Tổ chức đã tiếp nhận trên 27 tỷ đồng từ gần 140 tổ chức, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh ủng hộ. Số tiền này sẽ được Hội Chữ thập đỏ tỉnh tiếp tục sử dụng vào hoạt động chăm lo cho các đối tượng khó khăn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Chương trình
Phát biểu tại Chương trình, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, năm 2024, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, Bình Dương đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trên các lĩnh vực. Công tác an sinh xã hội được đảm bảo, huy động nhiều nguồn lực để chăm lo chu đáo cho các đối tượng chính sách, người nghèo, công nhân lao động… chất lượng cuộc sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Trong thành tựu chung đó, có đóng góp quan trọng và quý báu của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Đặc biệt, Hội Chữ thập đỏ đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa các cá nhân, tập thể, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để góp phần cùng với tỉnh trong công tác chăm lo, hỗ trợ các đối tượng khó khăn trên địa bàn.
Lãnh đạo tỉnh trao Bảng tri ân và tặng hoa cho các nhà tài trợ
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp quan trọng của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các tầng lớp nhân dân; đội ngũ cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Hội Chữ thập đỏ. Những đóng góp đó đã góp phần lan toả các giá trị nhân đạo và mang tình yêu thương đến cộng đồng, tạo thành nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Ông mong muốn các cấp, các ngành, các cá nhân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tiếp tục quan tâm, ủng hộ giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn thông qua các chương trình nhân đạo do Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức. Đồng thời mong muốn mỗi hộ nghèo, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng yếu thế bằng nỗ lực của bản thân, cùng với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng xã hội, nỗ lực vượt khó vươn lên thoát nghèo để có cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà cho hộ nghèo, công nhân lao động
Dịp này, Hội Chữ thập đỏ tỉnh vinh dự được nhận Cờ thi đua xuất sắc tiêu biểu công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ năm 2024 do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng.
Hội Chữ thập đỏ tỉnh nhận Cờ thi đua xuất sắc tiêu biểu công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ năm 2024 của Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam
Đại biểu trao tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại gian hàng "Chợ tết 0 đồng"
| 1/14/2025 5:00 PM | Đã ban hành | Tin văn hóa - xã hội | Tin | | Xem chi tiết | Bình Dương, Tết Nhân ái - Xuân Ất Tỵ, năm 2025 | 128-chuong-trinh-tet-nhan-ai-xuan-at-ty-tinh-binh-duong-2025-lan-toa-gia-tri-nhan-dao-trong-cong-don | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | | | Bình Dương: 914 đơn vị máu được hiến tặng tại Lễ hội Xuân hồng năm 2025 | Bình Dương: 914 đơn vị máu được hiến tặng tại Lễ hội Xuân hồng năm 2025 | TTĐT - Sáng 14-01, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình "Lễ hội Xuân hồng" năm 2025. | Tham dự có ông Nguyễn Minh Triết - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; ông Vũ Thanh Lưu - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện tại "Lễ hội Xuân hồng" năm 2025
Lễ hội Xuân hồng năm 2025 đã huy động được trên 1.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân tham gia. Kết quả, chương trình đã thu được 914 đơn vị máu góp phần đáp ứng cho việc cấp cứu, điều trị người bệnh trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời gian qua, phong trào hiến máu tình nguyện của tỉnh ngày càng phát triển, với số lượng và chất lượng ngày càng tăng. Đặc biệt trong năm 2024, các cấp Hội trong tỉnh đã vận động được trên 28.000 lượt cán bộ, hội viên, tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ và nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện, kết quả đã thu được 27.627 đơn vị máu, đạt 134% so với chỉ tiêu Trung ương giao.
Đại biểu thăm hỏi người tham gia hiến máu tình nguyện tại tại "Lễ hội Xuân hồng" năm 2025 Ngoài phong trào hiến máu tình nguyện, năm 2024, các cấp Hội Chữ thập đỏ và đội ngũ cán bộ Hội trong toàn tỉnh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực khắc phục khó khăn để vận động nguồn lực tổ chức nhiều hoạt động nhân đạo ý nghĩa, thiết thực, trợ giúp, chăm lo kịp thời cho trên 1,4 triệu lượt người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, với tổng trị giá các hoạt động nhân đạo trên 576 tỷ đồng.
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm
| 1/14/2025 6:00 PM | Đã ban hành | Tin văn hóa - xã hội | Tin | | Xem chi tiết | Bình Dương, Lễ hội Xuân hồng, hiến máu tình nguyện | 292-binh-duong-914-don-vi-mau-duoc-hien-tang-tai-le-hoi-xuan-hong-nam-202 | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | | | Bình Dương: Chương trình "Xuân với trẻ em khó khăn" lần thứ XVIII, năm 2025 tặng quà và hỗ trợ cho 1.800 trẻ em | Bình Dương: Chương trình "Xuân với trẻ em khó khăn" lần thứ XVIII, năm 2025 tặng quà và hỗ trợ cho 1.800 trẻ em | TTĐT - Chiều 14-01, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Bình Dương tổ chức Chương trình "Xuân với trẻ em khó khăn" lần thứ XVIII, năm 2025. | Tham dự có ông Nguyễn Văn Lộc – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Nguyễn Minh Thủy – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; bà Trương Thị Bích Hạnh- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Bùi Thanh Nhân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Dành – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Bùi Minh Thạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo HĐND tỉnh, các sở, ban ngành tỉnh; cùng 1.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh.
Đại biểu tham dự Chương trình Chương trình "Xuân với trẻ em khó khăn" tỉnh Bình Dương lần thứ XVIII, năm 2025 nhằm tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, khuyết tật, trẻ em các lớp học tình thương có dịp gặp gỡ, giao lưu và vui chơi nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025. Qua đó góp phần thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em, đồng thời là món quà yêu thương mà lãnh đạo tỉnh và các nhà hảo tâm, cộng đồng xã hội dành tặng cho các em.
Lãnh đạo tỉnh tiếp nhận hỗ trợ và trao Bảng tri ân cho các nhà tài trợ
Lãnh đạo tỉnh chụp ảnh lưu niệm với các nhà tài trợ Tại Chương trình, có 1.800 trẻ em được hỗ trợ và nhận quà Xuân với tổng kinh phí 2,5 tỷ đồng. Cụ thể: Tặng 1.800 phần quà Tết; hỗ trợ dài hạn 48 trẻ em mồ côi do Covid-19; hỗ trợ dài hạn 09 trẻ em Chương trình "Mỗi trái tim nhân ái – Chắp cánh một ước mơ".
Trao quà Tết và bảo trợ dài hạn cho học sinh Tiểu học mồ côi do dịch bệnh Covid-19
Trao quà Tết và bảo trợ dài hạn cho học sinh THCS, THPT mồ côi do dịch bệnh Covid-19
Ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch HĐND tỉnh trao quà Tết cho trẻ em
Ông Bùi Thanh Nhân – Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy quà Tết cho trẻ em
Ông Bùi Minh Thạnh – Phó chủ tịch UBND tỉnh trao quà Tết cho trẻ em
Đồng thời, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã đón nhận ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động nhân văn như: Phẫu thuật tim miễn phí, phẫu thuật nụ cười, chương trình vì ánh mắt trẻ thơ và bảo trợ dài hạn trẻ em mồ côi do dịch bệnh Covid-19. Năm 2025, đánh dấu 28 năm xây dựng và phát triển của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh. Với phương châm: "Tận tâm – Minh bạch – Kịp thời – Cùng tham gia", trong thời gian qua, Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Bình Dương đã nhận được sự đồng hành và hỗ trợ của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và các cá nhân với số tiền gần 135 tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 135.000 lượt trẻ em trong rất nhiều chương trình thiện nguyện. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Thạnh phát biểu tại Chương trình
Phát biểu tại Chương trình, ông Bùi Minh Thạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Chương trình Xuân với trẻ em khó khăn được tổ chức chu đáo và mang nghĩa cử cao đẹp của các nhà hảo tâm, những tấm lòng vàng. Qua Chương trình, trẻ em thuộc gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình công nhân lao động tại các khu công nghiệp có điều kiện đón Tết cổ truyền ấm áp hơn, hạnh phúc hơn. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Bùi Minh Thạnh ghi nhận và cảm ơn nghĩa cử cao quý, nghĩa tình, sự hỗ trợ tận tâm của các tổ chức, cá nhân đã dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Bình Dương. Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là chiến lược quan trọng nhằm xây dựng và phát triển con người. Ông mong muốn trong thời gian tới, các cơ quan, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và các nhà hảo tâm tiếp tục hỗ trợ các hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc này. | 1/14/2025 7:00 PM | Đã ban hành | Tin văn hóa - xã hội | Tin | | Xem chi tiết | Bình Dương, Xuân với trẻ em khó khăn, năm 2025 | 828-binh-duong-chuong-trinh-xuan-voi-tre-em-kho-khan-lan-thu-xviii-nam-2025-tang-qua-va-ho-tro-cho-1-800-tre-em | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 3.4 | 5 | | Bình Dương: Tuyên dương 54 gương "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" giai đoạn 2022-2024 | Bình Dương: Tuyên dương 54 gương "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" giai đoạn 2022-2024 | TTĐT - Chiều 30-8, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm TP. Bến Cát, Tỉnh Đoàn đã tổ chức Liên hoan "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022 - 2024 cho cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong việc học tập và làm theo tấm gương, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. | Tham dự có bà Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương; ông Bùi Thanh Nhân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, TP. Bến Cát. Liên hoan "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" tỉnh Bình Dương giai đoạn 2022 - 2024 được tổ chức nhằm sơ kết đánh giá 03 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tuyên dương các điển hình tiên tiến, đề ra các giải pháp thực hiện tốt Kết luận trong thời gian tới.
Bà Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương và Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bùi Thanh Nhân tuyên dương các cá nhân tiêu biểu
Tại Liên hoan, Tỉnh Đoàn đã tuyên dương 54 gương là đoàn viên, thanh niên có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, công tác, rèn luyện; đại diện tiêu biểu trong các lĩnh vực: Thanh niên trường học; thanh niên là cán bộ Đoàn - Hội - Đội chuyên trách; thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức; thanh niên khu vực công nhân, lao động; thanh niên khu vực địa bàn dân cư, doanh nhân trẻ, thầy thuốc trẻ.
Những thanh niên được tuyên dương là những tấm gương điển hình trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có đóng góp xứng đáng trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, có uy tín và ảnh hưởng tích cực trong đoàn viên, thanh niên toàn tỉnh.
Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và bà Trần Thị Diễm Trinh - Bí thư Tỉnh Đoàn tuyên dương các cá nhân tiêu biểu
Bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân (phải) – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Minh Sơn - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn tuyên dương các cá nhân tiêu biểu
Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bùi Thanh Nhân biểu dương những thành tích tuổi trẻ tỉnh nhà đã đạt được trong thời gian qua. Ông mong muốn tất cả đoàn viên, thanh niên tích cực phát huy tốt vai trò cá nhân đóng góp vào việc xây dựng tỉnh Bình Dương ngày càng văn minh, hiện đại, nghĩa tình; năng động tích cực đề xuất ý tưởng sáng kiến phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mạnh dạn tham gia vào quá trình ra quyết định và thực thi chính sách của tỉnh nhà trong giai đoạn sắp tới; tiếp tục thể hiện tính "tiên tiến" trong hành động, tiên phong trong các phong trào học tập và làm theo lời Bác. Qua đó, lan tỏa những giá trị cao đẹp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác Hồ, để việc học tập và làm theo lời Bác trở thành nhu cầu tự thân, có sức lan tỏa trong cộng đồng.
Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bùi Thanh Nhân phát biểu tại buổi lễ
Trong chuỗi các hoạt động chào mừng Liên hoan còn diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa, thể hiện đạo lý truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa": Dâng hoa, dâng hương tại Tượng đài Quân dân Bến Cát anh hùng nhằm bày tỏ lòng biết ơn của thế hệ trẻ tỉnh nhà đối với những người có công với đất nước; thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng và Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh; sinh hoạt chính trị với chủ đề "Khát vọng cống hiến - Lẽ sống Thanh niên" tại Hội trường Thành ủy Bến Cát…
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng các gương "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" giai đoạn 2022 – 2024
| 8/30/2024 11:00 PM | Đã ban hành | Tin văn hóa - xã hội | Tin | | Xem chi tiết | Bình Dương, Tuyên dương, 54, gương, Thanh niên, tiên tiến, lời Bác, giai đoạn, 2022-2024 | 969-binh-duong-tuyen-duong-54-guong-thanh-nien-tien-tien-lam-theo-loi-bac-giai-doan-2022-202 | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | | | Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 35 - khóa X | Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 35 - khóa X | TTĐT - Sáng 05-02, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh lần thứ 35 - khóa X thông qua dự thảo văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. | Ông Trần Văn Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Trần Thanh Liêm – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Quang cảnh hội nghị
Hội nghị đã thông qua báo cáo phê bình và tự phê bình của BCH Đảng bộ tỉnh khóa X, Tờ trình của Tổ Biên tập văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI về dự thảo báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khóa X tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Trên cơ sở đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến vào một số nội dung quan trọng: Mục tiêu xây dựng Bình Dương trở thành thành phố thông minh ; các chỉ tiêu, giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong dự thảo Đề cương Báo cáo chính trị, chú trọng cải tạo nâng cấp mở rộng các khu đô thị, thu hút đầu tư; xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; nâng cao năng suất lao động sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, đầu tư vào các lĩnh vực y tế, giáo dục. Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam phát biểu chỉ đạo hội nghị Kết
luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam yêu cầu từng đồng chí trong
BCH phải nghiêm túc nghiên cứu báo cáo dự thảo và căn cứ vào từng lĩnh
vực mình phụ trách để tiếp tục đóng góp xây dựng dự thảo văn kiện Đại
hội. Đặc biệt, các ý kiến đóng góp phải tập trung lãm rõ, xây dựng được
những chủ trương, chính sách lớn của tỉnh. Báo cáo chính trị cần đáp ứng
được yêu cầu xây dựng phương hướng, chỉ tiêu đảm bảo phù hợp, có ý
nghĩa thực tiễn với Bình Dương, nâng cao đời sống vật chất tinh thần
của nhân dân. Tổ văn kiện tiếp thu các ý kiến đóng góp để có bước chỉnh
sửa, bổ sung.
| 2/5/2020 8:00 PM | Đã ban hành | Hoạt động của lãnh đạo tỉnh | Tin | /CMSImageNew/2020-02/Tin 3 - Hoi nghi lan thu 35.mp3 | Xem chi tiết | Hội nghị, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, lần thứ 35, khóa X | 523-hoi-nghi-ban-chap-hanh-dang-bo-tinh-lan-thu-35-khoa- | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 4.125 | 4 | | Cần nhân rộng mô hình phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước | Cần nhân rộng mô hình phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước | TTĐT - Chiều 22-4, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã đi khảo sát công tác phát triển Đảng
trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn tỉnh. | Cùng đi có bà Nguyễn
Minh Thủy – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; bà
Trương Thị Bích Hạnh – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy; bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Nguyễn
Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở ngành tỉnh. Đoàn đã đến thăm và khảo sát tại Chi bộ
Công ty TNHH Điện tử Foster, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cùng các đại biểu đi tham quan nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Điện tử Foster Báo cáo với Đoàn công
tác, ông Trần Hưng Đạo – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Điện tử Foster, Bí thư
Chi bộ Công ty cho biết, Công ty TNHH Điện tử Foster (vốn 100% Nhật Bản) hiện có 04
nhà máy tại Việt Nam với 5.000 công nhân. Riêng nhà máy tại tỉnh Bình Dương có
700 công nhân. Chi
bộ Công ty TNHH Điện tử Foster Việt Nam tại tỉnh Bình Dương được thành lập năm 2016, là Chi bộ
trực thuộc Đảng bộ Khu công
nghiệp Việt Nam -
Singapore. Chi bộ hiện
có 09 đảng
viên,
trong đó có 06 đảng viên chính thức, 03 đảng viên dự bị. Trong quý I/2024, Chi bộ đã cử
05 quần chúng ưu tú tham gia học lớp bồi dưỡng nhận thức
về Đảng do Đảng ủy
cấp trên tổ chức. Kế hoạch năm 2024, Chi bộ sẽ phát triển 02
đảng viên. Ông Trần Hưng Đạo – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Điện tử Foster, Bí thư Chi bộ báo cáo tình hình phát triển đảng viên tại doanh nghiệp Thời gian qua, Chi bộ
luôn tổ chức sinh hoạt định kỳ theo quy định, đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu trong thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn;
tham mưu đề xuất chủ doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các
nghĩa vụ đối với Nhà nước và chế độ, chính sách cho công nhân
lao động tại doanh nghiệp. Nêu những thuận lợi,
khó khăn trong công tác phát triển Đảng tại doanh nghiệp, ông Trần Hưng Đạo cho biết, là Tập đoàn của Nhật Bản nên việc thành lập Chi bộ Đảng
trong doanh nghiệp không dễ dàng. Thế nhưng, sau khi chứng minh được lợi ích trong việc có tổ chức Đảng, Tập đoàn đã đồng ý việc thành
lập Chi bộ Đảng tại doanh nghiệp. Từ khi thành lập, Chi bộ Đảng đã đóng góp rất
tích cực giúp Công ty luôn nằm trong Top đầu chi nhánh phát triển vững mạnh.
Chi bộ luôn quan tâm công tác tạo nguồn đảng viên, tuy nhiên, khó khăn hiện nay
trong công tác phát triển đảng viên là việc xác minh lý lịch mất nhiều thời
gian do công nhân thay đổi nơi cư trú. Bên cạnh đó, tư tưởng nhận thức của công
nhân có nguyện vọng vào Đảng còn hạn chế. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại buổi làm việc với Chi bộ Công ty TNHH Điện tử Foster Trao đổi
với Chi bộ
Công ty TNHH Điện tử Foster, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi rất hoan
nghênh những nỗ lực của Chi bộ trong việc phát triển đảng viên, Chi bộ và từng
đảng viên đã có những hoài bão, lý tưởng, cống hiến, đóng góp sức mình cho tổ
chức Đảng và doanh nghiệp. Bí thư đề nghị,
thời gian tới, Chi bộ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được; tiếp tục quan
tâm công tác tạo nguồn phát triển đảng viên từ công nhân, tập hợp quần chúng,
quan tâm đến đời sống công nhân. Đồng thời đề nghị Đảng ủy khối Các cơ quan tỉnh và doanh nghiệp nghiên cứu nhân rộng mô
hình phát triển Đảng trong các doanh nghiệp; các ngành chức năng đóng vai trò là
cầu nối các chủ doanh nghiệp nước ngoài với hệ thống chính trị tỉnh, giải quyết,
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, củng cố niềm tin với tổ chức
Đảng, hệ thống chính trị. Đoàn lãnh đạo tỉnh tặng quà lưu niệm cho Chi bộ Công ty TNHH Điện tử Foster
| 4/22/2024 10:00 PM | Đã ban hành | Tin nội chính | Tin | | Xem chi tiết | Đảng, doanh nghiệp, ngoài khu vực nhà nước, nhân rộng | 317-can-nhan-rong-mo-hinh-phat-trien-dang-trong-doanh-nghiep-ngoai-khu-vuc-nha-nuo | True | 121000 | 5.00 | 121,000 | 1.00 | 0 | False | 1.5 | 1 | | Thị xã Thuận An xứng với danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới” | Thị xã Thuận An xứng với danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới” |
TTĐT - Ngày 17/10/2015, TX. Thuận An vinh dự đón nhận danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới” do Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam phong tặng. Đây là thành quả xứng đáng với sự quyết tâm, nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TX. Thuận An trong suốt thời gian qua.
|
Vùng đất giàu truyền thống anh hùng
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Thuận An là địa danh ghi nhiều dấu son trong lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam bộ và cả nước. Tiêu biểu như xã Bình Nhâm là “địa chỉ đỏ” thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên (tháng 8/1930) của tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương), xã An Sơn là nơi “chôn nhau, cắt rốn” của đơn vị lực lượng vũ trang (LLVT) đầu tiên (Chi đội 1) của tỉnh Thủ Dầu Một. Thuận An là cửa ngõ phía Bắc nằm ngay yết hầu của Sài Gòn, là địa bàn vùng ven nơi diễn ra các trận đánh quyết liệt giữa ta và địch. Vì thế, trên địa bàn sớm hình thành Chiến khu An Sơn, Chiến khu Thuận An Hòa (Rừng Cò Mi). Đây là hai căn cứ địa cách mạng vững chắc tạo thế và lực cho nhiều cuộc đấu tranh cách mạng của quân và dân Bình Dương, cũng như các cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Đông Nam bộ và cả nước trong suốt 09 năm kháng chiến chống Pháp và 21 năm kháng chiến chống Mỹ.
Chiến khu Thuận An Hoà đã đi vào lịch sử của dân tộc
Đồng hành cùng hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, toàn TX.Thuận An đã đồng lòng chiến đấu vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Đến nay, Nhà nước đã công nhận 442 thương bệnh binh, 103 người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày, 1.017 người tham gia cách mạng được tặng thưởng Huân, Huy chương Kháng chiến, Chiến thắng. Nhà nước cũng đã phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (BMVNAH) cho 74 BMVNAH. Hiện nay, có 04 BMVNAH còn sống và phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” (AHLLVTND) cho 04 cá nhân, 07 tập thể và 06 trong tổng số 10 xã, phường của thị xã. Cán bộ và nhân dân huyện Thuận An đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu AHLLVTND (năm 1996).
Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) và hội nhập quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp của Thuận An còn được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động - Thời kỳ đổi mới” (AHLĐ-TKĐM) cho 01 tập thể và 01 cá nhân.
Như vậy, trong suốt chiều dài lịch sử vùng đất Thuận An không chỉ hun đúc nên khí chất con người cần cù, chịu khó, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm mà còn nuôi dưỡng, động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho nhiều tập thể, cá nhân trở thành anh hùng trên cả hai mặt trận “chiến đấu bảo vệ Tổ quốc” và “xây dựng quê hương theo hướng CNH-HĐH và đô thị hóa”. Những nhân tố anh hùng đó đã và đang có tác dụng cổ vũ, kích thích cộng đồng xã hội Thuận An chuyên tâm phấn đấu xây dựng quê hương Thuận An không ngừng phát triển lên tầm cao mới.
Vùng đất có nhiều đặc điểm riêng biệt và nổi bật
Trải qua 300 năm hình thành, phát triển, “thế đất, dáng sông và lòng người” của vùng đất Thuận An đã hình thành một số nghề truyền thống như: nghề gốm sứ, heo đất, tượng trang trí, nghề mộc, guốc mộc, trồng và chăm sóc các loại cây kiểng, văn hóa “miệt vườn” (nhà vườn, nghề làm vườn, vườn cây, trong đó có 06 loại trái cây: măng cụt, sầu riêng, mít Tố Nữ, dâu, bòn bon, chôm chôm với chất lượng tuyệt hảo - riêng măng cụt Lái Thiêu - Thuận An đã được tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là một trong 58 loại trái cây đặc sản của cả nước vào tháng 06/2013).
Măng cụt, đặc sản của vùng đất Lái Thiêu
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, máy móc, kỹ thuật nói chung, ứng dụng những tiến bộ trong kỹ thuật nung gốm sứ, kỹ thuật chế biến gỗ nói riêng, nhất là phát huy sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám mạnh dạn đầu tư phát triển nghề gốm sứ, nghề mộc truyền thống. Đến nay, gốm sứ và đồ gỗ trở thành hai trong số những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bình Dương, góp phần chuyên chở thương hiệu “Thuận An - Bình Dương - Việt Nam” đến nhiều nơi trên thế giới.
Trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), quốc phòng-an ninh, Thuận An còn xuất hiện nhiều đặc điểm nổi bật, không chỉ có sức tác động lớn đến sự phát triển của thị xã Thuận An nói riêng, mà còn góp phần tác động đến sự phát triển của tỉnh Bình Dương và cũng là của cả nước nói chung. Tiêu biểu như Khu công nghiệp (KCN) Việt Nam - Singapore I (VSIP) và tình hình người lao động nhập cư.
KCN VSIP I được coi là mô hình KCN kiểu mẫu của Việt Nam
KCN VSIP I là KCN do hai chính phủ Việt Nam - Singapore hợp tác đầu tư. Đây là KCN kiểu mẫu đầu tiên của cả nước. VSIP là KCN không chỉ có ý nghĩa hợp tác quốc tế, mà đến thời điểm này, thực tế đã khẳng định đây là KCN có quy mô đầu tư rộng (trên 500 ha); sức thu hút nguồn vốn FDI lớn; chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng của chủ đầu tư và doanh nghiệp đều hiện đại, bền vững; hiệu quả phát triển kinh tế của doanh nghiệp, của chủ đầu tư và sức tác động của nó lan tỏa đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương. Hiện nay, thương hiệu VSIP đã phát triển thành 08 KCN ở Bình Dương và trong cả nước.
Cùng với sự phát triển của KCN VSIP nói riêng và nhiều KCN khác nói chung, trong khoảng 15 năm (1999-2014) gần đây, TX.Thuận An đã nổi lên đặc điểm là thu hút người lao động từ các tỉnh, thành trong cả nước đến làm ăn, sinh sống và lập nghiệp. Đây là nguồn nhân lực quan trọng, có những đóng góp thiết thực trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần phát triển KT-XH cho địa phương.
Kinh tế-xã hội phát triển vượt bậc
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trong khó khăn chung của tỉnh và của cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thuận An đã có nhiều chủ trương phù hợp, đúng đắn. Từ đó, lập nên những thành tích đáng ghi nhận.
Với vị trí và lợi thế của thị xã cùng với việc thực hiện chính sách “Trải chiếu hoa mời gọi các nhà đầu tư” của tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương), đầu tư trong nước và hợp tác kinh tế với nước ngoài tăng khá nhanh. Thị xã đã cùng với tỉnh mở mũi đột phá xây dựng thành công khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần với diện tích 185ha và hình thành các KCN khác như: KCN Bình Đường (diện tích 16ha); KCN VSIP I (diện tích 500ha); KCN Đồng An (nay là KCN Đồng An I), KCN Việt Hương (nay là KCN Việt Hương I) là những KCN đầu tiên của cả nước tiêu biểu cho việc phát triển kinh tế công nghiệp bao gồm nhiều thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân. Từ đó có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước với nhiều ngành, nghề hoạt động khác nhau bắt đầu đầu tư vào Thuận An.
Các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại TX. Thuận An
Tính đến năm 1991, Thuận An thu hút 21 nhà đầu tư, 09 năm sau (1999), số lượng các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến sản xuất kinh doanh ở Thuận An đã tăng lên 405, gấp 19 lần so với năm 1991. Theo dấu chân các nhà đầu tư, nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cũng hội tụ về Thuận An. Đến năm 1999, trước khi tái lập huyện Thuận An (8/1999), chỉ riêng 90 doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư 237,4 triệu USD tại địa phương.
Kinh tế công nghiệp phát triển không chỉ góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ phát triển theo; mà còn tạo điều kiện cho các lĩnh vực khác như: khu dân cư, khu đô thị, hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, diện mạo đô thị, v.v...) từng bước hoàn thiện theo.
Tháng 8/1999, huyện Thuận An cũng được chia tách thành hai huyện Thuận An và Dĩ An. Ngay sau khi chia tách, trên nền tảng thành quả của các thế hệ đi trước, cùng với những chủ trương thông thoáng của Đảng và Nhà nước, các cấp lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thuận An tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, năng động; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhân dân, nhất là biết tận dụng các thế mạnh riêng có ở Thuận An và khai thác có hiệu quả các nguồn lực nhằm tạo thành sức mạnh tổng hợp vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển Thuận An trở thành thị xã công nghiệp có nền kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao.
Kinh tế-xã hội phát triển vượt bậc
Sau 39 năm kể từ ngày đất nước thống nhất, Thuận An không chỉ vươn lên trở thành trung tâm công nghiệp, đô thị vệ tinh của tỉnh Bình Dương và TP.HCM; mà còn có những đóng góp rất lớn cho tỉnh Bình Dương, vùng miền Đông Nam bộ và cả nước. Điển hình như: Thuận An hiện đang là địa phương có chỉ số thu nhập bình quân đầu người (GDP) đạt 68,6 triệu đồng/người/năm (2014), tăng gấp 4,57 lần so với năm 1999 và tăng gấp 2,86 lần so với 2004. Mức đóng góp ngân sách Nhà nước, từ 127 tỷ đồng (1999) lên 2.607 tỷ đồng (2014), tăng bình quân trong giai đoạn 1999-2014 là: 101,06%/năm. Trong giai đoạn 1999-2014, Thuận An tiếp tục có bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế lên một tầm vóc mới, trong đó, đến năm 2014, công nghiệp (71,4%) - thương mại, dịch vụ (28,3%) và nông nghiệp (0,3%).
Thuận An hiện đang là địa phương nguồn lao động nhập cư rất lớn (chiếm 66,6% tổng dân số trên địa bàn thị xã và chiếm tỷ lệ trên 37,5% so với tổng số lao động nhập cư toàn tỉnh Bình Dương). Nhưng Thuận An đã chung tay cùng tỉnh Bình Dương giải quyết tốt các chính sách về an sinh xã hội để họ phát huy công sức của mình, đóng góp vào sự phát triển của Thuận An - Bình Dương - Việt Nam.
Cũng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung, Thuận An còn thực hiện thành công chủ trương của Tỉnh ủy Bình Dương là bảo tồn và phát triển vườn cây ăn trái đặc sản Lái Thiêu - là “văn hóa miệt vườn”, là “lá phổi xanh” cho tỉnh Bình Dương; thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp kết hợp du lịch,... và đã hoàn thành chương trình nông thôn mới tại xã An Sơn - vùng Chiến khu An Sơn.
Nghị quyết Đại hội đảng bộ thị xã xác định mục tiêu phấn đấu đạt các tiêu chí đô thị loại II vào năm 2017
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TX. Thuận An lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định mục tiêu phát triển TX.Thuận An: “Khai thác lợi thế và tiềm năng mới, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật - xã hội theo hướng phát triển đô thị, tạo nền tảng để Thuận An trở thành trung tâm dịch vụ đô thị sau năm 2020; giữ vững diện tích vườn cây ăn trái; chú trọng việc đầu tư phát triển đồng bộ nông nghiệp đô thị; gắn phát triển kinh tế với quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tạo niềm tin cho nhân dân và các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh; phấn đấu đạt các tiêu chí đô thị loại II vào năm 2017”. Để đạt được mục tiêu trên, Đảng bộ tiếp tục xác định giải pháp mang tính đột phá là: “Đầu tư phát triển mạnh cơ sở hạ tầng đồng bộ gắn với phát triển vùng công nghiệp - đô thị, phát triển dịch vụ, bảo đảm kinh tế đô thị phát triển ổn định, bền vững, hiệu quả. Nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và quản lý đô thị”.
Chúng ta có thể tin rằng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng với sự quyết tâm và nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, TX.Thuận An sẽ hoàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra, xứng đáng với danh hiệu cao quý “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới” mà Chủ tịch nước phong tặng.
Toàn thị xã có tổng diện tích tự nhiên 8.369,26 ha (chiếm tỷ lệ 3,11% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh), địa hình tương đối bằng phẳng, có vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ (Quốc lộ 13), lẫn đường thủy (sông Sài Gòn). Phía Đông và phía Bắc giáp thị xã Dĩ An, thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên. Phía Tây và Đông Nam giáp với quận 12, quận Thủ Đức, huyện Hóc Môn (thành phố Hồ Chí Minh - TP.HCM) và một phần của Thuận An được bao bọc bởi sông Sài Gòn.
Mai Xuân | 10/16/2015 4:02 AM | Đã ban hành | Tin nội chính | Tin | | Xem chi tiết | | 8450-Tin-tuc-su-kien | | | | | | | | | | | Điện lực Bình Dương khuyến khích khách hàng sử dụng các kênh giao dịch trực tuyến | Điện lực Bình Dương khuyến khích khách hàng sử dụng các kênh giao dịch trực tuyến | TTĐT - Nhằm chung tay cùng cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe của khách hàng sử dụng điện có nhu cầu về điện, Công ty Điện lực Bình Dương khuyến khích khách hàng sử dụng các kênh giao dịch trực tuyến để được phục vụ kịp thời, đảm bảo an toàn sức khỏe trong mùa dịch. | Theo đó, khách hàng có thể chọn các kênh giao dịch trực tuyến sau đây: Tổng đài chăm sóc khách hàng (CSKH): 19001006 và 19009000. Website CSKH: http://cskh.evnspc.vn; http://pcbinhduong.evnspc.vn. Email CSKH: cskh@evnspc.vn. Ứng dụng CSKH trên điện thoại di động qua App Store (EVNSPC CSKH). Ứng dụng CSKH trên Zalo qua trang (Page/Offical Account): Tổng Công ty Điện lực miền Nam EVNSPC. Chuyên mục DỊCH VỤ ĐIỆN LỰC trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương: https://www.binhduong.gov.vn. Cổng dịch vụ công Quốc gia: https://dichvucong.gov.vn. | 6/4/2021 6:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Tin | | Xem chi tiết | Điện lực Bình Dương, khuyến khích, khách hàng, kênh giao dịch trực tuyến | 12315-Dien-luc-Binh-Duong-khuyen-khich-khach-hang-su-dung-cac-kenh-giao-dich-truc-tuyen | False | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 1.777778 | 36 | | Bình Dương xúc tiến đầu tư với tỉnh Ishikawa, Nhật Bản | Bình Dương xúc tiến đầu tư với tỉnh Ishikawa, Nhật Bản | TTĐT - Chiều 16-6, tại Nhật Bản, ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương cùng ông Mitani Mitsuru - Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp xúc tiến đầu tư giữa khu vực Hokuriku và Việt Nam đã chủ trì Hội thảo xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Dương tại tỉnh Ishikawa, Nhật Bản. | Phát biểu khai mạc Hội thảo, thay mặt lãnh đạo tỉnh Bình Dương, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho biết, tỉnh Bình Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - một Vùng kinh tế năng động, phát triển nhanh và mạnh nhất của cả nước – có vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh, gần sân bay và cảng biển quốc tế. Các đại biểu tỉnh Bình Dương tham dự Hội thảo
Thời gian qua, tỉnh đã tích cực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ. Lũy kế đến nay, tỉnh Bình Dương đã thu hút được hơn 4.100 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký gần 40 tỷ đô la Mỹ từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; trong đó Nhật Bản đứng thứ hai với 344 dự án, tổng số vốn 5,9 tỷ đô la Mỹ. Toàn cảnh Hội thảo
Bí thư Tỉnh ủy trân trọng kính mời các doanh nghiệp Nhật Bản đến thăm và khảo sát tình hình thực tế tỉnh Bình Dương để tìm hiểu môi trường đầu tư của tỉnh. Đặc biệt năm 2023, Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, trong đó có sự kiện "Gặp gỡ Nhật Bản 2023" dự kiến tổ chức vào đầu tháng 9/2023. Tỉnh Bình Dương luôn sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại Hội thảo
Tại Hội thảo, đại diện Tổng công ty Becamex IDC đã giới thiệu về những dự án phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các dự án quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị của tỉnh Bình Dương. Các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam, trong đó có tỉnh Bình Dương. Đồng thời mong muốn được đầu tư vào các lĩnh vực như điện, điện tử, y tế, dược...
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi thăm và làm việc với Thống đốc tỉnh Ishikawa
* Buổi chiều cùng ngày, Đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã có buổi thăm và làm việc với Thống đốc tỉnh Ishikawa. Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Ngài Thống đốc cùng lãnh đạo tỉnh Ishikawa. Bí thư Tỉnh ủy cho biết, trong hai ngày qua, Đoàn công tác đã được tìm hiểu và tận mắt chứng kiến sự phát triển của tỉnh Ishikawa khi đi tham quan cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh và tham dự Hội thảo xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Dương tại tỉnh Ishikawa. Qua đó nhận thấy kinh tế - xã hội và định hướng phát triển của tỉnh Ishikawa phù hợp với nhu cầu phát triển của tỉnh Bình Dương và tin tưởng đây là cơ hội để hai bên cùng trao đổi về việc thiết lập mối quan hệ hợp tác hữu nghị, cùng nhau phát triển trong thời gian tới.
Đoàn chụp hình lưu niệm với lãnh đạo tỉnh Ishikawa
Thông tin với Ngài Thống đốc, Bí thư Tỉnh ủy đã giới thiệu khái quát về tỉnh Bình Dương và tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh cũng như kế hoạch tổ chức các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam. Bí thư trân trọng kính mời Ngài Thống đốc cùng lãnh đạo tỉnh Ishikawa đến tham dự sự kiện trọng thể này, góp phần phát triển mối quan hệ giữa tỉnh Bình Dương với tỉnh Ishikawa nói riêng và với các đối tác Nhật Bản trong thời gian tới. | 6/16/2023 6:00 PM | Đã ban hành | Thông tin đối ngoại | Tin | | Xem chi tiết | Bình Dương, xúc tiến đầu tư với tỉnh Ishikawa, Nhật Bản | 944-binh-duong-xuc-tien-dau-tu-voi-tinh-ishikawa-nhat-ban | True | | 0.00 | 0 | 0.00 | | False | | | | Bình Dương dự kiến điều chỉnh, bổ sung phương án phân luồng giao thông theo giờ | Bình Dương dự kiến điều chỉnh, bổ sung phương án phân luồng giao thông theo giờ | TTĐT - Chiều 01-6, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Tầm Dương - Chánh Văn phòng UBND tỉnh và ông Lê Tuấn Anh - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì buổi Họp báo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2022. | Tham dự có lãnh đạo một số sở, ban ngành, đại diện các cơ quan báo chí Trung ương, trong và ngoài tỉnh. Buổi họp báo đã thông tin tình hình kinh tế - xã hội, kết quả các chỉ số cải cách hành chính (CCHC), đồng thời giải đáp các vấn đề được báo chí quan tâm. Thu hút FDI gần 2,5 tỷ đô la Mỹ Theo báo cáo của UBND tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng. Tính chung cả 5 tháng, Chỉ số sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài tăng cao so với cùng kỳ; thu, chi ngân sách đảm bảo theo dự toán; tai nạn giao thông giảm cả 03 tiêu chí; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Toàn cảnh buổi họp báo
Cụ thể, Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 9% so với tháng trước và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2021; lũy kế 5 tháng, Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,9% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 17,5% so với cùng kỳ; lũy kế 5 tháng tăng 11,5% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước tăng 6,2% so với tháng trước và tăng 17% so với cùng kỳ; lũy kế 5 tháng, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu ước tăng 23,3% so với tháng trước; lũy kế 5 tháng, giảm 4,2% so với cùng kỳ. Tính đến ngày 15/5/2022, thu hút đầu tư trong nước đạt 8.047 tỷ đồng, lũy kế 5 tháng đầu năm đã thu hút được 30.997 tỷ đồng. Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) được 151 triệu đô la Mỹ; lũy kế 5 tháng đã thu hút được 2 tỷ 492 triệu đô la Mỹ, vươn lên đứng đầu cả nước về thu hút FDI. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt thấp so với kế hoạch; tiến độ lập quy hoạch tỉnh còn chậm; giá xăng dầu tiếp tục tăng dẫn đến giá cước vận tải và một số hàng hóa tăng; dịch bệnh sốt xuất huyết có chiều hướng tăng cao… Bứt phá các chỉ số CCHC để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp Thông tin về các chỉ số CCHC của tỉnh Bình Dương năm 2021, ông Lý Văn Đẹp - Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, theo công bố kết quả Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) năm 2021, tỉnh Bình Dương đạt tổng điểm 47,178/80 điểm (năm 2020 là 40,762/80 điểm), xếp trong Nhóm điểm cao nhất. Nếu tính theo điểm số từ cao xuống thấp, Bình Dương đứng thứ 2/63 tỉnh, thành (năm 2020 đứng thứ 57/63). Như vậy, so với năm 2020, tất cả 8 chỉ số nội dung PAPI của Bình Dương đều tăng điểm. Trong đó, 7 nội dung được xếp ở Nhóm điểm cao nhất, 1 nội dung ở Nhóm điểm trung bình cao.
Ông Lý Văn Đẹp - Phó Giám đốc Sở Nội vụ thông tin kết quả các chỉ số CCHC năm 2021
Chỉ số CCHC (Par Index 2021), tỉnh Bình Dương đạt 87,87/100 điểm, đứng thứ 13/63 tỉnh (đứng đầu các tỉnh phía Nam) tăng 0,94 điểm, tuy nhiên giảm 9 bậc (năm 2020 hạng 04/63 tỉnh, thành phố). Trong đó có 3/8 chỉ số thành phần tăng điểm, 5/8 chỉ số thành phần giảm điểm. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021 (SIPAS) đạt 87,78%, xếp hạng 22/63 tỉnh, thành phố trên cả nước (giảm 0,29% và bằng thứ hạng so với năm 2020). Kết quả đánh giá có 2 yếu tố thành phần đáng quan tâm là yếu tố về công chức tăng 4,8% và yếu tố về tiếp cận dịch vụ, thủ tục hành chính (TTHC) giảm 4,86% do phải thực hiện TTHC trực tuyến và qua bưu chính để đảm bảo phòng, chống dịch, không thể tiếp cận các dịch vụ tiện ích như khi thực hiện TTHC trực tiếp. Nỗ lực giảm ùn tắc giao thông giờ cao điểm Sau thời gian triển khai thí điểm việc phân luồng giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông giờ cao điểm trên một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh, Sở Giao thông vận tải tham mưu UBND tỉnh tiếp tục triển khai phân luồng giao thông theo giờ, theo tuyến trên một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục phân luồng giao thông theo giờ, theo tuyến để giảm ùn tắc giao thông giờ cao điểm Theo đó, bên cạnh các tuyến đường tiếp tục thực hiện theo phương án thí điểm (đường Nguyễn Thị Minh Khai: Đoạn từ Quốc lộ 13 đến đường Phú Lợi; đường Huỳnh Văn Cù: từ ngã 5 Phước Kiến đến ngã ba Bến Đò; đường ĐT.747: từ ngã tư Miếu Ông Cù đến cầu Ông Tiếp), dự kiến tiếp tục điều chỉnh, bổ sung tuyến đường cấm phương tiện lưu thông theo giờ. Cụ thể, Quốc lộ 13: Đoạn từ giao lộ Quốc lộ 13 – đường Võ Văn Kiệt đến cầu Vĩnh Bình (điều chỉnh điểm đầu so với phương án thí điểm, kéo dài từ ngã 5 Thư Viện về giao lộ đường Quốc lộ 13 – đường Võ Văn Kiệt). Đường Mỹ Phước - Tân Vạn: Đoạn từ giao lộ đường Mỹ Phước -Tân Vạn với đường Võ Văn Kiệt đến giao lộ đường Mỹ Phước - Tân Vạn với đường ĐT.743a - giáp Khu du lịch Thủy Châu (điều chỉnh điểm đầu so với phương án thí điểm, kéo dài từ giao lộ đường Mỹ Phước - Tân Vạn với đường Phú Lợi về giao lộ đường Mỹ Phước - Tân Vạn với đường Võ Văn Kiệt). Đường ĐT.743: Đoạn từ giao lộ ĐT.743 (đường Phú Lợi) với đường Lê Hồng Phong đến giao lộ ĐT.743b với đường Độc Lập thuộc Khu công nghiệp Sóng Thần 1 (điều chỉnh điểm đầu so với phương án thí điểm, kéo dài từ giao lộ đường Phú Lợi với đường Mỹ Phước – Tân Vạn về giao lộ đường Phú Lợi với đường Lê Hồng Phong). Đồng thời bổ sung thêm tuyến đường Lê Hồng Phong đoạn từ đường Quốc lộ 13 đến đường Phú Lợi. Về thời gian, đối với phương tiện kéo rơ-móoc và xe sơ-mi rơ-móoc, cấm lưu thông tại các tuyến đường trên trong khung giờ: Buổi sáng từ 06 giờ 00 phút đến 8 giờ 00 phút, buổi chiều từ 16 giờ 00 phút đến 18 giờ 30 phút (điều chỉnh so với phương án thí điểm là từ 16 giờ 00 phút đến 18 giờ 00 phút). Đối với phương tiện ô tô tải (trừ phương tiện kéo rơ-móoc và xe sơ-mi rơ-móoc): Cấm lưu thông trên các tuyến đường chính vào buổi trưa từ 11 giờ 00 phút đến 13 giờ 00 phút (theo phương án thí điểm, khung giờ buổi trưa từ 11 giờ 00 phút đến 14 giờ 00 phút).
Đại diện các cơ quan báo chí đặt câu hỏi
Theo ông Nguyễn Thanh Thuận - Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng và An toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải, khi triển khai phân luồng giao thông, các đơn vị được phân cấp quản lý đường bộ sẽ tiếp tục rà soát, bổ sung đầy đủ biển báo cấm lưu thông trên các tuyến đường chính và đường nhánh; bố trí biển báo cấm dừng, đỗ đối với các phương tiện giao thông cấm lưu thông trong đoạn đường cấm, khung giờ cấm và các đường nhánh có mật độ phương tiện giao thông lớn. Lực lượng chức năng tiếp tục tăng cường tuần tra (bố trí lực lượng ứng trực, điều tiết tại các giao lộ có lưu lượng phương tiện giao thông lớn), xử lý nghiêm các phương tiện vi phạm (nhất là các phương tiện cố tình lưu thông vào giờ cấm trên đoạn đường cấm). Để giảm ùn tắc giao thông về lâu dài, tỉnh đẩy nhanh triển khai dự án Cải tạo hạ tầng giao thông công cộng trên địa bàn tỉnh Bình Dương (BRT); dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 đoạn từ cầu Vĩnh Bình đến đường Lê Hồng Phong; dự án cải tạo cảnh quan môi trường, chống ùn tắc giao thông trên các tuyến đường ĐT.743, 747, 746, Mỹ Phước – Tân Vạn; dự án đường Vành đai 3 – Gói thầu nút giao Tân Vạn… Không để dịch sốt xuất huyết lan rộng Tại buổi họp báo, đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành đã giải đáp câu hỏi của báo chí các nội dung xoay quanh việc quản lý xây dựng, các khu dân cư, kiểm định chất lượng xăng dầu, an ninh trật tự, giáo dục và đào tạo, thu hút nhân tài, việc bố trí vốn triển khai các dự án giao thông liên kết vùng…
Ông Huỳnh Minh Chín - Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại buổi họp báo
Trả lời câu hỏi về tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh, ông Huỳnh Minh Chín - Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, tính từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận trên 3.600 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 7 ca tử vong, riêng Dĩ An có 4 ca tử vong. Nhằm không để dịch bệnh lan rộng, ngành Y tế đã chủ động ban hành các hướng dẫn, tập huấn phòng bệnh sốt xuất huyết cho y tế các địa phương. Khi có ca bệnh, y tế tiến hành giám sát môi trường, đánh giá chỉ số để xử lý ổ dịch. Ngành cũng đặc biệt chú trọng công tác truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết. Đồng loạt 9 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tổ chức lễ phát động Chiến dịch diệt lăng quăng, tổng vệ sinh môi trường.
Ông Nguyễn Tầm Dương - Chánh Văn phòng UBND tỉnh kết luận buổi họp báo
Kết thúc buổi họp báo, ông Nguyễn Tầm Dương đã trao đổi làm rõ thêm một số nội dung báo chí quan tâm. Ông mong muốn lãnh đạo các sở ngành và các cơ quan báo chí tiếp tục phát huy tinh thần trao đổi cởi mở, trách nhiệm để giải quyết những vấn đề "nóng" được dư luận quan tâm. | 6/1/2022 9:00 PM | Đã ban hành | Tin văn hóa - xã hội | Bài viết | | Xem chi tiết | Bình Dương, dự kiến, điều chỉnh, bổ sung, phương án phân luồng giao thông theo giờ | 545-binh-duong-du-kien-dieu-chinh-bo-sung-phuong-an-phan-luong-giao-thong-theo-gi | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 4 | 1 | | Khai mạc Triển lãm về tự động hóa, điện và năng lượng năm 2024 tại Bình Dương | Khai mạc Triển lãm về tự động hóa, điện và năng lượng năm 2024 tại Bình Dương | TTĐT - Sáng 25-9, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế (WTC Expo) Bình Dương đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm tự động hóa Việt Nam - Automation World Vietnam 2024; Triển lãm điện và năng lượng năm 2024 - ELECS 2024. | Tham dự Lễ khai mạc có bà Jung Ga Yeon - Phó Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại TP. Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Trương Thị Bích Hạnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Đại biểu tham dự Lễ khai mạc
Lãnh đạo tỉnh tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt
Nam tỉnh chúc mừng Triển lãm
Triển lãm nhằm giới thiệu các giải pháp tiên tiến nhất cho mục tiêu trung hòa carbon, chuyển đổi số và công nghiệp 4.0, đồng thời kỳ vọng sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ góp phần xây dựng hệ sinh thái số hóa về điện lực và tự động hóa tại Việt Nam. Đây cũng là cơ hội phát triển và giới thiệu Bình Dương là lựa chọn phù hợp với các hoạt động xúc tiến đầu tư trong tương lai. Triển lãm thu hút 300 đơn vị, tổ chức tham gia, với hơn 400 gian hàng từ hơn 1.000 doanh nghiệp đến từ các quốc gia: Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Việt Nam. Tại Triển lãm, các chuyên gia từ Việt Nam và Hàn Quốc đã giới thiệu các giải pháp tối ưu hóa sản xuất, giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, Hội thảo Thượng đỉnh năng lượng xanh với chủ đề "Công nghệ năng lượng bền vững cho tương lai tốt đẹp hơn" sẽ thảo luận về các xu hướng năng lượng bền vững, quản lý và phân phối năng lượng hiệu quả. Phát biểu tại Lễ khai mạc, bà Jung Ga Yeon - Phó Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại TP. Hồ Chí Minh khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy quan hệ ngoại giao kinh tế năng động với tỉnh Bình Dương và các khu vực phía Nam của Việt Nam nhằm hỗ trợ sự phát triển của các công ty Hàn Quốc và Việt Nam, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của cả hai Quốc gia. Bà Jung Ga Yeon - Phó Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại Lễ khai mạc Thay mặt lãnh đạo tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cảm ơn sự tin tưởng, ủng hộ của Chính phủ Hàn Quốc, cộng đồng các hiệp hội, tổ chức và doanh nghiệp Hàn Quốc cùng các quốc gia khác đã chọn Bình Dương là điểm đến giao lưu công nghệ về giải pháp năng lượng bền vững, quản lý và phân phối năng lượng hiệu quả, giải pháp tự động hóa thông minh, giúp cho các nhà máy và doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý. Ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại Lễ khai mạc
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc Triển lãm Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình Dương giới thiệu một số hình ảnh tại Triển lãm tự động hóa Việt Nam - Automation World Vietnam 2024; Triển lãm điện và năng lượng năm 2024 - ELECS 2024:
Đại biểu tham quan và nghe doanh nghiệp giới
thiệu về giải pháp năng
lượng điện
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi trao đổi với doanh nghiệp về giải pháp năng lượng điện
Các sản phẩm giới thiệu tại Triển lãm
Sản phẩm xe ô tô điện giới thiệu tại Triển lãm
Sản phẩm xe máy điện
Khách tham quan tìm hiểu các sản phẩm tại Triển lãm
| 9/25/2024 11:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Phóng sự | | Xem chi tiết | | 3-khai-mac-trien-lam-ve-tu-dong-hoa-dien-va-nang-luong-nam-2024-tai-binh-duon | False | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | | | Đoàn đại biểu dự Đại hội các dân tộc thiểu số tỉnh viếng Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Dầu Tiếng | Đoàn đại biểu dự Đại hội các dân tộc thiểu số tỉnh viếng Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Dầu Tiếng | TTĐT - Sáng 08-12, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Dương lần thứ IV và Hội nghị điển hình sản xuất kinh doanh năm 2024 đã chính thức diễn ra tại huyện Dầu Tiếng. Trước khi bước vào chương trình Đại hội, Đoàn đại biểu đã đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Dầu Tiếng. | Tham dự lễ viếng có bà Nông Thị Hà - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương. Các đại biểu dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Dầu Tiếng Trong không khí trang nghiêm, các đồng chí lãnh đạo cùng đại biểu đã đặt vòng hoa, dâng hương và dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ công lao vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Bà Nông Thị Hà dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ
Ông Nguyễn Lộc Hà -Phó Chủ tịch UBND tỉnh dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ
Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ
Để xứng đáng với những cống hiến, hi sinh xương máu của các thế hệ cha anh, cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh luôn tích cực thi đua, học tập rèn luyện, lao động sản xuất; phát huy truyền thống đoàn kết, góp phần xây dựng quê hương Bình Dương ngày càng phát triển giàu mạnh.
Đại biểu thắp hương tại các mộ phần liệt sĩ | 12/8/2024 6:00 PM | Đã ban hành | Hoạt động của lãnh đạo tỉnh | Tin | | Xem chi tiết | Đoàn đại biểu, Đại hội các dân tộc thiểu số tỉnh, viếng Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Dầu Tiếng | 353-doan-dai-bieu-du-dai-hoi-cac-dan-toc-thieu-so-tinh-vieng-nghia-trang-liet-si-huyen-dau-tien | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | | | Hơn 30 tác phẩm nghệ thuật được trưng bày triển lãm tại Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương | Hơn 30 tác phẩm nghệ thuật được trưng bày triển lãm tại Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương | TTĐT - Chiều 25-10, tại Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương (TP. Thủ Dầu Một) đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm mỹ thuật chào mừng kỷ niệm 65 năm thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam (1957 - 2022). | Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo Hội Mỹ thuật Việt Nam cùng các giáo viên, hội viên, sinh viên và người yêu thích nghệ thuật hội họa. Triển lãm trưng bày 32 tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau như: Sơn mài, điêu khắc, đồ họa, mỹ thuật ứng dụng, sơn dầu, khắc gỗ, bút sắt... của 12 giáo viên đang công tác tại Trường và là 12 hội viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Các tác phẩm được sắp đặt, trưng bày nhằm tôn được vẻ đẹp và hình thành không gian nghệ thuật đáng xem cũng như nâng cao giá trị thẩm mỹ của các tác phẩm. Đây là lần đầu tiên Triển lãm được tổ chức và sẽ được duy trì thường niên, nhằm tạo môi trường phát huy tiềm năng sáng tạo nghệ thuật của đội ngũ nghệ sỹ, giáo viên của nhà trường.
Đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc Triển lãm
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Quang Lợi – Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương chia sẻ, hiện nay, công tác tuyển sinh của Trường đang gặp nhiều khó khăn. Nhà trường đang và sẽ tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo, mở rộng công tác tuyển sinh các lớp ngắn hạn chuyên sâu nhằm sử dụng được nguồn nhân lực sẵn có, thế mạnh chuyên môn của thầy, cô giáo trong Trường. Bên cạnh đó, Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phong trào nghệ thuật; đón du khách tham quan, thưởng lãm, trải nghiệm nghệ thuật nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá các ngành nghề đào tạo; thu hút nhiều đối tượng đăng ký tham gia học nghề tại Trường.
