Theo đó, cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người sản xuất về tác hại của các đối tượng sinh vật gây hại trên cây trồng; các loài sinh vật gây hại mới có khả năng gây hại cao; đồng thời hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sinh vật gây hại, tránh ô nhiễm môi trường.
Thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và ngăn chặn việc vận chuyển sinh vật gây hại từ nơi này đến nơi khác trên địa bàn tỉnh và ngoài tỉnh; không mua bán, sử dụng cây trồng đã bị nhiễm bệnh.
Đảm bảo công tác quản lý dịch hại, dự báo dự tính, điều tra phát hiện sinh vật gây hại tại địa phương. Nắm bắt kịp thời diễn biến sinh vật gây hại cây trồng để bảo vệ sản xuất và định kỳ báo cáo tình hình sinh vật gây hại về cơ quan chuyên ngành.
Thường xuyên cập nhật tình hình diễn biến dịch hại và báo cáo kịp thời về Ban Chỉ đạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kịp thời.
Cụ thể, tuyên truyền và hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ một số sinh vật gây hại trên cây trồng như: Dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá lúa; dịch bệnh khảm lá khoai mì; dịch bệnh vàng lá gân xanh trên cây ăn quả có múi; dịch hại sâu đục quả cây có múi; dịch bệnh héo vàng rụng lá Corynespora sp. trên cây cao su; dịch bệnh héo vàng lá chuối;…
Thông báo