Chính sách
 

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 5044/KH-UBND hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp n​ăm 2024 trên địa bàn tỉnh. ​

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 4895/KH-UBND hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) năm 2024.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3745/KH-UBND ​thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.​

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh điều chỉnh Quyết định 826/QĐ-UBND ngày 27/3/2020 phê duyệt Đề án "Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2025".

 
 

TTĐT - ​​UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động, thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.​

 
 

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" trong năm 2023 tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

 
 

​TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 202​1-2030" trên địa bàn tỉnh.

 
 

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) năm 2023.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025.

 
 

TTĐT - ​​HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 18/2021/NQ-HĐND về việc hỗ trợ sinh viên Y, Dược đào tạo theo hình thức đặt hàng của tỉnh Bình Dương. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Bình Dương khoá X, Kỳ họp thứ ba thông qua ngày 08/12/2021, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị quyết 45/2011/NQ-HĐND8 ngày 08/8/2011 của HĐND tỉnh về việc hỗ trợ sinh viên Y, Dược đào tạo theo địa chỉ sử dụng.​​

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Danh mục chính sách ưu đãi thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình DươngDanh mục chính sách ưu đãi thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương

​TTĐT - Ngày 21/6/2017, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành văn bản về việc công bố Danh mục chính sách ưu đãi thu hút đầu tư.

​I. Dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp:

1. Tiền thuê đất (Căn cứ Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 và Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ):

Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời gian thuê đất đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 03 năm kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động đối với dự án thuộc danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ; đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường.

Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 11 năm đối với dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ.

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp

a) Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm và miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đổi với: (khoản 1, Điều 15 và khoản 1, Điều 16, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ; khoản 1 Điều 3 Thông tư số 212/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015):

Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học;

Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bào vệ môi trường, bao gồm:

  • Sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường.
  • Sản xuất ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường được nhà nước bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
  • Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn Nhãn xanh Việt Nam; sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận.
  • Sản xuất xăng, nhiên liệu diezen và nhiên liệu sinh học được chứng nhận hợp quy; than sinh học; năng lượng từ sử dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt và các dạng năng lượng tái tạo khác.
  • Sản xuất máy móc, thiết bị, phương tiện chuỵên dùng sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường; ứng phó, xử lý sự cố môi trường.
  • Sản xuất thiết bị quan trắc và phân tích môi trường
  • Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; Thu gom, xử lý nước thải, khí thải; thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập trung; Tái chê, tái sử dụng chất thải; xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suât thiêt kê từ 2.500m3 nước thải trở lên trong một ngày đêm đối với khu vực đô thị từ loại IV trở lên; xử lý, cải tạo các khu vực môi trường bị ô nhiễm tại các khu vực công cộng; ứng cứu, xử lý sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố môi trường khác; xây dựng hạ tâng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu, cụm công nghiệp làng nghề; dịch vụ hỏa táng, điện táng; giám định thiệt hại về môi trường; giám định sức khỏe môi trường; giám định vê môi trường đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, công nghệ.
  • Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
    + Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 06 nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 03 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 nghìn tỷ đồng/năm chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu.
    + Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 06 nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 03 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư và sử dụng trên 3.000 lao động chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu.
    b) Thuế suất 17% trong thời gian 10 năm và miễn thuế 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo áp dụng đối với: (khoản 3, Điều 15 và khoản 3, Điểu 16, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ):
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới: Sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề truyền thống.
    Các tiêu chí xét duyệt, điều kiện áp dụng, cách tính thuế và các quy định khác liên quan đến ưu đãi thuế được quy định cụ thể trong Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính Phủ.
    Doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nạhị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ mở rộng quy mô sản xuat, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất nếu đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại Khoản này thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng quy định tại Khoản này bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn, lĩnh vực ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Thuế nhập khẩu(Căn cứ Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chỉnh phủ):

Được miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm:

  • Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng đê chê tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị;
  • Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án;
  • Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

II. Dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn:

1. Miễn, giảm tiền sử dụng đất:

Các đối tượng được Miễn, giảm tiền sử dụng đất; Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; Miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất được quy định cụ thể tại Điều 5,6,7,8 Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Ngoài ra, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất theo quy định của Luật đất đai để trồng cao su có diện tích trồng cao su tái canh từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2020 được miễn tiền thuê đất theo Công văn số 9549/BTC-QLCS ngày 12/7/2016 của Bộ Tài chính, như sau:

  • Trường hợp đã thực hiện tái canh từ trước ngày 01/01/2015 mà đến ngày 01/01/2015 vẫn còn trong thời gian kiến thiết cơ bản thì được miễn tiền thuê đất cho thời gian kiên thiết cơ bản còn lại tính từ ngày 01/01/2015 nhưng tối đa không quá ngày 31/12/2020.
  • Trường hợp thực hiện tái canh vườn cây trong giai đoạn từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2020 thì thời gian được miễn tiền thuê đất tính từ thời điểm bắt đầu thực hiện tái canh đến thời điểm kết thúc tái canh nhưng tối đa không quá ngày 31/12/2020.
  • Dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp và nông thôn qui định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được hưởng những ưu đãi như sau:
  • Trường hợp được nhà nước giao đất thì được giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư đó.
  • Trường hợp thuê đất, thuê mặt nước của nhà nước thì được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động.

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp:

a) Áp dụng thuế suất 10% đối với các khoản thu nhập sau (khoản 2, Điểu 15, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ)

Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm.

  • Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm đối với: thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; phát triên công nghệ sinh học.

b) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (khoản 2 Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT- BTC ngày 18/6/2014) với:

  • Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm: thu nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước; càỵ, bừa đất; nạo vét kênh, mữơhg nội đồng; dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trông, vật nuôi; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

3. Thuế nhập khẩu:

  • Miễn thuế nhập khẩu đối với các thiết bị, công nghệ trong nước chưỉ^ín xuất được để phục vụ cho các doanh nghiệp thực hiện dự án nông nghiệp công nghệ cao;
  • Miễn thuế nhập khẩu giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Căn cứ Luật Xuất Nhập khẩu);
  • Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp theo quy định (Căn cứ Nghị định sổ 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ).

4. Thẩm quyền công nhận: doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

  • Đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 50/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 69/2010/QĐ-TTg ngày 03/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao".
  • Đối với vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Theo Quy định tại Điều 3 Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì "ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao".

III. Dự án đầu tư nhà ở công nhân Khu công nghiệp và nhà ở thu nhập thấp tại đô thị:

1.     Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (Căn cứ Nghị định số 46/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chỉnh phủ)

Doanh nghiệp được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho cả thời gian thuê.

2.     Thuế thu nhập doanh nghiệp {khoản 1, Điều 15, Nghị định số 218/2013/NĐ CP ngày 26/12/2013 của Chỉnh phủ) 

Áp dụng thuế suất 10% đối với phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội đê bán, cho thuê, cho thuê mua đôi với các đôi tượng quy định tại Điều 53 Luật nhà ở.

Nhà ở xã hội quy định tại Khoản này là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và đáp ứng các tiêu chí vê nhà ở, vê giá bán nhà, về giá cho thuê, về giá cho thuê mua, về đôi tượng, điêu kiện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật vê nhà ở và việc xác định thu nhập được áp dụng thuế suất 10% quy định tại Khoản này không phụ thuộc vào thòi điểm ký hợp đồng bán, cho thuê hoặc cho thuê mua nhà ở xã hội;

3. Thuế nhập khẩu(Căn cứ Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ).

Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp theo quy định.

IV. Dự án thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp:

Căn cứ (Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ)

1. Miễn, giảm tiền thuê đất:

Cơ sở thực hiện xã hội hóa được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và được xem xét miễn, giảm tiền thuê đất tùy theo khu vực như sau:

  • Đối với các xã, thị trấn: miễn tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê đất.
  • Đối với địa bàn các phường: số năm miễn tiền thuê đất được tính bằng 50% thời gian thuê đất.
    Điều kiện, thủ tục miễn, giảm tiền thuê đất được quy định cụ thể trong Quyết định số 44/2016/QĐ-ƯBND ngày 01 tháng 11 năm 2016 của ủy ban nhân dân tỉnh Bình dương.

