Thông tin tuyên truyền
Thứ 2, Ngày 22/07/2024, 23:00
Gỡ vướng cho người dân và doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
22/07/2024 | Yến Nhi

TTĐT - ​Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 16 - HĐND tỉnh khóa X, chiều 22-7, các Ủy viên UBND tỉnh gồm các ông: Phạm Trọng Nhân – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trịnh Đức Tài – Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và Võ Anh Tuấn – Chánh Văn phòng UBND tỉnh đã trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh xoay quanh những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến người dân và doanh nghiệp.

​​Đẩy nhanh tiến độ thẩm định các dự án đầu tư

Đại biểu Huỳnh Trần Phi Long - Tổ đại biểu TP. Dĩ An đặt câu hỏi: "Thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp có phản hồi về việc mất nhiều thời gian mới được UBND tỉnh xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Các ngành mất nhiều thời gian để cho ý kiến, một số chủ trương đầu tư phải họp nhiều lần. Đề nghị Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong thời gian tới?"

IMG_dbcv1450.jpg

Đại biểu Huỳnh Trần Phi Long- Tổ đại biểu TP. Dĩ An đặt câu hỏi

 Trả lời câu hỏi của đại biểu, ông Phạm Trọng Nhân – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Sở đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện việc tiếp nhận, tổ chức thẩm định, tham mưu trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đã đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật hiện hành. Nhìn chung, công tác phối hợp, tham mưu UBND tỉnh đảm bảo thời gian, chất lượng theo yêu cầu.

Tuy nhiên, do các dự án đầu tư có sử dụng đất, đặc biệt là các dự án thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội chịu tác động, điều chỉnh của rất nhiều văn bản pháp quy thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (hơn 10 Bộ luật, hơn 30 Nghị định và các Thông tư hướng dẫn thi hành), còn nhiều quy định chồng chéo, nên tồn tại tình trạng một số hồ sơ dự án mất nhiều thời gian hơn quy định, phải thực hiện nhiều quy trình, thủ tục trước khi UBND tỉnh xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư.

IMG_ongPTN1458.jpg

Ông Phạm Trọng Nhân – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời chất vấn

Để nâng cao chất lượng trong công tác chấp thuận chủ trương dự án, Sở đã xây dựng, ban hành Sổ tay đầu tư để hỗ trợ các nhà đầu tư khi lập hồ sơ đề xuất dự án; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lý hồ sơ; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng, triển khai việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đối với 04 thủ tục trong lĩnh vực đầu tư, góp phần khắc phục các vướng mắc trong công tác phối hợp, liên thông giữa các cơ quan Nhà nước; tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản với nhiều giải pháp, nội dung chỉ đạo nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng trong công tác chấp thuận chủ trương.

Đồng thời, Sở đã tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và trong triển khai các dự án bất động sản với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, xem khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của chính quyền tỉnh. Đến nay, Ban Chỉ đạo đã hoạt động rất tích cực, tổ chức hơn 18 cuộc họp và giải quyết hơn 129 nội dung khó khăn, vướng mắc...

Tháo gỡ khó khăn về giấy phép lao động cho người nước ngoài

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Thanh Mai - Tổ đại biểu TP. Tân Uyên về việc gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chậm trễ, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ông Trịnh Đức Tài – Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH)  cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, Sở đã cấp mới 3.698 giấy phép lao động, cấp lại 997 giấy phép lao động và gia hạn 553 giấy phép lao động cho người nước ngoài; tiếp nhận báo cáo và xác nhận 157 trường hợp lao động người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

So với cùng kỳ năm 2023, việc giải quyết hồ sơ về giấy phép lao động tăng 163%.

IMG_PTTM1460.jpg

Đại biểu Nguyễn Thị Thanh Mai - Tổ đại biểu TP. Tân Uyên đặt câu hỏi chất vấn


Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong việc gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài, chủ yếu liên quan đến việc thông báo tuyển dụng lao động Việt Nam, giấy tờ chứng minh cho vị trí công việc nhà quản lý, chức danh công việc người nước ngoài là đại diện pháp luật, đại diện chủ đầu tư, và các thủ tục gia hạn giấy phép lao động.

Để khắc phục những khó khăn này, Sở LĐTB&XH đã thực hiện nhiều giải pháp như: Tiếp công dân định kỳ, bố trí lịch gặp gỡ doanh nghiệp để giải đáp thắc mắc, hướng dẫn thực hiện thủ tục; thành lập Tổ hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn liên quan đến lĩnh vực lao động người nước ngoài; ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 70/2023/NĐ-CP, cung cấp biểu mẫu hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp; tổ chức hội nghị, trao đổi, hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về lao động là người nước ngoài; giải quyết trực tiếp các hồ sơ cho doanh nghiệp, tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

IMG_ongTDT1462.jpg

Ông Trịnh Đức Tài – Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời chất vấn

Ngoài ra, Sở LĐTB&XH cũng đã triển khai thu phí trực tuyến qua Cổng dịch vụ công, số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính về lao động người nước ngoài, ban hành Quy chế phối hợp cấp phép cho người lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý lao động là người nước ngoài.

