Tuy vậy, điểm xếp hạng của Việt Nam cũng đã giảm xuống còn 60,9 điểm so với 88,1 điểm trong cuộc khảo sát nửa cuối năm ngoái (thang điểm 100).
Theo MasterCard, chỉ số 60,9 điểm của Việt Nam là một dấu mốc lịch sử vì nó cho thấy Việt Nam không còn ''miễn dịch'' trước những tác động của suy thoái toàn cầu như trước đây.
Mặc dù điểm của Việt Nam giảm mạnh so với các kết quả năm 2008, song kết quả khảo sát của MasterCard cho thấy người tiêu dùng Việt Nam vẫn khá lạc quan về thu nhập thường xuyên (72,9 điểm), chất lượng cuộc sống (70,2 điểm) và nền kinh tế (67,2).
Tuy nhiên, lần đầu tiên kể từ khi được đưa vào danh sách khảo sát của MWICC năm 2003, người tiêu dùng Việt Nam đã trở nên ít lạc quan hơn về việc làm (50 điểm) và thậm chí hơi bi quan về thị trường chứng khoán (44,3 điểm).
Kết quả khảo sát cho thấy lòng tin của người tiêu dùng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là 38,7 điểm, mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-98.
Cuộc khảo sát của MasterCard được tiến hành từ ngày 23/3-18/4 tại 14 thị trường trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và 7 thị trường khu vực Trung Đông-châu Phi, dựa trên 5 yếu tố là việc làm, nền kinh tế, thị trường chứng khoán, thu nhập thường xuyên và chất lượng cuộc sống./.
Theo TTXVN/Vietnam+