Thông tin tuyên truyền
Thứ 6, Ngày 06/09/2024, 21:00
Làng thông minh tại xã Bạch Đằng: Hướng đi mới cho nông thôn mới
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
06/09/2024 | Đoan Trang

TTĐT - ​Sáng 06-9, tại xã Bạch Đằng (TP. Tân Uyên) đã diễn ra Hội nghị sơ kết 03 năm thí điểm xây dựng Làng thông minh trên địa bàn xã Bạch Đằng giai đoạn 2020-2025 và công bố Quyết định công nhận xã Bạch Đằng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu.

Đạt 29/39 tiêu chí Làng thông minh

Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã được triển khai đồng bộ, gắn kết hài hòa với lộ trình phát triển đô thị của tỉnh Bình Dương, đặc biệt trong bối cảnh tỉnh tập trung các nguồn lực, giải pháp xây dựng Thành phố thông minh Bình Dương. Với sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân, sau 03 năm triển khai xây dựng thí điểm Làng thông minh trên địa bàn xã Bạch Đằng bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng.

Qua rà soát, xã Bạch Đằng đáp ứng 29/39 chỉ tiêu thuộc 18 tiêu chí Làng thông minh.

Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư. Cầu Bạch Đằng 2 dự kiến sau khi hoàn thành sẽ tăng cường kết nối giao thông giữa xã với các đô thị lân cận như Tân Uyên, Thủ Dầu Một và Biên Hòa (Đồng Nai); đảm bảo sự gắn kết giữa xây dựng NTM với phát triển đô thị. 

Bên cạnh đó, hệ thống giao thông trong xã đang được nâng cấp, trang bị, dự kiến đến năm 2025, sẽ có khoảng 80% tuyến đường trong xã được trang bị hệ thống đèn Led. Xã cũng đã lắp đặt 52 mắt camera tại 38 điểm và wifi công cộng tại 04 địa điểm, tăng cường an ninh và tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân trong việc kết nối mạng.

langtm 1.jpg

Lãnh đạo tỉnh trao Bằng công nhận NTM kiểu mẫu và tiền thưởng cho xã Bạch Đằng

Trên lộ trình xây dựng Làng thông minh xã Bạch Đằng, công tác bảo vệ môi trường luôn được chú trọng. Theo đó, TP. Tân Uyên và xã Bạch Đằng đã phát động phong trào phân loại rác thải tại nguồn với sự tham gia của 52,93% hộ gia đình. Ngoài ra, xã cũng đã thành lập Câu lạc bộ IMO (chế phẩm vi sinh bản địa) với 20 thành viên để ứng dụng công nghệ xử lý rác thải hữu cơ và làm phân bón vi sinh, giúp cải thiện chất lượng đất và giảm ô nhiễm môi trường; 77,63% hộ gia đình trong xã đã tham gia mô hình "Xanh, sạch, đẹp, sáng" với các tiêu chí về môi trường và cảnh quan nông thôn. Hiện tại, tỷ lệ thu gom rác thải đạt 93,78%, giúp duy trì vệ sinh môi trường tại địa phương. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 100%, trong đó 98,4% hộ sử dụng từ hệ thống cấp nước tập trung.​

Xã Bạch Đằng là một trong những địa phương tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Hợp tác xã Bưởi Bạch Đằng đã tích cực tham gia dự án ứng dụng công nghệ BlockChain và hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm mTrace, giúp người tiêu dùng dễ dàng kiểm tra nguồn gốc sản phẩm. Hơn 50.000 tem truy xuất nguồn gốc đã được trao tặng cho các hộ dân trồng bưởi. Ngoài ra, dự án lúa hữu cơ tại xã đã thu hút 21 hộ nông dân tham gia, với diện tích 21,9 hecta. Cây bưởi Bạch Đằng không chỉ nổi tiếng với chứng nhận VietGAP mà còn có một sản phẩm đạt OCOP 3 sao, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Năm 2019, thu nhập bình quân của người dân đạt 60 triệu đồng/người, đến năm 2023 tăng lên 88,62 triệu đồng/người/năm.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh; chất lượng giáo dục ngày càng tăng. Công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt kết quả tốt, tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt 96,25%. Các hoạt động quảng bá du lịch sinh thái tại xã Bạch Đằng đã mang lại nhiều kết quả tích cực. 

Chuyển đổi số, làm chủ công nghệ

Tại hội nghị, đại diện các sở, ngành cùng các chuyên gia, nhà khoa học đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nhằm giúp tỉnh Bình Dương tiếp tục triển khai thực hiện tốt định hướng xây dựng Làng thông minh trong thời gian tới.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Phượng - Viện Ứng dụng và Khoa học công nghệ Mekong cho rằng, yếu tố cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai xây dựng Làng thông minh.