Ông Lê Quang Lợi – Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương phát biểu tại buổi lễ
Ông mong muốn, thời gian tới, các cấp, các ngành trong tỉnh sẽ quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để công tác đào tạo của Trường ngày càng nâng chất, kết hợp giữa kỹ năng dạy nghề với thế mạnh nghệ thuật của mình, đáp ứng các nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ nghệ thuật và giáo dục nghề nghiệp của địa phương và khu vực, xứng đáng là ngôi trường mỹ nghệ được thành lập đầu tiên tại khu vực ba nước Đông Dương.
Đại biểu tham quan các tác phẩm trưng bày
Dịp này, Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương đã vinh dự được Hội Mỹ thuật Việt Nam trao tặng Bằng khen vì có nhiều thành tích đóng góp trong 60 năm phát triển của ngành Mỹ thuật Việt Nam.
Ông Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam trao Bằng khen cho lãnh đạo nhà trường
Đồng thời, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 04 cá nhân là các thầy, cô giáo của Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương đạt thành tích xuất sắc trong Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc năm 2022.
Trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân xuất sắc
Trao Giấy khen của Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương cho các cá nhân xuất sắc
| 10/25/2022 9:00 PM | Đã ban hành | Tin văn hóa - xã hội | Tin | | Xem chi tiết | 30, tác phẩm, nghệ thuật, trưng bày, triển lãm, Trường, Trung cấp, Mỹ thuật, Văn hóa, Bình Dương | 831-hon-30-tac-pham-nghe-thuat-duoc-trung-bay-trien-lam-tai-truong-trung-cap-my-thuat-van-hoa-binh-duong | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 0 | 1 | | Bình Dương: Thông qua phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy | Bình Dương: Thông qua phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy | TTĐT - Sáng 17-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"; tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. | Tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể, huyện, thành phố. Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Báo cáo tại hội nghị, bà Nguyễn Minh Thủy - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết, sau 07 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, tổ chức bộ máy ở nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh được củng cố, kiện toàn theo hướng tinh gọn hơn. Việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị cơ bản phù hợp với trình độ chuyên môn, vị trí việc làm; kiêm nhiệm các chức danh góp phần công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước được tập trung, thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ. Toàn tỉnh đã giảm 03 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh (Ban Quản lý các Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore; Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội; Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy vào Công an tỉnh), giảm 65/256 phòng và tương đương trực thuộc cơ quan, đơn vị cấp tỉnh (đạt tỷ lệ 25,39%).
Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Minh Thủy báo cáo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy 02 cấp tỉnh và huyện
Thực hiện tinh thần chỉ đạo tại Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo các mô hình định hướng của Trung ương. Cụ thể, đề xuất: Hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy, tên gọi: Ban Tuyên giáo - Dân vận Tỉnh ủy; chức năng: trên cơ sở hợp nhất chức năng 02 cơ quan Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy. Tổ chức bộ máy, nhân sự: Giữ nguyên 05 phòng chuyên môn với tên gọi và chức năng nhiệm vụ như hiện nay để đảm bảo công tác chuyên môn không bị gián đoạn, sẽ nghiên cứu đưa những chức năng, nhiệm vụ tương đồng về bộ phận phù hợp; hợp nhất các bộ phận có chức năng tham mưu tổng hợp chung. Kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy về Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Thống nhất chuyển Phòng khám - quản lý sức khỏe của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh để thành lập Khoa khám bệnh - quản lý sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh và chuyển Phòng hành chính nhập vào phòng tương đồng thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Kết thúc hoạt động của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh; các Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng. Thành lập 02 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy gồm: Đảng bộ các cơ quan Đảng, đoàn thể, HĐND, tư pháp và Đảng bộ chính quyền cấp tỉnh. Hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính, tên gọi: Sở Tài chính và Đầu tư phát triển (hoặc Sở Kinh tế phát triển); chức năng trên cơ sở hợp nhất chức năng 02 cơ quan Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tổ chức bộ máy, nhân sự: Đề xuất phương án giữ nguyên 10 phòng chuyên môn và 02 phòng chức năng dùng chung (Văn phòng, Thanh tra) với tên gọi và chức năng nhiệm vụ như hiện nay. Hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng, tên gọi: Sở Phát triển hạ tầng (hoặc Sở Giao thông và Xây dựng đô thị, nông thôn). Chức năng: Trên cơ sở hợp nhất chức năng 02 cơ quan Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng. Tổ chức bộ máy, nhân sự: Đề xuất phương án giữ nguyên 07 phòng chuyên môn với tên gọi và chức năng nhiệm vụ như hiện nay, chỉ hợp nhất các bộ phận có chức năng tham mưu tổng hợp chung (Văn phòng, Thanh tra). Hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tên gọi: Sở Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường; chức năng: Trên cơ sở hợp nhất chức năng 02 cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức bộ máy, nhân sự: Giữ nguyên 04 phòng chuyên môn với tên gọi và chức năng nhiệm vụ như hiện nay; hợp nhất Văn phòng và Thanh tra; giữ nguyên 07 Chi cục và 17 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, 01 Quỹ bảo vệ môi trường. Đơn vị mới sau khi hợp nhất tiếp tục nghiên cứu, sắp xếp chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập cho phù hợp. Hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ, tên gọi: Sở Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số (hoặc Sở Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số và Truyền thông); chức năng trên cơ sở hợp nhất chức năng 02 cơ quan Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ. Tổ chức bộ máy, nhân sự: Giữ nguyên 04 phòng chuyên môn với tên gọi và chức năng nhiệm vụ như hiện nay, hợp nhất Văn phòng và Thanh tra; đồng thời thành lập mới Phòng Kế hoạch - Tài chính để phục vụ công tác mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin cho các cơ quan, đơn vị và các chức năng khác có liên quan; giữ nguyên 01 Chi cục và 06 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc. Hợp nhất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ, chuyển một số chức năng quản lý Nhà nước về Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế; tên gọi: Sở Nội vụ và Lao động. Chức năng trên cơ sở hợp nhất chức năng 02 cơ quan Sở Nội vụ và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; trong đó chuyển chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Sở Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý Nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Sở Y tế. Tổ chức bộ máy: Chuyển nguyên trạng Phòng Giáo dục nghề nghiệp về Sở Giáo dục và Đào tạo; chuyển nguyên trạng Phòng Bảo trợ xã hội, Phòng Trẻ em - Phòng, chống tệ nạn xã hội về Sở Y tế để tiếp tục thực hiện chức năng; chuyển các bộ phận còn lại hợp nhất về Sở Nội vụ. Đơn vị sự nghiệp: Chuyển nguyên trạng 03 đơn vị qua Sở Y tế: Cơ sở cai nghiện ma túy; Quỹ Bảo trợ trẻ em; Trung tâm Bảo trợ và công tác xã hội. Chuyển nguyên trạng 03 đơn vị sự nghiệp công lập qua Sở Giáo dục và Đào tạo: Trường Trung cấp Kinh tế; Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa; Trường Trung cấp Nông lâm nghiệp. Chuyển nguyên trạng 02 đơn vị về Sở Nội vụ và Lao động: Ban quản lý Nghĩa trang Liệt sĩ; Trung tâm Dịch vụ việc làm.
Các đại biểu tham dự hội nghị Đối với tổ chức, bộ máy cấp huyện: Hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận cấp ủy huyện; dự kiến tên gọi là Ban Tuyên giáo - Dân vận cấp ủy cấp huyện. Sau khi hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận cấp ủy cấp huyện, dừng mô hình Trưởng ban Tuyên giáo cấp ủy đồng thời là Giám đốc Trung tâm Chính trị cấp huyện, Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện trước mắt chưa bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm chính trị cấp huyện, tạm thời phân công lãnh đạo phụ trách Trung tâm Chính trị cấp huyện. Hợp nhất Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Nội vụ; dự kiến tên gọi là Phòng Nội vụ và Lao động. Hợp nhất Phòng Kinh tế và Phòng Tài nguyên và Môi trường; dự kiến tên gọi là Phòng Tài nguyên và Môi trường. Đối với việc thành lập mới, chia tách, sáp nhập, kiện toàn các tổ chức cơ sở Đảng do Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện xem xét, quyết định theo thẩm quyền theo hướng: Cấp ủy gồm các đồng chí lãnh đạo và 01 đồng chí làm công tác tổ chức của cơ quan đơn vị; Bí thư là người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị mới sau sáp nhập, Phó Bí thư là cấp phó trực tiếp. Ngoài ra có thể cơ cấu thêm một số đồng chí là Bí thư Chi bộ trực thuộc (đối với Đảng bộ cơ sở), người đứng đầu các đơn vị trực thuộc tham gia cấp ủy khóa mới. Không để ngắt quãng công việc khi thực hiện sắp xếp bộ máy Bà Huỳnh Thị Thanh Phương - Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, trên cơ sở chính sách do Bộ Nội vụ ban hành, Sở Nội vụ sẽ tham mưu cho tỉnh chính sách hỗ trợ cho các đối tượng thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Quan điểm khi tham mưu thực hiện các chính sách là đảm bảo nhanh, mạnh, nổi trội, nhân văn, công bằng, hợp lý cho các đối tượng trong mối tương quan chung, đảm bảo cuộc sống và quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Hội nghị cũng đã nghe báo cáo công tác tổ chức, xây dựng Đảng năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; hướng dẫn một số nội dung công tác Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.
Các đại biểu thảo luận tại hội nghị
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi thống nhất với đề xuất phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy tỉnh. Bí thư khẳng định, đây là thời điểm quyết định, cần thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Bí thư yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đảm bảo các bước đi, nguyên tắc, công tác tư tưởng gắn với việc sắp xếp, bố trí cán bộ cho Đại hội Đảng các cấp sắp tới. Đồng thời rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong của từng cơ quan, đơn vị, với tinh thần xoá cấp trung gian, không trùng lắp chức năng nhiệm vụ và bổ sung nhiệm vụ mới. Tiếp thu chỉ đạo của Trung ương, khẩn trương xây dựng chính sách của tỉnh đủ mạnh đối với các cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh gọn, sắp xếp, đảm bảo chấp hành sự phân công của tổ chức. Tăng cường công tác tuyên truyền để tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, hệ thống chính trị và nhân dân.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu chỉ đạo tại hội nghị Bí thư lưu ý, khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy không để ngắt quãng công việc, ảnh hưởng đến tiến độ các hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đối với công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, Bí thư yêu cầu cập nhật nhanh các chỉ đạo của Trung ương liên quan đến tổ chức Đại hội, nhất là trong tình hình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Khẩn trương hoàn thiện báo cáo chính trị và công tác nhân sự. Bí thư Tỉnh ủy mong muốn và tin tưởng các cấp ủy, chính quyền tiếp tục nỗ lực bứt phá trong năm 2025 – năm có nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và của tỉnh. | 12/17/2024 12:00 PM | Đã ban hành | Hoạt động của lãnh đạo tỉnh | Tin | | Xem chi tiết | | 26-binh-duong-thong-qua-phuong-an-sap-xep-tinh-gon-to-chuc-bo-ma | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 2.272727 | 11 | | Bình Dương thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm | Bình Dương thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm | TTĐT - Sáng 07-3, tại TP. Thủ Dầu Một, Đoàn công tác Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam do ông Trần Đình Liệu – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có buổi làm việc với tỉnh Bình Dương về việc thực hiện chính sách BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn tỉnh. | Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở ngành tỉnh. Toàn cảnh buổi làm việc
Theo báo cáo của tỉnh Bình Dương, tính đến ngày 31/12/2023, so với cùng kỳ tháng 12/2022, toàn tỉnh có 1.061.394 người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 2,1%; 18.066 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 66,58%; 1.042.627 người tham gia BHTN, tăng 2,18%; 2.550.880 người tham gia BHYT, tăng 4,17%, tỷ lệ bao phủ đạt 92,09%, vượt 0,9% so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao; 432.049/437.614 học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 98,73% trên tổng số HSSV phải tham gia BHYT. Tổng số thu tính đến ngày 31/12/2023 là 26.757,6 tỷ đồng, đạt 100,08% kế hoạch năm BHXH Việt Nam giao, tăng 3,79% (976 tỷ đồng) so với năm 2022. Trong năm, đã tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng quy định cho khoảng 1.307.213 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN. Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT cho 4.985.905 lượt người, với tổng chi phí 1.970,12 tỷ đồng, tăng 12% về số lượt và tăng 17% chi phí so với năm 2022; tỷ lệ sử dụng dự toán chi KCB BHYT năm 2023 là 105,9% (1.970,12 tỷ đồng/1.860,43 tỷ đồng). Bên cạnh đó, ngành BHXH tỉnh đã phối hợp với các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh, HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho nông dân, người nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, đối tượng yếu thế trong xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025. Tại hội nghị, các huyện, thị, thành phố đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHXH, BHYT và BHTN trên địa bàn tỉnh. Trong đó, nêu rõ, phân tích những hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai, cũng như kiến nghị, đề xuất giải pháp phù hợp, hiệu quả.
Lãnh đạo TP. Dĩ An báo cáo kết quả thực hiện của
địa phương, đồng thời nêu ra các khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà cho biết, thời gian qua, Bình Dương luôn đặc biệt quan tâm, chăm lo an sinh cho người dân trên địa bàn. Từ sau dịch bệnh Covid-19, đặc biệt trong năm 2023, do các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh dẫn đến biến động về dân số, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra khi vận động người dân tham gia các loại hình bảo hiểm. Tới đây, tỉnh sẽ chỉ đạo tổ chức rà soát lại số dân; đặc biệt từng địa phương phải tổ chức tốt hơn về dịch vụ thu, không để ảnh hưởng đến quyền lợi người tham gia bảo hiểm. Ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Trần Đình Liệu – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đánh giá cao những kết quả mà BHXH tỉnh Bình Dương đạt được trong những năm qua. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt hơn, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân đạt 100% trong thời gian tới, tỉnh cần đề ra chỉ tiêu phát triển từng cấp, phân công nhiệm vụ đến từng thành viên, hoàn thiện hơn nữa bộ máy vận hành các cấp. Ông Trần Đình Liệu – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phát biểu kết luận buổi làm việc
Ông lưu ý các huyện, thị, thành phố: "Khâu nào khó vận hành phải đề xuất với tỉnh kịp thời để giải quyết thấu đáo, không để ách tắc. Bên cạnh đó, phải bảo đảm quyền lợi tuyệt đối cho người tham gia bảo hiểm, không để thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế trong khám, chữa bệnh cho người dân, không để dân bức xúc. Cùng với đó, tích cực kêu gọi mọi nguồn lực chung tay đóng góp, hỗ trợ bảo hiểm cho đối tượng nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn". | 3/7/2024 10:00 PM | Đã ban hành | Tin văn hóa - xã hội | Tin | | Xem chi tiết | | 505-binh-duong-thuc-hien-tot-cac-chinh-sach-bao-hie | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 5 | 1 | | Bình Dương xem xét các chính sách hỗ trợ, tiêu chí di dời các doanh nghiệp | Bình Dương xem xét các chính sách hỗ trợ, tiêu chí di dời các doanh nghiệp | TTĐT - Sáng 25-10, tại Trung tâm Hành
chính tỉnh Bình Dương, ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp
Ban Chỉ đạo Đề án “Điều
tra, đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ các
doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam chuyển đổi công
năng, di dời vào các khu, cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương” (gọi tắt là BCĐ).
| Theo báo cáo của Sở Công
Thương, kế hoạch di dời và tiến độ sẽ gồm 04 phân đoạn. Cụ thể, từ tháng 01/2022- 12/2023, thực hiện các công tác
chuẩn bị của tỉnh để triển khai Đề án. Tổ chức vận động doanh nghiệp, thông tin
tuyên truyền về nội dung của Đề án; xây dựng tiêu chí di dời, chính sách di dời để triển khai tổ chức thực hiện
Đề án. Từ tháng 10/2023 -
12/2023, thông báo cho các doanh nghiệp có nhu cầu và tự nguyện đăng ký để lập
danh sách thực hiện thí điểm việc chuyển đổi công năng, di dời vào các khu, cụm
công nghiệp làm cơ sở để xem xét tổ chức triển khai thực hiện theo Đề án.
Ông Nguyễn Thanh
Toàn – Giám đốc Sở Công Thương báo cáo các dự thảo quy định
Từ tháng 01/2024 – 12/2025, tổ chức thực hiện thí điểm di dời khoảng từ 10 đến 20
doanh nghiệp tự nguyện vào các khu, cụm công nghiệp thuộc địa bàn các thành phố
phía Nam của tỉnh. Hoàn thành việc xây dựng và ban hành tiêu chí di dời trong
quý II/2024. Hoàn thành việc dự thảo xây dựng chính sách di dời trình HĐND tỉnh
xem xét thông qua tại kỳ họp cuối năm 2024. Xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm
việc triển khai thí điểm chuyển đổi công năng, di dời đối với các doanh nghiệp
tự nguyện đăng ký. Từ tháng 01/2025 – 12/2027, tiếp tục tổ
chức vận động doanh nghiệp, thông tin tuyên truyền về nội dung của Đề án. Triển
khai việc chuyển đổi công năng, di dời tại TP.Dĩ An, TP.Thủ Dầu Một, TP.Tân
Uyên, TX.Bến Cát. Từ tháng 01/2028 – 12/2030, tiếp tục tổ
chức vận động doanh nghiệp, thông tin tuyên truyền về nội dung của Đề án. Thực
hiện các biện pháp để đảm bảo thực hiện Đề án theo kế hoạch. BCĐ cũng đã xem xét với đề xuất các chính sách hỗ trợ di dời đối với
các doanh nghiệp sản xuất nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam
chuyển đổi công năng, di dời vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương. Đồng thời đề xuất các
tiêu chí xác định doanh nghiệp bên ngoài khu, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam chuyển
đổi công năng, di dời vào các khu, cụm công nghiệp. Theo đó, các tiêu chí nhằm
chấm thang điểm để xác định di dời các doanh nghiệp với 04 mức: Bắt buộc
di dời; thuộc diện di dời; thuộc diện phải chuyển đổi công năng; thuộc diện
không di dời, chuyển đổi công năng. Ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận cuộc họp Phát
biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh thống nhất với việc xây
dựng chính sách hỗ trợ và tiêu chí đánh giá mức độ di dời của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, cần phải rà soát cụ thể các đề xuất về chính sách hỗ trợ theo hướng ổn
định việc làm cho người lao động, sản xuất của doanh nghiệp. Xem xét giá đất
cho thuê nhằm khuyến khích doanh nghiệp di dời, chính sách nhà ở cho công nhân
khi thực hiện di dời; chính sách đào tạo nghề cho người lao động; chính sách
miễn, giảm phí, lệ phí các thủ tục hành chính khi thực hiện di dời; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kế thừa quỹ đất đang có ở vị trí hiện tại để thực hiện theo quy hoạch. Sở Công
Thương tổng hợp các ý kiến góp ý để chỉnh sửa, bổ sung dự thảo quy định; trình
UBND tỉnh tiếp tục xem xét, thông qua vào lần họp tới.
| 10/25/2023 3:00 PM | Đã ban hành | Hoạt động của lãnh đạo tỉnh | Tin | | Xem chi tiết | xem xét, chính sách, tiêu chí, hỗ trợ, di dời doanh nghiệp | 218-binh-duong-xem-xet-cac-chinh-sach-ho-tro-tieu-chi-di-doi-cac-doanh-nghiep | True | 121000 | 0.60 | 121,000 | 1.00 | 0 | False | 1.25 | 2 | | Hội thảo chuyên đề "Nhà ở xã hội - Điểm sáng của bất động sản Bình Dương'' | Hội thảo chuyên đề "Nhà ở xã hội - Điểm sáng của bất động sản Bình Dương'' | TTĐT - Sáng 15-12, tại Trung tâm Triển lãm WTC, Hiệp hội Bất động sản tỉnh Bình Dương tổ chức Hội thảo chuyên đề "Nhà ở xã hội - Điểm sáng của bất động sản Bình Dương". | Tham dự có ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh; các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh. Theo Sở Xây dựng, hiện Bình Dương có 29 khu công nghiệp, tổng diện tích 12.600 hecta; tỷ lệ lấp đầy 91%; với gần 2 triệu lao động đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và cả nước ngoài. Với nguồn lực lao động này, nhu cầu về nhà ở là cực kỳ lớn, đặc biệt là các đối tượng công nhân, người lao động có thu nhập thấp. Căn cứ vào nhu cầu thực tế về nhà ở, bảo đảm cho công nhân và người lao động được an cư, lạc nghiệp nhằm góp phần ổn định an sinh xã hội, tạo nguồn lực và làm tiền đề cho sự phát triển bền vững, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch về phát triển nhà ở xã hội; trong đó có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, giải quyết nhu cầu nhà ở cho công nhân và người lao động có thu nhập thấp.
Toàn cảnh Hội thảo
Bình Dương được xem là tỉnh tiên phong trong việc xây dựng và đưa vào sử dụng mô hình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân mang lại nhiều hiệu quả nhất. Phát triển nhà ở xã hội tỉnh Bình Dương được các Bộ ngành Trung ương đánh giá là điểm sáng của thị trường bất động sản trong và ngoài tỉnh. Cụ thể, trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh Bình Dương đã thu hút 82 dự án phát triển NƠXH, với tổng diện tích sàn nhà ở 3,8 triệu m², đáp ứng cho 238.325 người, với tổng mức đầu tư 19.034 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2016-2020, Bình Dương đã đầu tư được 1,33 triệu m2 sàn/ 2 triệu m2sàn đạt tỷ lệ 65% kế hoạch. Bên cạnh đó, Bình Dương đã huy động được nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Điển hình là Becamex IDC, một doanh nghiệp Nhà nước, đã được tỉnh giao trọng trách xây dựng nhà ở xã hội. Với những lợi thế sẳn có về nguồn vốn, quỹ đất và hạ tầng, đã góp phần mang đến những dự án nhà ở xã hội đồng bộ, phù hợp và giá thành thấp cho người lao động.
Ông
Nguyễn Bá Phương - Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Dương
thông tin về chính sách hỗ trợ xây dựng
nhà ở xã hội
Triển khai thực hiện Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030". Tỉnh Bình Dương được Chính phủ giao chỉ tiêu phát triển 86.877 căn so với dự báo nhu cầu là 115.836 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 là 46.377 căn/61.836 căn theo dự báo; giai đoạn 2026 - 2030 là 40.500 căn/54.000 căn theo dự báo. Việc triển khai xây dựng nhà ở xã hội đáp ứng được nhu cầu nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp, chủ đầu tư cũng nhận được nhiều ưu đãi từ Nhà nước, tuy nhiên, trong thực tế triển khai xây dựng, đưa vào sử dụng nhà ở xã hội cũng gặp nhiều khó khăn và bất cập từ các cơ quan Nhà nước, các chủ đầu tư nhà ở xã hội, đối tượng sở hữu nhà ở xã hội… Tại Hội thảo, đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Bình Dương và chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp đã chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, phương án tháo gỡ và các chính hỗ trợ từ chủ đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp thuận lợi và hoàn thiện nhất. Theo ông Bùi Ngươn Phong - Chủ đầu tư nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp, dù đạt những thành công về phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, song có thể thấy, đến nay nhà ở xã hội và nhà ở công nhân chỉ mới đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu của người dân. Nguyên nhân là nhiều nhà đầu tư vẫn chưa mặn mà với xây dựng các dự án nhà ở xã hội như: thiếu quỹ đất, khó tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi, thủ tục pháp lý kéo dài và chủ đầu tư còn bị khống chế lợi nhuận. Bên cạnh đó, đối tượng mua nhà ở xã hội cũng rất khó tiếp cận, bởi các ràng buộc về điều kiện thụ hưởng như thu nhập, địa chỉ thường trú, thời hạn đóng bảo hiểm. | 12/15/2023 6:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Tin | | Xem chi tiết | Hội thảo, nhà ở xã hội, bất động sản Bình Dương | 79-hoi-thao-chuyen-de-nha-o-xa-hoi-diem-sang-cua-bat-dong-san-binh-duong | False | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | | | Tập đoàn IHI (Nhật Bản) mong muốn đầu tư hạ tầng giao thông tại Bình Dương | Tập đoàn IHI (Nhật Bản) mong muốn đầu tư hạ tầng giao thông tại Bình Dương | TTĐT - Sáng 27-12, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với ông Yoshii Konosuke - Giám đốc Phát triển Kinh doanh Việt Nam, Ban Kinh doanh kiêm Giám đốc Phát triển kinh doanh quốc tế, Ban Hạ tầng kiêm Trưởng đại diện Tập đoàn IHI - Văn phòng Hà Nội. | Tại buổi tiếp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, với môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn, trong những năm gần đây Bình Dương luôn là một trong số những tỉnh, thành dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Toàn cảnh buổi tiếp
Lũy kế đến ngày 15/12/2024, toàn tỉnh có 4.390 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 42 tỷ đô la Mỹ. Bình Dương hiện đứng thứ 02 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chỉ sau TP.Hồ Chí Minh. Nhật Bản hiện đứng thứ 02 trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Bình Dương với tổng số vốn gần 6 tỷ đô la Mỹ. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là sản xuất linh kiện điện tử, mạch và chíp điện tử, lắp ráp ô tô, sắt thép, các ngành công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ thương mại...
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh (bìa phải) tiếp ông Yoshii Konosuke - Giám đốc Phát triển Kinh doanh Việt Nam, Ban Kinh doanh kiêm Giám đốc Phát triển kinh doanh quốc tế, Ban Hạ tầng kiêm Trưởng đại diện Tập đoàn IHI – Văn phòng Hà Nội
Ông Yoshii Konosuke cho biết, IHI là Tập đoàn Công nghiệp nặng của Nhật Bản có lịch sử hơn 170 năm phát triển đa lĩnh vực với trụ cột gồm các ngành năng lượng - môi trường, xây dựng hạ tầng, thiết bị công nghiệp và hàng không - vũ trụ - quốc phòng. Tại Việt Nam, IHI đã và đang tham gia vào hàng loạt công trình hạ tầng lớn của Việt Nam, như các dự án xây dựng cầu Nhật Tân (Hà Nội), cầu Bính (Hải Phòng), cải tạo hệ thống đường sắt Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh, dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (Khánh Hòa). Thời gian qua, Tập đoàn IHI đã chủ động nghiên cứu hiện trạng và đánh giá cao tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương. Tập đoàn mong muốn tham gia vào quá trình phát triển năng động của tỉnh, trong đó trọng tâm là lĩnh vực hạ tầng giao thông, công nghệ cao, công nghiệp xanh gắn với định hướng phát triển của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh tặng quà lưu niệm cho ông Yoshii Konosuke Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh hoan nghênh Tập đoàn IHI đến đầu tư tại Bình Dương, đặc biệt về lĩnh vực hạ tầng giao thông và công nghệ cao. Ông cam kết luôn đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn IHI triển khai các hoạt động hợp tác đầu tư, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của của tỉnh.
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm
| 12/27/2024 6:00 PM | Đã ban hành | Đầu tư phát triển; Tin kinh tế | Tin | | Xem chi tiết | Bình Dương, Tập đoàn IHI, đầu tư hạ tầng giao thông | 371-tap-doan-ihi-nhat-ban-mong-muon-dau-tu-ha-tang-giao-thong-tai-binh-duon | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 0 | 1 | | Triển khai đồng bộ, hiệu quả Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 | Triển khai đồng bộ, hiệu quả Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 | TTĐT - Đó là ý kiến chỉ đạo của ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp với các sở ngành về Kế hoạch triển khai Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch tổ chức Lễ công bố Quy hoạch tỉnh. | Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 790/QĐ-TTg ngày 03/8/2024. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu xây dựng Kế hoạch tổ chức Lễ công bố Quy hoạch tỉnh; Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch và Kế hoạch tổng rà soát Quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án.
