Tin tức sự kiện
Thứ 6, Ngày 23/09/2022, 23:00
Bình Dương: Rà soát, bổ sung các chính sách cho giáo dục mầm non
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
23/09/2022 | Thảo Lam

​TTĐT - Chiều 23-9, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Đoàn giám sát Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội do bà Nguyễn Thị Mai Hoa – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Dương về thực hiện chính sách, pháp luật đối với giáo dục mầm non (GDMN) tại khu công nghiệp. 

Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Thực hiện hiệu quả các chính sách, pháp luật 

Thời gian qua, Bình Dương luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt là việc thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật đối với GDMN ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN-CCN) đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ thông qua việc tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển GDMN, thu hút xã hội hóa; hỗ trợ thêm kinh phí giáo viên mầm non cũng như các hoạt động chăm sóc trẻ; tăng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. 


Toàn cảnh  buổi làm việc

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, năm học 2021-2022, số lượng cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) ở KCN-CCN là 1.021 cơ sở. Trong đó, 119 trường công lập; 323 trường tư thục; 579 cơ sở GDMN độc lập tư thục. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đạt 27,03% (20.453/75.679 trẻ); trẻ mẫu giáo 69,57% (89.152/128.147 trẻ); trẻ mẫu giáo năm tuổi đạt 90,40% (32.210/35.629 trẻ). 

100% cơ sở GDMN ở KCN - CCN tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chương trình GDMN sau sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của BộGiáo dục và Đào tạo. Các cấp quản lý GDMN luôn chú trọng quản lý chặt chẽ công tác chăm sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, nhất là đối với các cơ sở GDMN độc lập tư thục. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, giám sát việc thực hiện các quy định đối với các cơ sở GDMN được thực hiện thường xuyên, liên tục.


Một tiết thực hành tại một trường mầm non tư thục trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một

Bình Dương hiện có 29 KCN và 12 CCN với khoảng hơn 513.000 lao động đang làm việc, phân bổ dàn trải trên 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương thì việc phát triển các KCN-CCN cũng dẫn tới nhiều vấn đề khó khăn cần giải quyết. Trong những năm qua, mặc dù được chính quyền quan tâm đầu tư nên chất lượng cuộc sống của người lao động tại các KCN-CCN tại Bình Dương từng bước được cải thiện nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Trong đó, giáo dục là vấn đề mà người lao động tại các KCN-CCN lo lắng và bậc học chịu áp lực nhiều nhất là mầm non. Do số công nhân nhập cư tại các KCN-CCN đông dẫn đến số học sinh trong độ tuổi mầm non tăng cao. Trong khi đó, hệ thống trường lớp không đáp ứng đủ yêu cầu đang đặt ra nhiều áp lực đối với ngành Giáo dục và Đào tạo địa phương.

Hiện toàn tỉnh đang còn thiếu 2.966 giáo viên mầm non tại các KCN-CCN, tập trung chủ yếu là giáo viên mầm non tư thục. Đây là trở ngại, thách thức lớn trong việc bảo đảm an toàn cho trẻ và nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN. Nguyên nhân là do tính chất lao động của giáo viên mầm non khá đặc thù (chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng và giáo dục), nhưng mức thu nhập còn thấp; bên cạnh đó là nhu cầu lao động công nghiệp - thương mại - dịch vụ (lao động giản đơn) của các doanh nghiệp ở các KCN-CCN là rất lớn, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp nên khó thu hút nguồn nhân lực vào ngành mầm non.

Cần có chính sách GDMN đặc thù tại các KCN

Qua khảo sát thực tiễn tại một số địa phương, đặc biệt là các địa phương có KCN - CCN, Đoàn giám sát đánh giá cao sự quan tâm của chính quyền Bình Dương đối với công tác giáo dục, nhất là là chính sách xã hội hóa giáo dục. Các thành viên Đoàn giám sát cũng đã trao đổi, thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến GDMN tại các KCN-CCN. Trong đó tỷ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi đến lớp còn thấp trong khi Bình Dương có rất nhiều chỉ tiêu cao hơn so với cả nước. Giải đáp vấn đề này, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, để đảm bảo chất lượng giáo dục ở lứa tuổi dưới 3 tuổi, đòi hỏi mỗi lớp học phải có ít nhất 02 giáo viên. Tuy nhiên, với thực trạng thiếu giáo viên như hiện nay, việc mở lớp ở lứa tuổi này là rất hạn chế, do đó, công nhân không có chỗ để gửi con. Bên cạnh đó, do tâm lý đa số công nhân gửi con ở quê để người nhà chăm, nhưng lại thống kê ở nơi làm việc, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ trẻ ra lớp thấp. 


Thành viên trong Đoàn giám sát đặt câu hỏi với tỉnh Bình Dương

Về các chính sách của tỉnh để nâng cao chất lượng giáo viên tư thục, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cũng cho biết, Sở đã xây dựng kế hoạch theo từng giai đoạn và trình UBND tỉnh. Riêng đối với việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho trẻ em ở các KCN theoquy định của Trung ương, hồ sơ cũng đã triển khai, sẽ tiếp tục kiểm tra để quyền lợi nhanh chóng đến được đối tượng. Riêng về công tác xã hội hóa giáo dục, tỉnh thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa GDMN, tạo hành lang pháp lý và môi trường đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, tín dụng, thuế và các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển trường lớp mầm non phục vụ nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ là con công nhân, người lao động ở KCN-CCN. Hiện tại, tại các công ty có số lượng công nhân lớn, đều thành lập trường mầm non tại đơn vị để phục vụ cho con công nhân của công ty mình.


Đại diện doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nêu một số kiến nghị về chính sách giáo dục mầm non tại các KCN-CCN

Đại diện Ban quản lý các KCN tỉnh cho biết, đặc thù của Bình Dương là có các KCN thành lập qua nhiều giai đoạn khác nhau, nên nhu cầu xã hội hóa cũng khác nhau. Hiện nay, tỉnh đang quy hoạch lại các KCN, trong đó yêu cầu các KCN khi quy hoạch phải dành ra ít nhất 2% quỹ đất cho các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, giải trí...

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp muốn thành lập nhóm trẻ học tại nhà máy, xí nghiệp để giảm thời gian công nhân đưa rước con. Tuy nhiên vấn đề khó khăn là tình trạng thiếu giáo viên cũng như những quy định về chính sách tiền lương. Mặc khác, đối với trẻ em, học tại các trường công lập sẽ được cấp giấy chứng nhận hết bậc mầm non chính quy, riêng với trẻ em học tại các trường mầm non do doanh nghiệp thành lập chưa có quy định cụ thể đối với việc cấp giấy chứng nhận. Do đó kiến nghị Trung ương cần  có chính sách giáo dục đặc thù tại các KCN.

Liên quan đến vấn đề thiết chế văn hóa cho công nhân, đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh thông tin thêm, hiện trên địa bàn tỉnh có 2 thiết chế đó là Trung tâm Hội nghị sự kiện (có nhà thi đấu, nhà bơi, sân bóng) và Trung tâm Văn hóa thị xã Bến Cát, có nhà văn hóa đa năng chuẩn bị đi vào hoạt động. Hai thiết chế này đều được tỉnh hỗ trợ hoàn toàn quỹ đất. Hiện đơn vị đang tham mưu lên UBND tỉnh chương trình hành động xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân và thiết chế trường mầm non tại doanh nghiệp.

Kết luận hội nghị, bà Nguyễn Thị Mai Hoa – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục đánh giá cao những kết quả đạt được của tỉnh Bình Dương trong lĩnh vực giáo dục mầm non, đáng ghi nhận là sự bứt phá ngoạn mục về vấn đề an sinh xã hội của Bình Dương sau đại dịch Covid -19. Bà cũng chia sẻ những áp lực của Bình Dương về sự tăng trẻ em cơ học quá lớn và tình trạng thiếu giáo viên. Đoàn ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của tỉnh Bình Dương và sẽ chuyển kiến nghị đến các cơ quan chức năng, đặc biệt là các Bộ liên quan và Quốc hội để xây dựng chính sách hiệu quả, thiết thực hơn. 

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Dành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn những góp ý mà Đoàn đã dành cho tỉnh. Ông cho rằng, với đặc thù của Bình Dương là bêncạnh các công ty trong KCN – CCN, còn có các công ty ngoài KCN -CCN, do đó sẽ có những khó khăn nhất định trong vấn đề an sinh xã hội, thu hút đầu tư, chính sách y tế, hạ tầng giao thông. Tỉnh đã và đang quy hoạch lại để không gian phát triển KT-XH phù hợp hơn và đảm bảo quốc phòng an ninh. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, do số lượng học sinh quá lớn, cộng với khó khăn về quỹ đất, ông đề nghị Sở Giáo dục – Đào tạo rà soát, tiếp thu, cập nhật, bổ sung những thiếu sót để thực hiện chính sách cho kịp thời. Do có những bất cập như trên, Bình Dương sẽ tiếp tục bổ sung chính sách cho phù hợp với thực tiễn địa phương trong thời gian tới.

Lượt người xem:  Views:   805
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện