Tin chỉ đạo điều hành - Thông tin xử phạt
 
TTĐT - Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Bình Dương vừa phối hợp với Công an tỉnh tiến hành xử phạt đối tượng giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác.
 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Tăng cường công tác phòng, chống dịch, đảm bảo y tế trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2023Tăng cường công tác phòng, chống dịch, đảm bảo y tế trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2023

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch; đảm bảo y tế trước, trong và sau Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2023.

Theo đó, các sở, ban ngành, đoàn thể; địa phương và các đơn vị có liên quan khẩn trương chuẩn bị các nguồn lực để ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh; bảo đảm các mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 trong việc phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, giao thương, du lịch.

Song song đó, tăng cường truyền thông, thực hiện nghiêm túc Thông điệp 2K (Khẩu trang – Khử khuẩn) + Vắc xin + Thuốc + Điều trị + Công nghệ + Ý thức người dân và các biện pháp khác để phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới theo Kế hoạch số 1176/KH-BYT ngày 07/09/2022 của Bộ Y tế, Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày 07/09/2022 của Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi công cộng; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương trong phạm vi quản lý thường xuyên tăng cường truyền thông, hướng dẫn, đề nghị đối tác, người lao động (nhất là người nhập cảnh) thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác theo quy định hiện hành; theo dõi tình trạng sức khỏe đối tác, người lao động để phối hợp với cơ quan y tế kịp thời triển khai các biện pháp xử lý, can thiệp y tế cho phù hợp.

Đồng thời, chủ động triển khai các hoạt động giám sát nhằm phát hiện, xử lý dịch bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn của cơ quan y tế các cấp, phối hợp với ngành Y tế tổ chức các hoạt động giám sát, kiểm tra, đảm bảo công tác y tế và việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023.

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch đối với các đơn vị, lĩnh vực, địa bàn trong phạm vi quản lý, nhất là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khách sạn, chợ, siêu thị, bến xe, các địa điểm công cộng, khu vực tập trung đông người trong dịp lễ Tết... để đôn đốc nhắc nhở, hướng dẫn các đơn vị thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây lan dịch bệnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch để răn đe.

Văn bản 

1/19/2023 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTăng cường, công tác, phòng, chống dịch, đảm bảo, y tế, Tết Nguyên đán, 2023749-tang-cuong-cong-tac-phong-chong-dich-dam-bao-y-te-truoc-trong-va-sau-tet-nguyen-dan-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
481.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương: Đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện 06 trụ cột phát triển của tỉnhBình Dương: Đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện 06 trụ cột phát triển của tỉnh

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 54/NQ-CP ngày 12/04/2022 của Chính phủ về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.​

Theo đó, Kế hoạch nhằm đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện 06 trụ cột phát triển của tỉnh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp gia tăng năng xuất lao động, tạo động lực tăng tưởng mới; đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường; ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phấn đấu xây dựng tỉnh Bình Dương ổn định và phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, tạo nền tảng hướng đến mục tiêu năm 2030, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước.

Kế hoạch phấn đấu đạt các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,5 - 8,7%/năm; cơ cấu kinh tế (GRDP) của tỉnh đến năm 2025 công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tương ứng đạt 62,3% - 28% - 2,5% - 7,2%; tỷ trọng đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GRDP; tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 33-34% GRDP; tỷ trọng chi cho nghiên cứu khoa học và công nghệ đạt không dưới 0,1% tổng chi ngân sách Nhà nước của tỉnh; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân trên 8,7%/năm; thu ngân sách tăng 8%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng 9-10%/năm; duy trì tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3%; tất cả các ngân hàng thương mại (không bao gồm các ngân hàng yếu kém) áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn; thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 9 tỷ đô la Mỹ. Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 80.000 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 5% doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế ngoài nhà nước vào tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh khoảng 45%...

Các sở, ban, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách Nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập; phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực.

Đồng thời, phát triển lực lượng doanh nghiệp; thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đổi mới, phát triển kinh tế tập thế, hợp tác xã; phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và phát huy vai trò của các đô thị lớn; cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế.

Kế hoạch ​​

8/9/2022 11:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, đổi mới, mô hình, tăng trưởng, tái cơ cấu, kinh tế, thực hiện, 06, trụ cột, phát triển410-binh-duong-doi-moi-mo-hinh-tang-truong-tai-co-cau-kinh-te-gan-voi-thuc-hien-06-tru-cot-phat-trien-cua-tinThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
590.00
121,000
0.00
121000
0
Bộ Tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngBộ Tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Bộ Tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

​Bộ Tiêu chí cụ thể như sau:​

Số TTNội dung các tiêu chíĐiểm tối đaGhi chú​
1

Năng lực, kinh nghiệm của doanh nghiêp, hợp tác xã đề nghị làm chủ đầu tư

(điểm tối đa 30)

 

30 
1.1Kinh nghiệm làm chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật10

Có bằng chứng, tài liệu chứng minh đã làm chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật (Cung cấp tài liệu liên quan gồm: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy đăng ký kinh doanh; Quyết định chủ trương đầu tư Khu nhà ở, các tài liệu khác liên quan việc triển khai dự án) hoặc tham gia quản lý, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN, CCN; Kinh nghiệm quản lý hoặc làm chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị, đang hoạt động hiệu quả thì đạt điểm tối đa.

Càng nhiều kinh nghiệm làm chủ đầu tư, kinh nghiệm quản lý hoặc tham gia quản lý càng nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dự án, công trình thì càng được ưu tiên lựa chọn khi các doanh nghiệp, hợp tác xã có số điểm bằng nhau.

1.2Tham gia quản lý, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, cụm công nghiệp5
1.3

Kinh nghiệm quản lý hoặc làm chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị

 

 

8

1.4Năng lực kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý môi trường của doanh nghiệp/hợp tác xã

 

7

Có bằng chứng chứng minh được bộ máy hoạt động có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật có kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng hoặc quản lý khai thác, vận hành hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp hoặc hạ tầng kỹ thuật tương đương (ít nhất từ 02 cán bộ) thì đạt điểm tối đa.
2

Phương án tài chính đầu tư hạ tầng kỹ thuật

(điểm tối đa 40)

40 
2.1Kế hoạch huy động, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp10Có kế hoạch huy động, bố trí vốn khả thi, phù hợp tiến độ đầu tư hạ tầng (tối đa: 10 điểm, khá: 8 điểm, trung bình: 5 điểm)
2.2Báo cáo tài chính, tài liệu chứng minh nguồn vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp20

Tổng hợp 02 tiêu chí:

- Có báo cáo tài chính 2 năm gần nhất có lãi (đã được kiểm toán độc lập) thì đạt 08 điểm, báo cáo không có lãi thì đạt 02 điểm.

- Vốn chủ sở hữu: Nhà đầu tư có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20ha; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20ha trở lên(theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai). Cách chấm điểm:

+ Đảm bảo theo yêu cầu: 8 điểm

+ Lớn hơn 1 đến 1,5 lần so với yêu cầu: 10 điểm

+ Lớn hơn 1,5 lần trở lên so với yêu cầu: 12 điểm

2.3Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của chủ đầu tư

 

10

Có bằng chứng xác nhận được hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc cam kết hỗ trợ, bảo lãnh tài chính của tổ chức tài chính để thực hiện dự án, cụ thể:

+ Từ 30-50% tổng mức đầu tư: 5 điểm

+ Từ 50-80% tổng mức đầu tư trở lên: 8 điểm

+ Từ 80% tổng mức đầu tư trở lên: 10 điểm

3

Phương án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 

(điểm tối đa 15)

15 
3.1Phương án đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp4Phân tích, lựa chọn được phương án đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đạt yêu cầu, có tính khả thi và phù hợp thực tế . Xác định được hiện trạng khu đất và thực trạng kết nối hạ tầng kỹ thuật phục vụ dự án đi vào hoạt động, đề xuất phương án đầu tư hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài cụm công nghiệp(tối đa: 4 điểm, khá: 3 điểm, trung bình: 2 điểm)
3.2Phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư (nếu có)7

Báo cáo phân tích, đánh giá được tính khả thi phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư (nếu có) (tối đa: 7 điểm, khá: 5 điểm, trung bình: 3 điểm).

Điểm ưu tiên: nhà đầu tư có quyền sử dụng đất từ 30% tổng diện tích dự án trở lên thì đạt điểm tối đa.

3.3Tiến độ thực hiện dự án và khả năng huy động các nguồn lực (nhân lực, máy móc, thiết bị,…) để thực hiện dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp4Tiến độ thực hiện dự án phù hợp với thực tế và khả năng huy động các nguồn lực (nhân lực, máy móc, thiết bị,…) để thực hiện dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (tối đa: 4 điểm, khá: 3 điểm, trung bình: 2 điểm)
4

Phương án quản lý, bảo vệ môi trường

(điểm tối đa 15)

15 
4.1Kế hoạch, tiến độ thu hút đầu tư, di dời các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh vào cụm công nghiệp10

- Nhà đầu tư có phương án di dời cho các doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam của tỉnh thì đạt 10 điểm.

- Nhà đầu tư vận động thu hút được các doanh nghiệp sản xuất lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ thì đạt 8 điểm.

Tài liệu chứng minh: Hợp đồng ghi nhớ, cam kết,…

4.2Phương án quản lý bảo vệ môi trường3Có xây dựng phương án giảm thiểu tác động đến môi trường. Phân tích, dự báo nguồn thải, tác động môi trường của các ngành nghề dự kiến thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp (tối đa: 3 điểm, khá: 2 điểm, trung bình: 1 điểm).
4.3Phương án quản lý, khai thác cụm công nghiệp2​Có xây dựng phương án quản lý, vận hành, bảo dưỡng và đảm bảo hoạt động thường xuyên hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp và tổ chức cung cấp các dịch vụ, tiện ích trong cụm công nghiệp theo quy định thì đạt điểm tối đa.

* Ghi chú:

- Trường hợp có 01 doanh nghiệp, hợp tác xã thì phải đảm bảo số điểm từ 50 điểm trở lên mới được lựa chọn làm chủ đầu tư.

- Trường hợp có 02 doanh nghiệp, hợp tác xã trở lên (phải đảm bảo từ 50 điểm trở lên) thì doanh nghiệp, hợp tác xã nào có số điểm cao nhất sẽ được lựa chọn làm chủ đầu tư. 

- Trường hợp các đơn vị có cùng số điểm thì Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.​

Quyết định ​​​

3/30/2023 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết552-bo-tieu-chi-lua-chon-chu-dau-tu-xay-dung-ha-tang-ky-thuat-cum-cong-nghiep-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Kế hoạch tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình DươngKế hoạch tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, cuộc tổng điều tra thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất các đơn vị điều tra thuộc các loại hình kinh tế, ngành kinh tế từ ngành A đến ngành U (trừ ngành O) theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2018).

Tổng điều tra kinh tế năm 2021 thu thập thông tin về các cơ sở kinh tế, sự nghiệp nhằm mục đích đánh giá sự phát triển về số lượng, quy mô và lao động của các cơ sở kinh tế; kết quả sản xuất kinh doanh (viết gọn là SXKD); mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; cơ cấu, sự phân bố của các cơ sở và của lao động theo địa phương, theo ngành kinh tế và theo hình thức sở hữu nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Đảng, nhà nước, các Bộ, ngành và địa phương. Tính toán chỉ tiêu thống kê chính thức của các chuyên ngành thống kê, chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP), Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP) năm 2020 theo Đề án "Đổi mới quy trình biên soạn số liệu Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" và các chỉ tiêu thống kê khác thuộc Hệ thống tài khoản quốc gia. Cập nhật thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ chuyển đổi năm gốc so sánh phục vụ biên soạn các chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội; làm dàn mẫu tổng thể về cơ sở kinh tế cho các cuộc điều tra chọn mẫu trong giai đoạn tiếp theo của ngành Thống kê, các Bộ, ngành và địa phương.

Đối tượng điều tra là tổ chức, cá nhân chứa đựng thông tin cần thu thập. Trong cuộc điều tra này, đối tượng điều tra được xác định là đơn vị cơ sở hay còn được gọi là đơn vị ngành kinh tế theo địa bàn. Đơn vị cơ sở là đơn vị kinh tế thỏa mãn các điều kiện: Có địa điểm xác định trên lãnh thổ Việt Nam để trực tiếp thực hiện hoặc quản lý, điều hành các hoạt động thuộc các ngành kinh tế; có chủ thể sở hữu và người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động, có lao động chuyên nghiệp; có thời gian hoạt động liên tục hoặc định kỳ theo mùa vụ hoặc theo tập quán kinh doanh; mỗi đơn vị cơ sở chỉ đóng tại 1 địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là xã) và chỉ tiến hành 1 loại hoạt động kinh tế thuộc ngành cấp 3.

Một đơn vị cơ sở đóng trên cùng một địa điểm nhưng thuộc địa bàn quản lý của từ 2 xã trở lên, quy ước theo diện tích lớn nhất của đơn vị cơ sở thuộc địa bàn xã nào thì đơn vị cơ sở được tính vào xã đó. Trường hợp, chưa xác định được theo diện tích, tiếp tục căn cứ vào địa điểm thực hiện công tác quản lý (họp, phổ biến nghiệp vụ,…) để sắp xếp đơn vị cơ sở vào địa bàn xã phù hợp.

Căn cứ vào giá trị sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm chính do đơn vị cơ sở tạo ra để xác định ngành kinh tế của đơn vị cơ sở.     

Nội dung điều tra bao gồm các nhóm: Thông tin nhận dạng đơn vị điều tra, lao động và thu nhập của người lao động, kết quả, chi phí SXKD, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin, ttình hình tiếp cận tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế và thông tin chuyên đề về đơn vị điều tra.

Đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, thời điểm điều tra tiến hành vào ngày 01/3/2021.

Những chỉ tiêu thu thập theo thời điểm điều tra được lấy thông tin phát sinh tại thời điểm điều tra tùy theo từng chỉ tiêu và đơn vị điều tra được quy định cụ thể trong từng loại phiếu.

Đối với cơ sở SXKD cá thể, cơ sở tôn giáo, thời điểm điều tra tiến hành vào ngày 01/7/2021.

Kế hoạch ​

​ 

2/18/2021 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếttổng điều tra, kinh tế, năm 2021767-ke-hoach-tong-dieu-tra-kinh-te-nam-2021-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
746.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởiTăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi
  TTĐT - Ngày 06-02, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Công văn số 413/UBND-VX về việc “Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi”.
   
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan khẩn trương triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch sởi năm 2014-2015; giám sát chặt chẽ các trường hợp sốt phát ban nghi ngờ tại cộng đồng, tại các cơ sở khám chữa bệnh; chỉ đạo việc thực hiện tiêm vắc xin sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng định kỳ hàng tháng, đảm bảo tất cả các trẻ em khi đủ 9 tháng tuổi được tiêm ngay vắc xin sởi; tổ chức tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế việc chuyển bệnh nhân trong khả năng điều trị để tránh lây nhiễm bệnh sởi; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở về các biện pháp phòng chống dịch bệnh đường hô hấp, trong đó có bệnh sởi, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng sởi. Đồng thời, rà soát trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo việc thực hiện phòng, chống dịch bệnh tại địa phương để báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế để có biện pháp xử lý phù hợp.
  
Hoài Hương
2/14/2015 11:07 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1870-Tang-cuong-cong-tac-phong-chong-benh-soiThông tin chỉ đạo, điều hành
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030" trên địa bàn tỉnh.

Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố tham gia góp ý và hoàn thiện khung pháp lý về tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp; tăng cường tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ để nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm trong triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Song song đó, tăng cường trao đổi thông tin, cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương; giữa cơ quan Nhà nước với tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, đoàn luật sư tỉnh, các tổ chức hành nghề luật sư, Hội Luật gia trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; triển khai các hoạt động truyền thông phục vụ công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (quảng bá các chương trình, sản phẩm, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của địa phương).

Đồng thời, đẩy mạnh tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp thông qua các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp; tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến doanh nghiệp; tăng cường xã hội hóa công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động đánh giá, kiểm tra, khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Kế hoạch ​

7/26/2023 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtNâng cao, chất lượng, hiệu quả, công tác, hỗ trợ, pháp lý, doanh nghiệp, giai đoạn, 2021-2030290-nang-cao-chat-luong-hieu-qua-cong-tac-ho-tro-phap-ly-cho-doanh-nghiep-giai-doan-2021-203Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
353.00
121,000
0.00
121000
0
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai (PCTT) năm 2024.

Theo đó, Tuần lễ Quốc gia PCTT năm 2024 có chủ đề " Hành động sớm - Chủ động trước thiên tai".

Các hoạt động hưởng ứng tập trung từ ngày 15/5 đến ngày 22/5/2024 trên toàn tỉnh Bình Dương.

Ban Chỉ huy PCTT và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của Tuần lễ Quốc gia PCTT năm 2024 và các quy định của pháp luật về PCTT, công tác kiểm tra xử lý vi phạm về PCTT; hướng dẫn nâng cao kiến thức, kỹ năng về các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai cho các nhóm đối tượng trong cộng đồng, các mô hình, bài học kinh nghiệm tại cộng đồng về PCTT; dự báo, cảnh báo thiên tai, chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm PCTT tại cơ quan, cộng đồng.

Song song đó, tăng cường kiểm tra, rà soát và thực hiện biện pháp nâng cao an toàn cho hệ thống công trình PCTT; rà soát các kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai, đặc biệt là công tác chuẩn bị ứng phó thiên tai trong mùa mưa, bão năm 2024; kiểm tra, rà soát và có phương án nâng cao an toàn cho hệ thống công trình PCTT trên địa bàn; chuẩn bị tốt các phương án ứng phó thiên tai trong mùa mưa, bão năm 2024 theo phương châm "4 tại chỗ"; tổ chức rà soát và cắm biển cảnh báo tại các khu vực, địa điểm có nguy cơ cao rủi ro thiên tai (khu vực dễ bị ngập lụt, sạt lở đất, khu vực sụt lún, sạt lở bờ sông).

Kế hoạch ​

5/9/2024 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, hoạt động, hưởng ứng, Tuần lễ, Quốc gia, thiên tai, năm 202496-to-chuc-cac-hoat-dong-huong-ung-tuan-le-quoc-gia-phong-chong-thien-tai-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
337.00
121,000
0.00
121000
0
Chương trình làm việc tháng 5/2024 của UBND tỉnhChương trình làm việc tháng 5/2024 của UBND tỉnh

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo Chương trình làm việc tháng 5/2024.

Theo đó, trong tuần thứ II (06 – 10/5/2024), UBND tỉnh sẽ thông qua 03 dự thảo Tờ trình và Nghị quyết: Quy định nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, mức chi cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; quy định chính sách trong công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy và hỗ trợ lực lượng chuyên trách trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy thuộc các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy trên địa bàn.

Trong tuần thứ IV (20 - 24/5/2024), UBND tỉnh sẽ thông qua Báo cáo chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 5/2024.

Đồng thời, thông qua 05 dự thảo: Quyết định ban hành Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động vận hành hệ thống giám sát các nguồn thải trên địa bàn tỉnh; Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết về chỉnh trang, phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 – 2030; Quyết định ban hành Quy chế phối hợp lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh; Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 25/2022/QĐ-UBND ngày 09/9/2022 của UBND tỉnh quy định phân cấp quản lý tổ chức, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức người lao động trên địa bàn tỉnh; Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 37/2022/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Thông báo 

5/2/2024 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChương trình, làm việc, 5/2024, UBND tỉnh120-chuong-trinh-lam-viec-thang-5-2024-cua-ubnd-tinThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
381.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020.

Theo đó, các sở, ban ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, kịp thời thông tin đến người dân biết để chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó; tăng cường công tác cảnh báo thiên tai, bảo đảm thông tin chỉ đạo của cấp chính quyền đến từng ấp, khu phố, người dân, đặc biệt người dân ở vùng trũng thấp, ven sông và hạ lưu các hồ chứa để người dân sẵn sàng ứng phó trước các tình huống thiên tai bất thường, cực đoan. Kiện toàn Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên; rà soát quy chế hoạt động và triển khai thực hiện một cách đầy đủ, trách nhiệm và hiệu quả; đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai năm 2019 và những tháng đầu năm 2020, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch những tháng còn lại; quán triệt công tác chỉ đạo thực hiện mục tiêu: Phòng tránh là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh chóng, hiệu quả với phương châm "4 tại chỗ".

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng trước mùa mưa bão hoặc có phương án bảo vệ an toàn các công trình đang thi công; chú trọng công tác khắc phục hậu quả, phục hồi tái thiết sau thiên tai gắn với xây dựng nông thôn mới đảm bảo sinh kế bền vững; kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình phòng, chống thiên tai trước, trong và sau mùa mưa lũ, đặc biệt là hệ thống đê điều, hồ đập, công trình phòng, chống sạt lở, tiêu thoát nước, hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc, khai thác khoáng sản, các tuyến đường thường xuyên bị ngập sâu…

Các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện và báo cáo kịp thời về Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo địa chỉ: Chi cục Thủy lợi, số 89 đường Đoàn Thị Liên, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, điện thoại: 02743.829.389; Fax: 02743.829.955; địa chỉ Email: vpttbchpclb@binhduong.gov.vn.​

Chỉ thị​​

6/1/2020 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn 97-tang-cuong-cong-tac-phong-chong-thien-tai-va-tim-kiem-cuu-nan-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
451.00
121,000
0.00
121000
0
Chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" sẽ diễn ra trong 02 ngày tại tỉnh Bình DươngChương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" sẽ diễn ra trong 02 ngày tại tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phối hợp tổ chức Chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" tại tỉnh Bình Dương.

​Theo đó, Chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" diễn ra trong 02 ngày, 16 và 17/5/2024 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương cùng một số địa điểm lân cận, với số lượng khách mời dự kiến khoảng 570 đại biểu từ hai phía Hàn Quốc và Việt Nam.

Các sự kiện chính: Chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024", Lễ khai mạc Triển lãm trưng bày sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam và Hàn Quốc, gặp gỡ giữa Đại sứ Hàn Quốc và lãnh đạo địa phương Việt Nam (G2G), kết nối chính quyền/doanh nghiệp hai nước (G2B, B2B).

Giao Sở Ngoại vụ phối hợp và trao đổi thống nhất với Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc trong công tác chuẩn bị các điều kiện tổ chức Chương trình; phối hợp với Tổng công ty Becamex IDC, Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng chương trình chi tiết, chuẩn bị công tác tổ chức; xây dựng và tổng hợp dự toán kinh phí có liên quan (từ ngân sách tỉnh) để tổ chức thực hiện thành công Kế hoạch này;.

Phối hợp với Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc mời lãnh đạo Chính phủ, Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố và các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong và ngoài tỉnh, hiệp hội và doanh nghiệp Hàn Quốc tham dự Chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc năm 2024" vào ngày 17/5/2024.

Đồng thời, phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và các đơn vị liên quan đề xuất, tham mưu, xây dựng chương trình để lãnh đạo tỉnh tiếp, làm việc với các Đoàn.

Kế hoạch ​​

5/10/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChương trình, Gặp gỡ, Hàn Quốc, 2024, diễn ra, 02 ngày, Bình Dương644-chuong-trinh-gap-go-han-quoc-2024-se-dien-ra-trong-02-ngay-tai-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
356.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương phấn đấu 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng caoBình Dương phấn đấu 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024.​

​Theo đó, Kế hoạch được triển khai nhằm nâng cao chất lượng các tiêu chí tại các xã đã đạt chuẩn đảm bảo đáp ứng theo quy định của Bộ tiêu chí NTM/NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025; phấn đấu trong năm 2024 có 100% (38/38) xã đạt chuẩn NTM nâng cao, có 06 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; huyện Phú Giáo hoàn thành hồ sơ tự đánh giá, đề nghị thẩm tra, xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2024; tiếp tục triển khai thực hiện đề án thí điểm mô hình xây dựng "Làng thông minh" trong xây dựng NTM trên địa bàn xã Bạch Đằng, thành phố Tân Uyên.

Các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao hơn nữa nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò của người đứng đầu trong xây dựng NTM. Nội dung tuyên truyền phải cập nhật mới, sát với tình hình thực tiễn; đa dạng hóa phương thức tuyên truyền và thực hiện các phong trào thi đua nhằm nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là người dân khu vực nông thôn.

Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát bổ sung hoàn thiện quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Đối với cấp huyện, hoàn thành quy hoạch vùng huyện gắn kết đồng bộ với công tác quy hoạch của tỉnh, quy hoạch vùng, gắn với quá trình đô thị hóa của tỉnh. Đối với cấp xã, tập trung rà soát hoàn thiện đồ án quy hoạch chung xây dựng xã, phấn đấu trong năm 2024 có 100% xã đạt tiêu chí quy hoạch. Chú trọng phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, cơ bản đồng bộ, đảm bảo kết nối đô thị.

Đồng thời, tập trung triển khai cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất gắn với xây dựng NTM, sản xuất nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ; chú trọng phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững; tăng cường triển khai Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu, NTM thông minh, xã thương mại điện tử. Phát triển kinh tế nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp; bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp; bảo tồn và phát huy các ngành nghề nông thôn, nghề truyền thống, làng nghề gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn; giữ gìn an ninh trật tự xã hội và quốc phòng trên địa bàn nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ nông thôn…

Kế hoạch ​​

3/22/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, phấn đấu, 100%, xã, đạt chuẩn, nông thôn mới, nâng cao885-binh-duong-phan-dau-100-xa-dat-chuan-nong-thon-moi-nang-caThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
556.00
121,000
0.00
121000
0
Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm-OCOP năm 2021Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm-OCOP năm 2021

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm – OCOP tỉnh Bình Dương năm 2021.

Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch nhằm đảm bảo Chương trình OCOP được triển khai đồ​ng bộ đến 100% các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền 100% hợp tác xã nông nghiệp, cơ sở làng nghề và một số doanh nghiệp có các sản phẩm tiềm năng trên địa bàn tỉnh Bình Dương về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm – OCOP; đào tạo kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất kinh doanh, bán hàng cho 100% lãnh đạo doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia chương trình. Đồng thời, triển khai chu trình OCOP thường niên đạt được các chỉ tiêu tối thiểu như: Nhận đăng ký và hướng dẫn cho ít nhất 20 ý tưởng sản phẩm; tiếp tục nhận đăng ký và hướng dẫn cho ít nhất 60 phương án kinh doanh; hỗ trợ xúc tiến thương mại cho 100% sản phẩm được đánh giá phân hạng sản phẩm trong năm 2021 đạt từ 3 sao trở lên; vận động ít nhất 50 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP và đăng ký đánh giá phân hạng sản phẩm trong năm 2021, trong đó ít nhất 01 sản phẩm thuộc nhóm du lịch cộng đồng;…

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ban, ngành liên quan triển khai hình thành đội ngũ chuyên gia tư vấn, đội ngũ các chuyên gia, đối tác để hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP ở các địa phương. Giới thiệu các tổ chức, cá nhân và đối tác tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm tư vấn cho chủ thể có nhu cầu tham gia Chương trình OCOP để hoàn thiện sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định về các tiêu chí của từng bộ sản phẩm. Củng cố hệ thống điều hành OCOP các cấp, trong đó ưu tiên trọng tâm hoàn chỉnh cán bộ kiêm nhiệm phụ trách OCOP cấp xã, được lồng ghép trong nhiệm vụ nông thôn mới tại xã. 

Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trên địa bàn tỉnh. Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền dưới dạng hội nghị chuyên đề; hội thảo, diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; các hoạt động tôn vinh những gương điển hình tiên tiến trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các báo, đài, các trang thông tin điện tử ở các cấp về Chương trình OCOP. Đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hỗ trợ phát triển sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất - kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ OCOP

Tiếp tục hỗ trợ các chủ thể đăng ký tham gia Chương trình OCOP hoàn thiện bộ máy tổ chức (đặc biệt là các hợp tác xã nông nghiệp), trong đó ưu tiên các nội dung tư vấn hoàn chỉnh bộ máy tổ chức, bổ sung chức năng và phân công nhân sự phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ phụ trách công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm; kế toán; kiểm soát chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP. Đồng thời, tổ chức kiểm tra giám sát và thực hiện các hợp phần Chương trình OCOP.

Kế hoạch ​

 

7/27/2021 11:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, thực hiện, Chương trình, Mỗi xã một sản phẩm, OCOP, năm 2021550-ke-hoach-thuc-hien-chuong-trinh-moi-xa-mot-san-pham-ocop-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
627.00
121,000
0.00
121000
0
Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của từng chủ đầu tư đạt tối thiểu 95% kế hoạchPhấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của từng chủ đầu tư đạt tối thiểu 95% kế hoạch

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc thực hiện Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024.

Theo đó, các sở, ban, ngành, địa phương, các đơn vị chủ đầu tư tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành năm 2024, tổ chức linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các địa phương trong chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công. Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đến ngày 31/01/2025 của từng chủ đầu tư đạt tối thiểu 95% kế hoạch được giao.

Các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, ưu tiên nguồn lực cho công tác đầu tư công, rút ngắn thời gian thẩm định, trình phê duyệt.

Các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác phối hợp thẩm định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư có trách nhiệm thẩm định, có ý kiến đảm bảo đầy đủ các nội dung, khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư theo quy định. Tăng cường phối hợp với chủ đầu tư, UBND cấp huyện để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, trong đó lựa chọn đúng các điểm nghẽn, nút thắt để tập trung giải quyết, có trọng tâm, trọng điểm, mang lại hiệu quả, tác động lớn.

Trường hợp vượt thẩm quyền phải kịp thời báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét giải quyết; hướng dẫn các chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ, nghiên cứu xây dựng các hồ sơ mẫu để chủ đầu tư tham khảo nhằm rút ngắn thời gian, tránh lãng phí nguồn lực; thực hiện đồng bộ ngay từ đầu bao gồm cả việc thu hồi đất, việc di dời lưới điện và hạ tầng kỹ thuật khác…

Chỉ thị 

4/23/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPhấn đấu, tỷ lệ, giải ngân, vốn, đầu tư công, năm 2024, chủ đầu tư, tối thiểu, 95%, kế hoạch375-phan-dau-ty-le-giai-ngan-von-dau-tu-cong-nam-2024-cua-tung-chu-dau-tu-dat-toi-thieu-95-ke-hoacThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
396.00
121,000
0.00
121000
0
Tham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhiTham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo Đề án ​Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương tham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trong năm 2024.

Theo đó, Đề án hướng đến các đối tượng là thanh thiếu nhi có nguy cơ cao, thanh niên công nhân và lao động trẻ, thanh niên sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Đề án được triển khai nhằm mục tiêu phấn đấu đạt 100% xã, phường, thị trấn xây dựng và tổ chức hoạt động hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trong khu nhà trọ thông qua việc xây dựng, quản lý, sử dụng hiệu quả lực lượng cộng tác viên tuyên truyền và phòng, chống ma túy tại các Chi đoàn, Chi hội, Câu lạc bộ Thanh niên tại các khu nhà trọ; 100% xã, phường, thị trấn thành lập và tổ chức hoạt động hiệu quả ít nhất 01 "Câu lạc bộ Bạn đồng hành" hỗ trợ, giúp thanh niên có nguy cơ cao, thanh niên sau cai nghiện, đồng thời định kỳ hàng năm giúp đỡ ít nhất cho 01 thanh thiếu niên trong đối tượng này tiến bộ và hòa nhập cộng đồng; xây dựng và vận hành hiệu quả chuyên mục cấp tỉnh "Phòng, chống ma túy trong thanh thiếu nhi" trên các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội của Đoàn và qua các chương trình truyền hình, phát thanh.

Đồng thời, phấn đấu 100% Đoàn cấp huyện, cấp cơ sở tổ chức hoặc phối hợp tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng (trực tiếp, trực tuyến) về tác hại của tệ nạn ma túy, pháp luật và kỹ năng phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi; 100% Đoàn cấp huyện chỉ đạo xây dựng điểm và nhân rộng ít nhất 01 hình thức, cách làm hiệu quả về công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi trên địa bàn.

Định kỳ, các cấp bộ Đoàn tổ chức các hoạt động "Thắp sáng niềm tin" tại các cơ sở cai nghiện ma túy, các câu lạc bộ Bạn đồng hành, các Chi đoàn, Chi hội, Câu lạc bộ Thanh niên tại các khu nhà trọ, trong đó: Đoàn cấp tỉnh tổ chức 02 hoạt động/năm ở các cơ sở cai nghiện ma túy; Đoàn cấp huyện tổ chức 01 hoạt động/quý và Đoàn cấp xã tổ chức định kỳ "hàng tháng".

Kế hoạch 

5/3/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTham gia, tuyên truyền, ma túy, thanh thiếu nhi154-tham-gia-tuyen-truyen-va-phong-chong-ma-tuy-cho-thanh-thieu-nhThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
437.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mớiTăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong tình hình mới.

​Theo đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức phổ biến, triển khai, quán triệt các kế hoạch, chỉ thị về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới, nhất là Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện; báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/4/2023 để theo dõi, chỉ đạo và tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ triển khai thực hiện thường xuyên theo quy định. 

Song song đó, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm được giao trong quản lý nhà nước về công tác PCCC theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước pháp luật nếu để xảy ra các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng do thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm trong phạm vi quản lý của mình đối với công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH).

Trên cơ sở kết quả tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC và CNCH trên địa bàn tỉnh theo Công văn số 5424/UBND-NC ngày 14/10/2022 của UBND tỉnh tiếp tục đề ra các biện pháp, giải pháp cụ thể để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với các loại hình cơ sở, địa bàn trọng điểm; nghiên cứu, tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật về công PCCC và CNCH đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội. Chú trọng nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, phương án về công tác PCCC và CNCH, nhất là tại các công trình, địa bàn trọng điểm, khu đô thị, khu dân cư, chung cư, các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở thương mại có nguy cơ cháy, nổ cao, rừng phòng hộ, rừng lịch sử. 

Đồng thời, tăng cường, đổi mới nội dung, hình thức công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đối với học sinh, sinh viên, đội ngũ lao động trẻ trong xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân  PCCC và CNCH, nhân rộng các mô hình bảo đảm an toàn PCCC và CNCH tại các khu dân cư, hộ gia đình, các địa bàn, cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ. 

Đặc biệt, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC và CNCH. Các trường hợp vi phạm về an toàn PCCC và CNCH phải được kịp thời kiến nghị khắc phục và xem xét xử lý nghiêm theo quy định. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở trọng điểm có nguy hiểm cao về cháy, nổ…

Kế hoạch ​​

3/23/2023 12:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTăng cường, công tác, phòng cháy, chữa cháy, tình hình mới34-tang-cuong-cong-tac-phong-chay-chua-chay-trong-tinh-hinh-moThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
578.00
121,000
0.00
121000
0
Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023 vốn ngân sách địa phươngĐiều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2023 vốn ngân sách địa phương

​TTĐT - UBND tỉnh điều chỉnh một số nội dung của Quyết định số 3679/QĐ-UBND ngày 28/12/2022 về giao Kế hoạch đầu tư công năm 2023 vốn ngân sách địa phương.

Theo đó, điều chỉnh giảm vốn Kế hoạch đầu tư công năm 2023 đã bố trí cho 17 dự án với tổng số vốn giảm 499.029 triệu đồng.

Đồng thời, điều chỉnh bổ sung vốn Kế hoạch đầu tư công năm 2023 cho 02 dự án: Dự án Xây dựng Trường Chính trị chuẩn tỉnh Bình Dương là 2.000 triệu đồng; kế hoạch đầu tư công năm 2023 sau khi điều chỉnh của dự án là 3.000 triệu đồng. Dự án thành phần 5 Xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương (bao gồm nút giao Tân Vạn và cầu Bình Gởi) là 497.029 triệu đồng; kế hoạch đầu tư công năm 2023 của dự án sau khi điều chỉnh 747.867 triệu đồng.

