Thông tin tuyên truyền
Thứ 5, Ngày 08/10/2020, 18:00
Đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh đô thị
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
08/10/2020 | Phương Chi

​TTĐT - Thời gian qua, cùng với việc quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, các ngành, các cấp và nhân dân tỉnh Bình Dương đã chung sức, đồng lòng thực hiện tốt cá​c phong trào, cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh đô thị và môi trường sống an toàn, lành mạnh. Diện mạo đô thị Bình Dương ngày càng xanh, sạch đẹp, đời sống văn hóa của người dân có nhiều chuyến biến rõ nét. Qua đó góp phần xây dựng Bình Dương trở thành nơi đáng sống, văn minh, hiện đại và nghĩa tình.​

Nếp sống đô thị văn hóa, văn minh

Cùng với việc tác động sâu rộng, toàn diện đến quá trình phát triển đô thị Bình Dương, Chương trình số 22-CTr/TU, ngày 15/8/2016 của Tỉnh ủy Bình Dương về "Phát triển đô thị theo hướng văn minh, giàu đẹp và nâng cao chất lượng sống của nhân dân" đã góp phần xây dựng nếp sống đô thị ngày càng văn minh, chất lượng sống của người dân được nâng lên rõ rệt.

Việc tuyên truyền các nội dung xây dựng nếp sống văn minh đô thị được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm. Trong đó, tập trung tuyên truyền các hoạt động xây dựng văn minh đô thị, giáo dục về luật giao thông cho học sinh; giữ gìn vệ sinh môi trường cho cộng đồng dân cư; văn minh thương mại cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh; bảo vệ cây xanh, không lấn chiếm hành lang, vỉa hè, bỏ rác đúng giờ và đúng nơi quy định đối với các hộ dân…

Cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch của tỉnh, một số địa phương đã xây dựng và ban hành đề án, kế hoạch để triển khai xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị nhằm phát huy vai trò của chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị - xã hội cũng như tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức người dân trong việc chấp hành và tích cực tham gia thực hiện nếp sống văn hóa - văn minh đô thị. Điển hình như Đề án "Tổ chức Cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị giai đoạn 2016-2020" của TP.Thủ Dầu Một; Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 04/8/2017 của UBND huyện Dầu Tiếng về việc thực hiện đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; Kế hoạch số 682/KH-UBND ngày 12/4/2017 của UBND TP.Thuận An về thực hiện nếp sống văn minh.

Ông Nguyễn Thanh Tâm - Chủ tịch UBND TP.Thuận An cho biết: "Triển khai xây dựng nếp sống văn minh đô thị, UBND TP.Thuận An đã tập trung vào 03 mô hình thí điểm là mô hình khu phố không rác, tuyến đường văn minh đô thị, chợ văn minh thương mại, đồng thời phân công các Phó Chủ tịch UBND phụ trách từng lĩnh vực, cụ thể hóa theo từng kế hoạch và bộ tiêu chí đánh giá, công nhận. Qua đó đã tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực trong đời sống văn hóa xã hội, phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố. Ý thức của cán bộ, công chức đối với người dân trong xây dựng quan hệ giao tiếp ứng xử văn minh nơi công sở được nâng lên".

Tại TP.Thuận An, mô hình "Chính quyền thân thiện của nhân dân, vì nhân dân và công sở thân thiện vì nhân dân phục vụ" được triển khai hiệu quả. Ứng xử của cán bộ với người dân khi đến giao dịch được thực hiện theo nguyên tắc "Biết cám ơn và biết xin lỗi". Đến nay, 100% cơ quan, đơn vị, UBND các phường, xã trên địa bàn thành phố đã xây dựng các bảng phương châm hành động 5 biết (biết nghe dân nói, biết nói dân hiểu, biết làm dân tin, biết xin lỗi và biết cảm ơn) và 3 thể hiện (tôn trọng, văn minh, gần gũi). TP.Thuận An cũng đã triển khai thực hiện mô hình "Tuyến phố văn minh đô thị" tại ba tuyến đường Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Văn Tiết, Nguyễn Trãi, góp phần quan trọng trong việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị thành phố.


Cán bộ công chức phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An niềm nở tiếp đón người dân. Ảnh: Hồ Văn

Trong khi đó, Cuộc vận động "Xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị" giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một đã tạo được sự đồng thuận, có sức lan tỏa sâu rộng, huy động được cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia. Bên cạnh đó, TP.Thủ Dầu Một cũng triển khai Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin Thủ Dầu Một online trong quản lý đô thị nhằm tiếp nhận các phản ánh của người dân về các hành vi vi phạm trật tự đô thị, trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường… để kịp thời chấn chỉnh, thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

Qua quá trình thực hiện Cuộc vận động, TP.Thủ Dầu Một đã xây dựng được những đặc trưng riêng về văn hóa - văn minh đô thị như thành phố 03 không (không có người ăn xin; không có điểm tập kết rác tự phát; không có quảng cáo, rao vặt trái phép); khu phố 03 có (có thảm nhựa hoặc bê tông các tuyến hẻm; có đèn chiếu sáng công cộng; có thùng rác công cộng). Nếp sống văn hóa lịch sự, hiếu khách, nghĩa tình của người dân đất Thủ cũng đã được hình thành, thể hiện rõ nét qua mỗi dịp Lễ hội Rằm tháng Giêng hàng năm với các hoạt động thiện nguyện, miễn phí do nhân dân tự tổ chức thực hiện trong trật tự, nề nếp, tạo được ấn tượng đẹp trong lòng du khách và được dư luận, báo chí truyền thông đánh giá cao. Nếp sống văn hóa đó còn được thể hiện thường xuyên trong sinh hoạt cộng đồng, trong công tác đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các hộ nghèo, các hoàn cảnh khó khăn, neo đơn...



Các hoạt động thiện nguyện, miễn phí do người dân tổ chức dịp Lễ hội Rằm tháng Giêng hàng năm đã tạo được ấn tượng đẹp

Một minh chứng sinh động và rõ nét cho nếp sống văn minh, nghĩa tình của người Bình Dương chính là tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau khi khó khăn, hoạn nạn. Bình Dương đã trở thành điểm sáng của cả nước về tinh thần tương thân tương ái trong mùa dịch Covid-19 với hàng loạt nhà trọ miễn, giảm tiền thuê trọ cho người lao động cùng nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực khác.

Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến đời sống của người lao động, MTTQ và các đoàn thể đã vận động chủ nhà trọ giảm bớt tiền phòng cho người ở trọ và nhận được sự hưởng ứng tích cực. Nhiều chủ trọ đã giảm tiền thuê phòng với mức giảm từ 10-50%. Đáng chú ý, bà Đoàn Thùy Dương, chủ của dãy trọ hơn 80 phòng tại phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một đã miễn toàn bộ tiền phòng trong 2 tháng. Với giá thuê trọ khoảng 1,2 triệu đồng/phòng/tháng, tính ra tổng số tiền hai tháng miễn giảm là khoảng 200 triệu đồng.

Bà Đỗ Thị Phượng, chủ nhà trọ ở phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một chia sẻ: "Thấy người thuê trọ đang khó khăn, gia đình tôi quyết định giảm 50% tiền thuê phòng với mong muốn giúp họ bớt đi một phần gánh nặng trong cuộc sống. Dịch bệnh qua đi thì cuộc sống của người lao động ổn định trở lại, khi đó công việc kinh doanh của mình cũng sẽ tốt hơn".

Theo thống kê của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, trong hai tháng 4 và 5/2020, toàn tỉnh có hơn 1.000 chủ nhà trọ hỗ trợ miễn, giảm tiền thuê phòng trọ cho người lao động với tổng số tiền 15 tỷ đồng. Song song đó, MTTQ và các đoàn thể đã vận động các doanh nghiệp, nhân dân trong tỉnh ủng hộ cho người nghèo, công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 thông qua nhiều hình thức như bằng tiền mặt, vật tư y tế, nhu yếu phẩm, thực phẩm, phát khẩu trang miễn phí, ATM gạo… với tổng trị giá gần 260 tỷ đồng. Những hành động thiết thực đó không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng mà còn chứng minh cho nếp sống văn hóa đặc trưng "nhân ái, nghĩa tình, ứng xử văn minh" của người Bình Dương.

Dành "đất vàng" xây công viên

Song hành với xây dựng nếp sống văn minh, trong quá trình phát triển đô thị, Bình Dương luôn chú trọng công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị và cung ứng những tiện ích tốt nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Một điểm nhấn quan trọng, được nhân dân đồng tình ủng hộ là việc phát triển mảng xanh đô thị, tăng không gian phục vụ cộng đồng đã được Bình Dương tập trung thực hiện quyết liệt. Có thể kể đến việc điều chỉnh công năng các khu đất trước đây là trụ sở cơ quan nhà nước trở thành các công viên, hoa viên có nhiều cây xanh và sân tập thể dục, tạo thêm "lá phổi xanh" cho đô thị được người dân đánh giá cao. 96 công viên, hoa viên kết hợp các khu tập thể dục được xây dựng, cải tạo hoàn thiện đưa vào sử dụng trong thời gian qua là nỗ lực lớn của các cấp, các ngành trong tỉnh.

