Để cách ly y tế F0 tại cộng đồng địa phương, phải đảm bảo điều kiện có tổ chức thực hiện quản lý, điều trị, chăm sóc F0, đặc biệt là Trạm Y tế lưu động, đủ sức đáp ứng nhiệm vụ được giao. Các chung cư, nhà trọ cần có kế hoạch chuẩn bị ít nhất 10% số phòng để tổ chức cách ly y tế khi có trường hợp F0 được bố trí cách ly y tế tại chung cư, nhà trọ. Các khu vực dùng để cách ly y tế F0 phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của ngành Y tế.
Điều kiện của F0 được cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú: Người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng lâm sàng, hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi. Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy, nhịp thở < 20 lần/phút, Sp02 > 96% khi thở khí trời; không thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè.
Đáp ứng thêm, tối thiểu 1 trong 2 tiêu chí đã tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vắc xin phòng Covid-19 sau 14 ngày, hoặc là bệnh nhân Covid-19 xuất viện dưới 6 tháng có kết quả xét nghiệm dương tính. Hoặc có đủ 03 yếu tố: Trẻ em trên 1 tuổi, người lớn dưới 50 tuổi; không có bệnh nền; không đang mang thai. Có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh... Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu.
Quy trình phát hiện và xử lý F0 tại cộng đồng
Bước 1:
Phát hiện F0
Các trường
hợp có kết quả dương tính với xét nghiệm RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng
nguyên đều được xem là F0 và đưa vào diện cần chăm sóc, quản lý. Đối với trường
hợp người dân tự làm xét nghiệm, nếu không đủ chứng cứ để xác định F0 thì thực
hiện lại xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Bước 2: Xử lý F0
-Nơi ở của F0 được xem là “Ổ dịch hộ gia đình” và phải
được xử lý ngay khi xác định thông tin F0.
-Tất cả các thành viên sống cùng nhà với F0 đều xem là đối
tượng nghi nhiễm và cách ly hộ gia đình 14 ngày kể từ ngày phát hiện ca F0 đầu
tiên trong hộ.
-Bản thân F0 hoặc các thành viên sống cùng nhà đánh giá
dấu hiệu suy hô hấp, nếu có thở nhanh hoặc khó thở hoặc đo Sp02 dưới 96% thì
gọi Trạm Y tế, Trạm Y tế lưu động đến cấp cứu và chuyển người bệnh đến cơ sở
điều trị trên địa bàn. Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ thì
Trạm Y tế, Trạm Y tế lưu động cho F0 theo dõi, cách ly điều trị tại nhà và cấp
túi thuốc. Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ nhưng không đủ
điều kiện cách ly và chăm sóc tại nhà (không có người chăm sóc, không có điều
kiện phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình), Trạm Y tế, Trạm Y tế lưu động bố trí
địa điểm cách ly phù hợp
- Nếu tại địa bàn xã phát hiện trên 10 hộ có F0 phải kích
hoạt ngay 01 Trạm Y tế lưu động để quản lý, chăm sóc F0 tại nhà; nếu trên 50-100
hộ có F0 thì kích hoạt thêm Trạm Y tế lưu động.
-Hướng dẫn người trong hộ gia đình đang cách ly tự thực
hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình, nhất là bảo vệ các đối
tượng nguy cơ cao (người trên 65 tuổi, người mắc bệnh nền, người béo phì có BMI
> 25, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh 02 tuần).
-Thực hiện xét nghiệm ngay cho người chăm sóc hoặc người ở
cùng nhà (người cách ly cùng) với F0 khi có triệu chứng trong thời gian cách ly
để đánh giá sức khỏe xem đủ điều kiện điều trị tại nhà.
-Sau 14 ngày kể từ ngày phát hiện F0, thực hiện xét nghiệm
lại toàn hộ gia đình (bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên, tốt
nhất là xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR) để quyết định kết thúc cách ly: Nếu
kết quả âm tính hoặc kết quả dương tính nhưng CT > 30, hoàn thành cách ly y
tế tại cộng đồng, cho F0 và người cách ly cùng tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe
trong 07 ngày tiếp theo, đảm bảo thực hiện 5K. Nếu kết quả dương
tính (CT<30), cách ly y tế tiếp tục thực hiện đến ngày thứ 21, nếu F0 đã hết
các triệu chứng ít nhất 03 ngày trở lên, hoàn thành cách ly y tế tại cộng đồng,
cho F0 và người cách ly cùng tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe trong 07 ngày tiếp
theo, đảm bảo thực hiện 5K.
Văn bản