Tạo thuận lợi cho người dân nộp hồ sơ trực tuyến

Chất vấn về dịch vụ công trực tuyến, đại biểu Nguyễn Thị Thảo Nguyên - Tổ đại biểu TP.Tân Uyên đặt vấn đề: "Tôi rất đồng tình với tỉnh trong việc triển khai quyết liệt TTHC trực tuyến. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều người dân ở xa, lớn tuổi, khi đến nộp hồ sơ thì cán bộ, công chức Bộ phận Một cửa từ chối nhận hồ sơ giấy mà bắt buộc người dân phải đăng ký chữ ký số để nộp hồ sơ trực tuyến. Xin Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho biết việc nộp hồ sơ trực tuyến có phải bắt buộc và trong trường hợp như vậy thì cần giải quyết như thế nào để thuận lợi cho người dân?"

Trả lời vấn đề này, ông Võ Anh Tuấn – Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho biết, việc này không bắt buộc. Theo quy định, người dân có thể lựa chọn nộp hồ sơ trực tuyến hoặc nộp hồ sơ giấy.

Tuy nhiên, tỉnh Bình Dương đang khuyến khích người dân nộp hồ sơ trực tuyến vì nhiều lợi ích để hạn chế thời gian đi lại; nộp hồ sơ mọi lúc, mọi nơi; kết quả giải quyết được số hóa và có thể tái sử dụng.

Hiện nay, các Bộ phận Một cửa đều có đội ngũ hỗ trợ người dân nộp hồ sơ trực tuyến hướng dẫn sử dụng Cổng dịch vụ công; tạo tài khoản và ký chữ ký số miễn phí; hỗ trợ chuyển đổi đăng nhập bằng tài khoản VNeID. Do đó, người dân nên cân nhắc nộp hồ sơ trực tuyến để tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn.

Đại biểu Trần Thị Hồng Hạnh - Tổ đại biểu TP.Bến Cát cho rằng: "Vẫn còn tình trạng một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp yêu cầu người dân, người lao động cung cấp các hợp đồng công chứng, văn bản chứng thực không đúng quy định khi thực hiện TTHC hoặc khi xin hồ sơ xin việc. Kết quả sao y điện tử chưa được nhiều nơi chấp nhận (doanh nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm...). Xin cho biết giải pháp nhằm tuyên truyền, kiểm tra, giám sát vấn đề này?"

​​IMG_ognVST1468.jpg

Ông Võ Anh Tuấn – Chánh Văn phòng UBND tỉnh trả lời chất vấn

Ông Võ Anh Tuấn – Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho biết, qua quá trình thực hiện, việc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính có nhiều chuyển biến, kết quả tích cực, nhận thức của cán bộ, công chức, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh về chứng thực điện tử ngày càng được nâng lên (năm 2022, UBND cấp huyện, xã đã chứng thực điện tử 27.328 hồ sơ; năm 2023 đã chứng thực điện tử 167.380 hồ sơ, tăng 612,4% so với năm 2022. Trong 6 tháng đầu năm 2024, chứng thực điện tử 161.039 hồ sơ, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023).

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công tác chứng thực bản sao điện tử còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: Đây là nội dung khá mới nên về tâm lý một số người còn chưa thật sự an tâm sử dụng, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa sử dụng bản sao chứng thực điện tử vào giải quyết TTHC. Một bộ phận người dân chưa tiếp cận và sử dụng được các ứng dụng công nghệ thông tin. Bất cập về kỹ thuật. Thể chế chưa thật đồng bộ, một số lĩnh vực, văn bản pháp luật hiện hành còn quy định việc tiếp nhận, lưu trữ giấy tờ, hồ sơ bằng bản giấy khi giải quyết công việc, TTHC…

Trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử - Cổng dịch vụ công (DVC) tỉnh Bình Dương, Cổng DVC Quốc gia, sử dụng bản sao chứng thực điện tử từ bản chính theo Điều 11 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP về quy trình tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng bằng nhiều hình thức về quy trình chứng thực điện tử giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, tiện ích của dịch vụ này và việc sử dụng kết quả chứng thực điện tử.

Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung quy định về thể chế, đảm bảo tính đồng bộ về pháp lý.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết TTHC đang được cả hệ thống chính trị trong tỉnh nỗ lực thực hiện ở tất cả các lĩnh vực đời sống, vì vậy rất cần sự đồng lòng, chung tay của cả doanh nghiệp, người dân cùng chính quyền để tỉnh Bình Dương sớm đạt được Chính quyền số, phục vụ tốt cho người dân như kỳ vọng.​

Lượt người xem:  Views:   466
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền