Theo đó, nội dung Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020 bao gồm: hệ thống giao thông đường bộ, trong đó, có hệ thống giao thông quốc gia trên địa bàn tỉnh (quốc lộ 1A, quốc lộ 1K, quốc lộ 13, đường Hồ Chí Minh, đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh); hệ thống đường bộ do tỉnh quản lý, gồm các trục Bắc - Nam dự kiến nâng cấp (đường ĐT.741, đường ĐT.742, đường ĐT.743B, đường ĐT.744, đường ĐT.746, đường ĐT.747A, đường ĐT747B, đường ĐT.748, đường ĐT.749A), các trục Bắc - Nam dự kiến xây mới (quốc lộ 13 trên cao, đường ĐT.746B, đường ĐT.749C, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đường Đồng Phú - Bình Dương), các trục Đông - Tây dự kiến nâng cấp (đường ĐT.743A, đường ĐT.749B, đường ĐT.750, đường Bố Lá - Bến Súc), các trục Đông - Tây dự kiến xây dựng mới (đường ĐT.745 (A,B,C), đường ĐT.750B).
Quy hoạch hệ thống đường đô thị, đường huyện, hệ thống cầu, nút giao thông, công trình vận tải đường bộ (bến xe, cảng cạn (ICD), trạm dừng nghỉ, bãi đỗ xe công cộng, công nghiệp phục vụ giao thông vận tải (cơ khí, kiểm định xe cơ giới); hệ thống giao thông đường sắt (đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị), hệ thống giao thông thủy lợi (mạng lưới đường thủy trên các sông Sài Gòn, Đồng Nai và Thị Tính; cảng, bến thủy nội địa, bến khách).
Quy hoạch phát triển vận tải gồm hệ thống xe buýt, các loại vận tải hành khách công cộng khác, duy trì vận tải hành khách liên tỉnh, vận tải hàng hóa thông qua 03 hành lang kinh tế chiến lược (luồng hàng từ Campuchia, Tây Ninh, Bình Phước qua Bình Dương đi về khu vực Cảng nước sâu Vũng Tàu và TP.Hồ Chí Minh; luồng hàng từ khu vực Tây Nguyên qua Bình Dương đi về các tỉnh Tây Nam Bộ)
(xem chi tiết).
Hoài Hương