Tin tức sự kiện
Thứ 7, Ngày 10/08/2024, 19:00

Tham dự có ông Nguyễn Văn Nên – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh; ông Trần Hồng Hà – Phó Thủ tướng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ.

 

Toàn cảnh hội nghị

Về phía tỉnh Bình Dương, tham dự có ông Nguyễn Văn Lợi – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Văn Dành – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh.

Đông Nam bộ đứng đầu cả nước về thu hút FDI

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ trong 7 tháng đầu năm 2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong 7 tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam bộ đạt 5,58%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước, chỉ cao hơn vùng Tây Nguyên (3,86%). Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt trên 452.000 tỷ đồng, chiếm 44,3% tổng thu ngân sách Nhà nước, đứng thứ 2 sau vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm gần 51,1%). Giá trị xuất khẩu đạt trên 59,2 tỷ đô la Mỹ, chiếm 31% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, đứng thứ 2 sau vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm gần 35%).

Trong đó, Chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Bình Dương tăng 5,74% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 18,8 tỷ  đô la Mỹ, tăng 8,6% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 13,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 10,6% so với cùng kỳ.

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì Hội nghị lần thứ 4 của Hội đồng

Trong 7 tháng, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động của Đông Nam bộ lớn nhất trong 6 vùng kinh tế với 58.246 doanh nghiệp, tăng 9,8%. Vùng Đông Nam bộ tiếp tục dẫn đầu cả nước về cả số dự án và tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tính đến hết ngày 20/7/2024, tương ứng 20.701 dự án và 187,4 tỷ đô la Mỹ, trong đó, TP. Hồ Chí Minh đứng thứ nhất cả nước, chiếm gần 32% số dự án và gần 12% tổng số vốn đăng ký. Trong đó, tỉnh Bình Dương đã thu hút được 1 tỷ 065 triệu đô la Mỹ vốn FDI, với 110 dự án đầu tư mới (487 triệu đô la Mỹ), 81 dự án điều chỉnh tăng vốn (566 triệu đô la Mỹ).

Tính đến nay, vùng có 6/6 địa phương đã hoàn thành lập, trình thẩm định quy hoạch và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 5/6 quy hoạch tỉnh (Quy hoạch TP.Hồ Chí Minh chưa phê duyệt).

 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 790/QĐ-TTg ngày 03/8/2024; trong đó tỉnh đã đề ra 05 nhiệm vụ trọng tâm, 07 giải pháp, 07 phương án tổ chức thực hiện quy hoạch tích hợp đưa tỉnh Bình Dương trở thành địa phương phát triển năng động, toàn diện của vùng. Dự kiến, tỉnh sẽ tổ chức lễ công bố Quy hoạch tỉnh kết hợp với Hội nghị xúc tiến đầu tư và một số sự kiện liên quan mang tầm quốc tế và khu vực trong tháng 9/2024.

Các Bộ và địa phương trong vùng đang tích cực và từng bước thực hiện có hiệu quả các dự án hạ tầng lớn như: Cao tốc Chơn Thành - Đức Hòa, Phan Thiết - Dầu Giây - Long Thành - Bến Lức, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; Cảng hàng không quốc tế Long Thành, mở rộng Cảng hàng không Tân Sơn Nhất; đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh và các tuyến đường cao tốc, quốc lộ trên địa bàn.

Hội nghị cũng nghe Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án hình thành và đẩy mạnh phát triển Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo tại TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai. Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án xây dựng vùng động lực công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, các sản phẩm Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm, phát triển công nghiệp CNTT tại vùng động lực trên cơ sở liên kết của cả vùng, lấy TP.Hồ Chí Minh là vùng lõi theo định hướng nghiên cứu - phát triển công nghệ, tập trung các hoạt động sản xuất công nghệ cao có giá trị gia tăng và dần dịch chuyển các hoạt động sản xuất quy mô công nghiệp ra các tỉnh vùng động lực. Tận dụng và phát huy tiềm năng lợi thế của từng địa phương, từng khu vực để tạo tác động tương hỗ, lan tỏa phát triển công nghiệp CNTT cho toàn vùng. Thu hút đầu tư FDI sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, IoT, AI có chọn lọc; trong đó ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, thực hiện công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị sản xuất, có hoạt động nghiên cứu và phát triển, có liên doanh sản xuất với các doanh nghiệp Việt Nam.

Tập trung triển khai các dự án liên kết vùng

Thời gian qua, các tỉnh, thành phố đã tập trung triển khai các dự án kết cấu hạ tầng quan trọng, có tính liên kết vùng, nhằm thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ và Quy hoạch vùng Đông Nam bộ đã được phê duyệt.

Báo cáo tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cho biết, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã tập trung triển khai quyết liệt, toàn diện các dự án cao tốc, vành đai thuộc quản lý của Trung ương nhưng giao cho địa phương triển khai đầu tư. Tính đến nay, tỉnh Bình Dương dự kiến bố trí hơn 33.000 tỷ đồng cho các dự án đường Vành đai 3, Vành đai 4 và cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Ngoài ra, tỉnh đã nhiều lần thống nhất với các địa phương trong vùng Đông Nam bộ xác định các hướng tuyến kết nối các tỉnh, thành phố giáp ranh trong vùng, hướng tuyến kết nối ra sân bay (Tân Sơn Nhất, Long Thành), cảng biển (Cái Mép - Thị Vải); có phương án đầu tư phát triển ga Sóng Thần (Dĩ An) thành trung tâm vận chuyển hàng hóa trọng điểm của vùng Đông Nam bộ, từ đó hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt từ Bình Dương sẽ kết nối với các tỉnh, thành từ Nam ra Bắc.

 

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại hội nghị

Cụ thể, Dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh cơ bản đã khởi công các dự án xây lắp, trong đó đoạn qua tỉnh Bình Dương khởi công 4/4 gói thầu, đạt 13,7%. Tỉnh Bình Dương đang khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư bổ sung các nhánh nút giao Tân Vạn và 02 cầu song hành tại cầu Bình Gởi bắc qua sông Sài Gòn.

Tuy nhiên, hiện nay, khó khăn trong việc triển khai dự án là nguồn vật liệu cát đắp nền đường thường xuyên bị gián đoạn không ổn định dẫn đến tiến độ thi công hạng mục đắp cát nền đường bị chậm. Do đó, Bình Dương kiến nghị Bộ Giao thông vận tải, UBND TP.Hồ Chí Minh tiếp tục làm việc với UBND các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre và các địa phương liên quan sớm giải quyết các thủ tục cấp phép khai thác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Dự án Cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành dài 55km với tổng vốn đầu tư khoảng 21.000 tỷ đồng. Đoạn đi qua tỉnh Bình Dương dài 45,7km, tổng vốn khoảng 17.408 tỷ đồng; phương thức đầu tư PPP, loại hợp đồng BOT. UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền thực hiện đầu tư Dự án đoạn qua tỉnh Bình Dương (dự kiến đầu tư theo phương thức PPP). Hiện đang thực hiện các thủ tục để lựa chọn đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án theo quy định, tiếp đó sẽ triển khai kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư sau khi có báo cáo nghiên cứu khả thi.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương kiến nghị, trong thời gian tới, UBND TP.Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Phước gấp rút thực hiện đầu tư đồng bộ các tuyến đi qua địa phương mình, phấn đấu đến năm 2027 hoàn thiện và đưa vào sử dụng toàn tuyến cao tốc.

Dự án đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh có tổng chiều dài khoảng 206,82km, tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) khoảng 127.230 tỷ đồng. Theo kế hoạch, tỉnh Bình Dương sẽ phấn đấu khởi công dự án đi qua địa bàn tỉnh vào khoảng quý III/2024. Hiện UBND tỉnh đã phê duyệt hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng 02 đợt, công tác thực hiện hồ sơ phê duyệt thiết kế ranh giải phóng mặt bằng đạt 67%.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi, đường Vành đai 4 được thực hiện dựa trên ba nguồn gồm: Vốn huy động xã hội hóa (đối tác công tư PPP), doanh nghiệp sẽ xây lắp; nguồn Nhà nước bồi thường (trong đó vốn Trung ương 50% và địa phương 50%); nguồn của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường bất động sản đang gặp khó khăn nên việc đấu giá các khu đất sẽ mất thời gian dài nên chưa có đủ nguồn vốn để thực hiện dự án. Do đó, kiến nghị Trung ương hỗ trợ vốn hoặc có chính sách, cơ chế tháo gỡ nhằm tăng tỷ lệ điều tiết nguồn ngân sách địa phương được hưởng để tập trung nguồn lực đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông liên tỉnh, liên vùng, vì hiện nay, vùng Đông Nam bộ có tỷ lệ điều tiết ngân sách địa phương bình quân được hưởng khá thấp so với các vùng khác. Vì vậy, đề xuất nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 4.398 tỷ đồng tương đương 50% tổng vốn ngân sách tham gia dự án. Ngoài ra, nhằm đầu tư đồng bộ trên toàn tuyến cần có cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Biên (là điểm kết nối giữa tỉnh Bình Dương và Đồng Nai); trong đó, được phép sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ địa phương khác thực hiện hoạt động đầu tư công của dự án qua hai địa phương, trong điều kiện ngân sách địa phương còn hạn chế trong khi việc đầu tư các dự án liên kết vùng cần nguồn lực lớn.

"Sau khi thực hiện cắt, giãn, hoãn các công trình khác chưa thật sự cần thiết, tỉnh vẫn còn thiếu hụt khoảng 10.000 tỷ đồng. Tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, ủng hộ cho tỉnh cơ chế được sử dụng 10.000 tỷ đồng từ quỹ tiền lương của địa phương và đấu giá đất để tập trung đầu tư cho các dự án trọng điểm." - Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh.

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh, đánh giá cao những kết quả đạt được của vùng Đông Nam bộ thời gian qua. Đồng thời chỉ ra một số khó khăn, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới về tăng trưởng kinh tế, triển khai các dự án liên kết vùng, ô nhiễm môi trường…

Để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện Quy hoạch vùng trong thời gian tới và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng Đông Nam bộ, Thủ tướng nhấn mạnh một số phương hướng, nhiệm vụ. Theo đó, các Bộ, ngành và địa phương cần chủ động, tích cực hoàn thành có chất lượng những nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ và quyết định của Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2023 và năm 2024; chủ động bám sát tình hình, phản ánh chính sách kịp thời. Rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu từ nay đến năm 2024 đã đề ra để quyết liệt nỗ lực, phấn đấu hoàn thành, góp phần vào mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.

Đồng thời, tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, chip bán dẫn, hydrogen, trí tuệ nhân tạo…).

Thủ tướng giao TP. Hồ Chí Minh chủ trì, trình các cơ chế chính sách vượt trội thuộc thẩm quyền Quốc hội đối với Dự án đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh tại kỳ họp của Hội đồng vào tháng 11/2024.

"TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước khẩn trương hoàn thành các thủ tục tiếp theo đối với đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Mộc Bài, Chơn Thành - Gia Nghĩa, TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, phấn đấu khởi công vào dịp 30/4/2025" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Lượt người xem:  Views:   4953
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status
Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện