Đối tượng đo lường sự hài lòng là cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh cung cấp dịch vụ hành chính công cho người dân.
Người dân được lấy ý kiến đo lường chỉ số SIPAS là người dân đã thực hiện thủ tục hành chính trong năm khảo sát và người dân ngẫu nhiên trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện lấy ý kiến đo lường chỉ số SIPAS đúng đối tượng, đúng số lượng và chi trả đầy đủ chi phí hỗ trợ cho người trả lời theo quy định.
Phương pháp thực hiện: Điều tra viên lấy ý kiến đo lường chỉ số SIPAS thông qua bảng câu hỏi của phiếu khảo sát; người trả lời điền đầy đủ thông tin và trả lời khách quan, đầy đủ các câu hỏi của phiếu khảo sát.
Tùy theo điều kiện cụ thể, có thể lấy ý kiến đo lường chỉ số SIPAS bằng một hoặc nhiều phương pháp phù hợp: Phát phiếu khảo sát trực tiếp đến người dân; phát phiếu khảo sát qua đường bưu điện; khảo sát trực tuyến trên trang thông tin điện tử, các phần mềm khảo sát hoặc các nền tảng xã hội; phỏng vấn trực tiếp người dân dựa trên câu hỏi có sẵn; phỏng vấn người dân qua điện thoại dựa trên câu hỏi có sẵn.
Tiến độ thực hiện, tháng 12/2024 tổ chức in ấn mẫu phiếu, đóng dấu, phân loại phiếu, xây dựng bảng biểu và tài liệu hướng dẫn điều tra; tập huấn, hướng dẫn thực hiện điều tra cho điều tra viên các cấp.
Tháng 01/2025: Thực hiện điều tra xã hội học và gửi phiếu khảo sát hoàn thành, danh sách kí tên người nhận kinh phí hỗ trợ trả lời về Sở Nội vụ; tổng hợp, kiểm tra, làm sạch và phân loại phiếu; phúc tra phiếu khảo sát các cấp.
Trong quý I/2025: Nhập liệu và phân tích kết quả SIPAS các cấp, báo cáo kết quả cho Hội đồng đánh giá Chỉ số cải cách hành chính tỉnh để xác định kết quả Chỉ số cải cách hành chính tỉnh. Đồng thời, xây dựng báo cáo kết quả chi tiết bao gồm: Báo cáo tổng hợp, báo cáo kết quả cấp tỉnh, báo cáo kết quả cấp huyện, báo cáo kết quả cấp xã; in ấn báo cáo và tài liệu kết quả điều tra phục vụ công bố kết quả (Hội nghị công bố kết quả Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số SIPAS của tỉnh). Tổng hợp, sắp xếp, lưu trữ phiếu khảo sát, phiếu điều tra.
Kế hoạch