Toàn cảnh cuộc họp
Lễ công bố Quy hoạch tỉnh gắn với xúc tiến đầu tư và các sự kiện quan trọng của tỉnh nhằm giới thiệu các lợi thế, tiềm năng phát triển cũng như định hướng thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian tới; huy động tối đa các nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân. Dự kiến tỉnh sẽ tổ chức Lễ công bố vào khoảng cuối tháng 9/2024, gồm chuỗi các sự kiện: Hội nghị xúc tiến đầu tư và công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; quảng bá TOP 1 ICF, trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư và công bố một số dự án; khởi công Khu phức hợp WTC Bình Dương (Vòng xoay A1); Triển lãm năng lượng và tự động hóa toàn cầu…
Đại diện Tổng công ty Becamex IDC báo cáo công tác tổ chức Lễ công bố Quy hoạch
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh yêu cầu các sở ngành tiếp tục tham gia xây dựng, góp ý Kế hoạch triển khai Quy hoạch tỉnh với từng nội dung cụ thể trong phạm vi chức năng quản lý để Quy hoạch tỉnh được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Ưu tiên bố trí và huy động, sử dụng tối đa các nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân trong giai đoạn tới. Giao Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chuẩn bị các khâu, đảm bảo tổ chức Lễ công bố Quy hoạch tỉnh được chu đáo với các nội dung thiết thực, hiệu quả, có tính lan tỏa. | 8/19/2024 6:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Tin | | Xem chi tiết | triển khai, quy hoạch tỉnh Bình Dương, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 | 859-trien-khai-dong-bo-hieu-qua-quy-hoach-tinh-binh-duong-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam-205 | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 1.666667 | 3 | | Ngành Nông nghiệp tăng tốc với mục tiêu nông dân ấm no hơn, nông thôn hiện đại hơn, nông nghiệp tiên tiến hơn | Ngành Nông nghiệp tăng tốc với mục tiêu nông dân ấm no hơn, nông thôn hiện đại hơn, nông nghiệp tiên tiến hơn | TTĐT - Chiều 27-12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | Tham dự tại điểm cầu Bình Dương có ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Năm 2024, giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt mức tăng trưởng 3,3%, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%; số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 78,7%; tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp quy chuẩn đạt 58%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thuỷ sản đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 18,7% so với năm 2023; xuất siêu tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ đô la Mỹ, tăng 46,8%. Cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch, điều chỉnh phù hợp, tích hợp đa giá trị, hiệu quả hơn gắn với thị trường, tăng tỷ trọng các tiểu ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và giá trị cao.
Đại biểu tham dự tại điểm cầu Bình Dương
Ngành chuyển đổi mạnh tư duy sang kinh tế nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng hàng nông sản. Từng bước thay đổi từ cách tiếp cận nông nghiệp "nâu" sang nông nghiệp "xanh", tăng cường áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Đã tổ chức triển khai có hiệu quả Đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Ngành xác định một số chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2025: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,3-3,4%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản 64-65 tỷ đô la Mỹ; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 80%; có 325 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 42,02%; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn 60%.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng (bìa phải) cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bình Dương
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao nỗ lực, kết quả, thành tựu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đạt được, đóng góp quan trọng vào thành tựu, kết quả chung của cả nước trong năm 2024. Thủ tướng yêu cầu ngành tăng tốc, bứt phá, với mục tiêu nông dân phải được ấm no, hạnh phúc hơn; nông thôn hiện đại hơn; nông nghiệp tiên tiến hơn. Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo 3 nhóm trục sản phẩm chủ lực, theo các ngành, lĩnh vực và cơ cấu lại sản xuất theo vùng; thực hiện hiệu quả Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" - OCOP. Ngành Nông nghiệp phải tổ chức lại sản xuất theo hướng phát triển bền vững dựa trên tiềm năng và lợi thế so sánh, ứng dụng công nghệ cao, tập trung phát triển các sản phẩm có chất lượng, lợi thế. Cùng với đó, phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; tăng cường liên kết 5 nhà (nhà nông - Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà băng) với nòng cốt là liên kết nhà nông - nhà doanh nghiệp; tham gia hiệu quả vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Để phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam trong tiến trình đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, Thủ tướng lưu ý coi trọng thị trường nội địa, có chiến lược đưa hàng hóa từ nông thôn về thành thị, xây dựng thương hiệu nông sản Việt; tranh thủ lợi thế từ các FTAs, nhất là EVFTA để cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường, tháo gỡ rào cản để thâm nhập thị trường mới; rà soát quy trình quản lý Nhà nước có liên quan để cắt giảm thủ tục, minh bạch hóa thông tin, thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý chuyên ngành… | 12/27/2024 8:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Tin | | Xem chi tiết | Ngành Nông nghiệp, tăng tốc, nông thôn hiện đại hơn, nông nghiệp tiên tiến hơn | 992-nganh-nong-nghiep-tang-toc-voi-muc-tieu-nong-dan-am-no-hon-nong-thon-hien-dai-hon-nong-nghiep-tien-tien-ho | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | | | Ngành Kế hoạch và Đầu tư triển khai nhiệm vụ, giải pháp năm 2025 | Ngành Kế hoạch và Đầu tư triển khai nhiệm vụ, giải pháp năm 2025 | TTĐT - Sáng 28-12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư. | Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự tại điểm cầu Bình Dương có ông Bùi Minh Thạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2024, Bộ đã hoàn thành nhiệm vụ báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội thông qua 5 nghị quyết, 2 luật và nghiên cứu để tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi Luật Doanh nghiệp, xây dựng Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và chỉ
đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm
vụ năm 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư
Trong đó, Luật Đầu tư công (sửa đổi) đã xác định 5 nhóm chính sách lớn theo tinh thần đột phá, cải cách trong quản lý, sử dụng nguồn lực đầu tư công, tháo gỡ ngay các vướng mắc, điểm nghẽn. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu đã xác định 9 nhóm chính sách lớn theo tinh thần tập trung sửa đổi những quy định có mâu thuẫn, đang gây vướng mắc để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; đồng thời, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, phù hợp với các điều ước, cam kết quốc tế của Việt Nam.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Dương
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách, xây dựng các kịch bản tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Triển khai các biện pháp nhằm tiếp tục thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao; thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi, gia tăng niềm tin và khơi dậy tinh thần kinh doanh, tinh thần sáng tạo và bản lĩnh của doanh nghiệp. Một dấu ấn của ngành trong năm 2024 là việc thúc đẩy hợp tác thành công với các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như NVIDIA trong nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để khai thác tối đa tiềm năng của lĩnh vực chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), góp phần định hình tương lai công nghệ, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
Ông Bùi Minh Thạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bình Dương
Xác định năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch 5 năm, năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và phải củng cố, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2026 - 2030, Bộ đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 với 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu… Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao, biểu dương sự nỗ lực và những kết quả của ngành Kế hoạch và Đầu tư đã góp phần quan trọng trong thành tựu phát triển chung của đất nước. Về các nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu toàn ngành cần làm tốt hơn nữa công tác điều hành; nâng cao hiệu quả phân bổ, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh cải cách, nhất là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tăng năng suất lao động, phát triển các mô hình kinh tế mới…
Thủ
tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát
biểu chỉ đạo hội nghị
Cùng với đó, tiếp tục rà soát cơ chế chính sách để kịp thời tham mưu điều chỉnh, xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra trong quản lý đầu tư công, rà soát, sửa đổi theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công, phân nhiệm bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả hoạt động; phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả… | 12/28/2024 3:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Tin | | Xem chi tiết | Ngành Kế hoạch và Đầu tư, triển khai nhiệm vụ, giải pháp năm 2025 | 809-nganh-ke-hoach-va-dau-tu-trien-khai-nhiem-vu-giai-phap-nam-202 | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | | | Phấn đấu hoàn thành mục tiêu đưa vào khai thác 3.000 km đường bộ cao tốc | Phấn đấu hoàn thành mục tiêu đưa vào khai thác 3.000 km đường bộ cao tốc | TTĐT - Chiều 30-12, tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Trần Hồng Hà – Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. | Tham dự tại điểm cầu Bình Dương có lãnh đạo Sở GTVT cùng các sở ngành. Năm 2024, Bộ GTVT đã được giao khoảng 75.481 tỷ đồng, dự kiến hết tháng 12/2024, Bộ sẽ giải ngân khoảng 60.200 tỷ đồng, đạt 80% kế hoạch và phấn đấu hết niên độ tài chính đạt 95% kế hoạch. Bộ GTVT đã khởi công 10 dự án; đã hoàn thành, đưa vào khai thác 8 dự án; nhiều vướng mắc, khó khăn phức tạp đã được tập trung xử lý, tháo gỡ như giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu phục vụ các dự án, đến nay tiến độ các dự án trọng điểm được bảo đảm. Hoạt động vận tải tiếp tục giữ được đà tăng trưởng ổn định. Năm 2024, sản lượng vận chuyển hàng hóa tăng 14,5%, sản lượng hành khách tăng 11,2% so với cùng kỳ. Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tiếp tục được triển khai quyết liệt, đồng bộ, kịp thời...
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Dương
Về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, quy hoạch, trong năm 2024, Bộ GTVT đã ban hành 33 thông tư theo thẩm quyền; hoàn thiện 5 quy hoạch ngành quốc gia. Đáng chú ý, Bộ đã tham mưu Chính phủ hoàn thiện đề án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam và đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 vừa qua. Năm 2025, ngành GTVT xác định một số nhiệm vụ trọng tâm: Khối lượng luân chuyển hàng hóa tăng 9%, luân chuyển hành khách tăng 10%; khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đạt 900 triệu tấn. Giải ngân trên 95% kế hoạch năm 2025 được cấp có thẩm quyền phân bổ, giao dự toán; khởi công 19 dự án, hoàn thành 50 dự án giao thông. Trong đó, hoàn thành các dự án thành phần, nối thông tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và cùng với các địa phương hoàn thành một số dự án đường bộ cao tốc để hoàn thành mục tiêu đưa vào khai thác 3.000 km đường bộ cao tốc; hoàn thành, cơ bản nối thông đường Hồ Chí Minh; cơ bản hoàn thành Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành… Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao các kết quả ngành GTVT đã đạt được trong năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị trong năm 2025, ngành tập trung phát triển giao thông vận tải đồng bộ hiện đại có tính kết nối cao giữa các phương thức giao thông; tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương thực hiện các đề án phát triển các phương thức giao thông có tính kết nối liên vùng và với quốc tế… Đồng thời hoàn thiện thể chế liên quan đến phát triển hệ thống đường sắt quốc gia kết nối vùng và quốc tế, đường sắt đô thị, cảng biển góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới. Xác định được các dự án trọng điểm, tiếp tục cải cách thể chế, nhất là ưu tiên tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án đối với lĩnh vực hàng hải, hàng không, đường sắt… | 12/30/2024 8:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Tin | | Xem chi tiết | Ngành Giao thông vận tải, khởi công 19 dự án, hoàn thành 50 dự án, năm 2025 | 749-phan-dau-hoan-thanh-muc-tieu-dua-vao-khai-thac-3-000-km-duong-bo-cao-to | False | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | | | Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân | Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân | TTĐT - Sáng 31-12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề " Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới". | Hội nghị do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Tại điểm cầu Bình Dương, tham dự có ông Bùi Minh Thạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị
Phát biểu định hướng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cuộc đối thoại nhằm tri ân nông dân, các hợp tác xã, những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có đóng góp rất quan trọng trong năm 2024. Chủ đề đối thoại năm nay cho thấy tinh thần, khí thế của Hội Nông dân. Thủ tướng đề nghị các đại biểu bám sát chủ đề để phát biểu, chia sẻ, cùng cầu thị lắng nghe, chung tay, chung sức, đồng lòng để phát triển đất nước. Điều này cũng góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tăng cường lắng nghe để hoạch định và thực thi chính sách, thấu hiểu, chia sẻ những khó khăn và thuận lợi, phát huy truyền thống tốt đẹp, hiệu quả tích cực trong những năm qua.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Dương Trong bối cảnh đất nước đạt kết quả tích cực trên tất cả lĩnh vực của năm 2024, Thủ tướng đề nghị cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, mạnh mẽ, tự tin hơn để bước vào kỷ nguyên mới. Năm 2025 cũng là năm phải tăng tốc, bứt phá, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải nỗ lực, nông dân cũng phải tăng tốc, bứt phá. Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu nhiều ý kiến, kiến nghị, chia sẻ các vấn đề nông dân quan tâm: Nhà nước cần có cơ chế, chính sách mạnh mẽ hơn để thúc đẩy và phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Cần ban hành cơ chế, chính sách đủ mạnh để khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ khôi phục, phục hồi sản xuất nông nghiệp do tác động tiêu cực từ thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu; các chính sách về bảo hiểm nông nghiệp. Các giải pháp, biện pháp cụ thể nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng với yêu cầu về trình độ, chất lượng của lao động nông thôn, thích ứng với quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp… Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam là hoạt động thường niên do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam. Trước hội nghị này, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức các diễn đàn, kênh tiếp nhận câu hỏi, ý kiến, đề xuất của nông dân, các hợp tác xã, chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, đã có khoảng 3.000 câu hỏi, ý kiến, đề xuất được gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. | 12/31/2024 5:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Tin | | Xem chi tiết | Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đối thoại, nông dân | 313-thu-tuong-chinh-phu-pham-minh-chinh-doi-thoai-voi-nong-da | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | | | Triển khai nhiệm vụ Tài chính-Ngân sách Nhà nước năm 2025 | Triển khai nhiệm vụ Tài chính-Ngân sách Nhà nước năm 2025 | TTĐT - Chiều 31-12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ Tài chính - Ngân sách Nhà nước năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. | Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến các điểm cầu trong cả nước. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bình Dương.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Dương
Theo báo cáo, năm 2024, Bộ Tài chính đã chủ động, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ Tài chính - Ngân sách nhà nước (NSNN) được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả thu NSNN năm 2024 ước đạt khoảng 2.025,4 ngàn tỷ đồng, bằng 119,1% so với dự toán, tăng 15,5% so với năm 2023. Đáng chú ý, với việc thực hiện đồng bộ các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất… đã thiết thực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi, ổn định và phát triển sản xuất. Năm 2024 là năm thứ 11 tiếp tục ghi nhận sự thành công trong công tác quản lý, điều hành giá, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra. Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đề xuất, trình cấp thẩm quyền ban hành các chính sách tài khóa chủ động, mở rộng hợp lý, hiệu quả, có trọng tâm,trọng điểm, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và đời sống người dân; đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu tham luận tại hội nghị
Phát biểu tham luận tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, năm 2025, tỉnh Bình Dương sẽ tập trung thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý thu NSNN, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất, đảm bảo nguồn lực phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân đầu tư công, gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công tuân thủ pháp luật, hiệu quả, chống lãng phí, tiêu cực. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của toàn ngành Tài chính trong năm 2024, góp phần quan trọng vào kết quả, thành tích chung của đất nước, kinh tế vĩ mô ổn định, bảo đảm an sinh xã hội. Thủ tướng yêu cầu, năm 2025, ngành Tài chính tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về thu NSNN, tăng cường quản lý thu, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất, bảo đảm nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Quản lý chi NSNN chặt chẽ, tăng cường tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng NSNN; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính; tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại chi NSNN, gắn với các mục tiêu về tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững. Đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, chú trọng nguồn đầu tư hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia, kết nối vùng và liên vùng. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - NSNN; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính Nhà nước gắn với huy động các nguồn lực xã hội vàđẩy mạnh sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Đồng thời, bảo đảm sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. | 12/31/2024 8:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Tin | | Xem chi tiết | | 186-trien-khai-nhiem-vu-tai-chinh-ngan-sach-nha-nuoc-nam-202 | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 3 | 1 | | Bình Dương trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 dự án | Bình Dương trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 dự án | TTĐT - Chiều 02-01, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh, UBND tỉnh tổ chức Lễ trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp đầu tư tại Bình Dương. | Tham dự có ông Võ Văn Minh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp.
