Tham dự có ông Mai Hùng Dũng - Ủy
viên Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành
có liên quan và lãnh đạo TX.Tân Uyên, cùng lãnh đạo và nhân dân phường Tân Phước
Khánh.
Đình Bưng Cù được xây dựng vào khoảng năm 1850 bởi những cư dân đầu tiên
đến vùng đất này sinh cơ lập nghiệp. Đây là nơi có ý nghĩa đặc biệt trong việc
gắn kết cộng đồng, hợp lực chinh phục hoàn cảnh khắc nghiệt của vùng đất phương
Nam, chống ngoại xâm. Với mục đích, ý nghĩa đó, Vua Tự Đức ban sắc phong cho Đình
Bưng Cù “công nhận ngôi đình và phong tước hiệu cho thần Thành Hoàng” để nhân
dân thờ tự vào ngày 19 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5 (1852).
Đình còn là nơi hình thành và phát triển của môn võ cổ truyền Tân
Khánh-Bà Trà thuộc dòng dõi nhà Tây Sơn đi khai hoang mở đất tại Đồng Nai-Gia Định
và lưu truyền đến tận ngày nay. Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại
xâm, đình còn là cơ sở cách mạng quan trọng của địa phương.
Ông Mai Hùng Dũng - Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh (bìa trái) trao Bằng công nhận Di tích cho lãnh đạo phường Tân Phước Khánh
Suốt quá trình tồn tại, phát triển, Đình Bưng Cù trải qua nhiều thế hệ bảo
quản, gìn giữ và tu bổ, di tích vẫn giữ được nét cổ xưa của ngôi đình làng của
người Việt, là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của
dân làng Tân Phước Khánh qua các thế hệ, là địa chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch
sử-văn hóa làng xã Việt Nam. Đình đã hình thành gần 200 năm (1850-2017) trên
vùng đất Bình Dương, mang đậm phong cách kiến trúc nghệ thuật của một ngôi đình
Nam bộ xưa, còn bảo tồn được nếp sinh hoạt văn hóa và các nghi thức thờ cúng
truyền thống cỉa đình làng Việt Nam.
Ban quý tế Đền thờ Vua Hùng cúng nhân Ngày giỗ Tổ Hùng Vương
Cũng trong dịp này, UBND phường Tân Phước Khánh cũng khánh thành Đền thờ
Vua Hùng trong khuôn viên Đình thần Bưng Cù với diện tích 500m2, kinh phí xây dựng
trên 1 tỷ. Số tiền xây dựng được UBND phường huy động người dân trong và ngoài
phường, nhất là người dân khu phố Khánh Long đóng góp xây dựng đền thờ. Việc
xây dựng đền thờ nhằm tưởng nhớ các vị Vua Hùng đã có công dựng nước; thực hiện
đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; đồng thời giáo dục đạo đức, truyền thống
yêu nước cho lớp trẻ.