2.   Thuế thu nhập doanh nghiệp (khoản 2, điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ)

Dự án có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa được áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động. Dự án mới thành lập được miễn thuế 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 05 năm tiếp theo.

3. Ưu đãi về tín dụng và huy động vốn:

Được quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ.

4. Thuế nhập khẩu

Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp theo quy định (Căn cứ Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chỉnh phủ).

V. Chính sách ưu đãi đối với Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong trong thời gian 15 năm (khoản1,Điều 13, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 của Quốc Hội và khoản 5, Điều 1, Luật sổ 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế)

2. Thuế nhập khẩu:

Được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Hỗ trợ phát triển thị trường:

Ưu tiên tham gia vào Chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

Hỗ trợ một phần chi phí đăng ký thương hiệu, kinh phí tham gia triển lãm hội chợ trong nước và ngoài nước, kinh phí tiếp cận thông tin thị trường.

4. Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao (Điều 5, Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ)

  • Tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hưởng ưu đãi của pháp luật về chuyển giao công nghệ và các ưu đãi khác theo quy định hiện hành.
  • Hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ như sau:
    + Các dự án, đề án hợp tác giữa doanh nghiệp sản xuất và các đom vị có công nghệ ứng dụng trong việc chuyển giao công nghệ được hỗ trợ một phần kinh phí;
    + Chi phí chế tạo thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ tối đa đến 50%.
    + Nhà nước hỗ trợ tối đa đến 75% chi phí chuyển giao công nghệ đối với Dự án sản xuất vật liệu có sử dụng trên 85% nguyên liệu là sản phẩm của quá trình chế biến sâu khoáng sản trong nước bao gồm quặng kim loại, quặng phi kim loại và sản phẩm hóa dầu để phục vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

5. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực:(Điều 6, Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ)

  • Đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ:

+ Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ kinh phí từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ cho đào tạo nguồn nhân lực;

+ Cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên đào tạo nâng cao trình độ ở trong nước và nước ngoài theo các chương trình đào tạo của nhà nước.

  • Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp hỗ trợ:

+ Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đâu tư, liên doanh, liên kết để xây dựng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

+ Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được tài trợ, hỗ trợ từ các Quỹ về khoa học và công nghệ, đào tạo và các Quỹ khác;

Nhà nước khuyến khích các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hiện có tham gia vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ.

 6. Ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: (khoản 2 Điều 12 Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ)

Ngoài các ưu đãi chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển còn được hưởng các ưu đãi sau:

  • Tín dụng đầu tư: được vay tối đa 70% vốn đầu tư tại các tổ chức tín dụng trên cơ sở bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định khi đáp ứng các điều kiện sau:
    + Có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu 15% giá trị khoản vay, sau khi đã loại trừ giá trị tài sản cầm cố, thế chấp cho các khoản vay khác;
    + Có tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, sau khi trừ số vốn chủ sở hữu thu xếp cho các dự án khác;
    + Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, không có các khoản nợ đọng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế khác.
  • Tiền thuê đất, mặt nước:
    + Được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai;
    + Trường hợp Dự án có tính chất đặc biệt hoặc quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cần hỗ trợ cao hơn mức hỗ trợ quy định tại tiết trên thì Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

7. Đối tượng ưu đãi, Thủ tục xác nhận ưu đãi và các quy định khác

Được quy định chi tiết trong Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ.

VI. Ưu đãi đối với các doanh nghiệp khoa học công nghệ.

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp (Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/05/2007 của Chính phủ quy định về doanh nghiệp khoa học và công nghệ và Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BKHCN ngày 06/1/2015 hướng dẫn thực hiện nghị định sổ 80/2007/NĐ-CP) 

  • Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong thời gian 15 năm kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp khoa học và cồng nghệ có doanh thu từ hoạt động khoa học và công nghệ;
  • Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp khoa học và công nghệ có thu nhập chịu thuế.

2. Điều kiện để được chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và và các ưu đãi khác

Được quy định chi tiết trong Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/05/2007 của Chính phủ quy định về doanh nghiệp khoa học và công nghệ và Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BKHCN ngày 06/01/2015 hướng dẫn thực hiện nghị định số 80/2007/NĐ-CP.

VII. Ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ cao; doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; doanh nghiệp nông nghỉệp công nghệ cao; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao đươc ưu tiên đầu tư phát triển; (Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008)

1. Chính sách ưu đãi

  • Hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Được xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thử nghiệm từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.

2. Điều kiện để được chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao và các ưu đãi khác

Được quy định chi tiết trong Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008.

8/17/2017 11:00 AMĐã ban hànhMai XuânTinXem chi tiết286-danh-muc-chinh-sach-uu-dai-thu-hut-dau-tu-tren-dia-ban-tinh-binh-duon
Kế hoạch triển khai cắt giảm chi phí cho doanh nghiệpKế hoạch triển khai cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp

​TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch​​ triển khai cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch nhằm cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ luật pháp cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu quả, chất lượng của hệ thống thể chế, pháp luật kinh doanh; giám sát trách nhiệm thi hành pháp luật kinh doanh của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; tạo hiệu ứng tác động tích cực đến công tác an sinh xã hội của tỉnh và lợi ích của nhân dân.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát thủ tục hành chính; rà soát pháp luật về đầu tư, kinh doanh, sàng lọc những điểm bất hợp lý, gây ra chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp, nghiên cứu đề xuất hướng xử lý. Các văn bản ban hành cần có đánh giá tác động chi phí, nhất là chi phí không chính thức, gắn với trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan soạn thảo; tăng cường tiếp xúc, tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, xử lý nghiêm minh các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ thi hành pháp luật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý, giải quyết thủ tục, hồ sơ kinh doanh cho doanh nghiệp, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính…

5/3/2018 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết283-ke-hoach-trien-khai-cat-giam-chi-phi-cho-doanh-nghie
Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch ​thực hiện Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020.

Theo đó, mục tiêu cụ thể giai đoạn 2017-2018 sẽ từng bước hoàn thiện cơ chế, hành lang pháp lý hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) và nâng cao năng lực của các thành phần tham gia hoạt động khởi nghiệp; xây dựng Cổng thông tin khởi nghiệp ĐMST của tỉnh; thành lập Trung tâm sáng kiến cộng đồng và hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST tỉnh Bình Dương; phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho hoạt động khởi nghiệp ĐMST; đưa nội dung đào tạo về các phương pháp ĐMST và khởi nghiệp vào các trường đại học, cao đẳng, trường phổ thông trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2019-2020 sẽ hình thành và triển khai hoạt động Trung tâm sáng kiến cộng đồng và hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST tỉnh Bình Dương; 03 phòng thí nghiệm thực nghiệm/chế tạo (FabLab/TechLab); 03 vườn ươm công nghệ trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ phát triển 30 dự án khởi nghiệp ĐMST.

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện hỗ trợ hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST; xây dựng Cổng thông tin khởi nghiệp ĐMST tỉnh Bình Dương; xây dựng hoạt động truyền thông về khởi nghiệp ĐMST giai đoạn 2017-2020.

9/25/2017 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết180-de-an-ho-tro-he-sinh-thai-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-quoc-gia-den-nam-2025-tren-dia-ban-tinh-binh-duong-giai-doan-2017-202
Quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025Quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2025

TTĐT - ​​​HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021–2025. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2021.​

​Quy định này áp dụng cho các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý giai đoạn 2021-2025; tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025.

Việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý giai đoạn 2021-2025 phải phục vụ cho thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, các chương trình hành động, chươ​ng trình đột phá của Tỉnh ủy; quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025 của tỉnh; các kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực, địa phương... bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh.  Tập trung bố trí vốn để thực hiện chống ùn tắc giao thông, ngập úng, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành và phát huy hiệu quả các dự án trọng điểm, các dự án kết nối, có tác động liên vùng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước. Ưu tiên phân bổ vốn đối ứng thực hiện đồng bộ các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Thứ tự ưu tiên phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025: Phân bổ vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư; dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; phân bổ vốn để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch; phân bổ vốn chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án và lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án; phân bổ vốn cho dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu của Luật Đầu tư công.

Ngân sách địa phương được phân bổ theo ngành, lĩnh vực thuộc nhiệm vụ chi đầu tư của ngân sách tỉnh. Trong đó, nguồn vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết được sử dụng phân bổ cho các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, an sinh xã hội và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Hàng năm, ngoài việc bố trí vốn tỉnh hỗ trợ, bổ sung có mục tiêu cho một số dự án, ngân sách tỉnh sẽ tiếp tục phân cấp cho cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ chi đầu tư của ngân sách huyện theo quy định, đảm bảo nguồn vốn phân cấp cho các địa phương cao hơn giai đoạn 2016 - 2020 với mức tăng không dưới 10%.

Nghị quyết​

12/23/2020 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtnguyên tắc, tiêu chí, định mức, phân bổ, vốn, đầu tư công, nguồn ngân sách 499-quy-dinh-ve-nguyen-tac-tieu-chi-va-dinh-muc-phan-bo-von-dau-tu-cong-nguon-ngan-sach-tinh-giai-doan-2021-202
Bình Dương thực hiện các giải pháp và chính sách thu hút, trọng dụng nhân tàiBình Dương thực hiện các giải pháp và chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3745/KH-UBND ​thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.​

Theo đó, Kế hoạch phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025, thu hút nhân tài vào làm việc trong cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh khoảng 10% so với tổng số tuyển dụng mới; phấn đấu tỷ lệ nhân tài được đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đạt 30% vào năm 2025.

Đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, duy trì tỷ lệ nhân tài thu hút vào làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương của tỉnh không dưới 20% so với tổng số các trường hợp tuyển dụng mới hàng năm; phấn đấu đạt 100% nhân tài (được công nhận) tiếp tục ở lại làm việc sau 05 năm được thu hút và trọng dụng làm việc tại các cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh; tỷ lệ nhân tài được đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đạt 60% vào năm 2030 để tiến tới đạt 100% vào năm 2050.

Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị rà soát, nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các quy định có liên quan đến việc thực hiện chính sách về thu hút, trọng dụng nhân tài đúng quy định pháp luật và phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh; rà soát, hoàn thiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

Việc tìm kiếm nhân tài nhằm phát hiện người có phẩm chất đạo đức, lối sống chuẩn mực; có khát vọng cống hiến, phụng sự Tổ quốc và nhân dân; có trình độ, năng lực sáng tạo vượt trội; có công trình, sản phẩm, thành tích, công trạng hoặc cống hiến đặc biệt tạo nên sự tiến bộ, phát triển của một số ngành, lĩnh vực của tỉnh và tập trung vào các nhóm sau: Học sinh, sinh viên có thành tích học tập, tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc, có tố chất, năng khiếu nổi trội từ các cơ sở giáo dục, đào tạo; những người có học vị, học hàm thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư, có các công trình nghiên cứu được công nhận và ứng dụng hiệu quả cao vào đời sống thực tiễn; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có năng lực nổi trội, luôn hoàn thành tốt hoặc xuất sắc nhiệm vụ, công vụ; những người có trình độ, năng lực vượt trội và kinh nghiệm thực tiễn đang làm việc ở các lĩnh vực, khu vực, địa bàn khác kể cả trong và ngoài nước.

Song song đó, tập trung nâng cao chất lượng, tạo đột phá trong đào tạo, bồi dưỡng nhân tài; nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp trong việc phát hiện, thu hút và trọng dụng nhân tài; tăng cường hợp tác, giao lưu, hội nhập quốc tế về nhân tài; xây dựng môi trường làm việc công bằng, chuyên nghiệp, môi trường sống văn minh, hiện đại; khuyến khích tổ chức, cá nhân và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện chính sách nhân tài và xử lý nghiêm, kịp thời vi phạm chính sách nhân tài; thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư cho thu hút và trọng dụng nhân tài.

Kế hoạch số 3745/KH-UBND ​​

7/19/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, thực hiện, giải pháp, chính sách, thu hút, trọng dụng, nhân tài406-binh-duong-thuc-hien-cac-giai-phap-va-chinh-sach-thu-hut-trong-dung-nhan-ta
 Quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương​ Quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương​

TTĐT - HĐND tỉnh ​ban hành Quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương​.

12/1/2020 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết69--quy-dinh-ve-chinh-sach-thu-hut-che-do-ho-tro-dao-tao-boi-duong-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-tinh-binh-duong
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Bình DươngCải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Bình Dương

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch​ triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan tập trung thực hiện các mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Cụ thể, đến năm 2020, chất lượng môi trường kinh doanh Việt Nam ngang hàng với trung bình các nước ASEANcải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh để năm 2018 tăng thêm từ 8-18 bậc trên bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới; hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh; giảm ít nhất 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngànhgiảm tỷ lệ các lô hàng nhập khu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 25 - 27% hiện nay xung còn dưới 10%. Đến hết năm 2018, hầu hết các dịch vụ công phổ biến, liên quan đến người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và 4; cải thiện năng lực cạnh tranh ngành du lịch thêm khoảng 10 bậcgiảm chi phí logistics trong nền kinh tế xuống mức bằng khoảng 18% GDPcải thiện Chỉ số hiệu quả logistics thêm khoảng 10 bậc

Các sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19-2018/NQ-CP của đơn vị, hoàn thành trước ngày 30/6/2018. Trong đó, tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện các chỉ số khởi sự kinh doanh, cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan, tiếp cận điện năng, đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản, nộp thuế và Bảo hiểm xã hội theo thông lệ quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công; đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công; nâng cao chất lượng hạ tầng du lịch, y tế, chăm sóc sức khỏe, an ninh và an toàn, vệ sinh môi trường các khu, địa điểm du lịch; phối hợp hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, giảm tối đa số lần thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, kể cả thanh tra, kiểm tra chuyên ngành… Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể nhân dân giám sát thực hiện Nghị quyết 19-2018/NQ-CP; tăng cường thông tin, tuyên truyền, vận động cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tích cực tham gia phản biện, góp ý và mở diễn đàn tiếp nhận các ý kiến phản biện chính sách của doanh nghiệp và người dân.

6/12/2018 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết923-cai-thien-moi-truong-kinh-doanh-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-quoc-gia-nam-2018-va-nhung-nam-tiep-theo-tren-dia-ban-tinh-binh-duon
Thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương

​Thời gian qua, các sở, ban, ngành tỉnh đã thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

I. Các chương trình, dự án hỗ trợ DNNVV

1. Hỗ trợ DNNVV đi lại thực hiện các hoạt động thương mại, đầu tư và hợp tác kinh doanh tại các nước và vùng lãnh thổ trong khối APEC:

Nội dung hỗ trợ:

Người mang thẻ ABTC, khi nhập cảnh, xuất cảnh các nước và vùng lãnh thổ có tên ghi trong thẻ thì không cần phải có thị thực của các nước và vùng lãnh thổ đó.

Điều kiện để nhận hỗ trợ:

* Đối với doanh nghiệp có doanh nhân đề nghị xin sử dụng thẻ ABTC:

a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Chấp hành tốt các quy định của pháp luật về thương mại, thuế, hải quan, lao động, bảo hiểm xã hội và các nội dung khác mà pháp luật có quy định;

c) Có doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tối thiểu 05 tỉ đồng (hoặc tương đương) trong năm gần nhất;

d) Có năng lực sản xuất kinh doanh hoặc, đã hợp tác hoặc thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu với đối tác của các nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên tham gia chương trình thẻ ABTC.

* Đối với doanh nhân của các doanh nghiệp:

a) Là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị hạn chế hoặc không bị mất năng lực hành vi dân sự;

b) Là chủ sở hữu, thành viên góp vốn hoặc doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 2 của Quy chế này;

c) Có hộ chiếu Việt Nam còn thời hạn sử dụng;

d) Có nhu cầu thường xuyên với các chuyến đi ngắn hạn tới các nền kinh tế thành viên tham gia chương trình thẻ đi lại ABTC để ký kết, thực hiện các cam kết kinh doanh trong khu vực APEC.

Cơ quan đầu mối hỗ trợ: Sở Ngoại vụ

Thông tin chi tiết: http://dichvucong.binhduong.gov.vn/DVC/Default. aspx?tabid=91&mode=26&lv=85&tthcid=6470

2. Nâng cao năng suất và chất luợng sản phẩm, hàng hóa

Nội dung hỗ trợ:

- Tổ chức tập huấn cách thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn (Tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia,…), phương pháp áp dụng các công cụ nâng cao năng suất chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng, khai thác các thông tin có liên quan.

- Đào tạo kỹ năng làm việc, áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng cho người lao động trong các doanh nghiệp.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp chứng nhận và công bố hợp chuẩn, hợp quy; xây dựng áp dụng và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến(ISO 9001, ISO 14001, ISO/IEC 27001, ISO 22000, ISO50001, ISO 26000, ISO/IEC 17025, OHSAS 18000, SA 8000 HACCP … ); áp dụng công cụ cải tiến năng suất chất lượng (5S, QCC, 7 công cụ, Kaizen, GHK, KPI, TQM, Lean, 6 σ, Hạch toán chi phí dòng nguyên liệu (MFCA), mô hình thiết lập nhóm huấn luyện (TWI) và các công cụ khác).

Điều kiện để nhận hỗ trợ:

- Doanh nghiệp đăng ký tham gia gửi biểu mẫu về Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

- Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức họp hội đồng xét chọn để trình Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt danh sách các doanh nghiệp tham gia dự án.

- Doanh nghiệp được phê duyệt tham gia dự án nộp bản cam kết thực hiện theo Biểu mẫu 3 – Bản cam kết và gửi về Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

- Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng căn cứ vào nội dung được phê duyệt tiến hành ký hợp đồng hỗ trợ cho doanh nghiệp và đồng thời hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện.

- Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu và đề xuất Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt kết quả thực hiện dự án.

- Căn cứ vào quyết định phê duyệt kết quả thực hiện dự án, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thanh lý hợp đồng.

Cơ quan đầu mối hỗ trợ: Sở Khoa học và Công nghệ

Thông tin chi tiết: http://sokhcn.binhduong.gov.vn/cl/l/187/tieu-chuan-do-luong-chat-luong

3. Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ

Nội dung hỗ trợ:

- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý, khai thác tài sản trí tuệ.

- Hỗ trợ, hướng dẫn đăng ký bảo hộ, quản lý và khai thác quyền sở hữu trí tuệ

Điều kiện để nhận hỗ trợ:

Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Cơ quan đầu mối hỗ trợ: Sở Khoa học và Công nghệ

Thông tin chi tiết: http://sokhcn.binhduong.gov.vn/New/chuong-trinh-ho- tro-phat-trien-tai-san-tri-tue-tinh-binh-duong-giai-doan-2017-2020-1521

4. Cho vay đầu tư và bảo lãnh tính dụng

Nội dung hỗ trợ: cho vay đầu tư và bảo lãnh tín dụng

Điều kiện để nhận hỗ trợ:

* Điều kiện cho vay:

- Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Có phương án sản xuất, kinh doanh có lãi và bảo đảm hoàn trả được nợ.

- Có cam kết mua bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc tại một công ty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam.

* Điều kiện để được bảo lãnh tín dụng:

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được Quỹ bảo lãnh thẩm định là có hiệu quả, có khả năng hòan trả vốn vay.

- Có tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh.

-Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, doanh nghiệp không có khoản nợ đọng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nợ xấu tại các tố chức tín dụng hoặc các tổ chức kinh tế khác.

- Có biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn theo quy định.

Cơ quan đầu mối hỗ trợ: Quỹ đầu tư và phát triển tỉnh

Thông tin chi tiết: www.bdif.vn

5. Hỗ trợ đào tạo lao động

Nội dung hỗ trợ: hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động của doanh nghiệp.

Điều kiện để nhận hỗ trợ:

Công nhân lao động tại các doanh nghiệp, nhất là công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

Cơ quan đầu mối hỗ trợ: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Thông tin chi tiết: Phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương (Tầng 6A, Trung tâm hành chính tỉnh; Điện thoại: 02743823173; Trưởng phòng: Võ Đông Duy - ĐT: 0974191497).

II. Các hoạt động hỗ trợ DNNVV

- Sở Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Lãnh đạo Sở Y tế, cơ quan Bảo hiểm xã hội đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Bệnh viện, Phòng khám đa khoa ngoài công lập). Thông qua đó nắm tâm tư nguyện vọng của các đơn vị về các TTHC Lĩnh vực khám chữa bệnh, giải đáp các thắc mắc về Bảo hiếm xã hội nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triên dịch vụ khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức Hội nghị tập huấn văn bản quy pháp pháp luật mới có hiệu lực thuộc các lĩnh vực: khám bệnh, chữa bệnh; y tế dự phòng, dược - mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập, Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu tham dự. Sở Y tế cũng chỉ đạo Trung tâm y tế các huyện, thị, thành phố Thủ Dầu Một tố chức hội nghị tập huấn tại đơn vị cho CBCC, viên chức và người lao động nắm bắt các quy định pháp luật mới.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành kế hoạch số 47/KH-SNN, ngày 09/01/2018 về tổ chức triển khai thực hiện Phong trào thi đua "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng hành cùng Doanh nghiệp hội nhập và phát triển" với các nội dung:

 + Thi đua đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa, rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hội nhập và phát triến sản xuất, kinh doanh.

+ Thi đua nâng cao năng lực tham mưu xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả; khuyến khích hỗ trợ phát triển sản xuất tạo điều kiện phục vụ cho doanh nghiệp hoạt động và nâng cao năng lực hội nhập.

+ Thi đua đẩy mạnh nghiên cứu và đưa vào áp dụng các đề tài, dự án khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, chuyến giao tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

+ Thi đua hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực và cơ hội đầu tư, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với doanh nghiệp.

- Công khai danh sách 04 công ty đăng ký cam kết tham gia hỗ trợ DNNVV về cung cấp dịch vụ tư vấn, đại lý thuế và cung cấp phần mềm kế toán (Công ty TNHH kiểm toán Win Win, Công ty TNHH Tư vấn và đại lý thuế Miền Đông, Văn phòng đại diện Công ty cổ Phần Misa tại TP. HCM và Công ty cổ phần tư vấn quản lý và giải pháp phần mềm Asoft).

- Tổ chức tập huấn chính sách về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, các quy định về khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế điện tử cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đồng thời khi có chính sách pháp luật thuế mới ban hành, Cục Thuế tổ chức tập huấn cho DNNVV cùng với các doanh nghiệp khác trên địa bàn.

- Tổ chức tập huấn cho nhân sự các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng với nhân viên Bưu Điện về kỹ năng tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến thủ tục, quy tình nghiệp vụ lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN để tiến đến thực hiện quy trình chuyển phát giai đoạn tiếp theo nhằm đê tạo được sự hài lòng và giảm chi phí cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

- Thường xuyên rà soát, cập nhật trên cổng thông tin điện tử của tỉnh các văn bản pháp luật có liên quan đến các chính sách khuyến khích, ưu đãi của tỉnh Bình Dương; thông tin các điểm đầu tư, các dự án mời gọi đầu tư, tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường, xúc tiến cơ hội đầu tư và nâng cao tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.​

5/16/2018 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết530-thong-tin-ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-tren-dia-ban-tinh-binh-duon
Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục trên địa bàn tỉnh Bình Dương​Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục trên địa bàn tỉnh Bình Dương​

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành ​Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục trên địa bàn tỉnh Bình Dương​.​​

9/10/2020 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết304-quy-trinh-phoi-hop-ho-tro-can-thiep-xu-ly-doi-voi-cac-truong-hop-tre-em-bi-bao-luc-xam-hai-xam-hai-tinh-duc-tren-dia-ban-tinh-binh-duong
Hỗ trợ doanh nghiệp chủ động, thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vữngHỗ trợ doanh nghiệp chủ động, thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững

TTĐT - ​​UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động, thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.​

Theo đó, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện rà soát, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đầu tư đã được cấp phép, chưa triển khai hoặc đang triển khai nhằm khơi thông nguồn lực đầu tư cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế. Rà soát, tạo điều kiện xử lý nhanh các thủ tục đầu tư, xây dựng đối với các dự án bất động sản trên địa bàn đã đáp ứng đủ điều kiện để các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng sớm triển khai theo quyết định đầu tư được phê duyệt để sớm hoàn thành, đưa sản phẩm ra thị trường. Đẩy mạnh công tác thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, khơi thông nguồn lực cho hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Song song đó, triển khai các chính sách hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước; tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tạo cơ hội, ổn định việc làm cho người lao động; đẩy mạnh triển khai chính sách, giải pháp hỗ trợ và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.

Đối với nhóm nhiệm vụ, giải pháp trung và dài hạn, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động hoặc đề xuất cấp thẩm quyền cắt giảmđơn giản hoá các quy định tạo ra rào cản mới gây khó khăn cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, trừ trường hợp cần thiết và phải đánh giá tác động tới doanh nghiệp; thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp; hỗ trợ tái cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và cách mạng công nghiệp 4.0. Đồng thời, tăng cường hiệu quả triển khai các chính sách và nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập quốc tế, nắm bắt và đón đầu các xu hướng kinh doanh mới, xu hướng thị trường mới.

Văn bản 

8/24/2023 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết582-ho-tro-doanh-nghiep-chu-dong-thich-ung-phuc-hoi-nhanh-va-phat-trien-ben-vun
Chế độ hỗ trợ cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh đi học tập và nâng cao chuyên môn nghiệp vụChế độ hỗ trợ cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh đi học tập và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
TTĐT – Ngày 21/12/2011, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 74/2011/QĐ-UBND quy định chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương.

Đối tượng được áp dụng gồm: cán bộ, công chức, viên chức các Ban Đảng, đoàn thể, các cơ quan hành chính, sự nghiệp; cán bộ chuyên trách, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thuộc diện qui hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các ngành, các cấp; cán bộ lãnh đạo các cấp của tỉnh, đại biểu HĐND các cấp tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức quản l‎‎ý hành chính Nhà nước, lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng; cán bộ ấp, khu phố được cử đi bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ theo chức danh; các doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động được phép vận dụng chính sách qui định tại văn bản này trong công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức và người lao động ở đơn vị. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng do đơn vị chi trả.
 
Mức hỗ trợ đối với đi học tại Hà Nội nếu học tập trung từ 01 tháng trở lên: 4,5 triệu đồng/tháng/người, không tập trung hoặc tập trung dưới 01 tháng: 150 ngàn đồng/ngày/người. Đối với đi học tại tỉnh, thành khác tập trung từ 01 tháng trở lên: 3 triệu đồng/tháng/người, không tập trung hoặc tập trung dưới 01 tháng: 100 ngàn đồng/ngày người; trong tỉnh nếu học tập trung từ 01 tháng trở lên: 1,5 triệu đồng/tháng/người, không tập trung hoặc tập trung dưới 01 tháng: 50 ngàn đồng/ngày/người.
 
Hỗ trợ thực hiện và bảo vệ luận văn tốt nghiệp, các ngành y tế, xây dựng, kiến trúc, công nghệ thông tin trình độ Tiến sĩ hỗ trợ 60 triệu đồng, Thạc sĩ 50 triệu đồng, bác sĩ Chuyên khoa cấp II 55 triệu đồng (Tiến sĩ hỗ trợ 30 triệu đồng), chuyên khoa cấp I 40 triệu đồng (Thạc sĩ hỗ trợ 28 triệu đồng); các ngành còn lại, trình độ Tiến sĩ hỗ trợ 50 triệu đồng, Thạc sĩ 40 triệu đồng.
 
 
Hỗ trợ 55 triệu đồng cho đối tượng thực hiện và bảo vệ luận văn tốt nghiệp bác sĩ Chuyên khoa cấp II
 
Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo toàn phần ở nước ngoài được tỉnh chi các khoản sau: học phí và các khoản chi liên quan đến học phí (theo thông báo của các cơ sở đào tạo nước ngoài); sinh hoạt phí bao gồm: Tiền ăn, ở, chi phí đi lại hàng ngày, tiền tài liệu và đồ dùng học tập; bảo hiểm y tế (mức bảo hiểm y tế tối thiểu áp dụng chung cho lưu học sinh nước ngoài của nước sở tại); tiền vé máy bay hạng thường 01 lượt từ Việt Nam đến nơi học tập và 01 lượt từ nơi học tập về Việt Nam cho cả khóa học; chi phí đi đường được cấp 01 lần cho suốt quá trình học tập; chi phí làm thủ tục xuất nhập cảnh (hộ chiếu, visa); lệ phí ghi danh; phí chuyển và nhận tiền qua ngân hàng (nếu có) theo qui định hiện hành.
 
Ngoài ra, còn được hỗ trợ thanh toán vé tàu hoả thông thường, tiền vé xe công cộng; nếu là nữ, dân tộc ít người khi đi học các lớp có thời gian từ 01 tháng trở lên thì mỗi tháng học được cấp thêm 200.000 đồng/tháng/người.
 
Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế các văn bản sau: Quyết định số 96/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương; Quyết định số 22/2010/QĐ-UBND ngày 23/7/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 96/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương.
11/2/2016 4:00 PMĐã ban hànhMai XuânTinXem chi tiếtĐề án, tuyển chọn, đào tạo, cán bộ nguồn, từ sinh viên xuất sắc, tỉnh Bình Dương, thu hút nhân lực284-che-do-ho-tro-can-bo-cong-chuc-tren-dia-ban-tinh-di-hoc-tap-va-nang-cao-chuyen-mon-nghiep-v
Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá giai đoạn 2021-2030Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá giai đoạn 2021-2030

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030. ​

Theo đó, phấn đấu trong giai đoạn 2021 – 2025, có ít nhất 04 doanh nghiệp được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng; 16 doanh nghiệp được hỗ trợ chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và 03 doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về năng suất chất lượng cho các cán bộ, công chức, viên chức thuộc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia chương trình; trong đó, phấn đấu đào tạo ít nhất 10 chuyên gia năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn.

Trong giai đoạn 2026 – 2030, ít nhất 05 doanh nghiệp được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng, 20 doanh nghiệp được hỗ trợ chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; ít nhất 05 doanh nghiệp được hướng dẫn áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đào tạo ít nhất 20 chuyên gia năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn.

Đối tượng được hỗ trợ: Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; ưu tiên xét chọn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất chất lượng; tăng cường công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh; đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng; tăng cường năng lực hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; tăng cường các hoạt động hợp tác các địa phương trong nước.

Kế hoạch 

11/30/2021 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtHỗ trợ, doanh nghiệp, nâng cao, năng suất, chất lượng, sản phẩm, hàng hoá, giai đoạn, 2021-2030844-ho-tro-doanh-nghiep-nang-cao-nang-suat-va-chat-luong-san-pham-hang-hoa-giai-doan-2021-203
Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 4895/KH-UBND hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) năm 2024.

​Theo đó, Kế hoạch được triển khai nhằm đồng bộ các chính sách hỗ trợ DNNVV, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. 

Kế hoạch được kỳ vọng sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của các DNNVV, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Đối tượng được hỗ trợ là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và đáp ứng các quy định tại Chương II Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ về tiêu chí xác định DNNVV; các hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có nhu cầu phát triển chuyển đổi thành doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ DNNVV.

Doanh nghiệp sẽ được hỗ tr​ợ tư vấn và mua giải pháp chuyển đổi số, hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ. Đồng thời, nhận được hỗ trợ trong việc nâng cao trình độ công nghệ, kết nối thị trường, phát triển thương hiệu và thực hiện các thủ tục sản xuất thử nghiệm. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và tham gia cụm liên kết ngành sẽ được hướng dẫn về trình tự, thủ tục hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

Các sở, ngành sẽ tăng cường phổ biến thông tin về các chương trình hỗ trợ DNNVV; hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận mạng lưới tư vấn viên về các lĩnh vực như nhân sự, tài chính và quản trị doanh nghiệp; tổ chức các khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cũng như đào tạo nghề cho lao động; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh và hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, bao gồm cả việc tìm kiếm đầu tư từ các quỹ đầu tư và tổ chức.

Kế hoạch số 4895/KH-UBND ​

9/9/2024 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết807-ke-hoach-ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-nam-202
Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình DươngKế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.​

11/1/2020 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết154-ke-hoach-thuc-hien-chien-luoc-phat-trien-du-lich-viet-nam-den-nam-2030-tren-dia-ban-tinh-binh-duon
Chương trình điều chỉnh mức sinh tỉnh Bình Dương đến năm 2030Chương trình điều chỉnh mức sinh tỉnh Bình Dương đến năm 2030

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Chương trình điều chỉnh mức sinh tỉnh Bình Dương đến năm 2030.​

Theo đó, mục tiêu của Chương trình nhằm phấn đấu từng bước nâng mức sinh lên, duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi toàn tỉnh, thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 và kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Đến năm 2025, phấn đấu tăng tổng tỷ suất sinh lên 1,8 con/phụ nữ ở khu vực thành thị và 2 con/phụ nữ ở khu vực nông thôn.

Đến năm 2030, phấn đấu tăng tổng tỷ suất sinh lên 2 con/phụ nữ ở khu vực thành thị và 2,1 con/phụ nữ ở khu vực nông thôn; duy trì vững chắc mức sinh thay thế khi kết quả đạt được sớm hơn mục tiêu (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2,0 đến 2,1 con).

Sở Y tế phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa việc chuyển hướng công tác dân số từ tập trung vào việc giảm sinh sang sinh đủ hai con và duy trì mức sinh thay thế. Thống nhất nhận thức trong lãnh đạo và chỉ đạo cuộc vận động thực hiện mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc.

Cấp ủy Đảng, chính quyền huy động các ngành, đoàn thể, tổ chức tham gia thực hiện kế hoạch; kịp thời có biện pháp điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng thời kỳ. Thường xuyên giám sát, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện để có biện pháp điều chỉnh kịp thời phù hợp với điều kiện thực tế. Ban hành các quy định đảm bảo sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện sinh đủ hai con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc; gắn kết quả thực hiện các mục tiêu điều chỉnh mức sinh với đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là những người đứng đầu.

Các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng các nội dung về công tác dân số trong tình hình mới nhằm tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về việc chuyển hướng chính sách dân số từ tập trung vào kế hoạch hóa gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố và nâng cao chất lượng dân số. Xây dựng hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền, vận động phù hợp với vùng có mức sinh thấp với các hình thức đa dạng, phong phú, sinh động và thuyết phục. Đặc biệt đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trực tiếp nhất là hoạt động truyền thông tại nhà, tạ​i cộng đồng thông qua đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên, y tế thôn bản.

Song song đó, thực hiện đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi trong hệ thống giáo dục. Cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp với đặc điểm mức sinh của tỉnh. Rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít; từng bước ban hành, thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ hai con áp dụng cho các gia đình, cộng đồng; mở rộng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ liên quan đối với địa bàn trọng điểm vùng xa, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và đông công nhân lao động nhập cư.​

Tải về Quyết định​​

12/28/2020 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết147-chuong-trinh-dieu-chinh-muc-sinh-tinh-binh-duong-den-nam-203
Chương trình xúc tiến thương mại đối với Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020Chương trình xúc tiến thương mại đối với Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020

​TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Chương trình ​xúc tiến thương mại (XTTM) đối với Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020.

Theo đó, mục tiêu cụ thể của Chương trình là cung cấp thường xuyên, kịp thời những thông tin dự báo về thị trường và sản phẩm để HTX và các thành viên HTX chủ động lựa chọn sản phẩm sản xuất, quy trình kỹ thuật, bảo đảm chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của từng thị trườngnâng cao nhận thức, kiến thức về thị trường và công nghệ sản xuất mới cho cán bộ, thành viên HTX; từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu các mặt hàng nông sản Việt Nam; tạo điều kiện cho thành phần kinh tế tập thể tiếp cận thị trường, quảng bá thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm; nâng cao kiến thức, năng lực XTTM cho các HTX và thành viên HTX đối với hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ.

Chương trình XTTM đối với HTX yêu cầu đổi mới phương thức XTTM như áp dụng phương thức hợp tác công tư và thực hiện hỗ trợ các hoạt động XTTM để tiêu thụ sản phẩm từ gốc một cách bền vững và chủ động.

Liên minh HTX tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Dương, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác hỗ trợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm của các thành viên Liên minh HTX; hỗ trợ các nguồn lực cần thiết để các HTX có điều kiện thực hiện việc đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, tiếp cận thị trường ổn định, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cả ở thị trường nội địa và xuất khấu; hỗ trợ, tạo điều kiện cho HTX  tham gia các hội chợ, triển lãm, các đoàn tiếp thị trong nước và ngoài nước​.

12/26/2017 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết480-chuong-trinh-xuc-tien-thuong-mai-doi-voi-hop-tac-xa-tren-dia-ban-tinh-binh-duong-giai-doan-2017-202
Tuyên truyền, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Bình DươngTuyên truyền, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch​ triển khai tuyên truyền, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

​Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố phổ biến, tuyên truyền về những lợi ích khi chuyển sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp đến các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh; cải cách thủ tục hành chính, tạo sự thông thoáng trong các thủ tục để thúc đẩy, hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp; tăng cường quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tạo sức hút trong việc chuyển đổi mô hình kinh doanh.

6/12/2018 10:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết162-tuyen-truyen-khuyen-khich-va-tao-dieu-kien-thuan-loi-cho-ho-kinh-doanh-ca-the-chuyen-doi-thanh-doanh-nghiep-giai-doan-2018-2020-tren-dia-ban-tinh-binh-duon
Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020

​​TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định phê duyệt Dự án "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 – 2020".

Theo đó, cơ quan chủ trì dự án là UBND tỉnh và cơ quan quản lý dự án là Sở Khoa học và Công nghệ. Đối tượng của dự án là các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Dương; các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh có phòng thử nghiệm, phòng đo lường có chức năng phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đo lường; các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan.

Mục tiêu cụ thể của dự án là đạt 52 sản phẩm được chứng nhận và công bố hợp chuẩn, hợp quy; 20 doanh nghiệp xây dựng áp dụng và chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quản lý; 09 doanh nghiệp áp dụng một số công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp với doanh nghiệp (5S, QCC…); 16 doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và giải Châu Á Thái Bình Dương…

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành liên quan, Liên minh các Hợp tác xã tỉnh và các Hiệp hội, Cục Thống kê tỉnh, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Dương, tổ chức tư vấn và các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp về huy động nguồn lực và chính sách hỗ trợ; đào tạo nguồn nhân lực để triển khai dự án; thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức về năng suất và chất lượng; áp dụng cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

11/7/2017 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết
Phê duyệt "Đề án điều chỉnh quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020"Phê duyệt "Đề án điều chỉnh quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020"

TTĐT - ​UBND tỉnh phê duyệt "Đề án điều chỉnh quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị, tru​ng tâm thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020".​

12/16/2020 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết457-phe-duyet-de-an-dieu-chinh-quy-hoach-mang-luoi-cho-sieu-thi-trung-tam-thuong-mai-tinh-binh-duong-den-nam-2020
Bình Dương hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2024Bình Dương hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2024

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 5044/KH-UBND hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp n​ăm 2024 trên địa bàn tỉnh. ​

Theo đó, Kế hoạch được triển khai nhằm đảm bảo sự chủ động, thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; kịp thời cung cấp thông tin pháp lý, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp; giúp hạn chế rủi ro pháp lý, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Giao Sở Tư pháp tham gia chủ trì góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố rà soát các văn bản quy phạm pháp luật theo chỉ đạo của các cơ quan ở Trung ương và địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ để nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm trong triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. 

Ngoài ra, tổ chức các hội nghị, diễn đàn, đối thoại giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.

Song song đó, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này. Tổng hợp kết quả thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp theo đúng quy định.

Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phối hợp với các cơ quan Nhà nước và tổ chức đại diện cho doanh nghiệp trong việc tổ chức hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; phối hợp hiệu quả trong việc hưởng ứng và tham gia các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp bảo đảm thiết thực, tiết kiệm, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kế hoạch số 5044/KH-UBND​

9/16/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết585-binh-duong-ho-tro-phap-ly-cho-doanh-nghiep-nam-202
Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình DươngĐẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

​UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch​ về việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, đối tượng thụ hưởng là người dân tộc thiểu số, trong đó ưu tiên dân tộc Gia Rai, XTiêng, Khơ Mú, Khmer, Ba Na, Gaglai, Thái và các dân tộc khác theo Nghị quyết số 52/NĐ-CP của Chính phủ.

Kế hoạch đề ra các chỉ tiêu về nâng cao thể lực; phát triển trí lực; nâng cao kiến thức xã hội, kỹ năng sống, kỹ năng lao động và thông tin thị trường. Cụ thể, đến năm 2020, giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi người dân tộc thiểu số còn 6%, nâng tuổi thọ bình quân của người dân tộc thiểu số lên 75 tuổi, 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc và giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non, tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi bậc tiểu học là 100%, 60% số lao động người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi được cung cấp thông tin thị trường lao động, việc làm…

Các sở, ban, ngành phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố đầu tư cơ sở vật chất cho các trường phổ thông vùng đông dân tộc, các trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số theo học; phát triển đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số; chăm sóc, hỗ trợ cho phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa khi sinh con theo đúng chính sách dân số; mở rộng dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân miễn phí cho thanh niên dân tộc thiểu số, quản lý thai, khám thai định kỳ, bổ sung vi chất cần thiết cho bà mẹ người dân tộc thiểu số trong giai đoạn mang thai; xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu và thời gian đào tạo các chương trình giáo dục nghề nghiệp phù hợp với trình độ, văn hóa, ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số và đặc điểm của tỉnh; tăng cường cung cấp thông tin thị trường lao động, đẩy mạnh và mở rộng công tác tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số…

11/9/2017 10:00 AMĐã ban hànhXem chi tiếtdân tộc thiểu số378-day-manh-phat-trien-nguon-nhan-luc-cac-dan-toc-thieu-so-giai-doan-2017-2020-dinh-huong-den-nam-2030-tren-dia-ban-tinh-binh-duon
Tăng cường giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật giai đoạn 2018-2021Tăng cường giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật giai đoạn 2018-2021

TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018 - 2021" trong năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương​.

4/23/2021 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết827-tang-cuong-giao-duc-phap-luat-cho-nguoi-dang-chap-hanh-hinh-phat-tu-thanh-thieu-nien-vi-pham-phap-luat-giai-doan-2018-202
Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Bình Dương giai đoạn 20​21-2030.

4/23/2021 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết661-chuong-trinh-hanh-dong-vi-tre-em-tinh-binh-duong-giai-doan-2021-203
Đẩy mạnh hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020Đẩy mạnh hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020

​UBND tỉnh vừa ban hành văn bản​ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP và Chỉ thị số 26/CT-TTg về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Theo đó, các sở, ban ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ban hành kèm theo Quyết định 1923/QĐ-UBND ngày 26/7/2016 của UBND tỉnh và Chỉ thị 16/CT-UBND ngày 15/8/2017 về việc triển khai Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Ngoại vụ và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức đối thoại công khai định kỳ ít nhất 2 lần/năm với cộng đồng doanh nghiệp, báo chí để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn; công khai kết quả theo dõi, giám sát quá trình xử lý sau đối thoại với doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh sớm thành lập, công khai và vận hành đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử tỉnh để tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn, giải đáp cho doanh nghiệp.

5/3/2018 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết202-day-manh-ho-tro-va-phat-trien-doanh-nghiep-den-nam-202
Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù, người mới ra tù, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡTăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù, người mới ra tù, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018 - 2021" trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.​​​

5/19/2020 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết367-tang-cuong-pho-bien-giao-duc-phap-luat-cho-nguoi-dang-chap-hanh-hinh-phat-tu-nguoi-moi-ra-tu-thanh-thieu-nien-vi-pham-phap-luat-lang-thang-co-nh
Điều chỉnh một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo Điều chỉnh một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

TTĐT - ​UBND tỉnh điều chỉnh Quyết định 826/QĐ-UBND ngày 27/3/2020 phê duyệt Đề án "Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2025".

Theo đó, điều chỉnh căn cứ pháp lý để ban hành Quyết định 826/QĐ-UBND: Thay thế căn cứ Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV bằng Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV.

Thay thế nội dung được quy định tại các khoản 2, 3, 4 - Mục VIII: Hỗ trợ khác dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Phần thứ ba Nhiệm vụ và nội dung hỗ trợ - Quyết định 826/QĐ-UBND ngày 27/3/2020), cụ thể những nội dung điều chỉnh theo sẽ căn cứ quy định hiện hành về hỗ trợ cho đối tượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được quy định tại Điều 22 của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, thành:

(2) Hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung

a) Hỗ trợ 100% chi phí sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung nhưng không quá 20 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;

b) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí thuê mặt bằng tại các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung nhưng không quá 5 triệu đồng/tháng/doanh nghiệp. Thời gian hỗ trợ tối đa là 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp ký hợp đồng thuê mặt bằng.

(3) Hỗ trợ tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ

a) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;

b) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng bản mô tả sáng chế, bản thiết kế kiểu dáng công nghiệp, bản thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;

c) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn quản lý và phát triển các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;

d) Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn xác lập chuyển giao, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.

(4) Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh mới

a) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở nhưng không quá 10 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp và xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;

b) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo; chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; chi phí cấp dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường nhưng không quá 10 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;

c) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí thử nghiệm sản phẩm mới tại các đơn vị, tổ chức thử nghiệm sản phẩm hàng hóa nhưng không quá 30 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;

d) Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới, công nghệ mới nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.

(5) Hỗ trợ công nghệ

Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn tìm kiếm, lựa chọn, giải mã và chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp.

(6) Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu

a) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí tham gia các khoá đào tạo chuyên sâu trong nước cho học viên của doanh nghiệp về xây dựng, phát triển sản phẩm; thương mại hóa sản phẩm; phát triển thương mại điện tử; gọi vốn đầu tư; phát triển thị trường; kết nối mạng lưới khởi nghiệp với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học nhưng không quá 5 triệu đồng/học viên/năm và không quá 03 học viên/doanh nghiệp/năm;

b) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí tham gia các khoá đào tạo, huấn luyện chuyên sâu ngắn hạn ở nước ngoài nhưng không quá 50 triệu đồng/học viên/năm và không quá 02 học viên/doanh nghiệp/năm.

(7) Hỗ trợ về thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo

a) Miễn phí tra cứu thông tin về hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế; các sáng chế, thông tin công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học; thông tin kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại Cổng thông tin và các trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh;

b) Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;

c) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế nhưng không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp và không quá 02 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp đăng ký thành công tài khoản trên sàn thương mại điện tử;

d) Hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí đi lại, chi phí ăn, ở cho đại diện của doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại nhưng không quá 30 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với sự kiện tổ chức trong nước và không quá 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với sự kiện tổ chức ở nước ngoài;

đ) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí tham gia các cuộc thi quốc tế về khởi nghiệp sáng tạo nhưng không quá 30 triệu đồng/cuộc thi/năm/doanh nghiệp.

Những nội dung hỗ trợ khác cho đối tượng cá nhân, nhóm cá nhân có ý tưởng, dự án khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh và tổ chức có chức năng hỗ trợ khởi nghiệp thuộc Quyết định 826/QĐ-UBND ngày 27/3/2020 của UBND tỉnh: Vẫn tiếp tục thực hiện những nội dung hỗ trợ theo Quyết định 826/QĐ-UBND ngày 27/3/2020.

Quyết định 

9/27/2023 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết
Chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2021Chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2021

TTĐT - Chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2021​ được UBND tỉnh đã ban hành kèm theo Quyết định số 63/2016/QĐ-UBND. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 và thay thế Quyết định số 45/2012/QĐ-UBND ngày 16/10/2012 của UBND tỉnh.

Chính sách góp phần gìn giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo hướng phát triên nông nghiệp đô thị nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến, tạo mảng xanh bảo vệ môi trường kết hợp với du lịch sinh thái.

Đối tượng được hưởng chính sách bao gồm các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp có vườn cây ăn quả đặc sản đang thời kỳ kinh doanh, trồng mới hoặc cải tạo trồng mới từ vườn cây già cỗi, vườn tạp kém hiệu quả và cá nhân, các tổ chức, đơn vị có liên quan đến công tác hỗ trợ phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương.