Xuất phát từ nhu cầu vui chơi sinh hoạt của người dân, tạo cảnh quan đô thị, TP.Thủ Dầu Một đã quyết định dùng đất công để xây các công viên làm nơi sinh hoạt chung cho cộng đồng, bỏ qua lợi ích kinh tế. Dọc các tuyến đường lớn của TP.Thủ Dầu Một như Cách mạng tháng Tám, Thích Quảng Đức, Huỳnh Văn Lũy, Nguyễn Văn Tiết, Huỳnh Văn Cù, nhiều công viên khang trang rộng 100-300m2, với nhiều cây xanh và trang bị các ghế đá, dụng cụ tập thể dục… phục vụ người dân tới đây vui chơi, thư giãn.

Theo bà Nguyễn Thu Cúc - Phó Chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một, chủ trương của TP.Thủ Dầu Một là không kinh doanh trên đất công mà nghiên cứu, lập kế hoạch để tăng mảng xanh trong đô thị, nơi nào hợp lý thì làm các công viên cho người dân.

Chủ trương này được người dân đồng tình và đánh giá cao. Ông Nguyễn Minh Cảnh (phường Phú Mỹ, TP.Thủ Dầu Một) cho biết: "Từ khi có công viên gần nhà, gia đình tôi có nơi lý tưởng để tập thể dục buổi sáng. Người dân trong khu phố cũng rất thích công viên này, mọi người chủ yếu ra hóng mát và tập thể dục".



Công viên với nhiều cây xanh, trang bị ghế đá, dụng cụ thể dục phục vụ nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân

Cùng với đó, Công viên thành phố mới Bình Dương với diện tích gần 70 ha, thiết kế gồm có đài phun nước, hồ nước, dòng suối, cây cảnh, khu vui chơi trẻ em và những thảm cỏ xanh bất tận… là nơi vui chơi, tham quan lý tưởng cho người dân, nhất là công nhân lao động tại các khu công nghiệp. Vào cuối tuần hoặc những dịp đặc biệt như ngày lễ, Tết, Công viên thu hút đến hàng chục ngàn lượt người đến vui chơi, giải trí. Chị Phạm Thị Mỹ Dung, công nhân Khu công nghiệp VSIP-II cho biết: "Sau một tuần làm việc, chúng tôi muốn được tụ họp vui chơi vào cuối tuần để giảm áp lực công việc. Công viên thành phố mới là nơi tôi thấy thích hợp và lý tưởng nhất để làm điều này".

TP.Thủ Dầu Một cũng đang có kế hoạch xây dựng công viên, vườn hoa theo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt với số vốn dự kiến khoảng 429,81 tỷ đồng. Trong đó, Dự án Công viên giao lộ Cách Mạng Tháng Tám - Ngô Quyền, thuộc phường Phú Cường để phục vụ nhu cầu giải trí của người dân. Quỹ đất xây dựng công viên nằm ngay vị trí trung tâm của thành phố, hiện đã giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục để tiếp tục thực hiện dự án. Công viên nằm trên quỹ "đất vàng" có diện tích 5.171m2, tiếp giáp mặt tiền của 3 tuyến đường chính của TP.Thủ Dầu Một là Cách Mạng Tháng Tám - Ngô Quyền - Quang Trung. Khu đất này trước đây là trụ sở của một số cơ quan Nhà nước. Thay vì bán đấu giá hoặc cho thuê, TP.Thủ Dầu Một đã dành quỹ đất này làm công viên nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần cải thiện môi trường khu vực, tạo cảnh quan kiến trúc đô thị.

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, những nỗ lực của tỉnh trong công tác chỉnh trang đô thị, nổi bật là việc xây dựng các mảng xanh, các công viên, hoa viên thời gian qua đã phần nào đáp ứng được nhu cầu và nâng cao hơn nữa chất lượng sống của người dân. Song song đó, nhiều công trình, dự án nâng cấp, cải tạo thoát nước, vỉa hè và chiếu sáng công cộng, công trình trồng cây xanh... đã được Bình Dương triển khai thực hiện. Ngành chức năng cũng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm vỉa hè, góp phần làm cho đường thông hè thoáng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Phát huy những giá trị tốt đẹp, thời gian tới, Bình Dương sẽ tiếp tục đề ra những giải pháp thiết thực để xây dựng tỉnh nhà ngày càng văn minh, hiện đại, xứng đáng với kỳ vọng của nhân dân.

Lượt người xem:  Views:   4563
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật(Time)

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Tin nổi bật

Email

Từ khóa

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin tuyên truyền