Các dự án khác vẫn giữ nguyên theo Kế hoạch đầu tư công năm 2023 được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 3679/QĐ-UBND ngày 28/12/2022 về giao Kế hoạch đầu tư công năm 2023 vốn ngân sách địa phương.

Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí đủ vốn Kế hoạch đầu tư công năm 2023 và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho các công trình trọng điểm: Trường Chính trị tỉnh, Quốc lộ 13, Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành, đường ĐT.746, Bệnh viện đa khoa 1.500 giường, nhóm các dự án phục vụ Đề án 06, cải cách hành chính, thành phố thông minh, chuyển đổi số, camera giám sát giao thông, an ninh, đường ven sông Sài Gòn vào kỳ họp thường lệ giữa năm 2023.

Các đơn vị được giao nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án trên khẩn trương hoàn thiện các thủ tục trình cấp thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo đủ điều kiện trình HĐND tỉnh điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch năm 2023 vào kỳ họp thường lệ giữa năm 2023.

Căn cứ Kế hoạch điều chỉnh được giao, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh chủ động tháo gỡ các vướng mắc phát sinh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

Quyết định 

6/13/2023 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐiều chỉnh, Kế hoạch, đầu tư công, năm 2023, vốn, ngân sách, địa phương153-dieu-chinh-ke-hoach-dau-tu-cong-nam-2023-von-ngan-sach-dia-phuonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
472.00
121,000
0.00
121000
0
Kiên quyết thu hồi quyết định cho phép thành lập đối với các văn phòng công chứng không đảm bảo điều kiện hoạt độngKiên quyết thu hồi quyết định cho phép thành lập đối với các văn phòng công chứng không đảm bảo điều kiện hoạt động

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh. 

Theo đó, Đề án nhằm mục tiêu phát triển các tổ chức hành nghề công chứng bảo đảm ổn định, bền vững, phân bổ hợp lý gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội theo địa bàn cấp huyện nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức; nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, phát triển phù hợp với nhu cầu xã hội, gắn việc bảo đảm quyền hành nghề của công chứng viên với việc chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng.

Bên cạnh đó, phát huy trách nhiệm tự quản của Hội Công chứng viên tỉnh trong việc giám sát hoạt động công chứng; kịp thời phát hiện các tiêu cực và kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm, ứng xử không đúng quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, trong đó, chú trọng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Bình Dương thanh tra, kiểm tra các phản ánh có liên quan tổ chức hành nghề công chứng và tổ chức tín dụng. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng.

Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố hoàn thiện cơ chế, chính sách, các quy định pháp luật; tiếp tục tổ chức phổ biến, thi hành pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng, chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng; thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, chính sách phát triển và tình hình thực tiễn tại địa phương.

Việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng có kiểm soát, gắn với địa bàn dân cư, bảo đảm đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức, theo tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng do UBND tỉnh ban hành; không tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên cùng một địa bàn cấp huyện. Đồng thời, tiếp tục đổi mới Phòng công chứng đảm bảo tinh gọn, hoạt động có hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ công chứng phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác quản lý nhà nước theo đúng tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Kiên quyết thu hồi quyết định cho phép thành lập văn phòng công chứng đối với các văn phòng công chứng không đảm bảo điều kiện tổ chức hoạt động; quan tâm, chú trọng phát triển đội ngũ công chứng viên đảm bảo số lượng, chất lượng, phù hợp với nhu cầu xã hội...

Sở Tư pháp tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để chia sẻ và kết nối thông tin cơ sở dữ liệu đất đai, nhà ở, dân cư, thuế với cơ sở dữ liệu công chứng nhằm đảm bảo cho công tác quản lý nhà nước về công chứng được hiệu quả; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động công chứng, phòng chống tình trạng cạnh canh không lành mạnh, ngăn chặn các giao dịch giả tạo, hợp pháp hóa các giao dịch bất hợp pháp.

Quyết định ​


5/19/2022 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKiên quyết, thu hồi, quyết định, cho phép, thành lập, đối với, văn phòng, công chứng, đảm bảo, điều kiện, hoạt động384-kien-quyet-thu-hoi-quyet-dinh-cho-phep-thanh-lap-doi-voi-cac-van-phong-cong-chung-khong-dam-bao-dieu-kien-hoat-donThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
646.00
121,000
0.00
121000
0
Phương án chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội tháng 7 và 8/2021 Phương án chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội tháng 7 và 8/2021

TTĐT - ​UBND thống nhất phương án, thời gian, giải pháp chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 7 và 8/2021 cho các đối tượng theo đề nghị của BHXH tỉnh.

​Theo đó, thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng của tháng 7 và 8/2021 vào cùng một kỳ chi trả lương tháng 7/2021.

Đối với người hưởng nhận trợ cấp qua tài khoản cá nhân (ATM), Bưu điện tỉnh thực hiện chuyển tiền lương hưu trợ cấp BHXH tháng 7 và 8/2021 vào tài khoản của người hưởng từ ngày 02/7/2021 và hoàn thành trước ngày 10/7/2021.

Đối với người hưởng nhận trợ cấp bằng tiền mặt, thời gian chi trả bắt đầu từ ngày 05/7/2021 đến ngày 24/7/2021. Bưu điện thực hiện chi trả trực tiếp tại các bưu cục hoặc điểm chi trả.

Để đảm bảo an toàn cho người hưởng, việc chi trả phải tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế; đeo khẩu trang, trang bị nước rửa tay sát khuẩn, phân luồng, điều tiết đối tượng tránh tập trung đông người và các biện pháp phòng,chống dịch theo quy định.

Tại các vùng thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ như thị xã Tân Uyên, thành phố Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, thành phố Dĩ An, Bưu điện tỉnh chỉ đạo Bưu điện các huyện làm việc với chính quyền địa phương về địa điểm và thời gian chi trả đảm bảo quy định phòng, chống dịch.

Đối với địa bàn bị phong tỏa, Bưu điện cấp huyện phối hợp với chính quyền địa phương, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tổ chức chi trả an toàn cho người hưởng phù hợp với tình hình dịch bệnh của từng địa phương. 

Đối với người hưởng bị cách ly tập trung, Bưu điện huyện liên hệ với người hưởng và cơ sở cách ly tập trung để chi cho người hưởng. Trường hợp người hưởng không đồng ý nhận tại cơ sở cách ly tập trung thì Bưu điện chi cho người hưởng sau thời gian cách ly tập trung theo quy định.​

Văn bản ​​

7/9/2021 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtPhương án, chi trả, lương hưu, trợ cấp, Bảo hiểm xã hội, tháng 7, 8/2021 335-phuong-an-chi-tra-luong-huu-tro-cap-bao-hiem-xa-hoi-thang-7-va-8-2021Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
388.00
121,000
0.00
121000
0
Các quy định về Giấy bảo vệ đặc biệtCác quy định về Giấy bảo vệ đặc biệt
 TTĐT - Ngày 29/03/2012, UBND tỉnh đã ra công văn số 798/UBND-NC về việc phổ biến, quán triệt Thông tư số 08/2012/TT-BCA ngày 06/02/2012 của Bộ Công an về quy định Giấy bảo vệ đặc biệt.
 
Theo Thông tư số 08/2012/TT-BCA  thì Giấy bảo vệ đặc biệt được cấp cho sỹ quan Cảnh vệ trong Công an nhân dân để thực hiện công tác cảnh vệ. Sỹ quan Cảnh vệ là Tư lệnh và các Phó Tư lệnh Cảnh vệ; sỹ quan bảo vệ tiếp cận các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khách quốc tế (theo quy định tại Pháp lệnh Cảnh vệ); Chỉ huy Phòng Tổng hợp, Phòng Tham mưu, Phòng Bảo vệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phòng Bảo vệ Mít-tinh, hội nghị và khách quốc tế, Phòng Kỹ thuật bảo vệ, Phòng Bảo vệ 180 thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ.
 
Hình thức của Giấy bảo vệ đặc biệt có chiều dài 10cm, chiều rộng 7cm; mặt trước có nền đỏ tươi, xung quanh có viền vàng và các chi tiết khác theo quy định của điều 6, Chương II. Thời hạn sử dụng là 05 năm kể từ ngày ký.
 
 
 
Mẫu Giấy bảo vệ đặc biệt
 
 
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 22/03/2012.
 
 
Hải Sư
4/4/2012 9:16 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1502-Cac-quy-dinh-ve-Giay-bao-ve-dac-bietThông tin chỉ đạo, điều hành
Công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh tháng 3/2015Công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh tháng 3/2015
 
TTĐT - Trong tháng 3, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các ngành, địa phương tích cực triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn lại trong quý I của tỉnh.
  
Trong tháng 3, UBND tỉnh đã tập trung chủ trì thông qua dự thảo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2015; tổng kết kết quả thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến giai đoạn 2011-2015; sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình phát triển dịch vụ chất lượng cao giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020. Đồng thời, chủ trì các sở ngành đánh giá tình hình, kết quả triển khai chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại; tiến độ các dự án do Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng tỉnh và Ủy ban nhân dân thị xã Dĩ An làm chủ đầu tư; việc sử dụng vốn ODA phục vụ Dự án xây dựng tuyến xe buýt nhanh thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên; họp Ban Chỉ đạo Chống mù chữ, phổ cập giáo dục, xây dựng xã hội học tập.
 
Ngoài ra, UBND tỉnh đã làm việc về Chương trình xây dựng nông thôn mới, về các công trình trọng điểm và việc thực hiện Luật Đầu tư công.
 
 
     
 Dịch vụ công ở tỉnh Bình Dương phát triển mạnh (Trong ảnh: Người dân tra cứu thông tin qua Kiosk tại Trung tâm Hành chính công tỉnh) - Ảnh: Mai Xuân  
 
 
 
CÁC VĂN BN QUAN TRNG ĐƯỢC Y BAN NHÂN DÂN TNH BAN HÀNH TRONG THÁNG 3/2015
 
1. Văn bản gửi Trung ương

- Báo cáo: tình hình và công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng, chống tội phạm, ma túy, mại dâm, AIDS, văn hóa phẩm độc hại và phòng, chống mua bán người năm 2014; về rà soát các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do UBND tỉnh làm chủ sở hữu; tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, đăng ký lại dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực thị xã Dĩ An sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng thế giới (WB) tài khóa năm 2015-2018 (thuộc dự án cải cách cơ sở vệ sinh và cấp nước đô thị mới tiềm năng).

2. Văn bản khác

- Quyết định ban hành: bảng đơn giá đo đạc và bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh; mức trần thù lao công chứng và thù lao dịch thuật trên địa bàn tỉnh; chương trìnhThương mại điện tử năm 2015; chương trình hành động thực hiện Đề án Nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế năm 2015 và những năm tiếp theo của tỉnh; phê duyệt Phương án bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đối với hai trụ sở làm việc của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy (cũ) trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một; quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân tỉnh; thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh; xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa Đình Vĩnh Phước, khu phố Vĩnh Phước, phường Thái Hòa - thị xã Tân Uyên; cho phép thành lập Hội Doanh nhân Cựu chiến binh tỉnh.

- Ban hành Kế hoạch: Đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh năm 2015; triển khai các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động - Phòng, chống cháy nổ lần thứ 17 năm 2015; tổ chức hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của tỉnh năm 2015; kiểm tra công các cải cách hành chính năm 2015; tuyên truyền giáo dục quốc phòng và an ninh trên Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bình Dương năm 2015; công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2015; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2015; công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2015.

- Chỉ thị về việc triển khai thực hiện Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về “Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh”.

- Công văn chỉ đạo đăng ký nội dung trình kỳ họp bất thường (kỳ họp thứ 15) - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII; phân công trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 13 - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII; hướng dẫn mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2015; hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư Chương trình, dự án đầu tư công; chuyển đổi dữ liệu doanh nghiệp FDI vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; lập kế hoạch thu Quỹ phòng chống thiên tai năm 2015; tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả và phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh; báo cáo rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp đến năm 2020 của tỉnh; triển khai và xây dựng Chương trình mục tiêu khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2016-2020; báo cáo tình hình thực hiện cấp giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính, trích đo địa chính có tọa độ; thực hiện kế hoạch năm 2015 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; thực hiện Quy chế phối hợp đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt; tiếp tục triển khai Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 07/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục chấn chỉnh và xử lý triệt để tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép; thực hiện chính sách, pháp luật đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách; triển khai giao dịch, hồ sơ đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế qua mạng Internet; đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Mùi 2015; tham gia chiến dịch Giờ Trái đất năm 2015.

  Hoài Hương

4/3/2015 2:08 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1223-Cong-tac-chi-dao-dieu-hanh-cua-UBND-tinh-thang-32015Thông tin chỉ đạo, điều hành
Nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyếnNâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT).

Theo đó, Kế hoạch đặt mục tiêu 100% thủ tục hành chính (TTHC) được công bố, công khai đầy đủ, kịp thời trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC; tích hợp, đồng bộ với Cổng Dịch vụ công của tỉnh đảm bảo thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng; 100% TTHC đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức DVCTT toàn trình, một phần; 100% các DVCTT toàn trình có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến; 50% hồ sơ TTHC cung cấp DVCTT được người dân, doanh nghiệp thực hiện trực tuyến theo yêu cầu tại Quyết định số 17/QĐ-UBQGCĐS ngày 04/4/2023 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023.

Bên cạnh đó, phấn đấu 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng DVCTT và tuyên truyền, hướng dẫn người thân sử dụng DVCTT, hạn chế nộp hồ sơ trực tiếp; 100% số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC; 100% TTHC được tiếp nhận và thực hiện trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, không để hồ sơ chậm trễ; 65% DVCTT được cung cấp dưới dạng DVCTT toàn trình trên tổng số DVCTT và được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng nộp hồ sơ trực tuyến thì biểu mẫu hồ sơ được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tăng cường truyền thông và tuyên truyền hiệu quả về DVCTT của cơ quan để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lợi ích mang lại từ việc sử dụng DVCTT; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng thụ hưởng; tuyên truyền trên mạng xã hội như Facebook, Zalo…; Tổ công nghệ số cộng đồng tích cực đến từng tổ, khu phố, khu, cụm công nghiệp để tuyên truyền, hướng dẫn lợi ích của việc sử dụng DVCTT đến từng hộ gia đình. Định kỳ 03 tháng tổ chức kiểm thử các DVCTT đã cung cấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị, địa phương trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh để kịp thời rà soát, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh các DVCTT nhằm đảm bảo các DVCTT đã cung cấp luôn trong tình trạng hoạt động tốt.

Song song đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, đảm bảo an toàn, thiết thực trong quá trình cung cấp DVCTT trên địa bàn tỉnh…

Kế hoạch 

9/13/2023 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtNâng cao, chất lượng, hiệu quả, cung cấp, dịch vụ công, trực tuyến203-nang-cao-chat-luong-va-hieu-qua-cung-cap-dich-vu-cong-truc-tuyeThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Ra mắt xăng dầuRa mắt xăng dầu
(LĐ) - Mẻ sản phẩm xăng dầu đầu tiên "made in Vietnam" sẽ chính thức "ra lò" trước ngày 25.2 tới. Ông Đinh Văn Ngọc - Phó TGĐ phụ trách Cty TNHH lọc - hoá dầu Bình Sơn - đơn vị vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất - đã có cuộc trao đổi với PV Lao Động.
- Xin ông cho biết, công việc hoàn tất nhà máy để ra lò sản phẩm đã được chuẩn bị đến đâu?

- Tới thời điểm này, tiến độ tổng thể của nhà máy đã hoàn thành tới 98,5%, gần 99%. Trong đó, tiến độ chạy thử và nghiệm thu đạt 60%. Trong suốt những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, công trường hầu như không nghỉ. Năm nay, chúng tôi tập trung nhân lực cho giai đoạn nước rút - từ chủ đầu tư (CĐT) đến tổng thầu và các nhà thầu phụ là hơn 2.000 người.

Theo kế hoạch, vào 23h đêm 3.2, nhà máy sẽ tiến hành nhập 600 nghìn thùng dầu thô đợt 2 (tương đương 80.000 tấn) để chuẩn bị giai đoạn chạy thử. Dự kiến, từ ngày 5 đến 15.2 sẽ đưa dầu thô vào và nâng dần nhiệt độ lên để chế biến dầu thô, đồng thời tách hỗn hợp hydrocarbon để sản xuất các sản phẩm khác nhau như khí hoá lỏng (LPG), condensate, xăng nhẹ, dầu hoả (KO), xăng máy bay (Jet A1), sau đó đến các sản phẩm nặng như diesel.

Thời điểm mốc 25.2, nhà máy sẽ vận hành thử nghiệm đạt công suất tối thiểu 50%, đến tháng 8.2009 trở đi có thể đạt công suất 100%. Trong năm nay, theo kế hoạch được giao chúng tôi sẽ vận hành ở công suất 60%, tiêu thụ khoảng 3,5 triệu tấn dầu thô và sẽ sản xuất 2,7 triệu tấn sản phẩm (kế hoạch trước đó là sẽ sản xuất từ 3,7-3,8 triệu tấn sản phẩm/năm).

- Ông đánh giá thế nào về hiệu quả kinh tế của dự án Dung Quất, khi mà sản phẩm xăng dầu đầu tiên của VN ra đời trong bối cảnh giá dầu thế giới đang ở mức thấp? Có ý kiến cho rằng, thay vì đưa vào lọc dầu, dầu thô Bạch Hổ xuất khẩu được giá hơn?

- Hiệu quả của dự án lọc dầu Dung Quất không chỉ được đánh giá vào thời điểm hiện tại mà phải nhìn vào hiệu quả tổng thể. Đó là với sự ra đời của NMLD đầu tiên của VN, lần đầu tiên chúng ta đã có thể chủ động đáp ứng được một phần nhu cầu xăng dầu trong nước, thay thế nhập khẩu (NK), giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài và góp phần bình ổn thị trường trong nước.

Còn về giá, như chúng tôi báo cáo Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí, giá sẽ giữ mức cạnh tranh để đảm bảo thị trường vận hành lành mạnh. Quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, chúng tôi đã tính toán rất kỹ là nhà máy sẽ có lãi. Nhưng mức độ lãi là bao nhiêu thì còn phụ thuộc một phần vào thị trường xăng dầu quốc tế, vào thuế NK xăng dầu của Nhà nước, vào việc tối ưu hoá quá trình vận hành sản xuất, trong đó có yếu tố con người, yếu tố quản lý, sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp xăng dầu khác nhau...

Ngay cả việc dần thay thế dầu thô Bạch Hổ bằng các loại dầu tương đương hoặc pha trộn dầu Bạch Hổ với dầu chua Trung Đông cũng đã nằm trong dự liệu để đảm bảo hiệu quả lâu dài của dự án.
Hiện NMLD Dung Quất đã tuyển dụng được 1.046 người và đã được đưa vào các vị trí làm việc để chuẩn bị tiếp quản vận hành nhà máy. Thời gian đầu vận hành chạy thử, Cty lọc dầu Bình Sơn thuê Cty tư vấn Petroconsul (Romania) kết hợp với nhà thầu Technip hỗ trợ chạy thử ở một số vị trí vận hành, dần  dần sẽ đưa người của mình vào tiếp quản, kể cả đảm nhiệm các phần việc bảo dưỡng và quản lý nhà máy sau này.
Hồng Quân - Trần Đăng thực hiện
(Theo báo Lao động)
2/3/2009 8:57 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết718-Ra-mat-xang-dauThông tin chỉ đạo, điều hành
Giám sát, đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậuGiám sát, đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức giám sát, đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.

​Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương giám sát, đánh giá các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật và quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, ban hành các chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ giải quyết các vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững, xã hội hóa. Thống kê, tổng hợp giống cây trồng, vật nuôi mới thích ứng với biến đổi khí hậu được chọn tạo. Đánh giá hiện trạng xây dựng các bản đồ phân vùng rủi ro do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái tự nhiên. Đánh giá mức độ đa dạng và quy mô áp dụng các mô hình khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tiềm năng trữ nước của các công trình do địa phương xây dựng nhằm thích ứng với điều kiện khan hiếm nước, hạn hán, xâm nhập mặn gia tăng do biến đổi khí hậu…

Xác định nguồn ngân sách Nhà nước, quốc tế (vay ODA, viện trợ không hoàn lại), đầu tư tư nhân cho hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu tại địa phương, kể cả xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án; đánh giá thống kê số công nghệ mới được ứng dụng cho hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như số lượng sáng chế, giải pháp hữu ích phục vụ thích ứng với biến đổi khí hậu…Cơ sở dữ liệu giám sát, đánh giá được xây dựng và vận hành trực tuyến, bảo đảm an toàn thông tin, bao gồm: Thông tin về tiến độ, kết quả thực hiện các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu; báo cáo giám sát, đánh giá của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các thông tin khác có liên quan và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu.

Kế hoạch ​​​

12/7/2023 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtGiám sát, đánh giá, hoạt động, thích ứng, biến đổi, khí hậu102-giam-sat-danh-gia-cac-hoat-dong-thich-ung-voi-bien-doi-khi-haThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
397.00
121,000
0.00
121000
0
Trợ giúp xã hội dịp tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015Trợ giúp xã hội dịp tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015
 
TTĐT - Căn cứ Công văn số 4660/LĐTBXH-BTXH ngày 09/12/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ngày 18/12/2014, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 4435/UBND-VX về việc “Trợ giúp xã hội dịp tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015”.
 
Theo đó, giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan triển khai tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm công tác trợ giúp xã hội năm 2014. Đặc biệt là công tác hỗ trợ gạo cứu đói, chăm lo Tết cho người có công, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Chủ động xây dựng kế hoạch thăm hỏi, tặng quà và trợ giúp xã hội trong dịp tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, đảm bảo ai cũng có cái Tết đầm ấm, vui tươi. Đồng thời, chi trả kịp thời trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo đúng quy định hiện hành. Báo cáo nhanh kết quả trợ giúp xã hội dịp Tết Nguyên đán về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh trước ngày 15/02/2015.
    
Hoài Hương
1/5/2015 1:34 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1107-Tro-giup-xa-hoi-dip-tet-Nguyen-dan-At-Mui-nam-2015Thông tin chỉ đạo, điều hành
Bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019Bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019 (gọi tắt là Kế hoạch).

Theo đó, mục tiêu cụ thể của Kế hoạch là tuyên truyền, phổ biến kịp thi, đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP, quy chun kỹ thuật v cht lượng vật tư nông nghiệp, ATTP cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm; thông tin về vệ sinh ATTP và truyền thông, quảng bá nông sản thực phẩm được tăng cường; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh, đặc biệt là chính sách hỗ trợ áp dụng theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, VietGAHP), phấn đấu trong năm có ít nhất 15 cơ sở được chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP); tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm quy định về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật rau, củ, quảtồn dư hóa chất, kháng sinh trong các loại sản phẩm thịt, thủy sản, ô nhiễm vi sinh trong thịt, thủy sản giảm 10% so với năm 2018; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng quy định đảm bảo an toàn thực phẩm tăng 10% so với năm ​2018

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn; kiểm soát chặt chẽ ATTP; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP, tập trung vào các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn cũng như các quy định về xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về ATTP theo quy định của pháp luật, hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với đối tượng tuyên truyền; tổ chức giám sát ATTP nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc các trường hợp vi phạm ATTP; triển khai kế hoạch thanh tra chuyên ngành; trọng tâm thanh tra đột xuất cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, cơ sở giết mổ, cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm nhỏ lẻ, cơ sở có dấu hiệu vi phạm nhằm kịp thời phát hiện, truy xuất nguồn gốc và xử lý triệt để các đối tượng vi phạm; tổ chức đào tạo, đào tạo nâng cao cho cán bộ quản lý chất lượng ATTP đặc biệt là cán bộ quản lý, thanh tra tại các tuyến huyện, xã…

Kế hoạch ​​

​ 

4/12/2019 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBảo đảm, an toàn, thực phẩm, lĩnh vực, nông nghiệp907-bao-dam-an-toan-thuc-pham-trong-linh-vuc-nong-nghiep-nam-201Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
501.00
121,000
0.00
121000
60,621,000
/PublishingImages/2019-04/tin 2- Bao dam ATTP trong lvuc nong nghiep 2019.mp3
Phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới tại các địa phương thuộc "vùng xanh"Phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới tại các địa phương thuộc "vùng xanh"

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh chỉ đạo triển khai phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới tại các địa phương thuộc khu vực "vùng xanh".

Theo đó, để thực hiện hiệu quả, đồng bộ, nhất quán các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 cấp huyện, cấp xã căn cứ hướng dẫn tại Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống Covid-19 để xác định, đánh giá mức độ nguy cơ (vùng xanh, vùng vàng, vùng đỏ) đến tận khu phố, ấp, ngõ, hẻm   các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình.

Các địa phương chủ động chuẩn bị phương án đối phó với tình hình dịch bệnh và áp dụng biện pháp phòng, chống dịch ở "mức cao hơn" và không được "chậm hơn" khi xử lý tình huống; khi nới lỏng thực hiện giãn cách xã hội cần thận trọng, chặt chẽ, làm từng bước và đồng bộ, đảm bảo an toàn; thường xuyên phân tích, đánh giá, cập nhật tình hình, không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; sản xuất kinh doanh phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn thực hiện mô hình 03 Xanh "Nhà máy xanh, Nhà trọ xanh và Công nhân xanh" tại khu vực "vùng xanh" trên địa bàn tỉnh nhằm thúc đẩy và đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh; trường hợp không đảm bảo an toàn thì phải tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, tập trung cho phòng, chống dịch.

Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp huyện chịu trách nhiệm đánh giá, phân tích, nhận định tình hình và chỉ đạo thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội trong phạm vi "vùng xanh" của từng đơn vị cấp xã trên địa bàn huyện; đồng thời phải xác định được người dân và công nhân ở "vùng xanh"; giao chính quyền cấp xã thực hiện quản lý chặt chẽ để đảm bảo tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn trong "vùng xanh". Tiếp tục thực hiện cách ly huyện với huyện, xã với xã, cách ly phong tỏa chặt các nơi có "điểm đỏ" trong khu vực "vùng vàng" và "vùng xanh".

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp huyện xem xét, quyết định và thường xuyên cập nhật, định kỳ hàng tuần tổ chức công bố, công khai, thông tin rộng rãi tới mọi tầng lớp nhân dân về các đơn vị hành chính cấp xã, khu phố/ấp thuộc "vùng đỏ", "vùng vàng", "vùng xanh"; dự kiến thời gian chuyển hóa "vùng vàng, vùng đỏ" thành "vùng xanh" theo Kế hoạch số 146/KH-BCĐ để tạo khí thế, niềm tin trong các tầng lớp nhân dân về hiệu quả của công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Tại 04 địa phương phía Bắc (các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bàu Bàng và Bắc Tân Uyên) tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ đến hết ngày 22/8/2021. 