Theo bà Nguyễn Thị Thúy Phượng, xây dựng Làng thông minh, hướng đến mục tiêu nông thôn thông minh bằng việc áp dụng công nghệ, các giải pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Người nông dân phải được đào tạo thành những nông dân chuyên nghiệp, dám làm giàu cho mình và cho cộng đồng từ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. 

langtm 5.jpg

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Phượng - Viện Ứng dụng và Khoa học công nghệ Mekong chia sẻ giải pháp xây dựng Làng thông minh tại hội nghị ​

Bên cạnh đó, phải xây dựng được mạng lưới kết nối với các đơn vị đào tạo lĩnh vực nông nghiệp, thương mại điện tử, du lịch số, công nghiệp thực phẩm,… để đưa sinh viên Bình Dương đang học tại các trường về hỗ trợ người dân địa phương và kết nối thực tiễn, giúp thế hệ trẻ yêu hơn nông nghiệp, nông thôn và nông dân, cùng tham gia nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đổi mới sáng tạo cùng nông dân. Phối hợp với các đơn vị tư vấn có kinh nghiệm thực chiến để xây dựng giáo trình đào tạo ngắn hạn liên quan đến xây dựng sản phẩm và thương mại điện tử gắn với phát triển du lịch nông nghiệp của địa phương theo hướng chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi số. Thúc đẩy liên kết từ khu vực tư nhân, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam trong việc hình thành các tổ chức cộng đồng theo ngành hàng, theo lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, theo quy mô và đối tượng tập hợp… 

Đồng thời, có kế hoạch chuyên đề cho nghiên cứu xây dựng chương trình du lịch nông nghiệp đặc thù của Làng theo hướng du lịch thông minh nhằm kích hoạt tính đa giá trị trong phát triển Làng thông minh gắn với xây dựng nông thôn mới tại xã Bạch Đằng. 

Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số trong mục tiêu xây dựng và phát triển Làng thông minh giai đoạn 2025-2030, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, công tác chuyển đổi số trong xây dựng Làng thông minh tại xã Bạch Đằng không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là cơ hội để phát triển bền vững. 

langtm.jpg

Lãnh đạo tỉnh tham quan mô hình chuyển đổi số ứng dụng tại xã Bạch Đằng​

Xã Bạch Đằng phấn đấu giai đoạn 2025-2030 đạt 100% các chỉ tiêu về Chính quyền số, hạ tầng số, dịch vụ nông thôn số và tiếp tục nâng cao kỹ năng số cho cán bộ và người dân.

Thời gian tới, xã Bạch Đằng cần tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng số, đầu tư thêm vào việc mở rộng và nâng cấp mạng lưới Internet, đảm bảo mọi người dân đều có thể tiếp cận được Internet tốc độ cao; triển khai các ứng dụng IoT (Internet of Things) trong nông nghiệp thông minh, giúp người nông dân theo dõi và quản lý sản xuất hiệu quả hơn; triển khai các ứng dụng, nền tảng, số hóa cho các lĩnh vực quan trọng như y tế, giáo dục, nông nghiệp và quản lý tài nguyên; đào tạo nâng cao năng lực sử dụng công nghệ số cho cư dân. Qua đó, phấn đấu đạt 100% sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản của địa phương được quảng bá, giới thiệu trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử; 80% hộ dân, 100% cơ sở đăng ký kinh doanh sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến; 100% trường học trên địa bàn xã triển khai nền tảng số, dịch vụ giáo dục thông minh…​​

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng ghi nhận, biểu dương những thành quả của chính quyền, nhân dân xã Bạch Đằng và TP. Tân Uyên trong thực hiện xây dựng NTM kiểu mẫu và Làng thông minh.

Ông đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TP. Tân Uyên tiếp thu, tổng hợp các ý kiến góp ý của các đại biểu, chuyên gia và đề xuất các giải pháp, phương án triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Làng thông minh Bạch Đằng trong thời gian tới.  Đồng thời, tổng hợp các bài học kinh nghiệm đã đúc kết sau 03 năm triển khai của xã Bạch Đằng để chia sẻ, nhân rộng cho các địa phương có điều kiện thích hợp, các xã có kế hoạch xây dựng Làng thông minh trên địa bàn tỉnh.

langtm 6.jpg

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng phát biểu tại hội nghị

"Việc xây dựng thí điểm Làng thông minh ở xã Bạch Đằng, TP. Tân Uyên được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề cho Bình Dương hướng đến xây dựng NTM thông minh trong thời gian tới, bảo đảm xây dựng NTM gắn với quá trình phát triển công nghiệp, đô thị của tỉnh. Trong tương lai, Bạch Đằng sẽ là nơi đáng sống, thân thiện với thiên nhiên, môi trường, vừa là nơi phát triển nông nghiệp thông minh, phát triển du lịch sinh thái, phấn đấu trở thành một biểu tượng xanh cho tỉnh công nghiệp Bình Dương" - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Hùng Dũng nhấn mạnh.

Dịp này, UBND tỉnh đã trao Quyết định công nhận xã Bạch Đằng, TP. Tân Uyên đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về Văn hoá năm 2023.

UBND TP.Tân Uyên đã tặng Giấy khen cho 10 tập thể, 20 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng NTM trên địa bàn xã Bạch Đằng giai đoạn 2020-2023.

langtm 2.jpg

langtm 4.jpg

Lãnh đạo tỉnh và TP.Tân Uyên trao Giấy khen cho các cá nhân và tập thể ​

Lượt người xem:  Views:   379
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền