Theo đó, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cán bộ y tế, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học... khi bị, nghi ngờ hoặc phát hiện NĐTP phải khai báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Các đơn vị chức năng khi tiếp nhận thông tin về ngộ độc thực phẩm phải báo cáo ngay cho thủ trưởng đơn vị mình về nội dung vụ việc để thông tin, phối hợp với đơn vị chức năng khắc phục hậu quả. Thủ trưởng các đơn vị phải khẩn trương xem xét về nội dung khai báo để quyết định hoặc đề xuất với UBND cùng cấp, cơ quan chuyên môn cấp trên trực tiếp về phương án chỉ đạo, xử lý vụ NĐTP phù hợp.
Tùy theo tình hình thực tế, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận, cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bệnh, tăng cường kíp trực, sẵn sàng huy động lực lượng, các đội cấp cứu ngoại viện, cấp cứu điều trị tại chỗ, vận chuyển người bệnh với đầy đủ nhân lực, phương tiện, thuốc, hóa chất... sẵn sàng phục vụ kịp thời khi có yêu cầu.
Cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra nguyên nhân vụ NĐTP.
Việc lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm đóng vai trò quan trọng để làm rõ nguyên nhân của vụ ngộ độc. Do đó, phải tiến hành lấy mẫu nhanh chóng, kịp thời và thích hợp. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân bị NĐTP để có chỉ định các chỉ tiêu xét nghiệm cho phù hợp.
Trong trường hợp cần thiết Sở Y tế đề nghị Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, các Viện khu vực, Viện chuyên ngành Trung ương hỗ trợ điều tra, xác định nguyên nhân gây ra vụ NĐTP, khắc phục hậu quả vụ NĐTP.
Sau khi tiến hành 11 bước điều tra NĐTP, đội điều tra NĐTP phải tổng hợp, phân tích, kết luận kết quả điều tra và báo cáo vụ NĐTP theo quy định.
Phương án