Thành phố thông minh
Thứ 2, Ngày 03/04/2023, 12:00
TTĐT - Trường Đại học Thủ Dầu Một (ĐHTDM) là cơ sở đào tạo đại học công lập của tỉnh Bình Dương, được thành lập năm 2009 trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương. Ngay từ buổi đầu thành lập, ĐHTDM xác định phương hướng chiến lược và quan điểm xây dựng Trường theo định hướng ứng dụng để trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ; cung cấp nguồn nhân lực và sản phẩm khoa học công nghệ có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ và cả nước.
Phù hợp với đích đến của đại học ứng dụng Qua hơn 13 năm đi vào hoạt động, đến nay Trường đã định hình là một cơ sở đại học đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả đào tạo; đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, yêu cầu công nghiệp hóa của địa phương và cả nước; bước đầu khẳng định uy tín và thương hiệu của một trường đại học trẻ trên đất Bình Dương. Mặt khác, được thành lập trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện để hội nhập quốc tế, đồng thời thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ĐHTDM tự tìm hướng đi để làm nên sức sống và khẳng định giá trị của Nhà trường. Một trong những khâu đột phá quan trọng tạo nên điểm khác biệt cho ĐTTDM chính là công tác phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) gắn với nhu cầu xã hội. Giáo dục Việt Nam đang hướng đến lấy người học làm trung tâm, giúp người học tiếp cận học tập chủ động nên việc các cơ sở đào tạo tìm hướng đi mới để phát triển CTĐT sẽ là bước đột phá, qua đó khẳng định chất lượng đào tạo của Nhà trường. Với ĐHTDM, ngay từ những năm đầu mới thành lập, Trường đã xây dựng CTĐT hướng đến mục tiêu của một đại học ứng dụng. Nhưng làm thế nào để CTĐT thỏa mãn nhu cầu người học, đáp ứng đòi hỏi của xã hội hiện nay? Câu hỏi đó được Nhà trường cụ thể hóa qua việc tiếp cận phát triển CTĐT theo quan điểm giáo dục dựa trên kết quả (Outcome based education - OBE), đảm bảo sự phát triển toàn diện cả về kiến thức - kỹ năng - năng lực tự chủ và trách nhiệm cho người học thông qua kết quả học tập mong đợi. Kết quả học tập mong đợi phản ánh yêu cầu của các bên liên quan (cả bên trong - người học và bên ngoài - nhà tuyển dụng), đáp ứng các yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với đào tạo đại học và tương thích với các chương trình cùng ngành của các nước trong khu vực. Các hoạt động của chương trình bao gồm: thiết kế, phát triển, triển khai, đánh giá và cải tiến chương trình. Toàn bộ các hoạt động này được vận hành theo đúng quy trình PDCA (Plan - Do - Check - Act), đảm bảo hoạt động đào tạo tại trường đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan và Chuẩn đầu ra mong đợi.
Khen thưởng cho các tân sinh viên
Bên cạnh đó, Trường luôn xác định công tác xây dựng Chuẩn đầu ra là một trong những khâu quan trọng trong chuỗi các hoạt động thiết kế CTĐT. Chính vì vậy, từ năm 2012, ĐHTDM đã mạnh dạn chuyển hướng phát triển CTĐT theo đề xướng CDIO (Conceive Design Implement Operate - hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành), đáp ứng chuẩn AUN-QA (Asean University Network - Quality Assurance - mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á - đảm bảo chất lượng). Không chỉ thiết kế CTĐT theo đề xướng CDIO ở các khối ngành kỹ thuật, năm 2014, tất cả khối ngành đào tạo của Trường đã hoàn tất chương trình đào tạo theo đề xướng CDIO. Với những bước đi mới mẻ đó, năm 2015, Trường đã trở thành thành viên của tổ chức CDIO thế giới. Đây là một trong những yếu tố góp phần để Trường khẳng định chất lượng đào tạo đối với xã hội. Không chỉ chú trọng thay đổi, phát triển CTĐT cho phù hợp với xu thế thời đại, Trường còn tăng cường việc dạy kỹ năng xã hội, nâng cao chuẩn đầu ra về tin học, ngoại ngữ cho người học, đầu tư cơ sở vật chất… để đồng bộ việc nâng cao chất lượng, giúp người học khẳng định bản thân và có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Đề cao chất lượng đào tạo và hướng đến năng lực người học Đứng trước thách thức của nhu cầu xã hội, ĐHTDM luôn đề cao chất lượng đào tạo và hướng đến năng lực người học. Vì vậy, hằng năm CTĐT luôn có sự cập nhật, bổ sung những học phần phù hợp thực tiễn, kèm theo các phiên bản mới của đề cương chi tiết để kiến thức chương trình học đáp ứng thực tiễn đang diễn ra. Vào năm 2017, sau khi đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia, thông qua các buổi tổ chức DACUM (Developing a Curriculum - Phát triển CTĐT), từ ý kiến phản hồi của người sử dụng lao động, Trường đã tăng cường năng lực thực hành cho sinh viên (SV) trong quá trình học tập. Cơ sở đầu tiên cho quá trình cải tiến này là công văn số 30/ĐHTDM-ĐTĐH ngày 05/01/2018 của Hiệu trưởng trường ĐHTDM về việc thực hiện CTĐT đại học chính quy khóa tuyển sinh 2017 và 2018. Nhà trường chỉ đạo tất cả các ngành phải đảm bảo cơ cấu giờ thực hành tối thiểu đạt 40% trong khối lượng kiến thức toàn khóa. Quá trình đào tạo được thực hiện qua việc: (1) dạy học lý thuyết; (2) dạy học trên mô hình, mô phỏng; (3) bài tập thực tế/thực hành, thực tập tại xưởng, phòng thí nghiệm; (4) bài tập ứng dụng/thực hành ngoài trường.
Sinh viên trong giờ thực hành Với mong muốn nhằm tăng cường năng lực cho SV và đạt chất lượng cao trong giảng dạy, khi phát triển CTĐT, Trường thiết kế, phân bổ giờ thực hành, thực tập ngay từ năm đầu tiên cho đến năm cuối của khóa học. CTĐT thể hiện tính mở, giúp SV hiểu biết kiến thức liên quan đến chuyên ngành và liên ngành. Qua đó, tạo cơ hội cho SV được quyền chọn lại ngành nghề yêu thích sau khi học hết năm thứ nhất và thuận lợi trong việc đăng ký học các học phần cơ sở ngành cũng như thuận lợi cho SV có nguyện vọng học tập lên cao hơn nữa và có nhiều lựa chọn cho nghề nghiệp. Bên cạnh đảm bảo tính liên thông, liên ngành, phát triển CTĐT của ĐTDM còn đảm bảo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để đào tạo đội ngũ trí thức trẻ, có đủ năng lực, phẩm chất tự hoạt động sau khi ra trường, giúp người học có cơ hội học tập suốt đời. Mô hình học tập tại trường đại học Thủ Dầu Một Để việc cập nhật, phát triển CTĐT đảm bảo mối liên kết chuẩn đầu ra với với các hoạt động dạy - học và kiểm tra đánh giá theo nguyên lý dựa trên OBE, Trường chú trọng phương pháp dạy học và đánh giá theo quan điểm lấy việc học làm trung tâm đóng vai trò quan trọng trong thực hiện triết lý giáo dục của nhà trường để tạo ra động cơ và sự chủ động trong học tập cho SV; khuyến khích SV đóng vai trò chủ động trong việc tạo ra quá trình học tập, giảng viên linh hoạt trong các phương án lên lớp; các hoạt động học tập trải nghiệm, học tập phục vụ cộng đồng cũng được Trường nối kết chặt chẽ, giúp SV nâng cao chất lượng học tập kiến thức, kỹ năng cũng như năng lực tự chủ, ý thức trách nhiệm xã hội và các giá trị đạo đức. Kết quả ban đầu về phát triển chương trình đào tạo của ĐHTDM Kết quả hoạt động của ĐHTDM từ 2009 - 2022 Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, giáo dục không thể đào tạo ra những con người chỉ biết làm một việc hay chỉ biết vận hành công việc như một robot. Trách nhiệm của Nhà trường trong quá trình đào tạo là phải chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp để người học có đủ hành trang khi bắt tay vào công việc trong thực tiễn, tránh trường hợp nhà tuyển dụng phải "đào tạo lại". Việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cũng phải dần được nâng tầm quốc tế, nhằm trang bị cho SV có đủ các yếu tố về kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ, tin học… để làm việc ở nước ngoài và hội nhập với khu vực. Điều này phù hợp với 4 trụ cột giáo dục của UNESCO: học để biết, học để trưởng thành, học để chung sống, học để làm. Như vậy, để đạt được mục tiêu và đáp ứng chuẩn đầu ra gắn với nhu cầu xã hội, ĐHTDM đã mạnh dạn chọn hướng đi phù hợp với thực tiễn của đơn vị và địa phương để nhận diện và từng bước khẳng định thương hiệu. Sự dứt khoát, đột phá trong phát triển CTĐT thời gian đã mang lại những kết quả tốt đẹp. Đặc biệt, từ những hội thảo DACUM, Trường mạnh dạn phát triển CTĐT theo hướng tăng cường thực hành trong quá trình đào tạo, nâng cao kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp để làm động lực cho Trường cải tiến hoạt động đào tạo theo định hướng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Quan trọng hơn nữa là sau khi tốt nghiệp, SV tự tin vào đời bằng kiến thức, kỹ năng đã được Nhà trường trang bị để sẵn sàng phục vụ xã hội, khẳng định giá trị bản thân, góp phần vào công cuộc xây dựng Bình Dương trở thành thành phố thông minh trong tương lai gần. TS. Nguyễn Quốc Cường – Hiệu Trưởng Đại học Thủ Dầu Một
Lượt người xem: Views:
1151
Tin khác
Bài viết:
Đại học Thủ Dầu Một: Phát triển chương trình đào tạo gắn với nhu cầu xã hội
Lực lượng lao động
Thành phố thông minh
Thứ 2, Ngày 03/04/2023, 12:00
TTĐT - Trường Đại học Thủ Dầu Một (ĐHTDM) là cơ sở đào tạo đại học công lập của tỉnh Bình Dương, được thành lập năm 2009 trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương. Ngay từ buổi đầu thành lập, ĐHTDM xác định phương hướng chiến lược và quan điểm xây dựng Trường theo định hướng ứng dụng để trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ; cung cấp nguồn nhân lực và sản phẩm khoa học công nghệ có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ và cả nước.
Phù hợp với đích đến của đại học ứng dụng Qua hơn 13 năm đi vào hoạt động, đến nay Trường đã định hình là một cơ sở đại học đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả đào tạo; đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, yêu cầu công nghiệp hóa của địa phương và cả nước; bước đầu khẳng định uy tín và thương hiệu của một trường đại học trẻ trên đất Bình Dương. Mặt khác, được thành lập trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện để hội nhập quốc tế, đồng thời thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ĐHTDM tự tìm hướng đi để làm nên sức sống và khẳng định giá trị của Nhà trường. Một trong những khâu đột phá quan trọng tạo nên điểm khác biệt cho ĐTTDM chính là công tác phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) gắn với nhu cầu xã hội. Giáo dục Việt Nam đang hướng đến lấy người học làm trung tâm, giúp người học tiếp cận học tập chủ động nên việc các cơ sở đào tạo tìm hướng đi mới để phát triển CTĐT sẽ là bước đột phá, qua đó khẳng định chất lượng đào tạo của Nhà trường. Với ĐHTDM, ngay từ những năm đầu mới thành lập, Trường đã xây dựng CTĐT hướng đến mục tiêu của một đại học ứng dụng. Nhưng làm thế nào để CTĐT thỏa mãn nhu cầu người học, đáp ứng đòi hỏi của xã hội hiện nay? Câu hỏi đó được Nhà trường cụ thể hóa qua việc tiếp cận phát triển CTĐT theo quan điểm giáo dục dựa trên kết quả (Outcome based education - OBE), đảm bảo sự phát triển toàn diện cả về kiến thức - kỹ năng - năng lực tự chủ và trách nhiệm cho người học thông qua kết quả học tập mong đợi. Kết quả học tập mong đợi phản ánh yêu cầu của các bên liên quan (cả bên trong - người học và bên ngoài - nhà tuyển dụng), đáp ứng các yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với đào tạo đại học và tương thích với các chương trình cùng ngành của các nước trong khu vực. Các hoạt động của chương trình bao gồm: thiết kế, phát triển, triển khai, đánh giá và cải tiến chương trình. Toàn bộ các hoạt động này được vận hành theo đúng quy trình PDCA (Plan - Do - Check - Act), đảm bảo hoạt động đào tạo tại trường đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan và Chuẩn đầu ra mong đợi.
Khen thưởng cho các tân sinh viên
Bên cạnh đó, Trường luôn xác định công tác xây dựng Chuẩn đầu ra là một trong những khâu quan trọng trong chuỗi các hoạt động thiết kế CTĐT. Chính vì vậy, từ năm 2012, ĐHTDM đã mạnh dạn chuyển hướng phát triển CTĐT theo đề xướng CDIO (Conceive Design Implement Operate - hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành), đáp ứng chuẩn AUN-QA (Asean University Network - Quality Assurance - mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á - đảm bảo chất lượng). Không chỉ thiết kế CTĐT theo đề xướng CDIO ở các khối ngành kỹ thuật, năm 2014, tất cả khối ngành đào tạo của Trường đã hoàn tất chương trình đào tạo theo đề xướng CDIO. Với những bước đi mới mẻ đó, năm 2015, Trường đã trở thành thành viên của tổ chức CDIO thế giới. Đây là một trong những yếu tố góp phần để Trường khẳng định chất lượng đào tạo đối với xã hội. Không chỉ chú trọng thay đổi, phát triển CTĐT cho phù hợp với xu thế thời đại, Trường còn tăng cường việc dạy kỹ năng xã hội, nâng cao chuẩn đầu ra về tin học, ngoại ngữ cho người học, đầu tư cơ sở vật chất… để đồng bộ việc nâng cao chất lượng, giúp người học khẳng định bản thân và có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Đề cao chất lượng đào tạo và hướng đến năng lực người học Đứng trước thách thức của nhu cầu xã hội, ĐHTDM luôn đề cao chất lượng đào tạo và hướng đến năng lực người học. Vì vậy, hằng năm CTĐT luôn có sự cập nhật, bổ sung những học phần phù hợp thực tiễn, kèm theo các phiên bản mới của đề cương chi tiết để kiến thức chương trình học đáp ứng thực tiễn đang diễn ra. Vào năm 2017, sau khi đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia, thông qua các buổi tổ chức DACUM (Developing a Curriculum - Phát triển CTĐT), từ ý kiến phản hồi của người sử dụng lao động, Trường đã tăng cường năng lực thực hành cho sinh viên (SV) trong quá trình học tập. Cơ sở đầu tiên cho quá trình cải tiến này là công văn số 30/ĐHTDM-ĐTĐH ngày 05/01/2018 của Hiệu trưởng trường ĐHTDM về việc thực hiện CTĐT đại học chính quy khóa tuyển sinh 2017 và 2018. Nhà trường chỉ đạo tất cả các ngành phải đảm bảo cơ cấu giờ thực hành tối thiểu đạt 40% trong khối lượng kiến thức toàn khóa. Quá trình đào tạo được thực hiện qua việc: (1) dạy học lý thuyết; (2) dạy học trên mô hình, mô phỏng; (3) bài tập thực tế/thực hành, thực tập tại xưởng, phòng thí nghiệm; (4) bài tập ứng dụng/thực hành ngoài trường.
Sinh viên trong giờ thực hành Với mong muốn nhằm tăng cường năng lực cho SV và đạt chất lượng cao trong giảng dạy, khi phát triển CTĐT, Trường thiết kế, phân bổ giờ thực hành, thực tập ngay từ năm đầu tiên cho đến năm cuối của khóa học. CTĐT thể hiện tính mở, giúp SV hiểu biết kiến thức liên quan đến chuyên ngành và liên ngành. Qua đó, tạo cơ hội cho SV được quyền chọn lại ngành nghề yêu thích sau khi học hết năm thứ nhất và thuận lợi trong việc đăng ký học các học phần cơ sở ngành cũng như thuận lợi cho SV có nguyện vọng học tập lên cao hơn nữa và có nhiều lựa chọn cho nghề nghiệp. Bên cạnh đảm bảo tính liên thông, liên ngành, phát triển CTĐT của ĐTDM còn đảm bảo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để đào tạo đội ngũ trí thức trẻ, có đủ năng lực, phẩm chất tự hoạt động sau khi ra trường, giúp người học có cơ hội học tập suốt đời. Mô hình học tập tại trường đại học Thủ Dầu Một Để việc cập nhật, phát triển CTĐT đảm bảo mối liên kết chuẩn đầu ra với với các hoạt động dạy - học và kiểm tra đánh giá theo nguyên lý dựa trên OBE, Trường chú trọng phương pháp dạy học và đánh giá theo quan điểm lấy việc học làm trung tâm đóng vai trò quan trọng trong thực hiện triết lý giáo dục của nhà trường để tạo ra động cơ và sự chủ động trong học tập cho SV; khuyến khích SV đóng vai trò chủ động trong việc tạo ra quá trình học tập, giảng viên linh hoạt trong các phương án lên lớp; các hoạt động học tập trải nghiệm, học tập phục vụ cộng đồng cũng được Trường nối kết chặt chẽ, giúp SV nâng cao chất lượng học tập kiến thức, kỹ năng cũng như năng lực tự chủ, ý thức trách nhiệm xã hội và các giá trị đạo đức. Kết quả ban đầu về phát triển chương trình đào tạo của ĐHTDM Kết quả hoạt động của ĐHTDM từ 2009 - 2022 Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, giáo dục không thể đào tạo ra những con người chỉ biết làm một việc hay chỉ biết vận hành công việc như một robot. Trách nhiệm của Nhà trường trong quá trình đào tạo là phải chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp để người học có đủ hành trang khi bắt tay vào công việc trong thực tiễn, tránh trường hợp nhà tuyển dụng phải "đào tạo lại". Việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cũng phải dần được nâng tầm quốc tế, nhằm trang bị cho SV có đủ các yếu tố về kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ, tin học… để làm việc ở nước ngoài và hội nhập với khu vực. Điều này phù hợp với 4 trụ cột giáo dục của UNESCO: học để biết, học để trưởng thành, học để chung sống, học để làm. Như vậy, để đạt được mục tiêu và đáp ứng chuẩn đầu ra gắn với nhu cầu xã hội, ĐHTDM đã mạnh dạn chọn hướng đi phù hợp với thực tiễn của đơn vị và địa phương để nhận diện và từng bước khẳng định thương hiệu. Sự dứt khoát, đột phá trong phát triển CTĐT thời gian đã mang lại những kết quả tốt đẹp. Đặc biệt, từ những hội thảo DACUM, Trường mạnh dạn phát triển CTĐT theo hướng tăng cường thực hành trong quá trình đào tạo, nâng cao kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp để làm động lực cho Trường cải tiến hoạt động đào tạo theo định hướng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Quan trọng hơn nữa là sau khi tốt nghiệp, SV tự tin vào đời bằng kiến thức, kỹ năng đã được Nhà trường trang bị để sẵn sàng phục vụ xã hội, khẳng định giá trị bản thân, góp phần vào công cuộc xây dựng Bình Dương trở thành thành phố thông minh trong tương lai gần. TS. Nguyễn Quốc Cường – Hiệu Trưởng Đại học Thủ Dầu Một
Lượt người xem: Views:
1150
Bài viết:
Đại học Thủ Dầu Một: Phát triển chương trình đào tạo gắn với nhu cầu xã hội
Lực lượng lao động
|