Tin chỉ đạo điều hành - Thông tin chỉ đạo, điều hành
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phối hợp tổ chức Chương trình "Gặp gỡ Hàn Quốc 2024" tại tỉnh Bình Dương.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai (PCTT) năm 2024.

 
 

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo Đề án ​Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương tham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trong năm 2024.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo Chương trình làm việc tháng 5/2024.

 
 

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo Đề án Văn phòng tư vấn, hỗ trợ phát triển thanh niên tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 3 (2022 - 2025) năm 2024.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh chỉ đạo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024.​

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

 
 

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận xã Phú An, thị xã Bến Cát đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa năm 2023.

 
 

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Đề án "Xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị, giai đoạn 2023 - 2030" (gọi tắt là Đề án).

 
 

TTĐT - ​​UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân.

​ 

 
 
 
 
  
  
Tóm tắt
Nội dung
  
  
  
Tin liên quan
  
  
Phân loại
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
Triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bình DươngTriển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020.

Kế hoạch nhằm tạo bước chuyển biến trong nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật (NKT); đẩy mạnh hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý (TGPL) cho NKT; đồng thời tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động TGPL cho đối tượng là NKT, tập trung thực hiện vụ việc TGPL (trong đó chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và tư vấn pháp luật tiền tố tụng) cho NKT khi họ có yêu cầu.

Cụ thể, quý I hàng năm, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các tổ chức Hội của NKT, UBND cấp xã khảo sát nhu cầu TGPL của NKT với cách thức phù hợp với các dạng tật (khiếm thị, khiếm thính, vận động,...) tại các Cơ sở bảo trợ xã hội trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của NKT trên địa bàn tỉnh.  Trên cơ sở đó, hàng năm, Sở Tư pháp phối hợp thực hiện TGPL với hình thức phù hợp cho các dạng tật; TGPL lưu động tại các xã, phường, thị trấn nơi có nhiều NKT; tại các tổ chức Hội, cơ sở bảo trợ xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác.

Trong năm 2018, Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan liên quan biên soạn chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL cho NKT đối với đội ngũ người thực hiện TGPL.

Hàng năm, đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin về TGPL cho người khuyết tật thông qua việc xây dựng các nội dung truyền thông, thông tin về TGPL cho NKT trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh; in ấn tờ rơi, tờ gấp và tài liệu pháp luật phù hợp với các dạng khuyết tật (tờ gấp chữ nổi cho người khiếm thị, băng đĩa…) để cấp phát miễn phí cho NKT. 

Sở Tư pháp chủ trì theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách TGPL cho NKT; sơ kết đánh giá kết quả thực hiện vào năm 2018 và tổng kết vào năm 2020.

4/19/2017 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtUBND tỉnh Bình Dương, Kế hoạch, triển khai thực hiện, chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2017-2020899-trien-khai-thuc-hien-chinh-sach-tro-giup-phap-ly-cho-nguoi-khuyet-tat-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhương Chi
0.00
121,000
0.40
121000
48,400
Kế hoạch tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 tỉnh Bình DươngKế hoạch tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 tỉnh Bình Dương

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch​ tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2017 tỉnh Bình Dương.

Theo đó, Hội đồng thi do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương phối hợp với trường Đại học Thủ Dầu Một và Đại học Bình Dương tổ chức tại 17 điểm thi.Trong đó, 16 điểm thi đặt tại các trường THPT, THCS ở các huyện, thị xã, thành phố và 01 điểm thi tại trường Đại học Thủ Dầu Một.

Hội đồng thi công bố kết quả thi chậm nhất ngày 07/7/2017 và kết quả chấm phúc khảo chậm nhất 25/7/2017; hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp THPT chậm nhất ngày 12/7/2017, hoàn thành xét tốt nghiệp sau phúc khảo chậm nhất ngày 26/7/2017; cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ… chậm nhất ngày 17/7/2017; gửi danh sách thí sinh được công nhận THPT chính thức về văn phòng Bộ GDĐT chậm nhất ngày 30/7/2017.

Kỳ thi THPT quốc gia sẽ diễn ra từ ngày 21/06/2017 đến ngày 24/06/2017 với các môn thi Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Năm 2017, Bình Dương có tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 10.143, trong đó, số thí sinh chỉ đăng ký xét tốt nghiệp là 747 người, số thí sinh đăng ký xét tốt nghiệp và thi tuyển sinh là 8.517 người, số thí sinh đăng ký thi tuyển sinh là 879 người.

6/6/2017 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtthi trung học phổ thông  2017  Bình Dương127-ke-hoach-to-chuc-ky-thi-trung-hoc-pho-thong-quoc-gia-nam-2017-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.40
121000
48,400
Triển khai phần mềm khai báo y tế để quản lý di biến động của người dân ra vào vùng dịchTriển khai phần mềm khai báo y tế để quản lý di biến động của người dân ra vào vùng dịch

TTĐT - ​​UBND tỉnh chỉ đạo triển khai phần mềm khai báo y tế để quản lý di biến động của người dân ra, vào vùng dịch và hỗ trợ nhập thông tin, quản lý đối tượng chính sách theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ.

​Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện công tác tuyên truyền để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trên địa bàn tỉnh hiểu và tham gia kê khai thông tin di biến động tại trang web https://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn  nhằm đảm bảo giãn cách và kiểm soát khi qua các chốt kiểm dịch liên tỉnh; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp với lực lượng Công an trong việc triển khai thực hiện phần mềm quản lý di biến động người dân ra, vào vùng dịch tại địa phương. 

UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và huy động lực lượng để triển khai thực hiện tốt các phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định; chỉ đạo Tổ giám sát Covid-19 cộng đồng tiếp tục "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", nhất là phát hiện các trường hợp người từ các vùng dịch về địa phương không khai báo y tế; tuyệt đối không để sót, lọt các trường hợp có nguy cơ làm lây nhiễm trong cộng đồng.

Đồng thời chỉ đạo các lực lượng tham gia phòng, chống dịch sử dụng, ứng dụng phần mềm này để kiểm soát, theo dõi, quản lý di biến động công dân vùng dịch và quản lý tiêm chủng vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; chỉ đạo UBND cấp xã cung cấp, gửi danh sách công dân, đối tượng đề nghị hỗ trợ, hưởng chính sách theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg cho Công an cấp xã nơi công dân cư trú để thực hiện rà soát, đối sánh xác định đúng thông tin công dân, đối tượng hỗ trợ trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm cập nhật vào hệ thống phần mềm quản lý dân cư, phục vụ việc quản lý, tra cứu, xác minh thông tin công dân trên địa bàn, không để trục lợi chính sách trái pháp luật.

Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với lực lượng liên quan tại các chốt kiểm dịch kiểm tra, hướng dẫn, yêu cầu người dân kê khai đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân tại địa chỉ website khai báo trực tiếp để quản lý di biến động dân cư được kịp thời, chính xác. Phân công cán bộ, chiến sĩ thường trực 24/24 giờ để phối hợp với lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch kiểm tra thông tin công dân khai báo y tế bằng mã QR code tại địa chỉ https://kiemdich.dancuquocuia.gov.vn, đối chiếu, xác nhận thông tin với CMND, CCCD của người dân trên hệ thống. 

Trường hợp người dân không có điện thoại thông minh (smartphone) sẽ được phát phiếu khai báo y tế để kê khai; cán bộ Công an phối hợp cán bộ y tế thống nhất mẫu tờ khai để thuận tiện cho người dân. Sau khi kê khai, cán bộ Công an kiểm tra, đối chiếu thông tin với CMND, CCCD của người dân; chiến sĩ được phân công làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch nhập phiếu khai báo y tế của người dân ra, vào vùng dịch vào hệ thống phần mềm.

Tổ chức kiểm soát, phân luồng, điều tiết giao thông, đảm bảo giãn cách, tránh gây ra tình trạng ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm dịch.

Văn bản ​​

 

9/7/2021 2:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTriển khai, phần mềm, khai báo, y tế, quản lý, di, biến động, người dân, vùng dịch166-trien-khai-phan-mem-khai-bao-y-te-de-quan-ly-di-bien-dong-cua-nguoi-dan-ra-vao-vung-dicThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
6,748.00
121,000
0.00
121000
0
Thu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với một số tổ chức, doanh nghiệpThu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với một số tổ chức, doanh nghiệp
   TTĐT - Ngày 5-8, UBND tỉnh Bình Dương ban hành các Quyết định về việc thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với một số tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
 
Theo đó, tại Quyết định 2041/QÐ-UBND, UBND tỉnh quyết định thu hồi 5.018m2 diện tích đất của Trường sĩ quan Công binh (trong đó có 3.649,3m2 đất thuộc hành lang bảo vệ sông Sài Gòn) để thực hiện công trình đường Bạch Đằng nối dài tại phường Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một.
 
Tại Quyết định 2042/QÐ-UBND, UBND tỉnh chấp thuận giao 51.538,8m2 đất (trong đó có 1.590,1m2 đất thuộc hành lang an toàn đường bộ) với hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho Công an huyện Bắc Tân Uyên tại xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên với mục đích sử dụng đất an ninh.
Tại Quyết định 2043/QÐ-UBND, UBND tỉnh cho phép Công ty Cổ phần kỹ nghệ Gỗ Việt được chuyển mục đích đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp với hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm tại xã An Điền, thị xã Bến Cát. Tổng diện tích đất được chuyển đổi là 19.414,6m2 (trong đó có 1.466,9m2 đất thuộc hành lang an toàn đường bộ).
Tại Quyết định 2044/QÐ-UBND, UBND tỉnh cho phép Công ty Cổ phần Trường Sơn chuyển mục đích đất cơ sở giáo dục đào tạo có kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp sang đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở văn hóa sang đất ở đô thị tại phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An. Tổng diện tích đất được chuyển đổi là 2.767m2.
Các quyết định trên có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thành phố, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được nêu tại các quyết định chịu trách nhiệm thi hành.
 Đình Lý
8/5/2015 11:11 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1972-Thu-hoi-giao-dat-chuyen-muc-dich-su-dung-dat-doi-voi-mot-so-to-chuc-doanh-nghiepThông tin chỉ đạo, điều hành
Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình DươngPhòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TTĐT - Ban chỉ đạo phòng, chống dịch gia súc, gia cầm tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 94/KH-BCĐ về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2017.


Theo đó, Kế hoạch xây dựng các giải pháp về tổ chức, chỉ đạo điều hành; thanh tra, kiểm tra; thông tin tuyên truyền và các giải pháp kỹ thuật nhằm tập trung sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp, ngành, đoàn thể và nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Qua đó, chủ động phát hiện sớm và không để lây lan dịch bệnh, góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe con người.

Về tổ chức thực hiện, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; thống kê, đánh giá, hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi sau dịch bệnh động vật theo quy định. Chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và điều tra xử lý ổ dịch, chống dịch; công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.     

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản thực hiện các giải pháp kỹ thuật, thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh. Kịp thời báo cáo định kỳ và đột xuất cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Các sở, ban ngành, đoàn thể liên quan phối hợp thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.

1/18/2017 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, phòng chống, dịch bệnh, gia súc, gia cầm, trên địa bàn tỉnh Bình Dương, năm 2017121-phong-chong-dich-benh-gia-suc-gia-cam-tren-dia-ban-tinh-binh-duonThông tin chỉ đạo, điều hànhFalsePhương Chi
0.00
121,000
0.30
121000
36,300
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng chống ma túy”Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng chống ma túy”
 
TTĐT - Nhằm hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy”, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1943/KH-UBND về việc “Tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng chống ma túy” - 26/6” năm 2015”.
 
Theo đó, tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26/6” năm 2015 lúc 06 giờ00 ngày 26/6/2015, tại khu vực vòng xoay Ngã sáu (trước UBND thành phố Thủ Dầu Một). Ngày 21/6/2015 đến 30/6/2015, trưng bày hình ảnh tuyên truyền phòng, chống ma túy từ tại công viên Ngã sáu (trước Chùa Bà). Từ 16/6/2015 đến 25/6/2015, tổ chức văn nghệ tuyên truyền phòng, chống ma túy tại thị xã Dĩ An, Thuận An, Bến Cát và thành phố Thủ Dầu Một.
     
Giao Công an tỉnh xây dựng chương trình tổ chức lễ; huy động lực lượng tham gia lễ và diễu hành; điều tiết giao thông, đảm bảo trật tự đô thị trên các tuyến diễu hành.  
      
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm dựng phông lễ, trang trí sân khấu; treo băng rôn, pano, cờ phướn trên các tuyến đường; tổ chức văn nghệ, trưng bày hình ảnh tuyên truyền tuyên truyền phòng, chống ma túy…
     
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Dương thực hiện đưa tin bài, phóng sự, chuyên trang về các hoạt động hưởng ứng ngày toàn dân phòng chống ma túy.
    
Tỉnh Đoàn, BCĐ 138 thành phố Thủ Dầu Một phối hợp tổ chức lễ ra quân và thực hiện các hoạt động tuyên truyền… BCĐ 138 của 8 huyện, thị xã còn lại phân công tổ chức hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy - 26/6” năm 2015 đạt hiệu quả.
     
   
Đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên đi bộ diễu hành hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy – 26/6 năm 2014” (Ảnh: Mai Xuân)
               
Mục đích tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy - 26/6”
Nâng cao nhận thức cho nhân dân về hậu quả tác hại của ma túy đối với đời sống xã hội. Qua đó, khơi dậy tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân trong việc tham gia công tác phòng, chống tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tạo sự quan tâm, tranh thủ mọi nguồn lực và sự đồng thuận chung của toàn xã hội trên mặt trận phòng chống ma túy; từng bước nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy nói chung và công tác quản lý, xử lý tình trạng người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh nói riêng.
    
Phương Chi
6/19/2015 10:44 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1296-Tin-chi-dao-dieu-hanhThông tin chỉ đạo, điều hành
Triển vọng kinh tế thế giới năm 2010Triển vọng kinh tế thế giới năm 2010
Kinh tế thế giới đã trải qua một năm 2009 đầy khó khăn. Nhưng cho đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã được kiểm soát nhờ Chính phủ các nước đã can thiệp kịp thời bằng nhiều biện pháp tích cực khiến nền kinh tế toàn cầu trở nên khả quan hơn.

Những dự báo dưới đây cung cấp cho bạn đọc thêm một góc nhìn về kinh tế thế giới năm 2010.

Những dự báo chung  

 
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,1%, cao hơn so với mức 1,1% của năm 2009, song vẫn thấp hơn nhiều so với các năm trước. Còn theo dự báo của LHQ thì năm 2010, nền kinh tế thế giới có thể đạt mức tăng trưởng 2,4%, tuy nhiên sự phục hồi này còn rất mong manh.
 
Do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu trong thời gian qua chủ yếu nhờ vào chính sách kích thích kinh tế được các nước tung ra trong năm 2009 nhưng năm 2010, nhiều nước cắt giảm các chính sách kích thích, một số nền kinh tế sẽ gặp không ít khó khăn. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (ở Washington) trong “Dự báo và phân tích tình hình thế giới năm 2010” đã đưa ra mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 2% - 3%, nhưng vẫn có khả năng bị suy thoái lần thứ 2...
 
Nhìn chung, các dự báo về nền kinh tế toàn cầu đều cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã được kiểm soát, kéo theo dấu hiệu hồi phục kinh tế. Tuy nhiên, hiện vẫn còn quá sớm để khẳng định kinh tế thế giới hoàn toàn thoát khỏi suy thoái và bước vào chu kỳ hồi phục bền vững.
 
Triển vọng của một số quốc gia và  khu vực
 
Tại Mỹ, tăng trưởng năm 2010 dự kiến chỉ 2,5%. Động lực cơ bản cho nền kinh tế Mỹ trong ngắn hạn vẫn là chi tiêu tiêu dùng, chiếm gần 70% GDP, tuy nhiên động lực này tiếp tục yếu trong năm 2010. Tiêu dùng giảm mạnh vào đầu năm 2010, kéo theo việc giảm tốc độ tăng GDP và sẽ chỉ tăng lại vào giữa năm 2010. Nguyên nhân khiến tiêu dùng giảm là do nợ và thất nghiệp vẫn còn cao (có thể tăng tới khoảng 10,5% trong quý I). Tình hình của ngành Ngân hàng Mỹ, nơi bắt nguồn của khủng hoảng tài chính toàn cầu, đã được cải thiện trong năm 2009. Các định chế tài chính của Mỹ như Bank of America, JPMorgan Chase, Goldman Sachs, Citigroup, Wells Fargo... bắt đầu làm ăn có lãi trở lại và thực hiện việc trả lại các khoản tiền cứu trợ của Chính phủ nước này. Tình hình khả quan này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2010.
Trung Quốc tăng trưởng ước 8,8% trong năm 2010. Ảnh minh họa
 
Về đồng USD, nhờ triển vọng kinh tế Mỹ sáng sủa hơn đôi chút so với kinh tế châu Âu và Nhật Bản, nhu cầu về đồng USD sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, sức ép giảm giá của đồng USD vẫn tiếp tục trong năm 2010 và đà giảm này chắc chắn sâu hơn so với các đồng tiền của những thị trường đang nổi. Các nhà phân tích cho rằng, đồng USD tiếp tục giảm giá trong những tháng đầu năm 2010 có thể tác động xấu đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng về lâu dài, sẽ khôi phục lại vị trí của mình.
 
Trong khi đó, dự báo kinh tế của Canada năm 2010 rất lạc quan sau giai đoạn suy thoái kéo dài trong năm qua với  tăng trưởng GDP là 2,6-2,7%  so với mức giảm 2,5% năm 2009. Các chuyên gia nhận định mặc dù triển vọng kinh tế Canada có dấu hiệu cải thiện, song nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều rủi ro và Chính phủ Canada cần tiếp tục duy trì các biện pháp kích thích tăng trưởng. Việc chấm dứt các gói kích thích kinh tế quá sớm có thể làm chậm quá trình phục hồi, làm suy giảm lòng tin của giới kinh doanh, đồng thời khiến thị trường việc làm càng thêm căng thẳng.
 
Theo LHQ, triển vọng kinh tế của các nước Mỹ Latinh sáng sủa hơn trong năm 2010 với mức tăng trưởng cao nhất là Brazil dự báo 5,5%, tiếp đến là Urugoay 5%, Panama, Chile và Bolivia đều là 4,5%.
 
Tạichâu Âu, nhìn chung, các nước phát triển ở châu Âu đã thoát khỏi suy thoái với việc các lĩnh vực kinh doanh, du lịch đã dần hồi phục.
 
Tạp chí Kinh tế Pháp L'Expansion cho rằng, châu Âu sẽ thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng dự kiến 0,9% tuy nhiên vẫn cần cảnh giác với những diễn biến bất thường, trong đó có nguy cơ khủng hoảng tín dụng. Kinh tế nước Anh dự kiến tăng trưởng 0,8%; một số nền kinh tế Tây Âu như Iceland, Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tiếp tục giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.
 
Tổng thống Nga Medvedev dự đoán kinh tế Nga sẽ tăng trưởng từ 2,5-5%.
2,5 - 5% là mức tăng trưởng dự báo của LB Nga trong năm 2010. Ảnh minh họa
 
Hầu hết các nhà phân tích đều nhận định châu Á đang là động lực đưa thế giới thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Nghiên cứu của LHQ về tình hình kinh tế- xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhấn mạnh khu vực này đang dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế với dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình 6,3% trong năm 2010. Việc các nước châu Á tích cực chuyển hướng, chú trọng hơn đến thị trường nội địa, nhằm giảm phụ thuộc xuất khẩu là hướng đi hiệu quả, giúp lấy lại ổn định và tăng trưởng sau khủng hoảng.
 
Theo dự báo của LHQ, năm 2010, các nước đang phát triển ở châu Á sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, đặc biệt là Trung Quốc 8,8%, Ấn Độ 6,5%; tiếp đến là Việt Nam, Lào: 5%, hơn mức 4% của năm 2009 (trong khi đó Quốc hội Việt Nam đề ra chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%); sau đó là Myanmar và Indonesia với hơn 4%. Những quốc gia còn lại, tăng trưởng từ 3,5% trở xuống, thấp nhất là Nhật Bản 1,5% và Brunei  0,5%.
 
Cũng giống như các nước châu Âu, Nhật Bản đã trải qua suy thoái sâu trong năm 2009 nên khả năng phục hồi trong năm 2010 còn yếu. Chính phủ Hàn Quốc đưa ra dự báo tăng trưởng năm 2010 của nước này là 5%, cao hơn so với mức 4% của dự báo trước đó, do nước này cho rằng nền kinh tế thế giới đang phục hồi trong điều kiện tốt hơn và nhu cầu trong nước cũng phục hồi nhanh. Trong khi đó IMF dự báo tăng trưởng của Hàn Quốc là 4,5%.
 
Ở châu Phi, IMF đã nêu ra sự yếu kém và bất ổn của nền kinh tế châu lục này với nguy cơ phải đối mặt với việc giảm viện trợ từ những nước phát triển, bởi chính các quốc gia này cũng là nạn nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính. Do vậy, nghèo đói và thất nghiệp sẽ đe dọa một số nước khu vực Nam Phi, làm cho tình hình xã hội trong vùng càng thêm bất ổn. Bên cạnh đó, thiên tai nhất là hạn hán và lũ lụt tại Đông Phi gây ra  hậu quả là cuộc khủng hoảng lương thực thường xảy ra sau đó cũng gây nhiều trở ngại cho con đường phục hồi của châu lục này.
 
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn, nhiều người vẫn rất lạc quan về khả năng cải thiện của  kinh tế châu Phi. IMF đã dự báo mức tăng trưởng của châu lục này sẽ đạt 4% vào năm 2010. Angola có thể tăng trưởng đến 8,2%. Nam Phi, nền kinh tế lớn nhất châu Phi có thể tăng trưởng 1,5%.
 
Nhà bình luận kinh tế của Tạp chí phố Uôn Simon Nixon (Mỹ) cho rằng cách đây 12 tháng, hầu như không có nhà bình luận kinh tế tỉnh táo nào dám dự báo thị trường thế giới sẽ phục hồi mạnh mẽ. Nhưng trong năm 2009, trái phiếu của nhóm S&P 500 của Mỹ và nhóm FTSE Eurotop 100 của châu Âu đã tăng 24% trong khi thị trường trái phiếu công ty và hàng hoá cũng đã tăng mạnh.
 
Cảnh báo 4 nguy cơ
 
Bước vào năm 2010, hầu hết các nhà kinh tế đều dự báo tiến trình phục hồi kinh tế vẫn được giữ vững mặc dù ít  triển vọng có bước nhảy lớn. Tuy vậy, nền kinh tế thế giới vẫn đứng trước 4 nguy cơ lớn .

Nam Phi, nền kinh tế lớn nhất châu Phi có thể tăng trưởng 1,5%. Ảnh minh họa
Một là nguy cơ vỡ nợ: Tập đoàn Dubai World của Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất bị vỡ nợ và cuộc khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp nhắc nhở mọi người rằng “vẫn còn những khoản nợ lớn chưa được thanh toán”. Một trường hợp cũng cần nhắc đến là vị thế tài chính của nước Anh đang xấu nhất trong thế giới công nghiệp hoá và chưa nhận được sự “đảm bảo ngầm” nào.

Hai là chiến lược thoát ra: Ngân hàng Trung ương các nước bắt đầu hoạch định kế hoạch loại bỏ các khoản tiền cứu trợ khẩn cấp trong khủng hoảng. Điều này có nghĩa là sẽ có những biến động đáng kể trong thị trường trái phiếu vì các khoản tiền cứu trợ khẩn cấp của các ngân hàng Trung ương đã giúp đẩy lãi suất xuống thấp đối với tất cả các loại tài sản. Các nhà đầu tư cần thận trọng nếu so sánh với tình hình ở Mỹ năm 1994, khi đó, Mỹ tăng lãi suất khiến thị trường trái phiếu Mỹ tan tác. Vì vậy, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, các nhà đầu tư cần cảnh giác trước mọi diễn biến của lạm phát tăng.
 
Ba là tăng trưởng chậm: Những dự báo lạc quan trong các thị trường  dựa trên dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng đủ mạnh để đẩy nhanh quá trình giảm nợ của các nền kinh tế phương Tây nợ nần cao. Nguy cơ đối với tình huống này là “sự siết chặt tài chính và các chiến lược thoát ra khỏi chính sách tiền tệ hiện thời” có thể dẫn tới đợt suy thoái mới. Một nguy cơ khác là tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm chậm, nhưng ở châu Âu vẫn tăng cao khiến nhu cầu tiêu dùng suy yếu cả ở châu Âu và Mỹ. Sự phục hồi chậm hơn dự kiến sẽ làm tăng nợ ngân hàng và gây sức ép lớn đến tình trạng thâm hụt tài chính của chính phủ.
 
Bốn là các quyết toán của ngân hàng: Hệ thống ngân hàng toàn cầu đã được hỗ trợ bởi những khoản vốn lớn và đã thu được lợi nhuận cao trong thời kỳ khủng hoảng. Nhưng khu vực thương mại có thể dễ bị tổn thương trước mọi sự điều chỉnh giá. Việc ngân hàng có thể đối phó được với các tổn thất ở mức độ lớn từ các khoản cho vay không thu hồi được vẫn là một câu hỏi lớn.
 
Với sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế, thương mại thế giới cũng sẽ sôi động hơn hơn. IMF dự báo thương mại thế giới sẽ tăng 2,5% so với năm 2009 (trong khi năm 2009 giảm 11,9% so với năm 2008). Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng sẽ vẫn còn yếu do thu nhập tăng chậm và thất nghiệp cao. Đây chính là cản trở lớn nhất cho quá trình phục hồi và phát triển trở lại của kinh tế toàn cầu trong năm 2010.
Theo Chinhphu.vn
1/11/2010 10:38 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết825-Trien-vong-kinh-te-the-gioi-nam-2010Thông tin chỉ đạo, điều hành
Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và rubellaTriển khai tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và rubella
  
TTĐT - Ngày 30-9, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành văn bản số 3355/UBND-VX về việc “Tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và rubella trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2014 - 2015”.
  
Theo đó, Sở Y tế ch trì, phi hợp với các sở, ban, ngành (Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố) xây dựng kế hoạch, t chức tuyên truyền, triển khai toàn diện tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và rubella; cung ứng đầy đủ vắc xin và vật tư tiêm chng, bảo đảm chất lượng cho tất cả các tuyến; hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, tổ chức việc tiêm phòng bảo đm an toàn chất lượng; hướng dn việc lập danh sách, qun lý đi tượng tiêm chng, tránh bỏ sót, bo đảm tất cả trẻ em từ 1 tuổi đến 14 tuổi được tiêm chủng (phấn đấu đat từ 95% trở lên); xây dựng và cung cấp đầy đủ nội dung tuyên truyền, thông tin kịp thời các hoạt động về tiêm vắc xin phòng bệnh sởi và rubella.

Hoài Hương

10/2/2014 8:42 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1087-Trien-khai-tiem-vac-xin-phong-benh-soi-va-rubellaThông tin chỉ đạo, điều hành
Chương trình giám sát của HĐND tỉnh năm 2024Chương trình giám sát của HĐND tỉnh năm 2024

​TTĐT - HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 23/NQ-HĐND về chương trình giám sát của HĐND tỉnh năm 2024. Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 21/7/2023 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Theo đó, HĐND tỉnh sẽ xem xét các báo cáo: Công tác 6 tháng, cả năm 2024 của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cục Thi hành án dân sự tỉnh; kinh tế - xã hội, thực hiện ngân sách Nhà nước, quyết toán ngân sách Nhà nước ở địa phương, công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri, tình hình thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, tình hình thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh của UBND tỉnh; việc thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật; các báo cáo khác theo đề nghị của Thường trực HĐND.

Bên cạnh đó, HĐND sẽ chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh.

Đồng thời, giám sát chuyên đề về tình hình và kết quả thực hiện các chính sách khuyến khích xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Ngoài ra, xem xét quyết định của UBND tỉnh, nghị quyết của HĐND cấp huyện khi có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của HĐND tỉnh.​​

Nghị quyết ​

8/3/2023 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiết403-chuong-trinh-giam-sat-cua-hdnd-tinh-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseThảo Lam
0.00
121,000
0.00
121000
Tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nướcTổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
 
TTĐT- Ngày 09-4, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 1075/KH-UBND về việc “Tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2015)”.
 
Theo đó, Lễ kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước được tổ chức theo hình thức kết hợp diễu binh, diễu hành, mít tinh và chương trình sân khấu hóa. Lễ kỷ niệm được tổ chức tại Quảng trường Trung tâm hành chính tỉnh từ 19 giờ00 đến 21 giờ 30 ngày 27/4/2015.
 
Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết chương trình lễ kỷ niệm, sân khấu hóa và diễu hành của khối đông; điều hành chương trình lễ kỷ niệm, đôn đốc các đơn vị được phân công chuẩn bị có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
 
Sở Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ viếng nghĩa trang liệt sĩ tỉnh. Đón đưa mẹ Việt Nam anh hùng về dự lễ kỷ niệm.
 
Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương chịu trách nhiệm đưa tin tuyên truyền trước, trong và sau lễ kỷ niệm, tổ chức truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm.
 
 
MỤC ĐÍCH CỦA LỄ KỶ NIỆM
 
Khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam; tôn vinh tinh thần yêu nước và ý chí độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, khát vọng hòa bình của dân tộc ta.
 
Thông qua lễ kỷ niệm nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập, tự do, vì hòa bình và thống nhất Tổ quốc.
 
Chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ X và Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII.
 
 
Hoài Hương
4/11/2015 5:34 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1229-To-chuc-le-ky-niem-40-nam-Ngay-giai-phong-mien-Nam-thong-nhat-dat-nuocThông tin chỉ đạo, điều hành
Viếng Nghĩa trang Liệt sĩ, treo cờ, họp mặt nhân kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018Viếng Nghĩa trang Liệt sĩ, treo cờ, họp mặt nhân kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018

TTĐT - ​UBND tỉnh vừa ban hành Thông báo​​ ​​​​​về việc viếng Nghĩa trang Liệt sĩ, treo cờ, họp mặt nhân kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Na​m và nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018.

Theo đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, y ban Mặt trận T quc Việt Nam tỉnh tổ chức lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 02/02/2018. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, y ban Mặt trận T quc Việt Nam và các đoàn thể trong tỉnh, Chủ tịch UBND thành phTh Du Mt và thị xã Thuận An tổ chức cho cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và nhân dân tham gia L viếng cùng thời gian và địa đim nêu trên. Tại các huyện, thị xã khác, thời gian viếng Nghĩa trang Liệt sĩ do UBND huyện, thị xã bố trí.

Sau lễ viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức họp mặt vào lúc 08 giờ 30 ngày 02/02/2018 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh.

Các công sở, trụ sở các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp và các hộ nhân dân phải treo cờ Tổ quốc trong dịp kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03/02/2017 và trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất từ ngày 14-18/02/2018. Công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất từ ngày 14/02/2018 (tức ngày 29 tháng Chạp âm lịch) đến hết ngày 20/02/2018 (tức ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch).

Các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí lực lượng trực gác, bảo vệ và tổ chức làm vệ sinh sạch, gọn ở cơ quan, đơn vị mình, ở các đường giao thông, nơi công cộng và khu phố, ấp trước ngày Tết Nguyên đán.

 

1/24/2018 1:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtMậu Tuất,  Tết nguyên đán, Tết 2018Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalse
357.00
0
0.50
0
Bình ổn thị trường sách giáo khoa, tập và dụng cụ học sinh năm học  2021 - 2022Bình ổn thị trường sách giáo khoa, tập và dụng cụ học sinh năm học  2021 - 2022

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch bình ổn thị trường sách giáo khoa, tập và dụng cụ học sinh năm học 2021 - 2022.

Theo đó, tổng giá trị dự trữ hàng hoá bình ổn từ tháng 6/2021 đến hết ngày 25/12/2021 (kể cả học kỳ 2 năm học 2021 - 2022)  108,3 tỷ đồng, trong đó có 04 doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường, gồm: Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị giáo dục Bình Dương 55 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Văn hóa và Thương mại Bình Dương 33,6 tỷ đồng; Công ty Cổ phần phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh – Fahasa 17,5 tỷ đồng; Bưu điện tỉnh Bình Dương 2,2 tỷ đồng 

Hỗ trợ cho 02 doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi lãi suất 0% số tiền 40 tỷ đồng, trong đó, Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị giáo dục Bình Dương 20 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Văn hóa và Thương mại Bình Dương 20 tỷ đồng.

Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Sở Công Thương, sở ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo thống nhất cùng doanh nghiệp tham gia bình ổn chọn các trường học trên địa bàn để bán hàng phục vụ nhân dân.

Tổng số điểm bán đăng ký là 331 điểm, gồm: Công ty Cổ phần Sách - Thiết bị giáo dục Bình Dương 146 điểm;Công ty Cổ phần Văn hóa và Thương mại Bình Dương 31 điểm; Công ty Cổ phần phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh – Fahasa 04 điểm và Bưu điện tỉnh Bình Dương 150 điểm.

Khi tiến hành đưa hàng về các điểm này, doanh nghiệp tham gia bình ổn phải lên kế hoạch thông báo đến các cơ quan hữu quan để tuyên truyền cho nhân dân biết và mua hàng.

Các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện của chương trình bình ổn thị trường được UBND tỉnh hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi để chuẩn bị nguồn hàng. Doanh nghiệp phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả vốn vay đúng hạn,trường hợp doanh nghiệp trả vốn vay không đúng hạn sẽ không được tham gia vào chương trình bình ổn trong những năm tiếp theo và phải trả lãi vay quá hạn theo quy định; đảm bảo đủ số lượng, chất lượng mặt hàng tham gia bình ổn thị trường thường xuyên. 

Các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường thực hiện việc đăng ký giá, niêm yết giá và bán theo giá bình ổn doSở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo quy định và luôn đảm bảo giá bán thấp hơn giá thị trường từ 10% - 15%; các điểm bán hàng cố định và lưu động phải treo băng rôn, khẩu hiệu với nội dung "Điểm bán hàngbình ổn thị trường sách giáo khoa, tập và dụng cụ học sinh" để người dân được biết và tham gia mua hàng. 

Kế hoạch​ 

6/7/2021 4:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình ổn, thị trường, sách giáo khoa, tập, dụng cụ, học sinh, năm học  2021 - 2022761-binh-on-thi-truong-sach-giao-khoa-tap-va-dung-cu-hoc-sinh-nam-hoc-2021-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
540.00
121,000
0.00
121000
0
Điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025Điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025

TTĐT - ​UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2024-2025.

Theo đó, thống nhất phê duyệt các nội dung điều chỉnh liên quan đến kế hoạch và phương thức tuyển sinh lớp 10 THPT công lập, tư thục trong tỉnh năm học 2024-2025 theo như đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).

Cụ thể, tổng số học sinh đang học lớp 9 THCS năm học 2023-2024 tính đến ngày 30/11/2023 (kể cả công lập và tư thục) là 31.351 học sinh.

Dự kiến được công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2023-2024 là 29.784 học sinh (95% tổng số học sinh lớp 9).

Học sinh thi tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập trong tỉnh được tổ chức vào các ngày 31/5/2024, 01/6/2024. Riêng các thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Hùng Vương phải thi thêm các môn chuyên vào các ngày 02/6/2024 và 03/6/2024.

Các trường THPT tư thục không tổ chức thi tuyển như các trường THPT công lập mà chỉ tổ chức xét tuyển sau khi có kết quả điểm thi tuyển vào các trường THPT công lập trong khoảng thời gian được Sở GDĐT quy định. Các trường THPT tư thục xây dựng kế hoạch và phương thức xét tuyển gửi về Sở GDĐTphê duyệt trước ngày 31/3/2024.

Năm học 2024-2025, dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT chuyên Hùng Vương 09 lớp chuyên (315 học sinh). Dự kiến tuyển sinh tối đa 70% số học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2023-2024 vào lớp 10 năm học 2024-2025 (khoảng 20.847 học sinh).

Năm học 2024-2025, Sở GDĐT sử dụng phần mềm thi tuyển sinh lớp 10 để tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi vào các trường THPT công lập bằng hình thức trực tuyến.

Tuyển sinh lớpp 10 trường THPT công lập năm học 2024-2025 theo phương thức thi tuyển.

Học sinh thi tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025 phải dự thi 03 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh. Thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Hùng Vương ngoài việc dự thi 03 môn bắt buộc như trên thì phải dự thi thêm môn chuyên căn cứ vào số môn chuyên mà thí sinh đã đăng ký dự tuyển (mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự thi tối đa 02 môn chuyên).

Hội đồng xét tuyển sinh lớp 10 của Sở GDĐT đề nghị một số trường hợp học sinh đặc biệt được đưa vào danh sách xét tuyển (không qua thi tuyển). Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xét tuyển, Giám đốc Sở GDĐT sẽ quyết định đối tượng, điều kiện xét trúng tuyển đối với những thí sinh này và công bố kết quả cùng với những thí sinh tham gia thi tuyển trong kỳ tuyến sinh. Thí sinh được đưa vào danh sách xét tuyển căn cứ vào kết quả rèn luyện, học tập 4 năm học, trong đó học lực và hạnh kiểm năm học 2023-2024 (năm học lớp 9) phải đạt từ loại Khá trở lên.

Đối với các trường THPT không chuyên (hệ công lập): Xét trúng tuyển theo Quy chế tuyển sinh THPT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/5/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, Sở GDĐT căn cứ vào điểm chuẩn và chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường để xét tuyển vào các trường THPT công lập.

Sở GDĐT chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định hiện hành; hướng dẫn Phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố, các trường THPT xây dựng kế hoạch tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025 đảm bảo đúng quy chế và thời gian quy định. 

Văn bản 

3/4/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtĐiều chỉnh, kế hoạch, phương thức, tuyển sinh, lớp 10, THPT, năm học, 2024-2025380-dieu-chinh-ke-hoach-va-phuong-thuc-tuyen-sinh-lop-10-thpt-nam-hoc-2024-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
670.00
121,000
0.00
121000
0
Tích cực hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Tích cực hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025.

​Theo đó, Chương trình thực hiện đối với doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và đáp ứng các tiêu chí xác định DNNVV theo quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017. 

Sở Tư pháp là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm chung về tổ chức thực hiện Chương trình; chỉ đạo, theo dõi và đôn đốc việc triển khai Chương trình; kịp thời tham mưu, đề xuất xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Đồng thời, phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai các hoạt động cung cấp thông tin liên quan đến DNNVV thông qua việc xây dựng chuyên mục về "hỗ trợ pháp lý cho DNNVV" trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh. Rà soát, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND tỉnh ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ về cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; cung cấp thông tin, bao gồm thông tin pháp luật trong nước, thông tin pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế, cảnh báo rủi ro pháp lý và chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan đến DNNVV. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và biên soạn cẩm nang pháp luật cho DNNVV trên địa bàn tỉnh theo ngành, lĩnh vực do cơ quan, đơn vị quản lý (ưu tiên cẩm nang điện tử); bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người trực tiếp tham mưu về công tác hỗ trợ pháp lý cho DNNVV.

Các sở, ban, ngành tỉnh có trách nhiệm trả lời hoặc tham mưu UBND tỉnh trả lời đối với vướng mắc pháp lý cho DNNVV trong áp dụng chung về pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương do mình quản lý theo quy định. Việc trả lời của cơ quan nhà nước không áp dụng đối với các yêu cầu của DNNVV về vụ việc cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; trường hợp này, các cơ quan, đơn vị thông báo, hướng dẫn doanh nghiệp có thể sử dụng mạng lưới tư vấn viên pháp luật.

Song song đó, tổ chức tư vấn pháp luật, đối thoại, giải quyết các vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp và các hoạt động tư vấn pháp luật khác phù hợp với quy định của pháp luật trên cơ sở nhu cầu của DNNVV và nguồn lực của đơn vị; tiếp tục triển khai các mô hình đối thoại như tổ chức các buổi gặp gỡ đối thoại giữa chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp.

Đồng thời, hướng dẫn DNNVV tiếp cận mạng lưới tư vấn viên pháp luật theo lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ thông qua danh sách tư vấn viên pháp luật được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định.​

Quyết định 

5/26/2022 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTích cực, hỗ trợ, pháp lý, doanh nghiệp, nhỏ và vừa 19-tich-cuc-ho-tro-phap-ly-cho-doanh-nghiep-nho-va-vuaThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
577.00
121,000
0.00
121000
0
Kế hoạch Tháng hành động Vì trẻ em tỉnh Bình Dương năm 2024Kế hoạch Tháng hành động Vì trẻ em tỉnh Bình Dương năm 2024

​TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Tháng hành động Vì trẻ em tỉnh Bình Dương năm 2024.

​Theo đó, Tháng hành động Vì trẻ em tỉnh Bình Dương năm 2024 có chủ đề "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em", hướng tới mục đích đảm bảo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em sống và phát triển một cách toàn diện, thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, nhất là thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu thấp nhất nguy cơ trẻ em bị bạo lực, xâm hại.

Song song đó, tổ chức các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đoàn viên, hội viên trong việc chung tay chăm lo cho trẻ em tại địa phương nhằm vận động toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em với phương thức mỗi người một hành động vì trẻ em hưởng ứng Tháng hành động Vì trẻ em; tổ chức Diễn đàn trẻ em cấp huyện, xã nhằm thu thập ý kiến trẻ em về việc thực hiện các quyền của trẻ em theo Luật Trẻ em năm 2016.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tỉnh Đoàn, UBND thành phố Tân Uyêntổ chức Lễ phát động Tháng hành động Vì trẻ em năm 2024, Lễ khai mạc hè và "Ngày hội thiếu nhi 01/6" tỉnh Bình Dương lần VIII năm 2024.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã chủ động tham mưu cho UBND cùng cấp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động Vì trẻ em và Khai mạc hè năm 2024 (dự kiến trong khoảng thời gian từ ngày 25/5 - 01/6/2024).

Nội dung chính của Lễ phát động gắn với chủ đề và các khẩu hiệu của Tháng hành động Vì trẻ em.

Đối với cấp tỉnh, tổ chức thăm tặng 2.500 phần quà cho trẻ em nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6, mỗi phần quà trị giá 200.000 đồng (chi tiền mặt) từ nguồn ngân sách Nhà nước (đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng). 

Đồng thời, tổ chức đưa trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đi tham quan, giao lưu, vui chơi, giải trí tại tỉnh Lâm Đồng; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em thông qua các hình thức như: Thi các trò chơi dân gian, các giải bóng đá, cầu lông, đá cầu, bóng bàn, thi kể chuyện theo sách, vẽ tranh,... nhằm thu hút và phát huy quyền tham gia của trẻ em, góp phần hạn chế trẻ em chơi các trò chơi mang tính bạo lực.

Kế hoạch ​​

4/4/2024 9:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtKế hoạch, Tháng hành động, trẻ em, Bình Dương, năm 2024782-ke-hoach-thang-hanh-dong-vi-tre-em-tinh-binh-duong-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
473.00
121,000
0.00
121000
0
Tăng cường việc quản lý, sử dụng pháo và cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời”Tăng cường việc quản lý, sử dụng pháo và cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời”
 TTĐT- Nhằm đảm bào an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012, ngày 06/01/2012,UBND tỉnh ban hành  Công văn số 34/UBND-NC về việc tăng cường việc quản lý, sử dụng pháo và cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán đốt và thả “đèn trời”.
 
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, Báo Bình Dương, Đài phát thanh và truyền hình Bình Dương, tăng cường đưa tin, tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nắm vững và nghiêm túc các nội dung của Nghị định 36/2009/ND-CP của Chính phủ và Quyết định 95/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại pháo, đốt và thả “đèn trời”;
 
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Công Thương, Sở Tài chính, Cục Hải quan Bình Dương phối hợp, chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, tuần tra kiểm soát kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo, đốt và thả “đèn trời”;
 
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tỉnh đoàn Bình Dương tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ viên chức, giáo viên, sinh viên, học sinh thực hiện nghiêm túc các quy định trên.
  
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan chức năng và UBND các xã, phường, thị trấn, các trường học, phối hợp với UBMTTQ và đoàn thể quần chúng các cấp tuyên truyền, vận động, ký cam kết thực hiện nghiêm các quy định trên và thường xuyên kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện ngăn chặn các hành vi vi phạm.
 
 
Mạnh Tiến
2/2/2012 4:28 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1925-Tin-chi-dao-dieu-hanhThông tin chỉ đạo, điều hành
Thống nhất tổ chức giải Cầu lông giáo viên tỉnh Bình Dương năm 2014Thống nhất tổ chức giải Cầu lông giáo viên tỉnh Bình Dương năm 2014
 
TTĐT - Ngày 05-12-2014, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản số 4288/UBND-VX về việc “Tổ chức giải Cầu lông giáo viên  tỉnh Bình Dương năm 2014”.
 
Theo đó, chấp thuận Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức "Giải Cầu lông giáo viên ngành giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương năm 2014". Nguồn kinh phí thực hiện từ dự toán hoạt động năm 2014.
 
Đối tượng tham dự gồm: cán bộ quản lý, công chức, viên chức, giảng viên, giáo viên đang công tác trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên trong tỉnh,  thuộc tỉnh năm học 2014-2015.  
 
Thời gian tổ chức từ ngày 25/12/2014 đến ngày 27/12/2014, tại Nhà thi đấu Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh (cũ).

Hoài Hương

12/9/2014 9:12 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết1102-Thong-nhat-to-chuc-giai-Cau-long-giao-vien-tinh-Binh-Duong-nam-2014Thông tin chỉ đạo, điều hành
Bình Dương: Ứng dụng công nghệ để phát triển du lịch thông minhBình Dương: Ứng dụng công nghệ để phát triển du lịch thông minh

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh.​

​Theo đó, Kế hoạch xác định mục tiêu đến năm 2025, phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong phát triển đô thị thông minh, thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo; hoàn thiện nền tảng ứng dụng công nghệ hiện có phục vụ khách du lịch, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Tiếp tục hoàn thiện Cổng Thông tin du lịch, App Du lịch đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch và thông tin cần thiết khác. Tích hợp các ứng dụng tiện ích hỗ trợ khách du lịch, các chủ thể khác liên quan đến du lịch. Xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm được ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để nâng cao trải nghiệm và phù hợp với hành vi tiêu dùng của khách du lịch; phát triển hệ thống dữ liệu số, cơ sở dữ liệu ngành du lịch làm nền tảng cho xây dựng các ứng dụng du lịch thông minh. Kết nối, chia sẻ dữ liệu ngành du lịch từ Trung ương đến địa phương và doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đến khách du lịch.

Đến năm 2030, phát triển du lịch thông minh đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững, góp phần đưa du lịch Bình Dương trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh với các điểm đến hấp dẫn tương xứng với phát triển đô thị, thành phố thông minh vùng đổi mới sáng tạo. Hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh, đồng bộ trên cơ sở tiếp cận những công nghệ tiên tiến; mở rộng phát triển du lịch thông minh trên địa bàn tỉnh, đóng góp việc hình thành các chuỗi đô thị thông minh phạm vi toàn tỉnh.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông; các sở, ban, ngành có liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố phát triển, mở rộng hệ thống dữ liệu số trong lĩnh vực du lịch; số hóa, kết nối, tích hợp các dữ liệu về du lịch địa phương vào hệ thống thông tin, dữ liệu quản lý chung theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông qua phát triển 04 nhóm ứng dụng: Ứng dụng hỗ trợ khách du lịch; ứng dụng hỗ trợ quản lý Nhà nước về du lịch; ứng dụng hỗ trợ, quản lý điểm đến thông minh; ứng dụng hỗ trợ, quản lý doanh nghiệp thông minh…

Kế hoạch ​

7/14/2023 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, Ứng dụng, công nghệ, phát triển, du lịch, thông minh363-binh-duong-ung-dung-cong-nghe-de-phat-trien-du-lich-thong-minThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Từng đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu bảo đảm trật tự an toàn giao thôngTừng đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức phải gương mẫu bảo đảm trật tự an toàn giao thông

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 149/NQ-CP ngày 21/9/2023 của Chính phủ và Chương trình số 120-CTr/TU ngày 30/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương về việc thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, các sở, ban, ngành, Công an tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về bảo đảm TTATGT; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao về lĩnh vực giao thông; tăng cường công tác kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm TTATGT theo đúng quy định của pháp luật, kịp thời khởi tố các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm, điều tra, xác định nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông để làm rõ trách nhiệm, xử lý cá nhân, tổ chức có liên quan và có giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Từng đảng viên, cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu phải gương mẫu và tích cực tuyên truyền vận động người thân, gia đình và người dân thực hiện đúng theo các quy định pháp luật về việc bảo đảm TTATGT; đồng thời không can thiệp vào quá trình xử lý các hành vi vi phạm về TTATGT của các cơ quan chức năng.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về bảo đảm TTATGT; tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng trong bảo đảm TTATGT; khắc phục bất cập hạ tầng giao thông, ùn tắc giao thông tại các tuyến trọng điểm.​

Kế hoạch ​

4/11/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtđảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, gương mẫu, tích cực, tuyên truyền, vận động, người dân, bảo đảm, trật tự, an toàn, giao thông813-tung-dang-vien-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-phai-guong-mau-bao-dam-trat-tu-an-toan-giao-thonThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
445.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương có 22.942 biên chế làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lậpBình Dương có 22.942 biên chế làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập

​TTĐT - ​HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 28/NQ-HĐND về việc sửa đổi khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 43/NQ-HĐND ngày 12/12/2022 của HĐND tỉnh về việc phê duyệt tổng biên chế công chức, số lượng người làm việc và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP trong các cơ quan của HĐND, UBND tỉnh các huyện, thị xã, thành phố; đơn vị sự nghiệp công lập và Hội có tính chất đặc thù tỉnh  Bình Dương năm 2023. Nghị quyết này được HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 21/7/2023 và có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2023.

Cụ thể, sửa đổi: "Số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập: 22.942 biên chế".

Giao UBND tỉnh điều chỉnh số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2023.

Nghị quyết số 28/NQ-HĐND 

8/2/2023 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, 22.942, biên chế, làm việc, đơn vị, sự nghiệp, công lập134-binh-duong-co-22-942-bien-che-lam-viec-trong-cac-don-vi-su-nghiep-cong-laThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao độngTăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

TTĐT - ​UBND t​ỉnh vừa ban hành Chỉ thịvề việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Theo đó, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở liên quan, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, Liên đoàn Lao động tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường cung cấp thông tin, tư vấn, phổ biến giáo dục pháp luật ATVSLĐ đến tất cả đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý, đặc biệt quan tâm tới các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, các lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động như xây dựng, khai thác khoáng sản, sử dụng điện, hóa chất,...; triển khai thực hiện tốt mục tiêu, nội dung Tháng hành động về ATVSLĐ hàng năm và Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tăng cường công tác thanh, kiểm tra về ATVSLĐ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn lao động đối với các đơn vị, doanh nghiệp; hướng dẫn công tác quản lý vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp và cơ sở sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh…

Chủ doanh nghiệp và các cơ sở sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh chấp hành và thực hiện nghiêm các quy định của Luật ATVSLĐ và các văn bản pháp luật liên quan, đặc biệt phải chú trọng đến chất lượng, hiệu quả công tác huấn luyện về ATVSLĐ đối với đội ​ngũ cán bộ quản lý và người lao động tại đơn vị mình.

12/8/2017 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtan toàn lao động, vệ sinh lao động313-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-an-toan-ve-sinh-lao-donThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
0.00
121,000
0.00
121000
Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dụcQuy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục
TTĐT - UBND tỉnh ban hành quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục.

Theo đó, quy định phạm vi điều chỉnh là các trường hợp trẻ em dưới 16 tuổi bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Đối tượng áp dụng là người làm công tác bảo vệ trẻ em xã, phường, thị trấn (cán bộ phụ trách trẻ em); cơ quan Công an, Y tế, Lao động, Thương binh và xã hội, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo các cấp; UBND các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục gồm:  Tiếp nhận và phối hợp xử lý thông tin; đánh giá ban đầu mức độ tổn hại của trẻ em; thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em trong trường hợp đặc biệt; xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp của trẻ em; xây dựng, phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp; thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp; rà soát, đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.

 Đối với công tác tiếp nhận và phối hợp xử lý thông tin, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo ngay (trực tiếp hoặc qua điện thoại hoặc hình thức khác) cho nơi tiếp nhận thông tin khi phát hiện hoặc có thông tin về trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục.

Nơi tiếp nhận thông tin là một trong những cơ quan: UBND xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú; công an nơi xảy ra vụ việc; đường dây Tư vấn và Hỗ trợ trẻ em 111, 113; điện thoại Tư vấn và Hỗ trợ trẻ em Trung tâm Bảo trợ và Công tác Xã hội tỉnh Bình Dương: 0274. 3787938; cơ quan Lao động, Thương binh và xã hội các cấp.

Nơi đã tiếp nhận thông tin về trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục có trách nhiệm chuyển ngay thông tin đến UBND xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vụ việc để thực hiện các bước tiếp theo của quy trình phối hợp. Đối với trường hợp cơ quan Công an các cấp tiếp nhận nguồn tin về đối tượng có hành vi bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục trẻ em thì kể từ khi bắt đầu giải quyết vụ việc phải thông tin ngay đến UBND xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vụ việc để kịp thời cử cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em hoặc thành viên Ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em cấp xã đến tiếp cận, nắm bắt thông tin và theo dõi vụ việc. Đồng thời, trong quá trình kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố điều tra vụ án có liên quan đến quyền lợi trẻ em, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải đúng quy định.

Trong vòng 02 giờ kể từ thời điểm nhận thông tin vụ việc, người làm công tác bảo vệ trẻ em xã, phường, thị trấn phải báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý tính xác thực của thông tin cho Chủ tịch UBND, Trưởng ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em xã, phường, thị trấn; đồng thời, báo cáo nhanh về Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình bảo vệ chăm sóc trẻ em cấp huyện (Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội) để phối hợp và triển khai các biện pháp hỗ trợ, can thiệp theo quy định.

Quyết định​

9/10/2020 11:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiết​Quy trình, phối hợp, hỗ trợ, can thiệp, xử lý, trường hợp, trẻ em, bạo lực, xâm hại, tình dục ​685-quy-trinh-phoi-hop-ho-tro-can-thiep-xu-ly-doi-voi-cac-truong-hop-tre-em-bi-bao-luc-xam-hai-tinh-duThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
685.00
121,000
0.00
121000
0
Chuẩn bị tốt các điều kiện cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 Chuẩn bị tốt các điều kiện cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại tỉnh Bình Dương (gọi tắt là Kỳ thi).