Đại biểu tham dự buổi lễ Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn các nhà đầu tư đã chọn Bìinh Dương để đầu tư phát triển. Trong năm 2024 vừa qua, tỉnh Bình Dương tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu cả nước. Với môi trường kinh doanh thuận lợi, sự đồng hành tích cực của chính quyền cùng doanh nghiệp và hệ thống hạ tầng không ngừng được nâng cấp, tỉnh đã thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Kết quả này góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tạo động lực để tỉnh tiếp tục vươn lên trong khu vực và quốc tế.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh phát biểu khai mạc buổi lễ
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh mong muốn các nhà đầu tư tiếp tục chung tay đồng hành cùng tỉnh quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 02 con số trong năm 2025 và những năm tiếp theo. Để tiếp tục là điểm đến đầy tiềm năng của các nhà đầu tư, bên cạnh việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, Bình Dương luôn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, bền vững.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh và ông Nguyễn Thanh Toàn - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và tặng hoa cho các doanh nghiệp Tại buổi lễ, lãnh đạo tỉnh đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 20 dự án và trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 03 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,6 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, có những dự án có vốn đầu tư cao như Công ty cổ phần QP Township với hơn 3.800 tỷ đồng; Công ty cổ phần Bất động sản Bắc Bình Dương với hơn 3.700 tỷ đồng; Công ty TNHH Tổ chức nhà Quốc gia Vĩnh Phú với hơn 3.400 tỷ đồng; Công ty cổ phần Bất động sản Tân Việt Phát với hơn 3.200 tỷ đồng… Về dự án điện, Bình Dương cũng trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia với dự án trạm biến áp 220kv Bến Cát 2 và các đường dây đấu nối, vốn đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng; Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia với dự án trạm biến áp 220kv Bình Mỹ và đấu nối, vốn đầu tư 441 tỷ đồng; Tổng công ty Điện lực miền Nam với dự án lộ ra 110kV trạm 220kv Tân Định 2, vốn đầu tư 247 tỷ đồng. Về dự án khu công nghiệp, lãnh đạo tỉnh trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty cổ phần Công nghiệp An Điền với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Rạch Bắp mở rộng 360 hecta, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Lãnh đạo tỉnh trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và tặng hoa cho các doanh nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được trao cho 03 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước với tổng số vốn 573 tỷ đồng. Cụ thể, dự án sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa của Công ty TNHH In Toàn Phát, vốn đầu tư 150 tỷ đồng tại Khu công nghiệp VSIP III (TP.Tân Uyên); dự án sản xuất thực phẩm (các loại bột trộn sẵn, bơ, pho mát, nhân bánh) của Công ty TNHH Thực phẩm Farina, vốn đầu tư 170 tỷ đồng tại Khu công nghiệp VSIP III trên địa bàn xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên; dự án nhà xưởng cho thuê của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Vista tại Khu công nghiệp Sóng Thần III (TP.Thủ Dầu Một), vốn đầu tư 253 tỷ đồng. | 1/2/2025 9:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Tin | | Xem chi tiết | Bình Dương, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư | 726-binh-duong-trao-quyet-dinh-chap-thuan-chu-truong-dau-tu-giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu-cho-23-du-a | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | 2.5 | 4 | | Bình Dương: Tỷ lệ đô thị hóa đạt gần 85% | Bình Dương: Tỷ lệ đô thị hóa đạt gần 85% | TTĐT - Chiều 08-01, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Đoàn công tác của Bộ Xây dựng phối hợp cùng Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã làm việc với Sở Xây dựng về các kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh. | Đoàn công tác gồm ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; ông Trần Quốc Thái - Cục Trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng cùng các thành viên của Bộ Xây dựng và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Toàn cảnh buổi làm việc
Tại buổi làm việc, ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng đã thông tin về những kế hoạch, định hướng để Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030; kết quả triển khai Đề án Thành phố thông minh Bình Dương; công tác cải tạo chỉnh trang đô thị; đầu tư xây dựng khu đô thị mới. Theo đó, đến nay, Bình Dương có 01 đô thị loại I, 01 đô thị loại II, 03 đô thị loại III và 05 đô thị loại V. Hiện 03 đô thị (Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát) đang tổ chức lập đề án nâng loại lên đô thị loại II. Tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt gần 85%.
Ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng báo cáo tại buổi làm việc Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh khá cao nhưng chất lượng đô thị chưa tương xứng với tốc độ phát triển và nhu cầu an cư của người dân; hệ thống kết cấu hạ tầng của khu dân cư, khu nhà ở trên địa bàn tỉnh còn còn yếu kém, thiếu đồng bộ và chưa được đầu tư hoặc đầu tư nhưng chưa đạt chuẩn theo quy định. Tỉnh đã và đang tập trung thực hiện công tác cải tạo chỉnh trang đô thị với trọng tâm là chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thiết yếu các khu dân cư trong đô thị và nông thôn. Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND tỉnh trình Tỉnh ủy xem xét ban hành Nghị quyết về chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thiết yếu các khu dân cư trong đô thị và nông thôn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh với trọng tâm là phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và huy động mọi nguồn lực trong công tác chỉnh trang, cải tạo nâng cấp chất lượng đô thị và nông thôn; gắn với thực hiện hiệu quả phong trào "Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm". Hiện nay, tỉnh đang tập trung triển khai đầu tư các công trình trọng điểm để tạo nền tảng thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội như: Dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh; dự án đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh; dự án BOT nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13; đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương...
Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy Ban Kinh tế Quốc hội đánh giá cao những kết quả Bình Dương đạt được trong xây dựng và phát triển đô thị thời gian qua. Ông bày tỏ tin tưởng Bình Dương sẽ sớm đạt các tiêu chí trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030. Đồng thời, ông đề nghị giảm thiểu tối đa các quy trình, thủ tục để nhanh chóng triển khai hiệu quả Đề án Thành phố thông minh Bình Dương và cải tạo, chỉnh trang đô thị. Trước đó, Đoàn công tác đã khảo sát, tìm hiểu hiện trạng đầu tư xây dựng phát triển đô thị ở Khu đô thị sinh thái Chánh Mỹ (TP.Thủ Dầu Một), Khu đô thị gắn với các Khu công nghiệp VSIP, Becamex IDC; tham quan Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) Bình Dương.
Đoàn công tác tham quan Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) Bình Dương
| 1/9/2025 10:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Tin | | Xem chi tiết | Bình Dương, Đoàn công tác của Bộ Xây dựng phối hợp cùng Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Sở Xây dựng | 453-binh-duong-ty-le-do-thi-hoa-dat-gan-85 | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | | | Bình Dương: Gỡ khó trong phân loại chất thải rắn tại nguồn | Bình Dương: Gỡ khó trong phân loại chất thải rắn tại nguồn | TTĐT - Chiều 13-01, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, ông Bùi Minh Thạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì họp nghe Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện và những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị trong công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn. | Tham dự có đại diện các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh.
Toàn cảnh
cuộc họp
Theo báo cáo, hiện nay toàn bộ CTRSH trên địa bàn tỉnh đều thu gom, vận chuyển đến Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương để xử lý. Tổng khối lượng CTRSH tiếp nhận tại đây trong năm 2024 khoảng 2.342 tấn/ngày (đạt tỷ lệ 98,8% khối lượng CTRSH phát sinh). Trong đó, xử lý bằng phương pháp tái chế làm phân compost khoảng 2.152 tấn/ngày (đạt tỷ lệ 93%), chôn lấp hợp vệ sinh khoảng 46,5 tấn/ngày (đạt tỷ lệ 2%), đốt thu hồi năng lượng khoảng 70,3 tấn/ngày (đạt tỷ lệ 3%), còn lại là xử lý nước rỉ rác và tái chế phế liệu chiếm tỷ lệ khoảng 2%. Trên địa bàn tỉnh có 05/09 địa phương đã quy hoạch, bố trí điểm tập kết CTRSH gồm: Thủ Dầu Một (hiện tại có 05 điểm, sẽ quy hoạch thêm 05 điểm), Dầu Tiếng (hiện tại có 03 điểm, sẽ quy hoạch thêm 01 điểm), Bắc Tân Uyên (có 10 điểm), Phú Giáo (có 26 điểm), Bàu Bàng (có 07 điểm); 04 địa phương chưa quy hoạch, bố trí điểm tập kết là Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên. Các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền liên quan đến công tác phân loại CTRSH tại nguồn; tổ chức biên soạn, in ấn và cấp phát các tài liệu tuyên truyền về phân loại CTRSH tại nguồn đến các hội đoàn thể, trường học và các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; lồng ghép các nội dung về phân loại CTRSH tại nguồn trong các hoạt động như: Ngày môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; thành lập các tổ tuyên truyền về phân loại CTRSH tại nguồn... Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Đoàn công tác tham quan, học tập kinh nghiệm việc triển khai thí điểm sử dụng bao bì chứa đựng CTRSH sau phân loại tại TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, hiện nay Sở đang phối hợp với UBND cấp huyện nghiên cứu triển khai việc sử dụng bao bì chứa đựng CTRSH sau phân loại trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các cơ quan, đoàn thể, địa phương, người dân đã dần nhận thức, tiếp cận về phân loại CTRSH tại nguồn và tạo được hiệu ứng trong cộng đồng thông qua các công tác tuyên truyền; tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt 98,8%.
Đại diện các sở, ngành, địa phương góp ý tại cuộc họp
Tuy nhiên, một số địa phương chưa quy hoạch, bố trí trạm trung chuyển CTRSH hoặc đã quy hoạch trạm trung chuyển nhưng chưa bố trí kinh phí để triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động; chưa có kế hoạch cụ thể đối với việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn cồng kềnh và chất thải nguy hại. Đa số các đơn vị thu gom, vận chuyển CTRSH có nhân lực và năng lực tài chính hạn chế, nhất là lực lượng thu gom rác thải dân lập từ hộ gia đình, cá nhân... chưa thể đầu tư nâng cấp phương tiện; thiết bị đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật bảo vệ môi trường để phù hợp với việc thu gom CTRSH sau phân loại và tham gia đấu thầu. Để gỡ khó cho công tác phân loại CTRSH tại nguồn, Bình Dương kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn cụ thể về hình thức bao bì đựng CTRSH; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thẩm quyền quản lý, ban hành định mức kỹ thuật đối với hoạt động vệ sinh môi trường công cộng để địa phương có cơ sở thực hiện. Kiến nghị Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp thẩm định, tính giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Thạnh phát biểu kết luận cuộc họp
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Minh Thạnh đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng quy định về mức giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh trong quý I năm 2025. Các huyện, thành phố quy hoạch đất dành cho thu gom, xử lý CTRSH, tránh ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, các huyện, thành phố cần chuyển đổi, hiện đại hoá các phương tiện thu gom, vận chuyển rác dân lập và giữ ổn định lâu dài trong việc ký kết với các đơn vị này. Song song đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền về việc ban hành đơn giá dịch vụ mới thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh để người dân nắm bắt kịp thời và tạo sự đồng thuận trong xã hội. | 1/13/2025 6:00 PM | Đã ban hành | Tin kinh tế | Tin | | Xem chi tiết | Bình Dương, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn | 934-binh-duong-go-kho-trong-phan-loai-chat-thai-ran-tai-nguo | True | 121000 | 0.00 | 121,000 | 0.00 | | False | | |
|