Theo đó, hỗ trợ phát triển 5 loại cây ăn quả đặc sản, gồm: măng cụt, sầu riêng, dâu, bòn bon và mít tố nữ được trồng tại 4 xã, phường của thị xã Thuận An (phường Bình Nhâm, Hưng Định, An Thạnh, xã An Sơn) và 2 loại cây bưởi ổi, bưởi đường lá cam được trồng ở xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên. Chính sách hỗ trợ được áp dụng cho trồng mới và thâm canh, chăm sóc vườn; hỗ trợ cho nhà vườn thất mùa, mất mùa; hỗ trợ tư vấn, chỉ đạo kỹ thuật và tập huấn kỹ thuật, tham quan. Cụ thể, ngoài việc hỗ trợ giống, vật tư nông nghiệp và kỹ thuật, đối với trồng mới sẽ được hỗ trợ việc chăm sóc, nạo vét kênh mương nội đồng 5.000.000 đồng/ha/năm; đối với nhà vườn thất mùa, năng suất đạt thấp hơn 60% năng suất bình quân được hỗ trợ việc chăm sóc, nạo vét kênh mương nội đồng 6.750.000 đồng/ha; đối với nhà vườn không có thu hoạch, được hỗ trợ việc chăm sóc, nạo vét kênh mương nội đồng 9.000.000 đồng/ha. Quy mô diện tích vườn được hưởng chính sách từ 500m2 trở lên và thời gian hỗ trợ là 5 năm, từ 2017 đến 2021.

3/29/2017 9:00 AMĐã ban hànhPhương ChiTinXem chi tiếtchính sách hỗ trợ phát triển vườn cây ăn trái, bưởi Bạch Đằng622-chinh-sach-ho-tro-giu-va-phat-trien-vuon-cay-an-qua-dac-san-tinh-binh-duong-giai-doan-2017-202
Chương trình hành động hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngChương trình hành động hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
TTĐT - Ngày 26-7, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1923/QĐ-UBND về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 của Chính phủ hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Chương trình hành động xác định mục tiêu đến năm 2020, xây dựng doanh nghiệp tỉnh Bình Dương có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững; có ít nhất 35.000 - 40.000 doanh nghiệp hoạt động, trong đó khoảng 3-5% doanh nghiệp quy mô lớn, nguồn lực mạnh.

Để đạt được mục tiêu đó, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh; giảm chi phí kinh doanh; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Cụ thể, công khai, minh bạch tất cả thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết của UBND tỉnh và của các Sở, ngành, UBND cấp huyện trên cổng, trang thông tin điện tử và tại các Bộ phận tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. UBND tỉnh chủ trì cùng các ngành liên quan tổ chức đối thoại công khai định kỳ ít nhất hai lần/năm với cộng đồng doanh nghiệp, báo chí để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn. Sở Thông tin và truyền thông chủ trì, phối hợp tham mưu UBND tỉnh thành lập, công khai và vận hành đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh để tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn, giải đáp cho doanh nghiệp. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp tham mưu UBND tỉnh triển khai hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; quán triệt cán bộ công chức về đạo đức công vụ, chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu.

Để tiếp tục tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp nghiên cứu, tham mưu xây dựng các đề án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trình UBND vào quý I, năm 2017; chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học chú trọng đưa nội dung khởi nghiệp vào chương trình đào tạo. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá, đề xuất cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai và sử dụng có hiệu quả đất đai nông nghiệp. Sở Khoa học và Công nghệ sớm triển khai kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Đối với nhiệm vụ bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện nghiêm túc thực hiện quy định về đất đai, xây dựng, môi trường, đăng ký kinh doanh, đầu tư và các thủ tục hành chính liên quan tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Sở Công thương đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp, tạo mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ở vùng nông thôn; đẩy mạnh các hoạt động khuyến công. Sở Tài chính phối hợp tham mưu UBND tỉnh đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo lộ trình đã đề ra. Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu UBND tỉnh phê duyệt, triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp đề xuất giải pháp công khai hóa quỹ đất chưa sử dụng, đất chưa cho thuê, cho thuê lại tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, quỹ đất nhà nước giao, cho thuê nhưng chậm đưa đất vào sử dụng; tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận đất đai.


Tổ chức đối thoại để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

Về giải pháp giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, các Sở, Ban, ngành và UBND cấp huyện tổ chức quán triệt Nghị quyết 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ và triển khai thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính ngân sách. Cục Thuế thực hiện tốt cơ chế một cửa trong việc xác định giá thuê đất; công khai các quy định của pháp luật, cơ chế chính sách nhằm giúp các tổ chức và cá nhân, doanh nghiệp nắm rõ các cơ chế chính sách về tài chính, thuế, Hải quan để các doanh nghiệp chủ động trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Sở Giao thông - Vận tải chủ trì tham mưu UBND tỉnh đảm bảo công khai, minh bạch về cước và phụ cước; thực hiện các giải pháp tin học hóa nhằm nâng cao chất lượng giao thông vận tải, dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy định, thủ tục thu, chi trả bảo hiểm xã hội; tạo thuận lợi hơn cho khu vực tư nhân trong nước, nước ngoài và các tổ chức xã hội tham gia đào tạo nghề; tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao.

Để tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, Thanh tra nhà nước tỉnh, các đơn vị thanh tra chuyên ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật; kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng. Các Sở, Ban, ngành và UBND cấp huyện không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự. Tòa án nhân dân Bình Dương tuân thủ chặt chẽ quy trình tố tụng hiện hành trong quá trình xử lý tranh chấp thương mại; theo dõi và nắm bắt được thực tiễn hoạt động của tòa án cấp dưới, từ đó có biện pháp đôn đốc và nhắc nhở tòa án cấp dưới tuân thủ chặt chẽ các quy định về tố tụng.

5/9/2017 12:00 PMĐã ban hànhPhương ChiTinXem chi tiết473-chuong-trinh-hanh-dong-ho-tro-va-phat-trien-doanh-nghiep-tren-dia-ban-tinh-binh-duon
Tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình DươngTăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương

​TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành văn bản​ về việc tăng cường cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

​​Theo đó, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố t chức rà soát lại điều kiện kinh doanh, danh mục hàng hóa, thủ tục kiểm tra chuyên ngành do cơ quan, đơn vị đã ban hành hoặc tham mưu UBND tỉnh ban hànhtham mưu UBND tỉnh bãi bỏ điều kiện kinh doanh, danh mục hàng hóa, thủ tục kim tra chuyên ngành ban hành trái quy định của pháp luật.

Sở Tư pháp trong quá trình thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phát hiện có quy định thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, danh mục hàng hóa, sản phẩm kiểm tra chuyên ngành kịp thời báo cáo UBND tỉnh không ban hành những quy định không hợp pháp, không cần thiết, không hợp lý hoặc làm tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương tích cực tuyên truyền, phổ biến về kết quả cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện rà soát lại điều kiện kinh doanh, danh mục hàng hóa, thủ tục kiểm tra chuyên ngành trên địa bàn tỉnh; trường hợp phát sinh vướng mắc, kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.

8/22/2018 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết726-tang-cuong-cai-cach-hoat-dong-kiem-tra-chuyen-nganh-va-cat-giam-don-gian-hoa-dieu-kien-kinh-doanh-tren-dia-ban-tinh-binh-duon
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030

​TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 202​1-2030" trên địa bàn tỉnh.

Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố tham gia góp ý và hoàn thiện khung pháp lý về tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp; tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ để nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm trong triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Song song đó, tăng cường trao đổi thông tin, cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương; giữa cơ quan Nhà nước với tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, đoàn luật sư tỉnh, các tổ chức hành nghề luật sư, Hội Luật gia trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; triển khai các hoạt động truyền thông phục vụ công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (quảng bá các chương trình, sản phẩm, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của địa phương).

Đồng thời, đẩy mạnh tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp thông qua các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp; tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến doanh nghiệp; tăng cường xã hội hóa công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động đánh giá, kiểm tra, khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Kế hoạch ​

7/31/2023 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết881-nang-cao-chat-luong-hieu-qua-cong-tac-ho-tro-phap-ly-cho-doanh-nghiep-giai-doan-2021-203
1 - 30Next