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ quy chế thi và các hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Kỳ thi, chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu trình UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh. Tuyên truyền về mục đích, yêu cầu và những nội dung đổi mới của Kỳ thi đến học sinh và cha mẹ học sinh; phổ biến, quán triệt trong cán bộ, giáo viên và học sinh, nhất là học sinh lớp 12 về quy chế thi, quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng và các quy định, hướng dẫn liên quan đến Kỳ thi.

Bên cạnh đó, chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và tổ chức ôn tập cho học sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài thi; hướng dẫn học sinh đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của thí sinh và người dân về những nội dung liên quan đến Kỳ thi; hướng dẫn và tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi, bảo đảm quyền lợi cho các thí sinh dự thi và cung cấp dữ liệu chính xác phục vụ cho công tác tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Xây dựng phương án huy động đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ tiêu chuẩn tham gia coi thi, chấm thi, phúc khảo; tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra thi cho cán bộ, giáo viên tham gia. Chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính bảo đảm tổ chức thi an toàn, nghiêm túc, hiệu quả.

Đồng thời, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức Kỳ thi, bố trí các điểm thi bảo đảm thuận lợi cho thí sinh, cán bộ làm công tác thi. Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan bảo đảm an toàn giao thông, an ninh, trật tự; bảo đảm việc đi lại, ăn nghỉ, vệ sinh, y tế an toàn thực phẩm cho thí sinh và cán bộ làm công tác thi tại các điểm thi.Tổng hợp tình hình tổ chức thi, kết quả của Kỳ thi báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đúng thời gian quy định…

Các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị có liên quan, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, thường xuyên báo cáo về Thường trực Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh (Sở Giáo dục và Đào tạo) để theo dõi, chỉ đạo kịp thời.

Chỉ thị

4/19/2021 7:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChuẩn bị, điều kiện, Kỳ thi, tốt nghiệp,THPT, năm 2021 570-chuan-bi-tot-cac-dieu-kien-cho-ky-thi-tot-nghiep-thpt-nam-2021Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
559.00
121,000
2,885.00
121000
0
/PublishingImages/2021-04/ky thi THPT.mp3
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng "Ngày toàn dân phòng, chống ma túy - 26/6" năm 2022Tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng "Ngày toàn dân phòng, chống ma túy - 26/6" năm 2022

TTĐT - ​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng "Ngày toàn dân phòng, chống ma túy - 26/6" năm 2022.

Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội tỉnh (Ban Chỉ đạo 138 tỉnh) phối hợp Ban Chỉ đạo 138 TP. Thuận An tổ chức lễ ra quân hưởng ứng "Ngày toàn dân phòng, chống ma túy - 26/6" năm 2022 tại Trung tâm Văn hóa Lao động tỉnh Bình Dương, đường D19, Khu dân cư Việt Sing, phường An Phú, TP. Thuận An, với thành phần tham gia khoảng 700 người.

Tỉnh Đoàn phối hợp Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức các buổi tuyên truyền về phòng, chống ma túy cho công nhân nhà trọ trên địa bàn. Đồng thời, chủ trì tổ chức các đoàn thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các câu lạc bộ, đội, nhóm của Đoàn Thanh niên điển hình trong công tác phòng, chống ma túy tại các huyện, thị xã, thành phố.

Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ban Chỉ đạo 138 tỉnh và Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tổ chức cho học sinh các cấp vẽ tranh về chủ đề phòng, chống ma túy nhằm mục đích tuyên truyền rộng rãi trong xã hội. Tranh dự thi đạt giải sẽ được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa TP. Thuận An; đăng tải trên Cổng, Trang thông tin điện tử của tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh và trang Fanpage của Công an các huyện, thị xã, thành phố để phục vụ tuyên truyền.

Sở Tư pháp phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức cho người dân trên địa bàn tỉnh thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống ma túy dưới hình thức trực tuyến, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống ma túy trong xã hội và đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Đoàn đến thăm và tặng quà cho học viên cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh và 02 điểm tư vấn, hỗ trợ người nghiện ma túy (xã An Tây, TX. Bến Cát và phường An Thạnh, TP. Thuận An).

Kế hoạch​ 

5/26/2022 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, hoạt động, tuyên truyền, hưởng ứng, toàn dân, ma túy, 26/6, năm 20224-to-chuc-cac-hoat-dong-tuyen-truyen-huong-ung-ngay-toan-dan-phong-chong-ma-tuy-26-6-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
418.00
121,000
0.00
121000
0
Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023

TTĐT - ​​UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 (gọi tắt là Kế hoạch).

Theo đó, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách nhằm phát huy giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng; góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc. Khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập.

Đồng thời, tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc Việt Nam trong đời sống xã hội tại Bình Dương; giúp bạn đọc tiếp cận sách với hình thức trực tuyến trên không gian mạng; từng bước giúp các đơn vị xuất bản, phát hành xuất bản phẩm chuyển đổi số trong tình hình mới.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay có thông điệp "Sách: Nhận thức-Đổi mới-Sáng tạo"; "Sách cho tôi, cho bạn".

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 trên địa bàn tỉnh Bình Dương được tổ chức trong tháng 3/2023 đến hết tháng 4/2023. Các hoạt động trọng tâm diễn ra từ ngày 15/4/2023 đến ngày 01/5/2023.

Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 sẽ dự kiến diễn ra vào 18 giờ, ngày 20/4/2023 tại Chợ đêm và Phố đi bộ Bạch Đằng (trong khuôn viên dự án Trung tâm thương mại Dịch vụ Bạch Đằng, đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Đồng thời, tổ chức trưng bày, triển lãm Tuần lễ Sách từ ngày 20/4/2023 đến ngày 24/4/2023.

Kế hoạch ​​

4/6/2023 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTổ chức, Ngày Sách, Văn hóa, đọc, Việt Nam, lần thứ 2, năm 202315-to-chuc-ngay-sach-va-van-hoa-doc-viet-nam-lan-thu-2-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
429.00
121,000
0.00
121000
0
Bình Dương phấn đấu đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất đồ nội thất đạt 9-10 tỷ đô la MỹBình Dương phấn đấu đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất đồ nội thất đạt 9-10 tỷ đô la Mỹ

TTĐT - ​​UBND tỉnh phê duyệt Đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, Đề án nhằm phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Dương đạt trình độ công nghệ hiện đại, có khả năng sản xuất các sản phẩm gỗ cao cấp với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.  

Phấn đấu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất đồ nội thất tỉnh Bình Dương đạt 9-10 tỷ đô la Mỹ; năm 2030 đạt 12 - 13 tỷ đô la Mỹ. Xây dựng 09 cụm công nghiệp chuyên ngành chế biến gỗ với diện tích trung bình 70-75 ha/cụm; hoàn thành 01 cụm công nghiệp trong năm 2022 và tiếp tục hoàn thành 08 cụm còn lại trước năm 2025. Nhu cầu gỗ xẻ đạt 3.855.107 m3 và gỗ công nghiệp đạt  474.616 m3.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tỉnh Bình Dương bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 20%/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt 10%/năm.

Đề án cũng ban hành các định hướng phát triển cụ thể. Đối với ngành chế biến gỗ nguyên liệu: Đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại để sản xuất các loại gỗ nguyên liệu chất lượng cao phục vụ ngành sản xuất các sản phẩm từ gỗ cao cấp xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, bao gồm đầu tư giống cây trồng để tạo ra những loại nguyên liệu gỗ nhân tạo, gỗ công nghiệp; duy trì và phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng (gỗ cao su và gỗ tràm) tại các địa phương trong Vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên; hình thành mối liên kết phát triển vùng nguyên liệu gỗ giữa tỉnh Bình Dương và các tỉnh trong Vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên; phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành chế biến gỗ nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất các sản phẩm từ gỗ cao cấp xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, ưu tiên thu hút những dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, sử dụng ít lao động và tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh; duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các loại gỗ nguyên liệu chất lượng cao…

Đối với ngành sản xuất sản phẩm từ gỗ: Đa dạng hóa mẫu mã các loại sản phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Cơ cấu sản phẩm gồm dòng sản phẩm cao cấp được làm từ gỗ cao cấp (chiếm 15- 20%) và sản phẩm chất lượng cao được làm từ gỗ có chất lượng phổ thông (80 - 85%) nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; xây dựng và phát triển thương hiệu các loại sản phẩm đồ gỗ nội thất chất lượng cao của tỉnh trên thị trường trong nước và quốc tế; đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại để sản xuất các sản phẩm từ gỗ chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước…

Đối với định hướng phát triển khu, cụm công nghiệp ngành chế biến gỗ: Nghiên cứu, lựa chọn một số khu công nghiệp được quy hoạch, đáp ứng các điều kiện về quy mô diện tích, cơ sở hạ tầng, ngành nghề thu hút đầu tư để phát triển mô hình "nhà xưởng cao tầng trong khu công nghiệp" phục vụ thu hút các dự án đầu tư ngành sản xuất đồ gỗ nội thất; nghiên cứu tích hợp vào quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 một số khu công nghiệp chuyên ngành sản xuất đồ gỗ nội thất. Sau khi quy hoạch tỉnh Bình Dương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ tổ chức triển khai trong giai đoạn sau năm 2025.

Đồng thời, bố trí các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất vào các khu công nghiệp gắn với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành chế biến gỗ. Phát triển cụm công nghiệp theo hướng tập trung, hoàn thiện hệ thống hạ tầng; phân bố và quy hoạch các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp ngành chế biến gỗ tại các huyện phía Bắc tỉnh Bình Dương một cách hợp lý…

Quyết định 

11/29/2022 10:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtBình Dương, phấn đấu, năm 2025, kim ngạch, xuất khẩu, công nghiệp, chế biến, gỗ, sản xuất, nội thất, 9-10, tỷ, đô la Mỹ324-binh-duong-phan-dau-den-nam-2025-kim-ngach-xuat-khau-nganh-cong-nghiep-che-bien-go-va-san-xuat-do-noi-that-dat-9-10-ty-do-la-mThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
822.00
121,000
0.00
121000
0
Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 33 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2021Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 33 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2021

​TTĐT - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.

​Theo đó, UBND tỉnh xác định 33 chỉ tiêu chủ yếu năm 2021 theo Quyết định số 4084/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 về giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Trong đó, tăng trưởng Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) đạt 8,5-8,7% so với năm 2020, GRDP bình quân đầu người đạt 161,8 triệu đồng/năm.

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả "mục tiêu kép" vừa phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo thuận lợi cho phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững; nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng 12% trong năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2% so với năm 2020.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tiến công nghệ, chuyển đổi số và những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 16%.

Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch, triển khai các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm; tăng cường liên kết vùng; phát huy vai trò các vùng kinh tế trọng điểm, đô thị lớn; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

Chú trọng phát huy hiệu quả các nguồn vốn trong nước, thu hút có chọn lọc các nguồn lực đầu tư từ nước ngoài, nhất là dòng chuyển dịch vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 150 ngàn tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2020, chiếm 34,7% GRDP năm 2021; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 1,8 tỷ đô la Mỹ.

Tập trung nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, trong năm 2021, tạo việc làm tăng thêm cho 35.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 81% (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 31%).

Đặc biệt chú trọng thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng hệ thống hành chính nhà nước kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân…​

Kế hoạch

1/29/2021 6:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtNhiệm vụ, giải pháp, thực hiện, 33 chỉ tiêu, phát triển, kinh tế-xã hội, năm 2021840-nhiem-vu-giai-phap-thuc-hien-33-chi-tieu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-nam-202Thông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
613.00
121,000
3,331.00
121000
0
/PublishingImages/2021-02/33chitieuphatrienktxh.mp3
Ngày 15/9/2021 khai giảng năm học 2021-2022 bằng hình thức trực tuyếnNgày 15/9/2021 khai giảng năm học 2021-2022 bằng hình thức trực tuyến

TTĐT - ​UBND tỉnh chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Lễ Khai giảng và công tác dạy, học đầu năm học 2021-2022.

Theo đó, tổ chức khai giảng năm học 2021-2022 vào ngày 15/9/2021 bằng hình thức trực tuyến. Thực hiện việc dạy học trực tuyến từ ngày 16/9/2021 đến ngày 30/10/2021.

Cụ thể, đối với giáo dục tiểu học, cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, ổn định nề nếp lớp học từ ngày 16/9/2021 đến ngày 18/9/2021; thực hiện Chương trình học kỳ I từ ngày 20/9/2021. Riêng giáo dục tiểu học tổ chức củng cố kiến thức, ôn tập từ ngày 20/9/2021 đến ngày 01/10/2021.

Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nên cấp học mầm non không triển khai hình thức học trực tuyến giống giáo dục phổ thông. Từ ngày 16/9/2021, cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) soạn thảo các nội dung tuyên truyền (ngắn gọn, rõ ràng, súc tích) và xây dựng các video clip tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà. Ngoài ra, các cơ sở GDMN thông tin các nguồn tài liệu, các kênh truyền thông giáo dục trẻ của Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương và địa phương... để các bậc cha mẹ tham khảo, vận dụng trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại nhà.

Căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng hình thức giảng dạy linh hoạt, phù hợp tình hình thực tế và phương án thay thế lực lượng giáo viên tham gia tình nguyện hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 khi có nhân lực hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo kế hoạch đề ra; đồng thời báo cáo phương án nêu trên trước khi triển khai thực hiện.

Đối với các điểm trường làm điểm cách ly tập trung bệnh nhân Covid-19; trước khi thực hiện giảng dạy trở lại phải tổ chức vệ sinh, khử khuẩn,.. đảm bảo an toàn phòng, chống dịch cho giáo viên và học sinh.               

Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp các đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức Lễ Khai giảng và triển khai công tác dạy, học đầu năm học 2021-2022 đảm bảo đạt chất lượng, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế phòng, chống dịch của địa phương.​

Văn bản ​

9/1/2021 11:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtNgày 15/9/2021, khai giảng, năm học, 2021-2022, hình thức, trực tuyến393-ngay-15-9-2021-khai-giang-nam-hoc-2021-2022-bang-hinh-thuc-truc-tuyeThông tin chỉ đạo, điều hànhTrueĐoan Trang
439.00
121,000
0.00
121000
0
Tham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhiTham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi

TTĐT - ​Ban Chỉ đạo Đề án ​Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương tham gia tuyên truyền và phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trong năm 2024.

Theo đó, Đề án hướng đến các đối tượng là thanh thiếu nhi có nguy cơ cao, thanh niên công nhân và lao động trẻ, thanh niên sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Đề án được triển khai nhằm mục tiêu phấn đấu đạt 100% xã, phường, thị trấn xây dựng và tổ chức hoạt động hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trong khu nhà trọ thông qua việc xây dựng, quản lý, sử dụng hiệu quả lực lượng cộng tác viên tuyên truyền và phòng, chống ma túy tại các Chi đoàn, Chi hội, Câu lạc bộ Thanh niên tại các khu nhà trọ; 100% xã, phường, thị trấn thành lập và tổ chức hoạt động hiệu quả ít nhất 01 "Câu lạc bộ Bạn đồng hành" hỗ trợ, giúp thanh niên có nguy cơ cao, thanh niên sau cai nghiện, đồng thời định kỳ hàng năm giúp đỡ ít nhất cho 01 thanh thiếu niên trong đối tượng này tiến bộ và hòa nhập cộng đồng; xây dựng và vận hành hiệu quả chuyên mục cấp tỉnh "Phòng, chống ma túy trong thanh thiếu nhi" trên các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội của Đoàn và qua các chương trình truyền hình, phát thanh.

Đồng thời, phấn đấu 100% Đoàn cấp huyện, cấp cơ sở tổ chức hoặc phối hợp tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng (trực tiếp, trực tuyến) về tác hại của tệ nạn ma túy, pháp luật và kỹ năng phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi; 100% Đoàn cấp huyện chỉ đạo xây dựng điểm và nhân rộng ít nhất 01 hình thức, cách làm hiệu quả về công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy cho thanh thiếu nhi trên địa bàn.

Định kỳ, các cấp bộ Đoàn tổ chức các hoạt động "Thắp sáng niềm tin" tại các cơ sở cai nghiện ma túy, các câu lạc bộ Bạn đồng hành, các Chi đoàn, Chi hội, Câu lạc bộ Thanh niên tại các khu nhà trọ, trong đó: Đoàn cấp tỉnh tổ chức 02 hoạt động/năm ở các cơ sở cai nghiện ma túy; Đoàn cấp huyện tổ chức 01 hoạt động/quý và Đoàn cấp xã tổ chức định kỳ "hàng tháng".

Kế hoạch 

5/3/2024 5:00 PMĐã ban hànhTinXem chi tiếtTham gia, tuyên truyền, ma túy, thanh thiếu nhi154-tham-gia-tuyen-truyen-va-phong-chong-ma-tuy-cho-thanh-thieu-nhThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
437.00
121,000
0.00
121000
0
Chương trình làm việc tháng 5/2024 của UBND tỉnhChương trình làm việc tháng 5/2024 của UBND tỉnh

TTĐT - ​UBND tỉnh thông báo Chương trình làm việc tháng 5/2024.

Theo đó, trong tuần thứ II (06 – 10/5/2024), UBND tỉnh sẽ thông qua 03 dự thảo Tờ trình và Nghị quyết: Quy định nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, mức chi cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; quy định chính sách trong công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy và hỗ trợ lực lượng chuyên trách trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy thuộc các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy trên địa bàn.

Trong tuần thứ IV (20 - 24/5/2024), UBND tỉnh sẽ thông qua Báo cáo chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 5/2024.

Đồng thời, thông qua 05 dự thảo: Quyết định ban hành Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động vận hành hệ thống giám sát các nguồn thải trên địa bàn tỉnh; Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết về chỉnh trang, phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 – 2030; Quyết định ban hành Quy chế phối hợp lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh; Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 25/2022/QĐ-UBND ngày 09/9/2022 của UBND tỉnh quy định phân cấp quản lý tổ chức, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức người lao động trên địa bàn tỉnh; Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 37/2022/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Thông báo 

5/2/2024 9:00 AMĐã ban hànhTinXem chi tiếtChương trình, làm việc, 5/2024, UBND tỉnh120-chuong-trinh-lam-viec-thang-5-2024-cua-ubnd-tinThông tin chỉ đạo, điều hànhFalseĐoan Trang
381.00
121,000
0.00
121000
0
1 - 30Next