Thông tin cần biết
Thứ 3, Ngày 04/11/2014, 03:50
Những món ngon chế biến từ rau rừng rẫy ruộng
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
04/11/2014 | Phương Chi
Bình Dương là tỉnh bình nguyên có nhiều kiểu địa hình, chuyển biến từ đồi núi thấp lượn sóng yếu đến thung lũng bãi bồi. Hệ sinh thái ở Bình Dương khá phong phú, đa dạng, thường xuyên xanh tươi, cung cấp cho con người nhiều loại rau củ để làm thức ăn ngon lành, bổ dưỡng, thông qua nhiều cách chế biến: luộc, hấp, hầm, xào, nướng, chiên, bóp gỏi, ăn sống…

Rau củ có loại được gieo trồng trong rẫy, ruộng, vườn, sân; có loại mọc hoang trên đồi, trong rừng, ven hoặc giữa ao, hồ, suối, khe, sông.

Về rau củ canh tác, Bình Dương nổi tiếng là xứ trỉa đậu. Địa danh Gò Đậu lâu nay trở thành tên gọi ngã tư và sân vận động ở Thủ Dầu Một. Đậu ở đây chủ yếu là đậu phụng / đậu phộng / lạc, được định danh khoa học Arachis hypogaea L. thuộc họ Fabaceae. Nhiều món ăn ở Bình Dương đều có đậu phộng. Canh, chè ngọt, cà rem / kem nếu thiếu đậu phộng thì chưa lừng dậy hương vị miệt vườn. Thức chấm đặc trưng nhất xứ trỉa đậu đích thị nước mắm đậu.

Đậu phụng rang giòn, giã dập, rồi trộn vào nước mắm nguyên chất, đánh hột vịt, thêm hành tây thái nhuyễn và lá hành xắt nhỏ, nấu nóng sền sệt. Đó là nước mắm đậu, người dùng có thể thêm tiêu và ớt hợp khẩu vị, chấm hoặc chan vào chén rau sống thập cẩm. Khách phương xa chỉ lua một bữa, ắt gật gù nhớ mãi.


Mắm đậu Bình Dương

Một trong những kiểu khai thác rau củ đặc sắc mà người dân Bình Dương lâu nay rất chuộng là đọt. Ấy là ngắt các lá cây non nhằm phối kết với những món ăn sao cho phù hợp.

Đọt chùm ruột, đọt ngành ngạnh, đọt cơm nguội, đọt cóc, đọt xoài, cùng diếp cá, tía tô, húng quế, húng cây, xà lách, cải, v.v., chắc chắn làm bánh xèo thêm hấp dẫn. Có điều ngồ ngộ: người Bình Dương gọi món này là “bánh xèo thành phố”. Đọt chiết, đọt sộp, đọt lụa / đọt mọp ăn kèm với tép bạc um, các loại cá sông và cá đồng kho tiêu hay kho tộ. Những thứ đọt vừa kể, thêm đọt tra, đọt điều, đọt bưởi, đọt vạn thọ, đọt cóc kèn, đọt soài mút / trái quéo, cọng bông súng, ngó sen, lục bình, lẻ bạn, bắp chuối, rau muống, rau răm, rau ngổ / rau ôm, v.v., thành khay rau sống “hoà hợp hoà giải” rừng rẫy ruộng nương.

Bình Dương cùng các huyện Hóc Môn và Củ Chi thuộc TP.HCM có rau khá riêng biệt: rau mốp – loài thực vật thân mềm, mọc hoang thành bụi nơi ẩm thấp, nhất là đôi bờ sông Sài Gòn. Đồng bằng sông Cửu Long cũng nhiều rau mốp / móp. Nông dân lội sình, một tay túm lấy các đọt mốp, một tay dùng liềm gặt thoăn thoắt, đoạn quẳng rau tươi xanh vào lòng ghe xuồng. Mốp tươi được luộc nước dừa để chấm nước mắm đậu, nấu canh chua lá me thịt gà, thả vào lẩu tôm và thịt heo, xào tép, v.v. Mốp ngâm trong nước vo gạo có hoà muối hột, hoặc giấm đường, thành dưa chua chua ngòn ngọt giòn giòn, tha hồ xào thịt bò, ăn ghém với cá lóc nướng trui hoặc cá trê chiên, trộn gỏi với rau càng cua và thịt ba rọi, v.v.


Rau mốp xào

Một loại lá cây mọc hoang dại, được dùng nấu canh chua, xào với thịt hoặc cá, tạo hương vị chua thanh độc đáo: lá giang. Sách Bước đầu tìm hiểu về văn hoá ẩm thực Bình Dương (sđd, trang 137 – 138) có đoạn đề cập lá giang chứa lắm điểm lệch lạc: “Lá giang là loại lá chua chua chát chát, tròn tròn, hao hao giống lá bông giấy nhưng dày và sậm màu hơn. Không chua như lá bứa, mà cũng không chát như lá vừng, lá ngành ngạnh. Lá giang thích hợp với đất gò, đất núi. Đồng ruộng không bao giờ có lá giang. Tây Ninh, Phan Thiết, An Giang, Châu Đốc cũng có lá giang nhưng phần vì ít, khó hái, hoặc dân chúng không hạp khẩu vị, ít ăn. Riêng đất Bình Dương có vẻ thích hợp với loại dây leo đặc biệt này nên mọc hoang rất nhiều. Muốn ăn cứ việc lên gò hoặc ra hàng rào mà bức (sic!), chẳng ai phải trồng, còn dân ở chợ thì cứ việc ra chợ mà mua, mùa nào cũng có mà lại rẻ. (…) Lá giang là món ăn của dân nghèo, thường nấu canh chua khô hố, đám giỗ thì nấu với thịt ếch hay thịt gà. Dần dà qua năm tháng, ngày nay lá giang được chế biến khá đa dạng và phong phú. Như món gà xào lá giang, lẩu gà lá giang, lẩu lá giang thịt ếch. Riêng món bò xào lá giang là một đặc sản của miền An Giang, Châu Đốc thì dân Bình Dương chưa biết đến.”

Kỳ thực, lá giang còn mang các tên khác là chua méo, dây đực, dây cao su hồng, được định danh khoa học Aganonerion polymorphum L. thuộc họ Apocynaceae, Tiếng Anh: sour-soup creeper hoặc river-leaf creeper. Đông y cho rằng, lá giang vị chua, tính mát; vào kinh can; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, sát khuẩn, chỉ khát, lợi tiểu, bài thạch.

Địa bàn phân bố tự nhiên của lá giang ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Trung Hoa. Khắp nước ta, nhiều đầu bếp lẫn thực khách xem lá giang là loại “vừa rau vừa gia vị”, khó tìm được nguyên vật liệu khác thay thế.


Lá giang

Là một loài cây có dược tính cao, chất saponin trong lá giang có tính kháng sinh với các chủng khuẩn Salmonella typhi và Klebsiella. Nấu lá giang, nếu dùng nồi nhôm, phải nấu nhanh và ăn ngay, do chất chua có thể ăn mòn nhôm, làm nồng độ nhôm trong canh chua tăng cao, dễ gây ngộ độc.

Gần đây, nhiều hộ nông dân tại Bình Dương cùng các tỉnh khác như Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, và các huyện ngoại ô TP.HCM, đã trồng lá giang theo dạng chuyên canh. Ngoài lá giang tươi, người ta còn phơi sấy khô lá giang, tiện bảo quản lâu ngày, dễ đóng gói và vận chuyển đến nhiều nơi xa.

Lượt người xem:  Views:   5442
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Tác giả

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

LuongCoSo

Tiền nhuận bút

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Thông tin cần biết