Trong thời gian từ nay đến ngày 22/8/2021, các địa phương phải chủ động thông báo, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, các hộ kinh doanh để chuẩn bị chu đáo, đầy đủ, đảm bảo các biện pháp an toàn theo quy định trong công tác phòng, chống dịch và sẵn sàng đáp ứng các điều kiện trước khi tổ chức hoạt động trở lại kể từ ngày 23/8/2021.Cụ thể, mở cửa hoạt động trở lại đối với các hộ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn; thực hiện Phương án tổ chức lại sản xuất của các doanh nghiệp trong tình hình mới theo hướng dẫn của tỉnh nhằm vừa đảm bảo sản xuất an toàn, vừa tránh lây nhiễm chéo từ cộng đồng vào trong doanh nghiệp và ngược lại; thực hiện xét nghiệm sàng lọc (PCR mẫu gộp) trước khi công nhân vào nhà máy sản xuất; cấp giấy đi đường cho công nhân, người lao động di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc và đẩy mạnh xét nghiệm sàng lọc trên các địa bàn thuộc khu vực "vùng xanh"; tiếp tục triển khai các công trình, dự án đầu tư công nhưng phải đảm bảo an toàn theo quy định phòng, chống dịch tại các khu vực "vùng xanh" trên địa bàn.

Đối với các điểm, khu vực "vàng", "đỏ" trong "vùng xanh", thực hiện nghiêm túc các biện pháp để "xanh hóa" vùng nguy cơ; trong đó, đặc biệt chú trọng công tác xét nghiệm sàng lọc phải thần tốc và trả kết quả xét nghiệmđảm bảo kịp thời, trong thời gian nhanh nhất.

Đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu nhất cho người dân gặp khó khăn, không để bất kỳ ai bị thiếu ăn, thiếu mặc; đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế, sức khỏe, "ứng cứu ngoại viện" cho nhân dân khi cần thiết và bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự xã hội trên địa bàn.

Bên cạnh đó, triển khai thực hiện ngay Mô hình 03 xanh "Nhà máy xanh, Nhà trọ xanh và Công nhân xanh" tại khu vực "vùng xanh" trên cùng 01 địa bàn cấp huyện nhằm phục hồi và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 

Cùng với đó, đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chung sức thực hiện xanh hóa khu vực "vàng, đỏ", bảo vệ và mở rộng "vùng xanh" trên bản đồ Covid-19; qua đó góp phần củng cố, tăng thêm niềm tin chiến thắng, từng bước đẩy lùi dịch bệnh, tích cực hưởng ứng, tham gia phòng, chống dịch vì sức khỏe của chính mình, vì cộng đồng; đồng thời, thực hiện khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.​

Văn bản ​ ​

8/16/2021 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtdịch Covid-19, tình hình mới, địa phương, khu vực, vùng xanh749-phong-chong-dich-covid-19-trong-tinh-hinh-moi-tai-cac-dia-phuong-thuoc-vung-xanhThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
1,049.00
121,000
0.00
121000
0
Thực hiện pháp luật lao động, phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, đình côngThực hiện pháp luật lao động, phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, đình công
  
TTĐT - Ngày 23-12, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Công văn số 4506/UBND-VX về việc "Thực hiện pháp luật lao động, phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, đình công".
 
Theo đó, yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore và các ngành liên quan triển khai tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp; hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai thực hiện Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ quy định "Mức lương tối thiếu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động".
 
Các doanh nghiệp trên địa bàn rà soát lại quy chế, quy định của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng để điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung theo quy định của Luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thực hiện; phối hợp với tổ chức Công đoàn cơ sở xây dựng phương án trả tiền lương, tiền thưởng và các khoản trợ cấp, hỗ trợ người lao động trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015 và thông báo cho người lao động trong doanh nghiệp biết.
 
Chủ động nắm tình hình tiền lương, thu nhập năm 2014 và kế hoạch thưởng cho người lao động trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015 ở các doanh nghiệp trên địa bàn và báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 30/12/2014.
 
 
     
Doanh nghiệp thực hiện tạm ứng, thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng, đóng và thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong dịp tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015 
 
 
 
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 
1. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến và thực hiện Luật Lao động năm 2012, Nghị định và các Thông tư hướng dẫn cho người lao động và người sử dụng lao động; tăng cường kiểm tra thanh tra việc thực hiện pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp - nhất là các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về lao động.
 
2. Chú trọng xây dựng phương án điều chỉnh tiền lương, bảo đảm quan hệ tiền lương giữa lao động có chuyên môn kỹ thuật với lao động giản đơn, giữa người có thời gian làm việc lâu năm với người có thời gian làm việc ít năm trong nội bộ doanh nghiệp, thống nhất với tổ chức công đoàn cơ sở, thông báo công khai cho người lao động biết trước khi đưa vào áp dụng từ ngày 01/01/2015. Chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện tạm ứng, thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng, đóng và thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong dịp tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015.
 
 
Hoài Hương
1/5/2015 1:42 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1109-Thuc-hien-phap-luat-lao-dong-phong-ngua-giai-quyet-tranh-chap-lao-dong-dinh-congThông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương phấn đấu đến 2025, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%Bình Dương phấn đấu đến 2025, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương giai đoạn 2023 – 2025 (gọi tắt là Chương trình).

Theo đó, Chương trình được triển khai đến các đối tượng là hộ nghèo  hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được UBND cấp  công nhận thoát nghèo); ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã, nhóm hộ gia đình, cộng đồng dân cư trên địa bàn; các tổ chức và cá nhân tham gia hoặc có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện các dự án mô hình giảm nghèo.

Chương trình phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo tối thiểu 0,3% mỗi năm và đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn dưới 1%; 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

Chương trình cùng với hệ thống chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội góp phần giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản: 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu tìm việc làm được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm; đảm bảo 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ mua Bảo hiểm y tế; giảm ít nhất 50% số trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo bị suy dinh dưỡng; giảm tỷ lệ thiếu hụt về tình trạng đi học của trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo từ 2,3% xuống còn 1,2%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ học nghề phù hợp; tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo qua đào tạo đạt trên 60%, giảm ít nhất 50% số hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về phương tiện để tiếp cận thông tin và được sử dụng các dịch vụ viễn thông, Internet…

11/17/2023 3:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, phấn đấu, đến 2025, tỷ lệ, hộ nghèo, dưới, 1%778-binh-duong-phan-dau-den-2025-ty-le-ho-ngheo-con-duoi-1Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
517.00
121,000
0.00
121000
0
Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bình Dương lần XI, năm học 2023-2024 sẽ diễn ra từ ngày 05/01/2024 đến ngày 21/3/2024Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bình Dương lần XI, năm học 2023-2024 sẽ diễn ra từ ngày 05/01/2024 đến ngày 21/3/2024

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bình Dương lần thứ XI, năm học 2023-2024.

Theo đó, Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bình Dương lần XI, năm học 2023-2024 tổ chức thi đấu 13 môn thể thao, gồm: Điền kinh, Bơi lội, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Bóng bàn, Cầu lông, Đá cầu, Teakwondo, Karate, Vovinam, Cờ vua, Kéo co (THCS, THPT).

Thời gian tổ chức: Từ ngày 05/01/2024 đến ngày 21/3/2024.

Lễ khai mạc sẽ diễn ra vào 18 giờ ngày 25/01/2024 tại Sân vận động tỉnh Bình Dương, đường 30/4, phường Phú Thọ, TP. Thủ Dầu Một.

Lễ bế mạc sẽ diễn ra vào 08 giờ ngày 21/3/2024 tại Trường THPT Võ Minh Đức, đường 30/4, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một.

Mỗi Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố (học sinh cấp tiểu học và THCS), mỗi trường THPT trong tỉnh (học sinh cấp THPT) là một đơn vị dự thi.

Đối tượng dự thi là học sinh đang học chương trình phổ thông đầy đủ trong các trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh năm học 2023-2024 có đủ điều kiện tham dự theo quy định của Điều lệ Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Bình Dương lần thứ XI, năm học 2023-2024.

Kế hoạch 

11/30/2023 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtHội khỏe, Phù Đổng, Bình Dương, lần XI, năm học, 2023-2024, diễn ra, ngày, 05/01/2024, 21/3/2024887-hoi-khoe-phu-dong-tinh-binh-duong-lan-xi-nam-hoc-2023-2024-se-dien-ra-tu-ngay-05-01-2024-den-ngay-21-3-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
241.00
121,000
0.00
121000
0
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaHoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 99/NQ-CP của Chính phủ. 

Theo đó, giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị có liên quan ưu tiên bố trí kinh phí để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, thúc đẩy các mô hình kinh doanh bền vững.

Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 5845/KH-UBND ngày 22/12/2017 về việc thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"; trong đó, ưu tiên chú trọng, lồng ghép các nhiệm vụ hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào kế hoạch công tác hàng năm để triển khai thực hiện hiệu quả.

Văn bản 

4/3/2023 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtHoàn thiện, nâng cao, chất lượng, thể chế, kinh tế, thị trường, định hướng, xã hội chủ nghĩa347-hoan-thien-va-nang-cao-chat-luong-the-che-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghiThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
263.00
121,000
0.00
121000
0
1 - 30Next